Vì sao các đài không phát sóng phát thanh am

Phát thanh là loại hình báo chí thu hút được lượng công chúng tương đối lớn bởi lợi thế lớn như: ngắn gọn, nóng hổi, thân mật, tiện lợi... Với đặc trưng truyền tải thông tin qua phương tiện duy nhất là âm thanh, công chúng không mất nhiều thời gian bởi loại hình báo chí này. Họ có thể vừa nghe chương trình, vừa làm việc, vì vậy báo phát thanh đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của thính giả từ thành thị tới nông thôn, từ vùng núi đến hải đảo xa xôi trên cả nước, cả kiều bào ở nước ngoài. Đặc trưng của báo phát thanh chính là việc công chúng tiếp nhận sản phẩm báo chí bằng thính giác. Đây là phương thức tiếp nhận công chúng duy nhất bằng phát thanh. Trong quá trình tiếp nhận những thông tin, thính giả cũng cần được giải trí một cách hợp lý, đúng lúc để tạo cảm giác thư giãn, thoải mái. Khai thác được lợi thế của âm nhạc trong các chương trình phát thanh sẽ giúp phát thanh đến với công chúng nhiều hơn. Điều này cũng chứng tỏ vì sao các chương trình phát thanh âm nhạc lại có một vai trò đặc biệt quan trọng.

Với thời lượng có thể lên tới 24/24h một ngày, âm nhạc đưa đến cho thính giả một lượng thông tin [âm nhạc] khá phong phú và đa dạng thông qua những ca khúc, những tác phẩm nhạc không lời, những bài dân ca và nhạc cổ truyền… trên cơ sở đó giúp người nghe có một đời sống tinh thần lành mạnh, từ đó tạo nên những hưng phấn trong công việc đời thường của mình. Do địa bàn phủ sóng rộng lớn nên công chúng của âm nhạc trên sóng phát thanh đông đảo hơn so với truyền hình. Chỉ bằng chiếc máy thu thanh nhỏ, lên nương rẫy, ra đồng ruộng hay khi làm những việc thủ công, lái xe trên đường… thính giả có thể cộng hưởng tâm hồn theo giai điệu mà họ yêu thích. Với nhiều chương trình âm nhạc trên sóng phát thanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi lứa tuổi, tầng lớp như: Ca khúc cách mạng, ca nhạc nhẹ, Ca nhạc quốc tế, ca nhạc thiếu nhi, Dân ca và nhạc cổ truyền… Thực tế cho thấy công chúng vẫn rất yêu thích các chương trình ca nhạc trên sóng phát thanh. Bằng nghệ thuật và vượt qua khỏi giới hạn của nghệ thuật, những tác phẩm âm nhạc trên sóng phát thanh đã đem đến cho người nghe một hình tượng âm nhạc vừa dung dị, giản dị vừa gần gũi với cuộc sống hiện đại. Nói rõ hơn, tính thời sự của các chương trình ca nhạc trên sóng phát thanh đã có tác dụng tốt về nhiều mặt.

Nhận thức được Âm nhạc trên sóng phát thanh có vị trí quan trọng trong nền âm nhạc nước nhà. Ngay từ những buổi đầu phát sóng, âm nhạc đã song hành và trở thành một trong những động lực mạnh mẽ nâng sức lan tỏa của làn sóng Đài TNVN. Cùng với sự trưởng thành và không ngừng đổi mới, Đài TNVN đã phát huy tích cực vai trò truyền thông của mình trong lĩnh vực âm nhạc, góp phần thúc đẩy, xây dựng nền âm nhạc cách mạng. Âm nhạc trên sóng phát thanh Đài TNVN là vũ khí tuyên truyền sắc bén động viên tinh thần của quân và dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong những năm tháng kháng chiến cứu nước, âm nhạc luôn là nguồn động lực thôi thúc lớp lớp người lên đường chiến đấu và chiến thắng. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, những lời ca, giai điệu tràn đầy lạc quan động viên quần chúng hăng hái lao động, sản xuất và đạt những thành tựu lớn. Trong những thành công của lịch sử cách mạng Việt Nam có sự đóng góp tích cực từ những tác phẩm âm nhạc được phát trên làn sóng phát thanh của Đài TNVN. Những bài ca đi cùng năm tháng trong kho băng của Đài TNVN vẫn còn nguyên giá trị và vẫn đang hàng ngày được khai thác hiệu quả trong công tác tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.

