Ví dụ về chính sách ngoại thương

Mục lục bài viết

  • 1. Thuế quan là gì ?
  • 2. Phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế
  • 3. Phân loại thuế quan tại Việt Nam
  • 4. Phân loại thuế quan theo WTO:
  • 5. Các công cụ phi thuế
  • 5.1Hạn ngạch
  • 5.2Tiêu chuẩn sản phẩm
  • 5.3Giấy phép
  • 5.4Cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu
  • 5.5 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
  • 5.6Bán phá giá
  • 5.7Trợ cấp xuất khẩu
  • 5.8Các biện pháp khắc phục thương mại

Theo địa điểm tác động, có thể chia công cụ, biện pháp thành hai loại: thuế quan (tác động đến hàng hóa xuất nhập khẩu tại biên giới); và các công cụ phi thuế quan (tác động đến các đối tượng cần điều chỉnh ở ngoài biên giới quốc gia).

Theo bản chất của các hình thức, có thể chia thành: thuế quan, các công cụ hạn chế số lượng, các công cụ tiêu chuẩn sản phẩm, các công cụ tài chính - tiền tệ phi thuế quan.

Theo chiều tác động, có thể chia thành: nhóm các công cụ và biện pháp thúc đẩy, khuyến khích thương mại quốc tế (như trợ cấp, tín dụng, phá giá...); và nhóm các công cụ và biện pháp hạn chế (kìm hãm) thương mại quốc tế (như thuế quan, hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện...).

Trong khuôn khổ Giáo trình này, phân loại công cụ và biện pháp của chính sách thương mại quốc tế được tiếp cận theo cách thứ nhất, theo đó, phân thành: công cụ thuế quan và các công cụ phi thuế quan. Đây cũng là cách phân loại mà Krugman và Obstfeld (hai nhà kinh tế học nổi tiếng của Mỹ) đưa ra trong cuốn sách được mệnh danh làGiáo trình kinh tế học quốc tế trình độ sơ cấp phổ biến nhất thế giới,cuốn “Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách (tập l)”.

1. Thuế quan là gì ?

Thuế quan được hiểu là khoản thu của Nhà nước đánh vào hàng hóa khi hàng hóa di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và bảo hộ thị trường nội địa.

Cần phân biệt thuế quan với các loại thuế nội địa khác (như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt...) khi thuế quan liên quan đến sự di chuyển của hàng hóa qua lãnh thổ hải quan.

Khái niệm “lãnh thổ hải quan” theo WTO: là bất kì vùng lãnh thổ nào có chế độ thuế quan và các điều lệ khác về thương mại mang tính chất độc lập để kiểm soát việc buôn bán giữa nó với các vùng lãnh thổ khác (Điều XXIV Hiệp định GATT). Lãnh thổ hải quan và lãnh thổ quốc gia có thể trùng khớp hoặc khác nhau: Lãnh thổ hải quan có thể rộng hon lãnh thổ quốc gia(ví dụ:EU tham gia vào WTO với tư cách lãnh thổ hải quan); Lãnh thổ hải quan có thể hẹp hon lãnh thổ quốc gia(ví dụ:Hồng Kông, Macao của Trung Quốc); Lãnh thổ hải quan có thể trùng với lãnh thổ quốc gia (đây là cách hiểu phổ biến).

Thuế quan là một công cụ kinh tế được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia.

2. Phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế:

+ Theo mục đích đánh thuế: thuế quan bảo hộ (nhằm bảo hộ một ngành sản xuất nào đó), thuế quan tài chính (nhằm tăng thu ngân sách) và thuế hạn chế tiêu dùng (nhằm hạn chế tiêu dùng trong nuớc).

+ Theo đối tượng đánh thuế: thuế xuất khẩu (đánh vào hàng hóa xuất khẩu), thuế nhập khẩu (đánh vào hàng hóa nhập khẩu) và thuế quá cảnh (đánh vào hàng hóa được chuyên chở quá cảnh để đi sang một nước khác, không tiêu dùng ở thị trường nội địa, áp dụng với các quốc gia có điều kiện, vị trí địa lý đặc biệt để thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa như tái xuất khẩu, chuyển khẩu). Tuy nhiên, thuế xuất khẩu ít được áp dụng vì làm hạn chế quy mô xuất khẩu hàng hóa trong khi thuế nhập khẩu được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

+ Theo phương pháp tính thuế: Thuế tính theo giá trị hàng hóa (là thuế tính tỉ lệ phần trăm so với giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu); Thuế tính theo số lượng (là loại thuế được tính ổn định dựa trên khối lượng hoặc trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu); Thuế tính theo kiểu hỗn họp vừa giá trị vừa số lượng (là thuế tính theo cả hai cách trên).

