Vì sao bài gia tài của mẹ lại bị cấm

 Trong những ngày, những đối tượng nào công khai nói chiến tranh tại Việt Nam là nội chiến? Việt Tân - không, BBC Tiếng Việt - không, RFA - không, các anh trai chị gái thuộc phe VNCH - cũng không nốt.

Nếu các bạn lướt Tiktok những ngày, sẽ biết về sự chúa hề của các hotgirl có bề ngoài xinh xắn, đáng yêu nhưng có vẻ như tỷ lệ nghịch với sự phát triển của trí não. Đó là việc các hotgirl sử dụng bài hát: “Gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm nhạc nền trên Tiktok, trong đó đáng chú ý nhất là câu: “20 năm nội chiến từng ngày”.


Các thanh niên, thiếu niên, hotgirl vốn chỉ quen như EDM, Remix, đu những trending nhảy múa trên nền những thứ nhạc tân tiến khác, tự dưng trở thành “thẩm phán” nhạc Trịnh - một dòng nhạc rất kén người nghe.

Bài hát ấy được các cháu đem ra để khoe khéo nhan sắc, như muốn nói rằng các cháu đẹp và là một “gia tài của mẹ”. Điều hài hước ở đây là bài hát có câu: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”, nhưng có cháu lại mặc áo… sườn xám của Trung Quốc. Vậy là chấp nhận làm nô lệ lun á hả? Điều buồn cười ở đây là cái cụm từ “gia tài của mẹ” trong bài hát cùng tên, đầy đủ còn như thế này nữa:

“Gia tài của mẹ, một rừng xương khô

Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ”

“Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan

Gia tài của mẹ, nhà cháy từng ngàn”

“Gia tài của mẹ, một bọn lai căn

Gia tài của mẹ, một lũ bội tình”

Cái ý nghĩa của bài hát nằm ở khía cạnh phản chiến, cái cụm từ “gia tài của mẹ” ấy gắn với sự bi thương, chết chóc, giờ các cháu lại đem làm nhạc để khoe cùng với nhan sắc và “đánh đu” với dân mạng. Tức là nói chính các cháu như xương khô, núi đầy mồ, nhà cháy… luôn đó hả? Các cháu muốn làm cương thi à? Đúng như hai câu cuối, vừa lai căn, vừa bội tình.


Lai căn - hoặc lai căng ở đây là sự tiếp nhận các luồng văn hóa, thông tin rất dở hơi và không phù hợp, vì bài hát đó không phải nói về “nhan sắc” hay những điều tích cực, lai căng ở đây là có cháu đem sườn xám vào rồi nói là “dân tộc”, cháu khác thì lấy nhạc này lồng vào game Lửa Chùa - tức là Phi Phai đó, để “quyết tử với đối thủ” Trung Quốc.

Còn bội tình ở đây là gì? Đó là câu “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, rồi nhiều cháu nghêu ngao hát bài đó, nhiều cháu bắt đầu phán xét chiến tranh Việt Nam trước 1975 là nội chiến, cháu thì các cụ hy sinh vô ích, cháu thì “nhạc vui thôi, lịch sử là cái đếch gì”, Trịnh Công Sơn nói cấm có sai…

Nguyên nhân mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bài vẫn còn gây ra những tranh cãi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vốn nổi tiếng, nhưng bản thân ông chỉ là một nghệ sĩ, không phải là một chuyên gia lịch sử hay chuyên gia chính trị. Từ bao giờ mà các cháu lấy lời bài hát ra làm dẫn chứng phán xét lịch sử, nói chiến tranh tại Việt Nam là nội chiến vậy?

