Vì sao cán bộ là gốc của công việc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ. Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Bác không chỉ đề cập một cách rõ ràng, giản dị, dễ hiểu về vị trí, vai trò của cán bộ, cũng như công tác cán bộ, mà còn lãnh đạo Trung ương Đảng thực hành lý luận trong thực tiễn. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ chính là nền tảng, là kim chỉ nam để Đảng ta kế thừa, vận dụng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn cách mạng…

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III

Đảng Lao động Việt Nam, ngày 5-9-1960. Ảnh tư liệu

Cán bộ là cái gốc của mọi công việc

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ có thể chia thành các nội dung quan trọng: Đánh giá cán bộ; huấn luyện cán bộ; sử dụng cán bộ; chính sách cán bộ; chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ. Người cho rằng: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”.

Không chỉ so sánh giàu hình ảnh về vị trí, vai trò của cán bộ, cũng như công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến tầm quan trọng của việc đào tạo đội ngũ cán bộ, để dây chuyền, cũng như bộ máy có thể vận hành trơn tru, hiệu quả. Người đúc kết: “Nơi nào mà cán bộ cấp trên biết lựa chọn và dìu dắt, thì có nhiều cán bộ mới nảy nở và công việc rất phát triển. Trái lại, nơi nào cán bộ cấp trên không biết lựa chọn, dìu dắt, thì vẫn thiếu người mà công việc cứ luộm thuộm…”.

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng 6 nội dung quan trọng. Về vấn đề cán bộ, Người viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc… Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Người chỉ rõ những biện pháp tiến hành công tác huấn luyện cán bộ, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ, chính sách cán bộ. Người đặc biệt chú ý chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, nổi bật là 4 vấn đề phải tránh. Đó là: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bạn bè; ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mà ghét những người chính trực; ham dùng những người tính tình hợp với mình và không dùng những người không hợp với mình, bất kể người đó có năng lực ra sao; hiện tượng cục bộ địa phương…

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là những chỉ dẫn hết sức cụ thể, dễ hiểu, dễ hình dung và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Tư tưởng ấy được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn cách mạng vô cùng phong phú của Người và chính Người thường xuyên gương mẫu thực hành. Tin yêu, độ lượng, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nghiêm khắc với cán bộ vi phạm kỷ luật. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên”.

Khi cán bộ vi phạm kỷ luật, tha hóa biến chất, cho dù ở vị trí công tác nào, Người cũng kiên quyết xử lý. Tiêu biểu là năm 1950, Người chỉ đạo xử lý nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và 2 đồng phạm vì tội: “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”. Nghiêm khắc khước từ đơn xin tha tội chết của tử tù Trần Dụ Châu, Người nói: “… nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”. Năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm minh một cán bộ cao cấp tha hóa, biến chất – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trương Việt Hùng. Khi được Tòa án nhân dân Tối cao xin ý kiến về vụ án liên quan đến nhân vật này, sau khi cân nhắc, Bác Hồ đã đi đến quyết định, đồng thời nêu quan điểm: “Thà chặt một cành sâu để cho cây xanh tốt”.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là sự kết tinh của nghệ thuật dùng người của cha ông truyền lại, đồng thời được phát triển cho phù hợp với điều kiện cách mạng trong tình hình mới. Chính nhờ đó, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng ta đã quy tụ được nhiều hiền tài đoàn kết một lòng, một dạ vì lý tưởng cách mạng, không quản ngại hy sinh. Thành quả và minh chứng sống động, thuyết phục nhất cho tính thực tiễn và tính cách mạng của tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ chính là thành công của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân năm 1975 và những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước.

Không chỉ thấm nhuần tư tưởng về công tác cán bộ của Người, Đảng ta còn không ngừng phát triển nhận thức lý luận, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn phù hợp với tình hình cụ thể ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau…

Mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc, công tác cán bộ luôn là một trong những vấn đề quan trọng được xem xét, bàn thảo kỹ lưỡng, về những thành tựu cũng như hạn chế cùng nguyên nhân. Đặc biệt, trên cơ sở tổng kết 10 năm Đổi mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TƯ, ngày 18-6-1997 “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh”.

