Vật lý địa cầu là gì

Sau thảm họa động đất, sóng thần kinh hoàng xảy ra vào cuối năm 2004 trên một vùng rộng lớn mà trong đó hai quốc gia Đông - Nam Á là In-đô-nê-xi-a và Thái-lan bị thiệt hại nặng nề, Việt Nam đã có sự quan tâm đầu tư đáng kể cho hoạt động ứng phó với thảm họa thiên tai. Đầu tháng 9-2004, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần [Viện Vật lý địa cầu ] được ra đời.

Đây là cơ quan duy nhất được Chính phủ giao trách nhiệm về báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ở Việt Nam. Tại trung tâm này, chế độ trực theo dõi được duy trì 24/24 giờ nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời các thảm họa động đất -sóng thần. Tính đến nay, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần đã phát hiện, cảnh báo hơn 370 trận động đất lớn, nhỏ trên toàn lãnh thổ và thềm lục địa Việt Nam, với độ lớn dao động từ 0,7 đến 4,7 độ [thang mô-men]. Các nhà khoa học địa chấn cho rằng, ở nước ta có nhiều đới đứt gẫy, trong đó đáng chú ý là các đới đứt gẫy Sông Mã [Tây Bắc], Sông Cả [Nghệ An], vùng ven biển Nam Trung Bộ và ngoài khơi Bà Rịa -Vũng Tàu... tiềm ẩn nguy cơ xảy ra động đất. Thực tế năm 1983, đã ghi nhận động đất có cường độ 6,8 độ rích-te ở Tuần Giáo [tỉnh Điện Biên] và hơn ba năm trở lại đây đã có hàng trăm trận động đất từ 2,5 đến 4,7 độ ríchte xảy ra tại vùng Tây Bắc, Nghệ An, nhất là khu vực Bắc Trà My [tỉnh Quảng Nam], nơi có nhà máy thủy điện Sông Tranh 2.

Nhằm phục vụ kịp thời công tác theo dõi và báo tin động đất khu vực này, cuối năm 2012, Viện Vật lý địa cầu đã thực hiện dự án "Xây dựng và lắp đặt mạng trạm địa chấn phục vụ nghiên cứu tình hình động đất khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2 và vùng lân cận". Dự án đã xây dựng năm trạm được kết nối in-tơ-nét để khi có hiện tượng động đất ở khu vực này thì các số liệu được truyền về Viện Vật lý địa cầu xử lý và thông báo kịp thời đến người dân.

Hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động nghiên cứu về nguy cơ và giải pháp phòng tránh động đất không ngừng được triển khai thực hiện. Bên cạnh sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong nước thì việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu này cũng được tăng cường và đạt được hiệu quả đáng kể. Chẳng hạn như các ý kiến tư vấn, góp ý của các chuyên gia Viện Vật lý trái đất [Viện Hàn lâm khoa học Nga] đối với một loạt nhiệm vụ của đề tài cấp Nhà nước "Phân vùng dự báo chi tiết động đất ở khu vực Tây Bắc" [năm 2005] do Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thủy làm chủ nhiệm. Điều có ý nghĩa là từ các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu giữa Viện Vật lý địa cầu với Viện Vật lý trái đất và một số đơn vị khác thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga về khu vực thủy điện Sông Tranh 2, tổ hợp các phương pháp địa chấn sẽ được sử dụng để theo dõi trạng thái và đánh giá độ an toàn của các công trình thủy điện khác ở nước ta cũng như môi trường địa chất chung quanh chúng. Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của tình trạng biến đổi khí hậu, cho nên Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt đề tài "nghiên cứu đánh giá thông lượng và các đặc trưng cơ bản của Son khí [aerosol] và đề xuất các giải pháp ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dự báo thời tiết, ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường" [giai đoạn 2011 -2014]. Đây là đề tài do Viện Vật lý địa cầu chủ trì [TS Nguyễn Xuân Anh làm chủ nhiệm], phối hợp cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA và các nước trong khu vực cùng nghiên cứu. Điểm mới của đề tài là với thiết bị của NASA, trong các năm 2012, 2013, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo sự phân bố Son khí tại Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, Nha Trang... Các số liệu thu thập được sẽ góp phần quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của Son khí lên sự biến đổi thời tiết, khí hậu ở nước ta trong hiện tại và tương lai; thiết thực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước...