Các cụ có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, làm méo gì có cuộc nội chiến nào ở đây? Đến lịch sử quốc tế còn ghi là “Vietnam War”, chứ không phải là “Vietnam Civil War” nhé các con giời. Vào Tiktok thấy đi đâu cũng: “Chiến tranh Việt Nam là nội chiến”, mà toàn từ các cháu còn trẻ, nhiều cháu hotgirl, rõ xinh đẹp mà điểm môn Lịch Sử chắc là toàn dưới 5 điểm hết. Cha ông đổ máu chiến đấu chống ngoại xâm, hoàn thành việc thống nhất lãnh thổ Việt Nam trước quân Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan… chứ làm quái gì có chuyện Nam bắn Bắc, Bắc bắn Nam? Tất cả ba miền Tổ Quốc đều chung một lý tưởng là thống nhất Tổ Quốc, chỉ có tụi phản động và thiếu học mới chia rẽ dân tộc này.

“Âm nhạc chỉ để nghe” thôi? Nhưng nghe bằng cái tai, tiếp thu và suy nghĩ bằng trí óc. Chứ không phải bằng cái sự nghe đó là “đái” vào lịch sử, phỉ nhổ lên công sức của cha ông như vậy à? Tại Đức, những ca khúc “quảng cáo” cho thời đại phát xít bị cấm, như bài Horst-Wessel-Lied, nếu ai khơi gợi ra sẽ bị phạt tù. Tại Hàn Quốc, những bài hát mà Nhật Bản phổ biến vào thời kỳ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên bị cấm tuyệt đối, chỉ được giảng dạy tại một số giảng đường chuyên về lịch sử tại các trường đại học lớn. Ngoài ra, còn có rất nhiều các bài hát khác bị cấm lưu hành, cấm khơi gợi… vì nhiều lý do, như khuyến khích tự tử, tuyên truyền sai lệch về tôn giáo hay về các quốc gia khác.

Gia tài của đất nước là gì? Là vong linh của những anh hùng nghĩa sĩ, là những nấm mồ chưa biết tên vẫn còn rải rác khắp Tổ Quốc, là cuộc trường chinh thống nhất khiến hơn 3 triệu người Việt phải bỏ mạng… Gia tài của đất nước, không phải để lũ lai căng, mất gốc xuyên tạc và phỉ nhổ vào.

Các em gái ạ, các em đẹp đấy, nhưng xem ra nếu nói về tình yêu Tổ Quốc, về tự tôn dân tộc, về thái độ với thế hệ cha anh đi trước, xem ra các em chắc là chỉ đạt được 3 điểm. Khoe cái nét đẹp thì đồng ý, ai chả thích khoe, ai chả thích ngắm, nhưng đôi khi, khoe cũng cần phải suy nghĩ.

  • Nguyễn Lộc
  • gửi cho BBC từ Sài Gòn

Nguồn hình ảnh, bbcvietnamese.com

Chụp lại hình ảnh,

Ca sĩ Khánh Ly sẽ biểu diễn ngày 9/5 ở Hà Nội

Vậy là ngày 30/4 năm thứ 39 đã trôi qua và cũng như vài năm trở lại đây, Sài Gòn vào những ngày này lại chứng kiến những đợt “di tản” rầm rộ ra khỏi thành phố!

Nhưng khác với thập niên 80, 90 thế kỷ trước, họ không đi xuống tàu vượt biển mà thay vào đó là những chuyến xe đò, phi cơ tấp nập. Người Sài Gòn giờ “di tản” cho những chuyến đi chơi xa cùng gia đình và bạn bè trong dịp lễ này.

30/4, đơn giản là dịp nghỉ lễ để “trốn chạy” khỏi thành phố xô bồ như tôi và thế hệ cùng lứa đang làm mà thôi.

Có lẽ TPP vẫn còn trong vòng thương thảo nên trên TV năm nay “trầm lắng” những biểu ngữ “Mỹ cút, Ngụy nhào” hay những đoạn phim tài liệu “giải phóng miền Nam” như mọi khi [hài hước là ở Trà Vinh, người ta còn dùng hình ảnh xe tăng.. Mỹ húc đổ dinh Độc Lập thay vì T30]. Cũng phải thôi, phần thì thương thuyết chưa xong, phần thì cần phải tìm những yếu tố mới trong thời đại này.

Và người ta đã ồn ào về hai sự kiện: chuyến đi Trường Sa, thăm nghĩa trang quân lực Việt Nam Cộng hòa và sự trở về của ca sỹ Khánh Ly.