+ Theo mức thuế áp dụng: mức thuế này được xây dựng trên cơ sở chính sách thương mại và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Gồm 04 loại:

Mức thuế suất tối đa: áp dụng đối với các nước thù địch (loại thuế này hiện chủ yếu mang tính lịch sử, hiện tại hiếm khi các nước sử dụng);

Mức thuế suất thông thường: áp dụng cho các nước có quan hệ thông thường;

Mức thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với các nước được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN);

Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng với các nước cùng liên kết kinh tế, biên mậu hoặc có chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP).

Trong đó, MFN được hiểu là: Dựa trên cam kết thương mại, một nước dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho nước thứ ba khác trong tương lai.

Ví dụ:Canada áp dụng MFN đối với Việt Nam, thì giả sử Canada có chính sách giảm thuế đối với gỗ nhập khẩu từ Australia, thì Canada cũng phải áp dụng chính sách giảm thuế đó đối với Việt Nam. Quy chế này đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau (không phân biệt đối xử).

GSP là: Chế độ ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa mà các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển khi đưa hàng hóa vào các nước này. Chế độ này lần đầu được đề xuất và thông qua tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển năm 1968 tại New Delhi, Ấn Độ. Mục đích của chế độ này là nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa các nước đang phát triển, giúp các nước này đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế. GSP là chế độ thuế quan không mang tính cam kết (các nước được quyền thay đổi chính sách trong từng thời kì), được đánh giá là chế độ ưu đãi nhiều hơn so với MFN; tuy nhiên, GSP chỉ được áp dụng mang tính chất một chiều từ các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và áp dụng có hạn chế với một số nhóm hàng hóa (thường áp dụng phân biệt thành nhiều nhóm hàng với mức ưu đãi khác nhau, trong đó ưu đãi nhất là miễn thuế hoàn toàn).

3. Phân loại thuế quan tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định có 3 loại thuế suất tùy theo đối tác thương mại (Theo khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016):

+ Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện MFN trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Ví dụ:Từ khi gia nhập WT0, Việt Nam áp dụng thuế MFN với các nước thành viên của WT0 trung bình là 13,4% (trừ các nước cùng với Việt Nam là thành viên của các thoả thuận thương mại tự do song phương hoặc khu vực).

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam;

Ví dụ:Việt Nam áp dụng biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2018 - 2022, theo Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ, mức thuế áp dụng với khoảng 15 nghìn mã hàng hóa đưa vào diện cắt giảm thuế, chủ yếu là 0 - 5% (Xem thêm: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2018 - 2022 (kèm theo Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ).

+ Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện MFN và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 để quyết định.

Lưu ý: Loại thuế này chỉ liên quan đến một phần rất nhỏ hàng nhập khẩu hiện hành của Việt Nam.

Ngoài các loại thuế áp dụng trên, hàng hóa nhập khẩu còn có thể bị áp dụng các biện pháp về thuế như (Theo Điều 11 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016): thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

4. Phân loại thuế quan theo WTO:

Theo các văn bản pháp luật của WTO, có thể hiểu WTO chia thành 3 loại thuế như sau:

+ Thuế quan ràng buộc: Là mức thuế quan tối đa được phép áp dụng cho từng mặt hàng, mà các thành viên WT0 có thể áp dụng cho hàng nhập khẩu.

Mỗi thành viên khi gia nhập WT0 đều phải đưa ra Biểu thuế quan ràng buộc áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình (Theo Điều II GATT).Ví dụ:Theo biểu cam kết thuế đối với hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WT0, mức thuế ràng buộc áp dụng với: hàng may mặc, túi xách và cặp là 40%, cá hồi đỏ, tôm hùm là 30%...;

+ Thuế quan áp dụng thực tế: Là loại thuế suất hiện hành hàng năm áp dụng đối với hàng nhập khẩu và được cơ quan hải quan các nước thành viên công bố. Mức thuế này chỉ được phép thấp hơn hoặc bằng mức thuế quan ràng buộc.Ví dụ:Mức thuế Việt Nam áp dụng cho các nước thành viên trong WT0 năm 2017 với cá hồi đỏ là 20% (thấp hơn mức thuế ràng buộc là 30%), với túi xách và cặp là 25% (thấp hơn mức thuế ràng buộc là 40%);

+ Hạn ngạch thuế quan: Áp dụng thuế quan trong phạm vi hạn ngạch và thuế quan vượt phạm vi hạn ngạch. Thuế quan trong phạm vi hạn ngạch thường ở mức thấp, còn thuế quan vượt phạm vi hạn ngạch ở mức cao. Trong đó, hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng hay giá trị cao nhất của một hay một nhóm mặt hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