Sau 23 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TƯ, đội ngũ cán bộ các cấp đã có bước trưởng thành, phát triển nhiều mặt. Sự trưởng thành, phát triển của đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói riêng đã góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước, giúp đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín lớn mạnh nhất từ trước đến nay.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, Đảng ta đã tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, lấy phòng ngừa làm trọng, lấy xây là chính; kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, ngăn chặn những hành vi vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thiếu gương mẫu trong cuộc sống với mục đích “trị bệnh cứu người”. Đảng kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên cố tình vi phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, đến sự phát triển của đất nước. Rõ nhất là từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự…

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng” chỉ rõ yêu cầu, nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành. Qua đó khẳng định mục tiêu là phải lựa chọn được những đồng chí thật sự tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác; kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn.

Đồng thời không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII những người có một trong 6 nhóm khuyết điểm đã được chỉ ra. Đó là những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính…

Với quyết tâm chính trị, cùng kinh nghiệm kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn, chắc chắn Trung ương và các cấp ủy Đảng sẽ có quyết sách phù hợp để tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, làm nòng cốt xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

TIẾN SĨ NGUYỄN TRI THỨC[Tạp chí Cộng sản]

Theo //www.hanoimoi.com.vn

1LUẬN ĐIỂM “CÁN BỘ LÀ CÁI GỐC CỦA MỌI CÔNG VIỆC”VÀ VẤN ĐỀ CÁN BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYTrong bất kỳ thời nào, giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng, cán bộcũng là vấn đề nổi lên hàng đầu và giữ một vấn đề rất trọng yếu. Nó chẳngnhững có ý nghĩa quyết định đối với công tác xây dựng Đảng và việc tăngcường vai trò lãnh đạo của Đảng, mà còn có ý nghĩa quyết định đối với cảsự thành bại của cuộc đấu tranh cách mạng.Trước hết, cán bộ là gì? Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ ChíMinh định nghĩa: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chínhphủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dânchúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng, vìvậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.Khi rút ra những kinh nghiệm trong công tác của Đảng, Bác dạy: “Có cán bộtốt, việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốthay kém”. Điều này được Người khẳng định và coi như một chân lý.Vậy, trong điều kiện Đảng lãnh đạo thì công tác cán bộ bao gồm: Hiểu, biết,lựa chọn, huấn luyện, sử dụng, cất nhắc, thương yêu, phê bình cán bộ…Hiểu biết và lựa chọn cán bộ là một quy trình gắn liền với nhau. Thế nào làhiểu biết cán bộ? “Biết người, cố nhiên là khó. Tự biết mình cũng không phải làdễ”, “cho nên khi xem xét người, hiểu biết người, người ta thường mắc cácbệnh: tự cao, tự đại, ưa người ta nịnh mình, từ đó dễ có lòng yêu, ghét hoặc đemmột cái khuôn khổ chật hẹp mà lắp vào cho tất cả mọi người khác nhau”. Vìvậy, xem xét để hiểu biết cán bộ phải có một quá trình, xem xét toàn diện, kể cảlúc thuận lợi hay lúc khó khăn, khi đó, cái chất của người cán bộ mới bộc lộ.Theo Bác, ở đời không ai có thể vẹn toàn, nhưng những người hăng hái côngtác, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không ham việc dễ, không2tránh việc khó, đó là mẫu cán bộ cần cho dân, cho Đảng. Còn loại người haykhoe công, tự tâng bốc mình, hay công kích người khác, dù có làm được việc,nhưng không phải là cán bộ tốt.