Các chương trình phát thanh âm nhạc của Đài TNVN góp phần phát huy truyền thống văn hóa quý báu của cha ông, cũng như bảo tồn di sản âm nhạc cổ truyền. Các giá trị của nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan... được quảng bá rộng rãi trên làn sóng của Đài TNVN, nhiều làn điệu dân ca, dân nhạc của Đại gia đình các dân tộc Việt Nam được thu thanh, lưu trữ và khai thác giới thiệu thường xuyên.

Âm nhạc trên sóng phát thanh của Đài TNVN góp phần định hướng, giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng qua các chương trình mang tính lý luận, khoa giáo như Bàn tròn âm nhạc, Thường thức âm nhạc, Tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc…

 Về mặt ảnh hưởng trong quản lý xã hội, âm nhạc có tính hấp dẫn và tác động lớn đến đời sống tinh thần của con người. Sức hấp dẫn của âm nhạc cộng với khả năng quảng bá rộng rãi của phát thanh sẽ tạo nên sức cổ động mạnh mẽ tập hợp quần chúng nhân dân hướng đến một mục tiêu cụ thể. Một ví dụ gần đây như sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung quốc xâm phạm vùng biển của ta, hàng loạt các bài hát truyền thống cũng như sáng tác mới về chủ đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc, chủ đề về Hoàng Sa, Trường Sa đã tạo hiệu ứng đoàn kết dân tộc, cổ vũ tinh thần yêu nước, trong đó các chương trình phát thanh âm nhạc của Đài TNVN nhận được sự theo dõi và hưởng ứng lớn của công chúng. Mặt khác, với chức năng giải trí, nâng cao thẩm mỹ, phát thanh âm nhạc cũng góp phần giải tỏa tâm lý, tạo sự hòa hợp xã hội thông qua các chương trình âm nhạc có tính tương tác cao như “Yêu cầu thính giả, Quà tặng âm nhạc”...

Bên cạnh việc tạo dựng một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa của đất nước, các chương trình phát thanh âm nhạc của Đài TNVN cũng đóng góp tích cực trong công tác đối ngoại. Nhiều chương trình giới thiệu các giá trị âm nhạc đỉnh cao thế giới đến công chúng Việt Nam như loạt chương trình về nhạc “Giao hưởng thính phòng”, nhiều chương trình giới thiệu các giá trị âm nhạc đương đại Việt Nam với bạn bè quốc tế như chương trình “Nhạc không lời Việt Nam, Câu lạc bộ âm nhạc”...

Năm 1992, việc ra đời của sóng FM- Đài TNVN là một sự kiện trong đời sống âm nhạc của đất nước, bởi lần đầu tiên người nghe được hưởng thụ âm nhạc chất lượng cao do Đài TNVN cung cấp miễn phí. Kỹ thuật âm thanh nổi Stereo với thời lượng phát sóng 24/24h, đã hầu như thỏa mãn đòi hỏi của người nghe.