NGUYỄN KHÔI

Chuyên ngành Vật lý địa cầu

[Theo chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội]

Tên chuyên ngành: VẬT LÝ ĐỊA CẦU [Physics of the Earth]

Tên ngành : Vật lý [Physics]

Bậc đào tạo: Thạc sĩ

Tên văn bằng: Thạc sĩ Vật lý

Đối tượng được đăng kí dự thi Thạc sĩ:

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ các điều kiện quy định dưới đây được dự thi đào tạo thạc sĩ:

*Về văn bằng :

Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:

- Có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi.

Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng kí theo ngành ngoại ngữ của bằng tốt nghiệp hệ đại học không chính quy thì cần thêm bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành đăng kí dự thi đã học bổ sung kiến thức các môn học hay các học phần để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng. Nội dung, khối lượng [số tiết] các môn học bổ sung do các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo cao học các ngành này quy định.

* Về thâm niên công tác:

- Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ khi tốt nghiệp đại học [tính từ ngày Hiệu trưởng kí quyết định công nhận tốt nghiệp] đến ngày đăng kí dự thi.

Mục tiêu đào tạo Thạc sĩ

* Về kiến thức:

Học viên cao học chuyên ngành Vật lý Địa cầu được trang bị những kiến thức sau:

- Các kiến thức cơ bản và nâng cao về vật lý và toán học.

- Các kiến thức nâng cao về tin học.

- Các kiến thức cơ bản và nâng cao về các trường vật lý của quả đất. Những vấn đề khoa học, công nghệ liên quan tới việc triển khai ứng dụng trong quá trình nghiên cứu các trường đó.

* Về kỹ năng:

Học viên cao học chuyên ngành Vật lý Địa cầu được trang bị những kỹ năng sau:

- Kỹ năng lập trình nâng cao

- Kỹ năng phân tích và xử lý các số liệu đo đạc địa vật lý : từ, trọng lực, địa chấn, điện...

* Về năng lực:

Thạc sỹ chuyên ngành Vật lý Địa cầu có khả năng:

- Thực hiện các công việc nghiên cứu địa vật lý tại các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Giảng dạy, hướng dẫn khóa luận, đồ án tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

- Thực hiện các công việc của một cán bộ nghiên cứu, một nhà địa vật lý tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành địa chất, dầu khí, xây dựng, thủy lợi, quốc phòng.

- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ.

* Về nghiên cứu:[Các hướng nghiên cứu về chuyên ngành tại cơ sở đào tạo]

Học viên cao học chuyên ngành Vật lý Địa cầu có thể nghiên cứu theo các hướng sau:

- Địa chấn và thăm dò địa chấn

- Động đất và dự báo động đất

- Trường địa từ

- Thăm dò từ

- Trọng lực và thăm dò trọng lực

- Các phương pháp thăm dò dùng dòng điện không đổi

- Địa vật lý hạt nhân

- Tổ hợp các phương pháp địa vật lý

- Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu địa vật lý.

Các môn học và số lượng tín chỉ

TT

Tên môn học

Số tín chỉ

I

Khối kiến thức chung

11

1

Triết học

4

2

Ngoai ngữ chung

4

3

Ngoại ngữ chuyên ngành

3

II

Khối kiến thức cơ sở chuyên ngành

33

II.1. Các học phần bắt buộc

25

4

Toán cho Vật lý [Mathematic for Physics]

3

5

Tin học cho Vật lý [Physic Informatics]

3

6

Điện động lực học [Electrodynamics]

3

7

Vật lý trái đất [Phýysics of the Earth]

2

8

Địa chất cho Địa vật lý [Geology for Geophysics]