WTO cho phép áp dụng hạn ngạch thuế quan với các sản phẩm nông nghiệp. Các thành viên WT0 không được áp dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản (Theo Phụ lục I Hiệp định Nông nghiệp (AoA).Ví dụ:Việt Nam khi gia nhập WT0 bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan với 4 mặt hàng: đường tinh luyện và đường thô, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế suất MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 30%, đường tinh luyện 50 - 60%, lá thuốc lá 30% và muối ăn 30%), mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn nhiều được quy định theo từng năm. Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế quan năm 2017 là:

Sản phẩm

Mức hạn ngạch

Thuế trong mức hạn ngạch

Thuế ngoài mức hạn ngạch

Trứng gia cầm

50.051 (tá)

40%

80%

Muối

102.000 (tấn)

30%

60%

Đường tinh luyện và đường thô

89.500 (tấn)

30 - 60%

80 - 100%

Lá thuốc lá

51.051 (tấn)

30%

80 - 90%

- Tác động của thuế quan:

Phân tích trường hợp phổ biến được áp dụng của thuế quan là thuế quan nhập khẩu, ta thấy có những tác động sau:

+ Hạn chế tiêu dùng trong nước: do thuế quan tác động trực tiếp làm tăng giá hàng nhập khẩu dẫn đến giảm cầu đối với hàng nhập khẩu (người tiêu dùng chịu thiệt);

+ Hạn chế lượng hàng nhập khẩu: do khi giá tăng, người tiêu dùng giảm cầu đối với hàng nhập khẩu, khiến lượng hàng nhập về sẽ giảm tương ứng (người xuất khẩu mặt hàng bị áp thuế chịu thiệt);

+ Bảo hộ thị trường nội địa: khi Nhà nước đánh thuế vào hàng nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất nội địa (sản xuất mặt hàng tương tự) có thể cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu, do đó giúp các doanh nghiệp nội địa có thể tăng doanh số, lợi nhuận, việc làm (các doanh nghiệp trong nước hưởng lợi);

+ Tăng thu cho ngân sách nhà nước (Nhà nước hưởng lợi): Thuế nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, với chi phí thu thuế thấp hơn nhiều hình thức thu thuế gián thu khác do dễ kiểm soát và tính toán được chính xác lượng hàng hóa khi đi qua lãnh thổ hải quan;

+ Tác động phụ: kích thích buôn lậu và gian lận thương mại; kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thuế xuất khẩu cũng có tác động tương tự như thuế nhập khẩu, chỉ khác nhau ở chiều tác động.

- Xu hướng áp dụng thuế quan:

Do tác động khách quan của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế mà các nước trên thế giới hiện nay đa phần có xu hướng cắt giảm dần mức thuế quan theo yêu cầu của quá trình hội nhập.

Quan điểm của WTO: Thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ hợp pháp. Tuy nhiên, các thành viên WTO phải cam kết giảm dàn thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, WTO cho phép các thành viên áp thuế xuất khẩu, nhằm kiểm soát xuất khẩu hoặc bất cứ mục tiêu chính sách nào khác (như: thu ngân sách, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái...).

Ví dụ:Trong biểu thuế xuất khẩu năm 2017, ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thì đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có mức thuế là 0%, nhưng một số loại hàng hóa có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên được áp thuế xuất khẩu, như: Thuế xuất khẩu đối với thạch cao 10%, đất sét chịu lửa 10%, đá hoa (thô hoặc đã đẽo thô) 17%, quặng sắt (cả chưa nung kết và đã nung kết) 40%...

5. Các công cụ phi thuế

Đặc điểm chung của các công cụ phi thuế thường là các công cụ mang tính hành chính - pháp luật, để điều tiết trực tiếp hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; Tác động nhanh, do đó thường được sử dụng nhằm mục đích bảo hộ khẩn cấp, hay vì mục đích trong trường hợp công cụ thuế quan kém tác dụng.

Thực tế áp dụng các công cụ phi thuế trong thương mại quốc tế ngày càng tinh vi. Có những công cụ phi thuế kìm hãm xuất khẩu, nhưng cũng có những công cụ phi thuế khuyến khích xuất khẩu.

5.1Hạn ngạch

Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng hay giá trị cao nhất của một hay một nhóm mặt hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Hạn ngạch là công cụ điển hình của nhóm các công cụ hạn chế số lượng.

Ví dụ:Quốc gia X áp dụng mức hạn ngạch nhập khẩu năm 2006 là 85.000 tấn đối với mặt hàng đường (gồm cả đường tinh luyện và đường thô). Điều này có nghĩa mặt hàng đường sẽ không được tiếp tục nhập khẩu vào quốc gia X nếu vượt quá số lượng 85.000 tấn.