Giai đoạn từ năm 1992 đến nay có thể gọi là giai đoạn mở cửa của sóng phát thanh ca nhạc, không chỉ của Đài TNVN mà của các Đài Phát thanh - Truyền hình các địa phương trong cả nước với nhiều chương trình đa dạng và phong phú, có những chương trình giao lưu trực tiếp thu hút được hàng vạn thính giả tham dự: CLB Bạn yêu nhạc, Tạp chí âm nhạc trẻ, Giọng hát hay hàng tháng, Làng vui chơi - Làng ca hát, MTV Most Wanted, Quà tặng âm nhạc. Liên hoan tiếng hát người cao tuổi, Liên hoan giọng hát hay các nhà báo, Liên hoan Giọng hát hay dân ca các dân tộc thiểu số, Đài TNND TP. Hồ Chí Minh với hàng loạt chương trình và sân chơi âm nhạc rất ăn khách trên sóng phát: Tuyển chọn giọng ca hay, Nốt nhạc thứ bảy, Làn sóng xanh, Quà tặng âm nhạc, Còn mãi những bài ca… Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội… Các chương trình này đều phục vụ công chúng nói chung những vẫn có thính giả riêng của mình, đấu là điểm rất đáng chú ý…

Trên đây là một vài yếu tố cơ bản về vai trò và vị trí của âm nhạc trên sóng phát thanh. Xét trên bình diện lớn hơn, âm nhạc là bộ môn nghệ thuật bằng âm thanh, phát thanh là phương tiện truyền thông bằng âm thanh, hai thành tố này có quan hệ cơ hữu và bổ trợ nhau cùng phát triển. Không có âm nhạc, phát thanh sẽ kém khả năng hấp dẫn, thu hút công chúng, đồng thời tự đánh mất chức năng giải trí, giáo dục văn hóa thẩm mỹ âm nhạc. Ngược lại, với khả năng phủ sóng rộng lớn, phát thanh là bệ phóng đưa giá trị âm nhạc lan tỏa khắp toàn cầu, góp phần tạo dựng mối giao lưu và phát triển văn hóa nói chung, âm nhạc nói riêng một cách mạnh mẽ và bền vững. Không chỉ là chuyện âm nhạc trên sóng phát thanh, mà còn là chuyện chung của nền âm nhạc Việt Nam. Các loại hình nghệ thuật đều phải luôn gắn bó với công chúng, riêng đối với âm nhạc, phương tiện kết nối hiệu quả nhất, sâu rộng nhất vẫn là phát thanh. Theo cố Giáo sư, nhạc sĩ Ca Lê Thuần đúc kết tại cuộc hội thảo do Đài TNVN tổ chức: “Xã hội hiện nay có quá nhiều thứ phương tiện nghe nhìn, khó có thể mà tập trung vào việc nghe bằng tai được. Nhưng dù cuộc sống có thế nào đi nữa, nghe nhạc bằng tai vẫn là phương cách có tính chuyên nghiệp nhất, tác động mạnh mẽ nhất”.

Dư luận tại Đà Nẵng xôn xao trước thông tin cụm đài phát thanh phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn thường xuyên bị chèn sóng và phát tiếng nước ngoài, nghi là tiếng Trung Quốc. Các cơ quan chức năng bước đầu kết luận nguyên nhân...

 Thực hư Đài phát thanh phường ở Đà Nẵng bị chèn sóng Trung Quốc?

Những ngày gần đây, dư luận tại Đà Nẵng xôn xao trước thông tin cụm đài phát thanh phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn [Đà Nẵng] thường xuyên bị chèn sóng và phát tiếng nước ngoài, nghi là tiếng Trung Quốc. Để làm rõ vụ việc, chiều 18-7, Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực 3 [Cục tần số vô tuyến điện] đã cùng với Sở TT&TT TP và UBND quận Ngũ Hành Sơn tiến hành kiểm tra và ra thông cáo báo chí.

Theo phản ánh của người dân địa phương, tình trạng đài phát thanh tại cụm loa thuộc tổ 96, phường Khuê Mỹ thường xuyên bị nhiễu, phát ra âm thanh như tiếng nước ngoài. Sự việc thu hút sự quan tâm của dư luận khi được đưa lên trang facebook “Quản lý đô thị Đà Nẵng”.

Một số hộ dân ở cạnh cụm loa phát thanh lại cho biết đôi lúc có nghe loa phát ra tiếng rồ rồ, không nghe rõ ngôn ngữ của nước nào. Tình trạng nhiễu thường kéo dài 5-10 phút trước khi trở lại bình thường.