Đảng muốn lãnh đạo cách mạng phải có đường lối chính trị đúng đắn.Nhưng để xây dựng được đường lối đúng và làm cho đường lối đó trở thànhhiện thực sinh động trong cuộc sống thì nhất thiết phải có một đội ngũ cánbộ vững vàng, đủ sức giúp đảng hạch định đường lối và tổ chức thực hiệnđường lối. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muốn việc thành cônghoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết, Chủ tịch HồChí Minh thấy rõ vai trò, vị trí của vấn đề cán bộ. Vì thế, Người có những yêucầu rất nghiêm ngặt và có những chỉ dẫn hết sức sáng suốt về vấn đề này.Cán bộ là cái “gốc của mọi công việc” tức là phải bắt đầu từ đó và phảidựa vào đó. Gốc có vững thì cây mới tốt. Song để giữ vững được vai trò là gốc,về mặt chủ quan, bản thân người cán bộ phải có sự nổ lực rèn luyện.Theo quan điểm trên, mọi công việc cách mạng đều phải bắt đầu từcán bộ. Công việc cách mạng ở đây là bao hàm cả việc hoạch định đường lốicho đến các công việc tổ chức thực hiện đường lối. Bản thân việc hoạchđịnh đường lối chiến lược và sách lược cũng phải do con người, tức là độingũ cán bộ của Đảng thực hiện. Nói Đảng hoạch định đường lối, thực chấtlà nói bộ phận tiên tiến nhất của Đảng, tức là một đội ngũ ưu tú nhất, vậndụng lý luận Mac-Lenin kết hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước,cũng như thâu tóm kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng và vạch rađường lối đó.Thực tiễn cho thấy ngay buổi thành lập Đảng, đường lối cách mạng nướcta là do một bộ phận đảng viên lớp đầu tiên, những người ưu tú nhất của Đảng,soạn thảo và trong hơn nửa thế kỷ qua quá trình bổ sung, phát triển đường lối3cùng với quá trình tổ chức thực hiện đường lối cách mạng cũng chính là do độingũ cán bộ cốt cán của Đảng ngày một trưởng thành, thực hiện.Chủ tich Hồ Chí Minh vừa là người truyền bá tư tưởng của Lenin về vaitrò của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng, vừa là người đầu tiên vận dụng vàthực hiện trên thực tế tư tưởng đó vào chuẩn bị và tiên hành cách mạng ở nướcta.Để cán bộ làm đúng vai trò của minh đối với sự nghiệp chung thì vai tròcủa tổ chức là đặc biệt quan trọng. Bởi vì, cán bộ chỉ vững mạnh khi gắn với tổchức. Bằng công tác tổ chức mà hình thành nên những bộ máy trong đó cónhững cán bộ cụ thể, hoạt động trong mối liên hệ khăng khít với nhau và với bộmáy của minh. Bác Hồ dạy rằng, Đoàn thể [tổ chức Đảng] phải biết tùy việcmà dùng người, phải khéo lựa chọn, bố trí, sắp xếp, cân nhắc sao cho đúngviệc, đúng người để mọi người phát huy tác dụng cao nhất trong guồng máychung. Người nói “Dụng nhân như dụng mộc”. Ngoài ra còn phải biết kếthợp giữa đào tạo lý luận, đào tạo trong trường hợp với việc đưa cán bộ vàohoạt động thực tiễn để đào luyện nên những con người biết vận dụng lýluận vào thực tiễn và biết từ thực tiễn mà đúc kết kinh nghiệm bổ sung cholý luận.