Có hai loại hạn ngạch là hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu:

- Hạn ngạch nhập khẩu: Được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích bảo hộ thị trường, không cho hàng hóa nước ngoài có giá bán thấp tràn vào thị trường nội địa. Hạn ngạch nhập khẩu thường bao gồm những loại sau: Hạn ngạch áp dụng chung, không phân biệt nhập từ thị trường nào; Hạn ngạch nhập từ một thị trường cụ thể nào đó; Hạn ngạch cho cả nhóm hàng; Hạn ngạch riêng cho một mặt hàng cụ thể; Hạn ngạch tính theo số lượng; Hạn ngạch tính theo giá trị.

- Hạn ngạch xuất khẩu: Được sử dụng khi cần bảo vệ người tiêu dùng trong nước khỏi sự thiếu hụt tạm thời mặt hàng nào đó (đặc biệt là lương thực).

Ví dụ:Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu lương thực tạm thời với bột mì, bột ngũ cốc, gạo từ ngày 01/01/2008 vì mục đích ổn định giá lương thực và bảo đảm an toàn lương thực trong nước.

Ngoài ra, hạn ngạch xuất khẩu có thể được sử dụng khi muốn nâng giá ữên thị trường thế giới.Ví dụ:hạn ngạch xuất khẩu dầu mỏ của các nước thuộc OPEC. Hoặc được sử dụng khi muốn hạn chế xuất khẩu những hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, khó tái tạo.Ví dụ:Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu than đá năm 2011 ở mức 38 triệu tấn.

*Tác động của hạn ngạch:

- Hạn chế lượng hàng nhập khẩu (người xuất khẩu mặt hàng bị áp hạn ngạch chịu thiệt);

- Làm tăng giá tiêu dùng trên thị trường nội địa so với giá quốc tế và do đó hạn chế tiêu dùng trong nước (người tiêu dùng phải chịu thiệt);

- Bảo hộ sản xuất trong nước: giúp các nhà sản xuất trong nước tăng sản lượng, giữ việc làm (nhà sản xuất nội địa hưởng lợi);

- Tạo lợi ích cho những doanh nghiệp nhận được hạn ngạch;

- Tác động phụ: Kích thích buôn lậu và gian lận thương mại.

*Xu hướng áp dụng hạn ngạch:

Theo quy định của WT0: Chỉ được phép bảo hộ sản xuất nội địa bằng công cụ thuế quan, cấm áp dụng các biện pháp hạn chế so lượng (trong đó có hạn ngạch). Đây là quy định có tính chất bắt buộc với các nước thành viên của WTO (Theo khoản 1 Điều XI/GATT). Như vậy, Việt Nam hiện tại là thành viên của WTO nên cũng không được phép sử dụng các công cụ hạn chế so lượng, trong đó có hạn ngạch. Tuy nhiên, WTO vẫn cho phép thực hiện hạn ngạch trong các trường hợp ngoại lệ, như: Áp dụng hạn ngạch trong trường hợp tự vệ thương mại (Theo Điều XIX GATT); Nhằm hạn chế tạm thời, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm, sản phẩm thiết yếu khác (Theo điểm a khoản 2 Điều XI GATT); Nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hay tài nguyện thiên nhiên (Theo điểm b Điều XX GATT); Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình trợ giúp của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế hoặc hạn chế để bảo vệ một số ngành công nghiệp (Theo khoản 2 Điều XVIIIGATT)...

Tại Việt Nam, trước khi là thành viên của WTO: Đối với hạn ngạch nhập khẩu, Việt Nam cũng từng áp dụng với nhiều mặt hàng như xe tải, xe khách, ô tô chở khách dưới 12 chỗ, xe 2 bánh gắn máy nguyên chiếc và linh kiện lắp ráp xe 2 bánh gắn máy, thép xây dựng, phôi thép, xi măng, đường... vào năm 1997. Tuy nhiên, từ năm 1999, hầu hết các mặt hàng trên không còn áp dụng hạn ngạch mà chuyển sang các hình thức quản lý khác như giấy phép nhập khẩu. Từ khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam tuân thủ các quy định của WTO, không còn sử dụng công cụ hạn ngạch, mà thay vào đó là hạn ngạch thuế quan (công cụ mà WTO cho phép sử dụng).