Trung tâm tần số vô tuyến điên khu vực 3 “rà” sóng lạ

Trao đổi với báo chí, ông Phan Thanh Liêm- Trưởng đài phát thanh quận Ngũ Hành Sơn [Đà Nẵng] cũng nghi ngờ đài phát thanh của phường bị “chèn sóng”. Theo ông Liêm, Đài phát thanh quận do Cục tần số vô tuyến điện cho phép được phát sóng trên tần số 93 MHZ, sau đó phát về cho bốn đài phường gồm: Hòa Hải [90 MHZ], Hòa Qúy [103 MHZ], Khuê Mỹ [97,5 MHZ] và Mỹ An [89,5 MHZ].

Từ đài truyền thanh Khuê Mỹ lại phát về cho 14 cụm thuộc các tổ khác nhau. Hệ thống này thu phát không dây. “Trong số các đài phát nói trên thì chỉ có một cụm phát thuộc tổ 96 là xảy ra hiện tượng nhiễu như người dân phản ánh”.  Có người còn nhận định sóng chèn đài phát thanh phường Khuê Mỹ là của nước ngoài phát ra cực mạnh từ phía biển và chạy dọc theo các tỉnh ven biển miền Trung.

Nhưng rõ ràng, nếu nước ngoài “chèn sóng” thì tấy cả 14 cụm loa phoát thanh của phường Khuê Mỹ đều bị nhiễu do cùng tần số chứ không thể chỉ có riêng cụm loa tại tổ 96 bị ảnh hưởng.

Bà Nguyễn Thị Anh Thi – Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn cho biết có tình trạng các đài phát thanh của một số phường trên địa bàn quận bị nhiễu. Tuy nhiên, âm thanh khi nhiễu tạp rất khó nghe và không rõ có phải tiếng nước ngoài không?.

Tại buổi kiểm tra chiều 18-7, Trung tâm vô tuyến điện khu vực 3 đã cho tiến hành bật thử hệ thống các loa phát thanh để nghe và kiểm tra. Tuy nhiên, hiện tượng nhiễu hay chèn sóng không phát sinh như phản ánh trước đó.

Các cán bộ thuộc Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực 3 trong đoàn đã đưa ra nhiều lý giải về hiện tượng sóng phát thanh bị nhiễu. Trong đó, có quan điểm thiên về tác nhân do ảnh hưởng của nhiễu động thời tiết, dẫn đến hình thành “ống dẫn sóng”, gây nhiễu sóng đài phát thanh.

Ông Nguyễn Thanh Hà, Trưởng phòng kiểm tra - xử lý thuộc Trung tâm vô tuyến điện khu vực 3 cho rằn với hiện tượng “ống dẫn sóng” thì dù khoảng cách rất xa hàng ngàn km vẫn xảy ra hiện tượng nhiễu [cùng tần số]. Khi xảy ra nhiễu thì ngay cả tiếng Việt cũng bị “móp méo”, nên nghe không rõ rang…

Trung tâm vô tuyến điện khu vực 3 bác bỏ nguyên nhân các resort dọc biển dùng hệ thống bộ đàm can thiệp, gây nhiễu sóng Đài phát thanh. “Nếu có nguồn gây nhiễu thì chắc chắn Trung tâm tần số vô tuyến điện sẽ định hướng và tìm ra ngay. Còn đến thời điểm kiểm tra, đơn vị này chưa thấy được bước sóng đó nên không thể tìm ra được nguồn gốc để xử lý- nếu có.

Để xử lý tình trạng nhiễu sóng, ngày 19-7, UBND quận Ngũ Hành Sơn sẽ cho tạm dừng phát sóng Đài truyền thanh để thực hiện nâng công suất phát sóng, xử lý bộ mã… để hạn chế nhiễu sóng.

Thân Lai

Video liên quan

Chủ Đề