Vì sao cpi là thước đo phổ biến nhất

CPI là một chỉ số tương đối quen thuộc nếu bạn thường xuyên theo dõi các thông tin kinh tế. CPI hay còn được gọi là chỉ số giá tiêu dùng dùng để đo lường mức giá của một giỏ hàng tiêu biểu. Chỉ số này có vai trò quan trọng khi đặt trong nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Dù vậy, có nhiều ý kiến trái chiều và hạn chế của chỉ số này mà nhiều người không nắm rõ. Vậy chỉ số giá tiêu dùng là gì? Nó có ý nghĩa và hạn chế ra sao? Hãy cùng DNSE tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chỉ số giá tiêu dùng là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] là một thước đo thể hiện mức giá bình quân của một rổ hàng hóa tiêu biểu. Những thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng được dùng để đánh giá sự biến động về giá cả sinh hoạt. CPI tăng đồng nghĩa rằng giá cả chung có xu hướng tăng và ngược lại. CPI cũng được dùng để đo lương một ngành hàng cụ thể như thực phẩm, đồ uống, nhà ở,…

CPI thường đo lường giá của những nhóm ngành sau:

  • Thực phẩm và đồ uống
  • Nhà ở    
  • Quần áo
  • Phương tiện vận chuyển
  • Giáo dục và truyền thông
  • Giải trí
  • Dịch vụ y tế
  • Hàng hóa và dịch vụ khác

Chỉ số CPI là một trong những số liệu được dùng phổ biến nhất. Nó thường được thống kê để xác định các giai đoạn lạm phát hoặc giảm phát. Ngoài ra, CPI cũng thường được so sánh với chỉ số giá sản xuất [PPI].

Ý nghĩa của CPI

CPI là một chỉ số kinh tế quan trọng. Nó là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Đồng thời, CPI cũng phản ánh tính hiệu quả của các chính sách kinh tế quốc gia. Chỉ số CPI cung cấp cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của giá cả chung. 

Ngoài ra, nó cũng là yếu tố nền tảng để đưa ra những quyết sách liên quan đến kinh tế. Nắm bắt được sự thay đổi giá cả giúp Chính phủ kịp thời điều chỉnh hoặc đề xuất các chính sách tiền tệ, kinh tế phù hợp, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ như lạm phát quá cao, giảm phát hoặc nguy cơ về khủng hoảng kinh tế.

CPI cũng có thể được dùng như một công cụ giảm phát cho các chỉ số kinh tế khác. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để đánh giá sức mua của đồng tiền quốc gia. Nếu mức giá tăng thì sức mua tiền tệ sẽ giảm do đồng tiền đang có xu hướng mất giá. Lúc này, người dân thường có xu hướng tích lũy các dạng tài sản khác như vàng hoặc ngoại tệ.

Về phía người dân, CPI sẽ giúp họ có được mức lương cơ bản và các chế độ an sinh phù hợp hơn. Thông qua CPI, Nhà nước có thể nắm được xu thế giá cả từ đó điều chỉnh chính sách và các quy định liên quan để tương xứng với mức sống của người dân.

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng

Cách tính CPI

Việc tính chỉ số giá tiêu dùng cũng khá đơn giản. Cách tính tiêu chuẩn thường gồm 4 bước sau:

  1. Xác định giỏ hàng hóa tiêu biểu

Thông qua các hoạt động điều tra khảo sát, có thể xác định được số lượng và danh mục hàng hóa tiêu biểu mà một người dân thường mua.

  1. Xác định giá cả từng loại sản phẩm trong giỏ hàng
  2. Tính tổng chi phí của giỏ hàng bằng cách lấy số lượng nhân với mức giá tương ứng
  3. Tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

Trong đó:

  • Thời kỳ t là thời điểm cần tính CPI
  • Năm cơ sở được lấy bất kỳ, thường theo chu kỳ 5 – 7 năm

Ví dụ: Tính CPI vào năm 2021 với giỏ hàng hóa và mức giá tại năm cơ sở 2016 như sau

Hàng hóaSố lượngGiá năm 2016Giá năm 2021
Thịt 3kg80.000đ100.000đ
Trứng gà102.000đ3.000