5.2Tiêu chuẩn sản phẩm

Tiêu chuẩn sản phẩm là một công cụ quy định về tiêu chuẩn đối với những sản phẩm khi xuất khẩu hay nhập khẩu vào một nước/vùng lãnh thổ, nhưng khi áp dụng cố ý vào kiểm định hàng nhập khẩu, có thể trở thành công cụ bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các tiêu chuẩn sản phẩm đối với hàng nhập khẩu và khi sử dụng các tiêu chuẩn đó sẽ có tác dụng cản trở luồng hàng nhập khẩu.

Tiêu chuẩn sản phẩm rất phong phú và đa dạng, có thể bao gồm: Tiêu chuẩn về kĩ thuật; Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; Tiêu chuẩn về môi trựờng; Tiêu chuẩn về ữách nhiệm xã hội...

Trong cuộc sống, các tiêu chuẩn sản phẩm là cần thiết để bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh... Tuy nhiên, trên thực tế, công cụ này có thể trở thành rào cản thương mại hết sức tinh vi, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Hiện nay, theo ước tính gần 1/3 lượng hàng hóa ưên thế giới bị cản trở bởi các rào cản kĩ thuật.

WTO chỉ có hiệp định chi phối về tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm. Hiệp định về Hàng rào kĩ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT) phân biệt ba loại biện pháp lã thuật sau đây: Quy chuẩn kĩ thuật là những yêu cầu kĩ thuật bắt buộc áp dụng; Tiêu chuẩn kĩ thuật là các yêu cầu kĩ thuật được chấp nhận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc; Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy định/tiêu chuẩn kĩ thuật.

Quan điểm của WTO: các nước có thể đưa ra các tiêu chuẩn, quy định lã thuật nhưng không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế và phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử, phải minh bạch và tiến tới hài hòa hóa.

Các nội dung thường xuất hiện trong quy chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn kĩ thuật là: các đặc tính của sản phẩm, các quy trình và phương pháp sản xuất có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính của sản phẩm, các thuật ngữ, kí hiệu hoặc các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm...

Ví dụ:Tiêu chuẩn về đóng gói sản phẩm: Cộng hòa liên bang Đức từ chối nhập khẩu các sản phẩm của Indonesia được đóng gói bằng bao bì gai là loại không có dụng cụ phân hủy ở Đức. Tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất/khai thác và chế biến sản phẩm: Hoa Kỳ từng cấm nhập khẩu cá ngừ của Mexico và tôm của Thái Lan vì cho rằng các nước này sử dụng phương tiện đánh bắt làm ảnh hưởng đến loài rùa biển. Cộng hòa liên bang Đức cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hóa của Phần Lan vì chúng được sản xuất từ bột giấy được lấy từ rừng nguyên sinh ở Indonesia. Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhật Bản từng yêu cầu quả anh đào xuất khẩu từ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phải được khử trùng bằng chất methyl bromide để đảm bảo không mang theo ấu trùng của các loài sâu bệnh. EU đã từng cấm nhập khẩu thịt bò của Hoa Kỳ vì lý do ngành chăn nuôi bò, của nước này sử dụng quá mức chất kích thích tăng trọng cho bò gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) được nhiều quốc gia áp dụng và cả WTO khuyến khích các quốc gia thành viên sử dụng để “hài hòa hóa” các tiêu chuẩn kĩ thuật, như: ISO 9001: tiêu chuẩn về quản lý, ISO 14000: tiêu chuẩn về môi trường...

5.3Giấy phép

Giấy phép là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Đây là công cụ có hiệu lực mạnh hơn so với công cụ thuế quan nhưng thuộc nhóm hạn chế thương mại, nên xu hướng chung là các nước dần ít sử dụng.

- Căn cứ vào đối tượng tác động ở diện chung hay riêng của giấy phép, có thể chia thành:

+ Giấy phép chung: Là loại giấy phép chỉ quy định tên hàng và thị trường, không hạn chế định lượng và không ghi rõ đích danh doanh nghiệp được cấp. Thực chất đây là hình thức thông qua cấp giấy phép để quy định quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Chỉ các doanh nghiệp có giấy phép này mới được quyền kí kết các họp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp với các đối tác nước ngoài; nó thường được sử dụng ở những nước có nền kinh tế phi thị trường khi nhà nước muốn thực hiện quản lý độc quyền ngoại thương.

Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra và xu hướng tự do hóa thương mại, tự do cạnh tranh phát triển dẫn đến hình thức giấy phép chung ngày càng ít được sử dụng, ở Việt Nam, khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, hình thức giấy phép chung đã được bãi bỏ. Mọi doanh nghiệp, tập thể, cá nhân (có đăng kí kinh doanh hợp pháp) đều có quyền trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu với nước ngoài.

+ Giấy phép riêng: Là loại giấy phép được cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, có ghi rõ số lượng, giá trị, thị trường và mặt hàng cụ thể, thời hạn hiệu lực. Giấy phép này do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế,...) nhằm quản lý chặt chẽ những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.