Đã là “cái gốc” thì phải được chăm sóc vun trồng. Từng ngày từnggiờ, người chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân và chăm sóc đến cả đờisống riêng của những cán bộ, nhân viên xung quanh mình. Theo quan niệmcủa người, người cán bộ hay lo cho mọi người, hãy vì mọi người trước khiđòi hỏi mình cũng phải được chăm sóc như mọi người. Đó là đạo đức cáchmạng, mà đạo đức đó là cái gốc của người cán bộ cách mạng. Đạo đức đóđòi hỏi phải đặt lợi ích chung lên trên hết và trước hết. nhưng tuyệt nhiênkhông được hiểu theo cách cực đoan rằng người cán bộ không được nghĩđến mình. Như vậy, người cán bộ chỉ có thể là cái gốc của mọi công việc vớiđiều kiện là kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ biện chứng giữa cái chungvà cái riêng.4Xuất phát từ vị trí vai trò của người cán bộ Đảng như vậy thì việc huấnluyện cán bộ lãnh đạo như thế nào. Người cho rằng huấn luyện cán bộ là việcgốc của Đảng. Người yêu cầu “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làmvườn vun trồng những cây quý báu” về phía bản thân cán bộ, người coi;“Cách mạng cũng là một nghề. Làm nghề gì cũng phải học, vậy làm cáchmạng cũng phải học”. Từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, Người trực tiếp mởlớp huấn luyện cán bộ. Giành được chính quyền, quy mô đào tạo huấnluyện huấn luyện cán bộ được mở rộng, người quan tâm chỉ đạo chặt chẽ.Khi ra đi, Người dặn lại: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là mộtviệc rất quan trọng và rất cần thiết”. Từ khi thành lập Đảng cho đến khimãi mãi đi xa, Người đã có rất nhiều chỉ dẫn cho việc huấn luyện cán bộ.Trước hết, Hồ Chí Minh xác định rõ mục đích của huấn luyện, đào tạo,giáo dục cán bộ. Đó làHọc để làm việcLàm ngườiLàm cán bộ.Học để phụng sự đoàn thể,Giai cấp và nhân dânTổ quốc và nhân loạiNgười chỉ ra học không để “trang sức” để rồi có ít lý luận mà mặc cảvới Đảng. Với tinh thần đó người dạy cũng như người học phải tự xác địnhđúng động cơ học để làm việc tốt hơn, học để trở thành người kiểu mẫu“Tức là người cán bộ”. Học để làm gì? Người trả lời “Học để sửa chữa tưtưởng”, “học để tu dưỡng đạo đức cách mạng”, “học để tin tưởng” và cuốicùng là “học để hành”Trong huấn luyện cán bộ, người nói nhiều đến những nguyên tắc,những phương châm huấn luyện mà đặc biệt lý luận phải đi đôi với thực tế,5học đi đôi với hành, huấn luyện phải thiết thực, không tham nhiều. Lý luậntheo Người là: “Sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợpnhững tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”,còn thực tế là “Các vấn đề mình phải giải quyết là mâu thuẫn của sự vật”“Huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng”. người yêu cầu,trong quá trình huấn luyện cán bộ phải hiểu rõ người học để “nâng cao khảnăng và cải tạo tư tưởng” cho họ, “phải huấn luyện” cho họ. Người đã nêurõ: Ta vẫn đứng một phía bài bản mà thuyết trình lý luận, còn tư tưởng củahọc viên như thế nào ta chưa biết và có biết thì cũng chưa có lòng dũng cảmđể phê phán giúp họ sửa chữa. Lý luận liên hệ thực tế trước hết phải liên hệvới bản thân, liên hệ để cải tạo bản thân người học.Bác coi “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Huấn luyện cánbộ có nhiều cách, có thể huấn luyện tại địa phương, hoặc có thể tập trung huấnluyện dài hơn. Tùy từng loại và công việc của cán bộ mà huấn luyện, “làm việcgì, học việc ấy”. Học lý luận phải liên hệ với thực tế và gắn liền với thực tiễn.Nếu học lý luận mà đem triết lý khô khan nhồi nhét cho họ, học xong, họ khôngbiết đem lý luận đó vào đâu, vào công việc gì, “thế là lý luận suông, vô ích”.Cho nên học lý luận phải nghiên cứu công việc thực tế, vận dụng vào công tácthực tiễn “thế là lý luận thiết thực, có ích”.Bác dạy: Học để làm việc. Làm người. Làm cách mạng… Học mà không biếtlàm việc là vô cùng lãng phí, là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.Một trong những trọng tâm mà Bác nhấn