Tổng chi phí để mua thịt vào năm 2016: 80.000 x 3 = 240.000đ

Tổng chi phí để mua thịt vào năm 2021: 100.000 x 3 = 300.000đ

Tổng chi phí để mua trứng gà vào năm 2016: 2.000 x 10 = 20.000đ

Tổng chi phí để mua trứng gà vào năm 2021: 3.000 x 10 = 30.000đ

Vậy chỉ số CPI năm 2021 là: 

CPI = [300.000 + 30.000] / [240.000 + 30.000] x 100 = 122

Một số ý kiến trái chiều về chỉ số CPI

Một số người cho rằng chỉ số giá tiêu dùng CPI không bao trùm được sự khác biệt giữa các khu vực về giá cả. Đồng thời, nó cũng không đủ tính đại diện cho giỏ hàng của người dân do cơ cấu ngành hàng của từng nhóm người thường có sự khác biệt. Ví dụ, những người sống ở thành phố với thu nhập cao sẽ có phong cách chi tiêu khác với nhóm người ở nông thôn. 

Một ý kiến trái chiều khác là sử dụng CPI để tính lạm phát là không phù hợp. Lý do bởi nó không phản ánh được các loại chi tiêu cụ thể. Ví dụ, CPI bao gồm chi phí y tế tự trả nhưng không thể hiện được phần chi phí do các công ty bảo hiểm và các chương trình chăm sóc sức khỏe của Chính phủ chi trả.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của DNSE về chỉ số giá tiêu dùng và những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích và có cái nhìn cụ thể hơn về CPI. Để cập nhật thêm những thông tin thú vị về tài chính – chứng khoán, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên bạn nhé!

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phá. Để hiểu thêm về chỉ số này mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây.

1. Chỉ số CPI là gì?

Như đã giới thiệu bên trên chỉ số CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Chỉ số này còn có ý nghĩa đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Nguồn: Internet

2. Ý nghĩa của chỉ số CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối để phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Cho nên nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng. Khi chỉ số CPI giảm nghĩa là mức giá trung bình giảm.

Sự biến động của CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lạm phát.

Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng tại Hungary ngày 10/7/1946. Giá cả tăng gần 350%/ngày gây ra hiện tượng siêu lạm phát. Từ đó làm cho đồng pengo không còn giá trị, trở thành đơn vị tiền tệ thấp nhất. [Theo Cris Carter – 10 July 1946: Hungary suffers the world’s worst hyperinflation, Money Week].

3. Cách tính chỉ Số CPI như thế nào?

  • Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa. Thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
  • Bước 2: Xác định giá cả. Thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm.
  • Bước 3: Tính chi phí bằng tiền để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
  • Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm

Nguồn: Internet

4. Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng:

Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính dẫn đến hạn chế của CPI như sau:

Bởi vì công thức tính chỉ số CPI ta sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Vì trong trường hợp các mặt hàng được cố định trong giỏ tăng giá hàng loạt. Thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Cho nên yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.

Bởi vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng. Nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì rõ ràng mức giá này không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao cho nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

Nguồn: Internet

Bởi vì khi tính chỉ số CPI chúng ta sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.

5. Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát: 

Chỉ số CPI có thể đo lường được lạm phát. Nếu chỉ số CPI tăng, nhiều người sẽ cho rằng tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Ngoài ra, CPI còn được các thương nhân dùng để dự đoán giá cho tương lai. Hay người sử dụng lao động dùng để tính toán tiền lương. Hoặc có thể là Chính Phủ để xác định mức tăng cho những quỹ bảo trợ xã hội.

Chỉ số CPI sẽ được dùng để đo tỷ lệ lạm phát của 1 quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định. Chỉ số CPI biến động sẽ giúp bạn xác định về tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm. Dù cho lạm phát tăng hay giảm thì ảnh hưởng nhất sẽ đè lên nền kinh tế của quốc gia.

Có thể với một vài trường hợp, tỷ lệ lạm phát giảm sẽ có tác động tích cực lên kinh tế. Ví dụ như khi sự phổ biến của Internet ngày càng lớn thì việc người tiêu dùng phải trả ít hơn cho tiền cước điện thoại. Điều này sẽ có lợi cho họ vì chi phí cho Internet khá rẻ, có thể thoải mái kết nối qua các ứng dụng mà không mất phí.

DragonLend là nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận được vốn tín chấp đến từ Thuỵ Điển. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhận được nguồn vốn kinh doanh ngay hôm nay.

  • Email:
  • ️Hotline: 0911 647 711

>> Xem thêm: Quản Lý Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Video liên quan

Chủ Đề