- Căn cứ vào mức độ dễ dàng của việc cấp, giấy phép thương mại có thể chia làm hai loại:

+ Giấy phép tự động: Là hình thức cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu cho doanh nghiệp khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, mà không kèm theo điều kiện nào. Giấy phép này được ban hành phục vụ mục đích thống kê hoạt động xuất nhập khẩu.

về bản chất, đây có thể coi như việc doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng xuất nhập khẩu của mình, nên giấy phép tự động về cơ bản không hạn chế thương mại.

Ví dụ:Việt Nam áp dụng cấp giấy phép xuất khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón thuộc danh mục quy định (Theo Thông tư số 35/2014/TT-BCT ngày 15/10/2014 của Bộ Công Thương). Nhưng đến ngày 29/5/2017, Bộ Công Thương lại ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BCT trong đó bãi bỏ Thông tư số 35/2014/TT-BCT, tức bỏ chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón.

+ Giấy phép không tự động: Là hình thức cơ quan nhà nước chỉ cấp ra giấy phép trong trường họp nhà xuất khẩu, nhập khẩu hội tụ đủ những điều kiện quy định.

Loại giấy phép này thường để quản lý các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đặc biệt có tác động đến nền kinh tế hoặc xã hội, văn hóa, môi trường. Thủ tục cấp phép của loại giấy phép này thường phức tạp và tốn nhiều thời gian, nên nó thường được xếp vào loại công cụ hạn chế thương mại.

Ví dụ:Muốn nhập khẩu mặt hàng phế liệu vào Việt Nam, phế liệu phải thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu; Phải có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận Bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường... Sau đó mới lập được Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.

Trong khuôn khổ WTO, các nước thành viên sẽ phải tuân thủ Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP) để giảm tối đa những thủ tục hành chính gây cản trở tự do hóa thương mại. Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng cam kết thực hiện cấp phép theo quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bảo lưu quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm, chủ yếu để kiểm duyệt nội dung nhưng đảm bảo cơ chế cấp phép nhằm mục đích kiểm duyệt này sẽ tuân thủ các quy định về minh bạch hóa và không phân biệt đối xử của WTO.

5.4Cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu

Cấm nhập khẩu là công cụ bảo hộ một cách tuyệt đối, giúp ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường trong nước. Đối với xuất khẩu, công cụ này chủ yếu được sử dụng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa.

Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ bảo hộ cao nhất, gây hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế khi sử dụng. Do đó, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công cụ cấm xuất, nhập khẩu được hạn chế sử dụng.

Trong khuôn khổ WTO, biện pháp này thuộc loại công cụ hạn chế số lượng, nên bị cấm áp dụng (Theo khoản 1 Điều XI GATT). Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng trong các trường họp ngoại lệ;Ví dụ,có thể sử dụng trong các trường hợp: cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia; Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội; cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật; cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; cần thiết để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác... (Theo Điều XI, XX, XXIGATT).

Tại Việt Nam, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết bỏ quy định cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà; ô tô đã qua sử dụng, xe máy trên 175cc. Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương có quy định về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, các mặt hàng bị cấm xuất khẩu gồm: vũ khí, đạn dược, di vật, cổ vật, văn hóa phẩm, xuất bản phẩm bị cấm, gỗ tròn, gỗ xẻ, động thực vật hoang dã quý hiếm, các sản phẩm mật mã sử dụng bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước và hóa chất độc, hóa chất bị cấm. Các mặt hàng cấm nhập khẩu gồm: vũ khí, đạn dược, pháo các loại, một số nhóm hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, xuất bản phẩm bị cấm, văn hóa phẩm bị cấm, phương tiện vận tải tay lái bên phải, một số loại phương tiện, vật tư đã qua sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng ở Việt Nam, phế liệu, sản phẩm vật liệu chứa amiăng...

5.5 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, theo đó nước xuất khẩu tự nguyện hạn chế xuất khẩu sản phẩm nào đó ở mức độ nhất định vào nước nhập khẩu nhằm ngăn ngừa những biện pháp hạn chế thương mại mà nước nhập khẩu có thể đặt ra.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện thường đưa ra trên yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nếu không muốn bị đe dọatrảđũa thương mại. “Tự nguyện” ở đây được hiểu một cách tương đối vì trên thực tế không có bên xuất khẩu nào lại tự nguyện hạn chế lượng hàng xuất của mình. Giữa hai nước phải có sự thương lượng thì mới dẫn đến hành vi tự nguyện hạn chế lượng hàng xuất khẩu.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện thường được các cường quốc kinh tế sử dụng, họ là những nước có tiềm lực đủ mạnh để gây sức ép lên nước xuất khẩu. Các nước đang phát triển, khả năng cạnh tranh thấp, tiềm lực kinh tế yếu không có cơ hội áp dụng biện pháp này.