Xin không bàn về chuyến thăm Trường Sa, trong bài viết này, tôi – một người trẻ thế hệ 8x trong nước [1986] xin mạn phép đóng góp ý kiến về sự trở về của ca sĩ Khánh Ly [mà xin được phép gọi bằng Cô] – một tượng đài, một tiếng hát đã thôi thúc biết bao thế hệ…

Nhớ một đêm tối cách đây hơn 10 năm, một thằng thanh niên 17 tuổi mở đĩa nhạc "Khánh Ly - Một cõi đi về" để tập tành nghe nhạc xưa, nhạc Vàng. Nói "tập tành" vì ở cái tuổi ấy làm sao mà chiêm nghiệm được "trên hai vai ta, đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm, một cõi đi về" được!

Ở trong cái độ tuổi đó, để chứng minh là người trưởng thành thì ngoài rượu bia, thuốc lá, bài bạc, bồ bịch trai gái thì chọn nghe nhạc Vàng, nhạc Trịnh - với tôi, cũng là một cách chứng tỏ. Rồi từ đó, đi vào "tâm" lúc nào không hay.

Giọng hát Khánh Ly đến với tôi như thế, dù không hiểu hết "nội hàm" của lời nhạc nhưng chất giọng khàn đặc biệt của cô đã thấm đượm và đưa tôi đi hết đĩa nhạc rất "ngọt".

Từ đó, với tôi nhạc Trịnh chỉ có Cô hát thôi chứ không ai khác được, nhất là những bài nhạc liên quan đến cuộc chiến [cảm giác rùng mình khi nhìn và nghe Khánh Ly "hát cho người nằm xuống" hay là "Gia tài của mẹ, để lại cho con. Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn"]. Sau này, khi nghe trên YouTube thì lại càng da diết với cô trong “Một chút quà cho quê hương”, “Kinh Khổ” hay “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt”….

Chất giọng khàn ấy là niềm thôi thúc tôi tìm hiểu về âm nhạc và xã hội của giai đoạn "20 năm nội chiến từng ngày"

Giờ Cô về hát lại trên quê hương, không ở Sài Gòn - nơi nuôi dưỡng giọng ca Cô trưởng thành mà là ở Hà Nội! Cuộc trở về được quá nhiều sự mong đợi, nói như nhạc sỹ Tuấn Khanh là "giữa bãi hoang, ngó về đền đài" trong một bài viết rất hay của ông.

Nhưng nếu được nói, tôi vẫn giữ riêng cho mình mộ ý kiến là cô đừng về.

Vì Khánh Ly là một trong những tinh túy của một thời đã qua, Cô đại diện cho một xã hội mà qua tài liệu, lớp hậu bối như chúng tôi thường nói đến với một sự tiếc nuối và ao ước – “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt”!

Cô chọn Hà Nội – nơi cô sinh ra, chắc là bùi ngùi và xúc động lắm. Và chắc hẳn trong hàng ghế hôm 9/5 tới sẽ có những quan chức ngồi nghe Cô hát và tôi cầu mong họ hãy xem lại trong 20 năm có một chế độ tạo ra một Khánh Ly lay động rất nhiều thế hệ thì sao 39 năm qua, thể chế thống nhất lại cứ phải ngóng trông giọng ca đã 70 tuổi trở về.

Chỉ mong là cuộc trở về của cô thành công tốt đẹp và ai đó đừng "lợi dụng" dịp này để nói về hòa giải với giọng điệu của kẻ bề trên.

Cuối cùng, tôi cũng nghĩ đó là ao ước của biết bao nhiêu người [và kể cả Cô nữa chăng?] là ở ngay trung tâm hội nghị Quốc Gia, Khánh Ly sẽ cất giọng:

“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày Gia tài của mẹ để lại cho con Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”

Vâng, “Gia tài của mẹ là nước Việt buồn” vẫn còn đúng như thời điêu linh, Cô Khánh Ly ạ!

Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, một thanh niên sống tại TP HCM.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Video liên quan

    Chủ Đề