2

9

Trọng lực và thăm dò trọng lực [Gravity and gravity prospecting]

2

10

Địa từ và thăm dò từ [Geomagnetic and magnetic prospecting]

2

11

Địa chấn học [Seismology]

2

12

Địa điện [Geoelectrical methods]

2

13

Địa vật lý hạt nhân [Nuclear geophysical methods]

2

14

Địa vật lý lỗ khoan [Logging method in geophysis]

2

II.2. Các học phần tự chọn

8/22

15

Địa nhiệt [Geothermics]

2

16

Thăm dò địa chấn [Seismic prospecting methods]

2

17

Xử lý thống kê số liệu địa vật lý [Statistical procesing of geophysic data]

2

18

Tổ hợp các phương pháp địa vật lý trong thăm dò địa chất

[Complementation of geophysic methods in geological prospecting]

2

19

Mô hình hóa và mô phỏng trong địa vật lý [Modeling in geophysics]

2

20

Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu từ và trọng lực

[Interpreting methods of gravity and magnetic data]

2

21

Hệ thông tin địa lýý [Geography Informatic System]

2

22

Xử lý và phân tích số liệu thăm dò địện [Interpreting methods of geoelectrical data]

2

23

Xử lý và phân tích số liệu thăm dò địa chấn [Interpreting methods of seismic data]

2

24

Thiên văn học [Astronomy]

2

25

Thực tập địa vật lý [Practical work in geophysics]

2

III

Luận văn

15

Tổng

59

Nội dung các môn học

*Toán cho vật lý

Môn học này bao gồm các nội dung sau:

- Phương trình tích phân: Phương trình Voltera; Phương trình Fredholm; Lý thuyết Hilbert - Smidth. Hàm Green: Các khái niệm; Hàm Green cho phương trình Helmholz; Phương trình và phương trình khuyeech tán.

- Hàm biến phức và biến đổi Laplace: Giải các phương trình có hệ số không đổi, hệ số biến đổi; Phương trình tích phân; Tích tổng vô hạn; Tích phân suy rộng.

- Lý thuyết nhóm: Định lý Cayley; Định lý Lagrange; Nhóm con bất biến; Biểu diễn tuyến tính của nhóm; Biểu diễn Unita.

* Tin học cho vật lý

Môn học bao gồm các nội dung sau:

- Nhập môn về lập trình bằng phần mềm Mathlab: Giới thiệu Mathlab, ma trận và các phép tính ma trận, các lệnh vào ra, các lệnh điều khiển, các hàm đồ họa, các hàm do người dùng định nghĩa trong Mathlab.

- Giải các bài toán, cho kết quả có dạng biểu thức: giới thiệu Mathlab, Simbolic toolbox, biến đổi các biểu thức toán học, giải các phương trình phi tuyến, các phép toán giải tích, các phương trình vi phân thường, các phép biến đổi tích phân, giải các bài toán đại số tuyến tính, thực hành giải các bài toán trên máy tính

- Giải các bài toán bằng phương pháp số: sai số, giải các bài toán đại số tuyến tính, tìm nghiệm các phương trình phi tuyến, tìm cực trị hàm nhiều biến, nội suy và xấp xỉ hàm, tính đạo hàm và tích phân số, giải phương trình vi phân thường, phân tích Fourier, thực hành giải các bài toán trên máy tính.

- Xử lý các số liệu thực nghiệm ước lượng momen của phân bố, kiểm định các giả thiết thống kê, làm trơn số liệu, mô hình số liệu, thực hành giải các bài toán trên máy tính.

* Điện động lực học.

Môn học bao gồm các nội dung sau:

- Các phương trình cơ bản của trường điện từ, các phương trình Maxwell, mật độ năng lượng, dòng năng lượng, lực tác dụng.

- Trường điện từ tĩnh và dừng, các điện môi, từ môi, vật dẫn trong các trường trên, năng lượng và lực tác dụng.

- Trường điện từ chuẩn dừng, vật dẫn trong trường điện từ chuẩn dừng, dòng Foucault, hiệu ứng da, năng lượng.