Ví dụ:Những năm 80 của thế kỉ XX, Hoa Kỳ đã nhiều lần thương lượng với Nhật Bản và EU để yêu cầu các nước này tự nguyện giảm khối lượng hàng ô tô, thép, các sản phẩm điện tử cao cấp xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Theo quan điểm của WTO, đây là hình thức hạn chế thương mại tinh vi, thiếu minh bạch. Ngoài ra, biện pháp này cũng không chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các tổ chức quốc tế để đánh giá mức độ tự do hóa thương mại và mở cửa của quốc gia nhập khẩu. Biện pháp này bị cấm áp dụng vì thuộc dạng công cụ hạn chế số lượng và vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử, cụ thể là vi phạm nguyên tắc MFN khi chỉ áp dụng với một số nước.

5.6Bán phá giá

Theo quy định của WTO: “Một sản phẩm sẽ bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang nước khác thấp hơn giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường” - Theo khoản 1 Điều 2 Hiệp định chống bán phá giá (ADA).

Vi dụ:Neu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X, khi xuất khẩu sang nước B với giá Y. Neu Y

Mặc dù, bán phá giá là một trong các biện pháp khuyến khích xuất khẩu do giá rẻ. Nhung nó bị coi là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, cần được lên án và khắc phục, do đó WTO đã đưa vấn đề bán phá giá vào hệ thống pháp luật chi phối của mình và cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp chống lại hành vi bán phá giá.

Thực tế thương mại quốc tế cho thấy, hành vi bán phá giá vẫn được các nhà xuất khẩu của các nước lạm dụng, mặc dù họ biết hậu quả có thể không tốt. Theo báo cáo của WTO, mỗi năm có hàng trăm vụ kiện chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO. Nếu tính từ khi WTO ra đời (1995) đến nay thì có tới hơn 5 ngàn vụ kiện chống bán phá giá được khỏi kiện từ các nước thành viên trong WTO.

5.7Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp khuyển khích xuất khẩu, theo đó nhà nước chi một khoản tài chính cho các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu trong nước để họ xuất khẩu nhiều hơn hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) trong khuôn khổ WTO tại Điều 1 đưa ra định nghĩa về trợ cấp như sau: Việc chứng minh một hành vi là “trợ cấp” phải đáp ứng đồng thời 3 yếu tố sau đây: Chi một khoản đóng góp tài ị chính (người chi tiền: Chính phủ hoặc bất kì cơ quan công quyền nào trên lãnh thổ của một thành viên kể cả doanh nghiệp Nhà nước) và đem lại lợi ích; Sự đóng góp tài chính có thể là: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ ngân sách nhà nước hoặc miễn hoặc bỏ qua một khoản thu lẽ ra phải nộp cho Nhà nước (vídụ:miễn, giảm thuế, phí...); hoặc Nhà nước mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng chung) với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thường...

Tương tự như biện pháp bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu cũng bị coi là công cụ cạnh tranh không lành mạnh, bóp méo cạnh tranh, cần được khắc phục và được pháp luật của WTO chi phối. Các nước thành viên WTO có thể sử dụng biện pháp đối kháng nếu trợ cấp của nước đối tác dẫn đến việc xâm hại lợi ích quốc gia.

Trong khuôn khổ WTO, trợ cấp xuất khẩu thuộc loại trợ cấp bị cấm áp dụng.

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu vào thời điểm gia nhập (kể cả đối với hàng dệt may) và tuân thủ các quy định liên quan đến các hình thức trợ cấp khác cũng như biện pháp xử lý tương ứng. Việt Nam được bảo lưu quyền áp dụng trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp đối với 2 loại trợ cấp theo điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển, cụ thể: (i) Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển; và (ii) Trợ cấp cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu.

5.8Các biện pháp khắc phục thương mại

Đây là các biện pháp không bị cấm theo quy định của WTO. Các biện pháp khắc phục thương mại bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại.

Sau khi gia nhập WTO, các thành viên sẽ phải dỡ bỏ dần các hàng rào phi thuế quan, giảm dần hàng rào thuế quan. Vì vậy, để bảo vệ thị trường trong nước, các nước thành viên có thể tăng cường sử dụng hàng rào kĩ thuật và các biện pháp “khắc phục thương mại”.