- Sóng điện từ [dòng điện từ biến đổi nhanh]

- Tương tác của các điện tích với trường điện từ, lýý thuyết electron và mối liên hệ với điện động lực học vĩ mô

* Vật lý trái đất

Giáo trình cung cấp cho học viên:

- Các số liệu vật lý-địa chất củahệ mặt trời và hành tinh trái đất

- Các thông tin về các trường vật lý của trái đất

- Các kết quả nghiên cứu cấu trúc trái đất dựa trên các số liệu của các trường vật lý.

* Địa chất cho địa vật lý

Môn học nhằm cung cấp cho người học :

- Những kiến thức hiện đại về cấu trúc của trái đất, đặc biệt các lý thuyết mới về cấu trúc của vỏ quả đất.

- Các lý thuyết kiến tạo hiện đại

- Những vấn đề địa chất đặt ra cho các phương pháp địa vật lý cần giải quyết.

* Trọng lực và thăm dò trọng lực

Giáo trình bao gồm các nội dung sau:

- Lý thuyết trường hấp dẫn, trường trọng lực và các biến thiên trường trọng lực của trái đất

- Các loại hiệu chỉnh trọng lực.

- Các phương pháp đo trọng lực.

- Giải bài toán thuận và nghịch đối với các vật thể có dạng hình học đều đặn và hình dạng bất kỳ.

- Các kiến thức cơ bản về các phép biến đổi trường

- ứng dụng của phương pháp trọng lực khigiải quyết các nhiệm vụ địa chất.

* Địa từ và thăm dò từ

Môn học bao gồm các kiến thức cơ bản về:

- Cơ sở vật lý của các phương pháp địa từ.

- Các yếu tố của trường từ quả đất

- Các phương pháp nghiên cứu trường địa từ.

- Trường từ chính của quả đất.

- Khai triển thế từ của quả đất .

- Phân chia trường từ theo các nguồn gốc trong và ngoài.

- Tính chất từ của các đất đá và khoáng vật.

- Các nguyên lý đo các thành phần từ trường của quả đất.

- Bài toán thuận và nghịch trong thăm dò từ.

- Các phương pháp phân chia trường từ.

- Các phương pháp biến đổi qua lại giữa các thành phần của trường từ.

* Địa chấn học

Giáo trình cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về :

- Các đặc trưng chung về động đất

- Sự thành tạo và truyền sóng địa chấn trong các môi trưồng phân lớp và không phân lớp

- Các ứng dụng trong việc phân vùng và dự báo động đất.

* Địa điện

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về:

- Các phương trình Maxwell.

- Các mô hình trường điện từ được dùng trong thăm dò điện

- Cơ sở lý thuyết của phương pháp thăm dò bằng dòng một chiều.

- Các phương pháp đo sâu điện.

- Phương pháp từ tellua

- Đo sâu điện từ.

- Các phương pháp điện từ tần số thấp.

- Các phương pháp điện từ tần số cao.

- Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu đo sâu điện.

- ứng dụng của các phương pháp đo sâu điện.

* Địa vật lý hạt nhân

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về :

- Các định luật cơ bản của vật lý hạt nhân.

- Các phương pháp ghi bức xạ.

- Các phương pháp phóng xạ.

- ứng dụng của các phương pháp phóng xạ trong địa chất.

* Địa vật lý lỗ khoan

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về :

- Công nghệ và kỹ thuật đo bằng các phương pháp điện từ trong lỗ khoan

- Công nghệ và kỹ thuật đo bằng phương pháp siêu âm trong lỗ khoan

- Công nghệ và kỹ thuật đo các dạng phóng xạ trong lỗ khoan

- Công nghệ và kỹ thuật đo nhiệt, trọng lực và kiểm tra trạng thái kỹthuật trong lỗ khoan

- Một số kiến thức về phân tích số liệu địa vật lý lỗ khoan

* Địa nhiệt

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về :

- Lý thuyết về trường điạ nhiệt.

- Građien nhiệt và dòng nhiệt trong lòng đất.

- Các phương pháp thăm dò được sử dụng trong việc nghiên cứu năng lượng địa nhiệt [các phương pháp địa chất, các phương pháp địa hoá và các phương pháp địa vật lý].

- Sử dụng năng lượng địa nhiệt.

* Thăm dò địa chấn

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về:

- Cơ sở vật lý-địa chất của phương pháp địa chấn thăm dò

- Phương pháp phát và thu tín hiệu trong địa chấn thăm dò.

- Cơ sở toán trong xử lý số liệu.

- Mô hình toán của băng địa chấn cùng các phương pháp xây dựng băng

địa chấn tổng hợp.

* Xử lý thống kê số liệu địa vật lý

Môn học sẽ cung cấp cho học viên:

- Các thuật toán xử lý thống kê

- Kỹ năng thực hành chúng trong việc xử lý các số liệu quan trắc Vật lý địa cầu.

* Tổ hợp các phương pháp địa vật lý trong thăm dò địa chất

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về :

- Tổ hợp các phương pháp địa vật lý áp dụng trong việc phát hiện và tìm kiếm các đối tượng địa chất gần mặt đất.

- Tổ hợp các phương pháp địa vật lý áp dụng trong việc thăm dò và tìm kiếm quặng.

- Tổ hợp các phương pháp địa vật lý áp dụng trong việc nghiên cứu các cấu trúc địa chất sâu.

16. Mô hình hóa và mô phỏng trong địa vật lý

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về :

- Mô hình toán trong lý thuyết trường Địa vật lý:giải tích véctơ, lý thuyết thế, phương trình tích phân trong lý thuyết thường, trường thế Địa vật lý, các sang địa chấn và trường điện từ.

- Các phương pháp giải bài toán ngược trong Địa vật lý : bài toán không chỉnh và các phương pháp giải, các bài toán ngược trong xử lý số liệu Địa vật lý, các phép biến đổi trong địa vật lý.

* Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu từ và trọng lực

Môn học giúp các học viên cao học nắm được cơ sở lý thuyết và có kỹ năng thực hành trên máy tính các vấn đề cơ bản sau:

- Các phương pháp biến đổi trường thế trong miền không gian và tần số.

- Các phương pháp giải bài toán ngược trọng lực.

- Các phương pháp giải bài toán ngược trong nghiên cứu địa từ.

* Hệ thông tin địa lý

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức cơ bản và nâng cao về:

- Hệ thông tin địa lý

- Việc áp dụng hệ thông tin địa lý trong nghiên cứu địa vật lý.

- Kỹ năng thực hành trên máy tính

* Xử lý và phân tích số liệu thăm dò điện

Môn học bao gồm các nội dung sau:

- Cơ sở lý thuyết phương pháp điện dùng dòng không đổi

- Cơ sở lý thuyết phương pháp điện dùng dòng xoay chiều

- Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu đo sâu điện dùng dòng một chiều

- Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu đo sâu điện dùng dòng xoay chiều.

* Xử lý và phân tích số liệu thăm dò địa chấn

Môn học này cung cấp cho học viên cao học khái niệm hiệu chỉnh và phương pháp hiệu chỉnh số liệu địa chấn. Cung cấp lý thuyết về các phép lọc cần thiết trong địa chấn. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho người học kiến thức về xây dựng các mặt cắt trong địa chấn cũng như qui trình xử lý số liệu.

* Thiên văn học

Môn học cung cấp cho học viên cao học các kiến thức về:

- Cơ sở thiên văn học

- Trái đất trong hệ mặt trời

- Các ứng dụng trong nghiên cứu địa chất, địa vật lý.

* Thực tập địa vật lý

Môn học có nội dung như sau:

- Giúp sinh viên có được các hiểu biết cơ bản về một số công nghệ đo đạc, thu thập số liệu thực địa mới trong địa vật lý.

- Có kỹ năng thực hành, thao tác sử dụng được một số máy móc đo đạc Vật lý địa cầu

Video liên quan

Chủ Đề