* Chống bản phá giá

Chống bán phá giá là biện pháp mà cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng nhập khẩu nhằm vô hiệu hóa hiện tượng bán phá giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa của mình.

Thuế chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất với các sản phẩm bị điều tra và kết luận là bán phá giá. Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào hàng hóa nhập khẩu bị kết luận là bán phá giá - Theo Hiệp định về Chống bán phá giá (ADA).

Ví dụ:Ngày 31/12/2003, Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) đã nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam và 5 nước khác lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC). Sau quá trình điều tra của ITC và DOC, ngày 01/02/2004, lệnh áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ có hiệu lực với các mức thuế suất được quy định trong quyết định cuối cùng của DOC ngày 26/01/2005. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam chịu thuế bán phá giá từ 4,38% đến 25,76%, mức thuế suất toàn quốc là 25,76%.

Theo WTO, bán phá giá là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Do đó, WTO cho phép các nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để hạn chế hành vi này. Hiệp định Chống bán phá giá (ADA) trong khuôn khổ WTO quy định chi tiết về vấn đề chống bán phá giá mà các nước thành viên WTO, trong đó có Việt Nam cần tuân thủ.

Tại Việt Nam, vấn đề chống bán phá giá hiện được quy định tại mục 2 Chương IV Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các văn bản liên quan. Theo thống kê của Hội đồng tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế của VCCI, tính đến ngày 31/12/2018, Việt Nam đã khởi kiện chống bán phá giá 4 vụ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, cả 4 vụ đều liên quan đến mặt hàng thép (thép không gỉ cán nguội, thép mạ, thép hình chữ H, thép phủ màu).

* Chống trợ cấp

Theo quy định của WT0, hiện có hai hình thức trợ cấp là trợ cấp đèn đỏ và trợ cấp đèn vàng, (i) Trợ cấp đèn đỏ là loại trợ cấp bị cấm, gồm 2 loại (Theo khoản 1 Điều 3 Hiệp định SCM): Trợ cấp xuất khẩu; Trợ cấp dựa trên việc ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn so với hàng nhập khẩu, (ii) Trợ cấp đèn vàng là trợ cấp không bị cấm, nhưng có thể bị kiện hoặc bị áp dụng biện pháp đối kháng, nếu các trợ cấp này gây tác động bất lợi cho lợi ích của thành viên khác.

Khi nghi ngờ một loại hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa, nước nhập khẩu có thể tiến hành khởi kiện và điều tra trước khi quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Biện pháp phổ biến nhất là áp thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng).

Thuế chống trợ cấp: là khoản thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông thường áp dụng đối với sản phẩm bị xác định là có trợ cấp. Mức thuế chống trợ cấp thường dựa trên cơ sở mức trợ cấp mà người sản xuất hoặc người xuất khẩu nhận được.

Tại Việt Nam, vấn đề chống trợ cấp hiện được quy định tại mục 3 Chương IV Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các văn bản liên quan. Theo thống kê của Hội đồng tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế của VCCI, tính đến thời điểm 31/12/2018, Việt Nam chưa khởi xướng điều tra vụ chống trợ cấp nào.

* Tự vệ thương mại

Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hóa khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Cần phân biệt chống bán phá giá và chống trợ cấp với tự vệ thương mại: Chống bán phá giá và chống trợ cấp là các biện pháp chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay bóp méo cạnh tranh, còn tự vệ thương mại được áp dụng cho những hành vi thương mại công bằng, không hái quy định pháp luật. Do đó, về hình thức, biện pháp này bị coi là đi ngược lại chính

sách tự do hóa thương mại của WTO. Tuy nhiên, đây là biện pháp được thừa nhận trong khuôn khổ WTO với các điều kiện chặt chẽ để tránh lạm dụng. Lý do đưa ra là trong hoàn cảnh bắt buộc phải mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại theo các cam ket WTO, các biện pháp tự vệ thương mại là một hình thức “van an toàn” mà hầu hết nước nhập khẩu nào là thành viên của WTO đều mong muốn. Mục đích của biện pháp tự vệ là bảo hộ tạm thời ngành sản xuất trong nước, để ngành này có đủ thời gian điều chỉnh trước sức ép cạnh tranh. Các quy định về sử dụng biện pháp tự vệ trong WTO được quy định tại Điều XIX GATT và Hiệp định về Các biện pháp tự vệ (Hiệp định SA).

Tại Việt Nam, vấn đề tự vệ thương mại hiện được quy định tại mục 4 Chương IV Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các văn bản liên quan. Theo thống kê của Hội đồng tư vấn về các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế của VCCI, tính đến thời điểm 31/12/2018, Việt Nam đã tiến hành điều tra tự vệ thương mại 6 vụ đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)