mạnh đó là “cách đối với cán bộ”.Người dạy: “Phong trào giải phóng sôi nổi, nảy nở ra rất nhiều nhân tài ngoàiĐảng. Chúng ta không được bỏ rơi họ, xa cách họ. Chúng ta phải thật thà, đoànkết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gũi họ, đem tài năng của họgiúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước” nhưng đồng thời phải tẩy sạchcác bệnh kiêu ngạo, hẹp hòi, bao biện… với cán bộ. Bác có 5 cách:6Một là, chỉ đạo tức là thử thách, giao công việc cho họ để họ tự thân vậnđộng, phát triển năng lực sáng tạo sao cho đúng với đường lối của Đảng, chínhsách của Chính phủ.Hai là, nâng cao tức là luôn tạo điều kiện cho họ học tập về lý luận, vềphong cách và tư tưởng để năng lực của họ ngày càng tiến bộ.Ba là, kiểm tra thường xuyên, xem xét và uốn nắn những khuyết điểm củacán bộ, không để đến lúc thất bại mới kiểm tra.Bốn là, cải tạo tức là khi cán bộ sai lầm thì thuyết phục, chỉ bảo cho họsửa chữa, tạo cơ hội cho họ phát triển. Việc xử phạt cán bộ phải đúng và nghiêmkhắc, không mơn trớn, bao che, nhưng cũng không định kiến, trù dập, “ngườiđời ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm”, “nếu để khuyết điểm trởnên to tát rồi mới đem ra chỉnh một lần”, thế là “đập” cán bộ. Cho nên “phải yêuthương cán bộ, luôn chú ý đến công tác của họ. Hễ thấy khuyết điểm thì giúp đỡhọ sửa chữa ngay, để vun trồng cái thói có gan phụ trách, có gan làm việc, thắngkhông kiêu, bại không nản của họ”.Năm là, giúp đỡ cán bộ [bây giờ chúng ta gọi là chính sách cán bộ], phảichăm lo đến điều kiện sống của cán bộ và gia đình, ốm đau bệnh tật phải cóthuốc thang… Điều này cũng hết sức quan trọng. Nếu cán bộ tích cực mà tinhthần không thoải mái, điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn thì sẽ hạn chế pháthuy năng lực của họ.Bác khuyến khích những cán bộ có gan đề ra ý kiến, có gan nói, gan làm vìmục đích có lợi cho Đảng, cho dân, cho Tổ quốc, còn nếu cán bộ không nói,không phê bình, thậm chí còn tâng bốc cấp trên thì đó là một hiện tượng rất xấu.Những người chính trực, do đó sẽ không dám nói: “Thế là mất hết dân chủ trongĐảng. Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lònguất ức mà không dám nói ra…”. Cất nhắc cán bộ phải tuân thủ một trình tự.Trước khi trao nhiệm vụ cần phải trao đổi kỹ với họ. Trong công tác cán bộkhông nên tự tôn, tự đại, mà phải lắng nghe, phải hỏi ý kiến cấp dưới “Nếu ý7kiến của họ không đúng, ta nên dùng thái độ thân thiết, giải thích cho họ hiểu.Quyết không nên phùng mang, trợn mắt, quở trách, giễu cợt họ”. “Nếu vì lòngyêu ghét, vì thân thích, nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôithôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào…”Hồ Chí Minh yêu cầu rất cao đối với công tác cán bộ đó là Phải “hiểu rõvà đánh giá đúng cán bộ”. Bởi vì có hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới bố trívà sử dụng đúng cán bộ. Có hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới phát hiện đượcđúng ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ xấu, có tài và ai bất tài. Có hiểu rõ và đánh giáđúng cán bộ thì việc đề bạt cán bộ mới tránh được những thiếu sót, sai lầm. cóhiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới kích thích được mặt tích cực và hạn chếđược mặt tiêu cực trong con người cán bộ.Muốn đánh giá đúng cán cán bộ phải căn cứ vào những chuẩn mực nhấtđịnh. Những chuẩn mực đó có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của từnggiai đoạn, từng thời kỳ cách mạng.Phải “Khéo dùng cán bộ” khéo dùng cán bộ ở chỗ đặt người đúng việc, vìviệc mà đặt người, chứ không phải vì người mà đặt việc, tức là “nồi tròn úpvung tròn” chứ không thể “nồi tròn úp vung vuông”. Người thường căn dặn“Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúpngười chữa chỗ dở. Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to,nhỏ, thẳng cong đều tùy chỗ mà dùng được”.Khi Đảng ta mới cầm quyền, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược còn biết bao gian khổ, khó khăn, nhưng một trong những nội dung hết sứcquan trọng là cán bộ và công tác cán bộ của Đảng đã được Bác đề cập chi tiết, tỉmỉ, với một quy trình khoa học. Điều ấy không chỉ có tác dụng tức thời mà còncó tác dụng muôn đời. Công tác cán bộ của Đảng cần phải vì lợi ích của Đảng,của dân, vì nhiệm vụ chính trị để xem xét, bổ nhiệm cán bộ có đủ đức, tài, có đủtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm,8thẳng thắn, trung thực vào vị trí xứng đáng. Có như vậy, sự nghiệp của Đảngmới thành công.Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy,Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quýbáu. Phải coi trọng nhân tài, trọng dụng cán bộ, trọng mỗi một người có ích chocông việc chung của chúng ta”.Muốn dùng cán bộ trước hết phải hiểu biết cán bộ. Muốn hiểu biết cán bộtrước hết phải tự biết mình thì mới biết đúng sự phải trái của người ta. Nếukhông biết sự phải trái của mình thì chắc không nhận rõ cán bộ tốt hay xấu. HồChí Minh phê phán những chứng bệnh mà người lãnh đạo hay mắc phải là: Tựcao, tự đại, ưa người ta nịnh mình; đem lòng yêu ghét mà đối với người; đemmột cái khuân khổ chật hẹp nhất định mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau.Người lãnh đạo phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kínhmàu, không bao giờ thấy rõ cái mặt thật trong những cái mình trông. Hồ ChíMinh cũng phê phán những bệnh thường mắc phải trong công việc dùng cán bộnhư: ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắnhơn những người ngoài. Ham dùng những kẻ khéo nịnh mình mà chán ghétnhững người chính trực. Ham dùng những người tính tình phù hợp với mình màtránh những người tính tình không hợp với mình. Kết quả là họ làm bậy màmình vẫn cứ bao dung, che tính tình phù hợp với mình mà tránh những ngườitính tình không hợp với mình. Kết quả là họ làm bậy mà mình vẫn cứ bao dung,che chở, bảo hộ, khiến cho họ ngày càng hư hỏng. Còn đối với những ngườichính trực thì bới lông tìm vêt để trả thù. Như thế, cố nhiên làm hỏng cả danhgiá của người lãnh đạo.Hồ Chí Minh nêu lên bốn tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ đó là:Thứ nhất: là những người tỏ ra trung thành và hăng hái trong công việc vàtrong đấu tranh.9Thứ hai: là những người có quan hệ mật thiết với dân, hiểu biết với dân,luôn chú ý đến lợi ích của dân. Như thế dân mới tin cậy và nhận cán bộ đó làngười lãnh đạo của họ.Thứ ba: là những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề trong hoàncảnh khó khăn. Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là ngườilãnh đạo. Người lãnh đạo đúng cần phải: khi thất bại không hoang mang, khithắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết gan góc không sợ khókhăn.Thứ tư: là những người luôn giữ đúng kỷ luật.Trên cơ sở những tiêu chuẩn đó mà lựa chọn cán bộ và phải biết cáchdùng cán bộ cho đúng. Theo Hồ Chí Minh, người lãnh đạo phải có độ lượng vĩđại thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công, vô tư, không thành kiến,khiến cho cán bộ không khỏi bị bỏ rơi.Phải có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gũi với những người mìnhkhông ưa. Phải có tính chịu khó mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây mà xa cách cánbộ tốt. Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình.Muốn cho cán bộ yên tâm làm việc, theo Người, phải có gan cất nhắc cán bộ.Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêmhăng hái. Như thế công việc nhất định chạy. Nếu vì có lòng yêu ghét, vì thânthích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên những lôi thôi trongĐảng. Như thế là có tội với Đảng, với đồng bảo. Phải khiến cho cán bộ có gannói, có gan đề ra ý kiến phê bình ưu, khuyết điểm của lãnh đạo. Như thế chẳngnhững không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà lại tỏ ra dân chủ, thậtthà trong Đảng. Phải khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc. Cónhiều việc hay, việc dở, một phần do cán bộ có đủ năng lực hay không, nhưngmột phần cũng do cách lãnh đạo có đúng hay không. Năng lực của con ngườikhông phải là hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà phần lớn là do tập luyện mà có.10Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũnghóa ra tài nhỏ.Cũng theo Hồ Chí Minh, trước khi giao công tác cho cán bộ, phải bàn bạckỹ với họ. Nếu họ gánh không nổi, chớ miễn cưỡng trao việc đó cho họ. Khi đãtrao cho họ thì cần phải chỉ đạo rõ ràng, sắp xếp đầy đủ, vạch rõ những điểmchính và những khó khăn có thể xảy ra. Một khi đã quyết định rồi thì thả cho họlàm, khuyên họ cứ cả gan mà làm và phải hoàn toàn tin họ. Nếu không tin cánbộ, sợ họ làm không được, rồi việc gì mình cũng nhúng vào, kết quả thànhchứng bao biện mà công việc vẫn không xong. Cán bộ thì vớ vẩn cả ngày, sinhra buồn rầu nản chí.Đối với cán bộ mắc sai lầm, theo quan điểm Hồ Chí Minh, ta không sợ sailầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa. Và càng sợ nhữngngười lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm. Cáchđúng, theo Người là người lãnh đạo phải giúp đỡ họ một cách chí tình, làm chohọ tự giác thấy được nguyên nhân của sai lầm và tác hại của nó, để có biện phápsửa chữa một cách tích cực và hiệu quả.Cán bộ là con người, vì vậy người cán bộ luôn chịu sự tác động của hoàncảnh lịch sử, xã hội nên khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trongmối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến ''một ngườicán bộ khi trước có sai lầm, không phải sẽ sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến naychưa bị sai lầm nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại vàtương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau... lúc cách mạng lêncao thì hăng hái, lúc cách mạng gặp khó khăn thì đâm ra hoang mang'' hoặc''nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phảixét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ''. Theo Người, phải lấy tiêu chuẩn đểđánh giá ''cán bộ nào, phong trào ấy''. Một người cán bộ tốt phải là người có đủđức và tài, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đức là đạo đức cách mạng, là cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư; tài là người có khả năng hành động, làm việc mang lạihiệu quả cao. Đức và tài phải thống nhất với nhau trong đó ''Đức là gốc''.11Một điều quan trọng nữa là người đánh giá cán bộ. Để đánh giá đúng, đòihỏi người đánh giá phải công tâm, vô tư, khách quan. Do đó, bản thân ngườiđánh giá cũng phải ''tự sửa mình'' để "nếu không biết sự phải trái của mình thìkhông thể nhận rõ cán bộ tốt hay xấu''. Đặc biệt đánh giá cán bộ phải dựa vàodân, lấy ý kiến của dân, đem ra tập thể bàn bạc và đi đến thống nhất.Đánh giá đúng cán bộ để Đảng có kế hoạch huấn luyện cán bộ vì ''cán bộ làtiền vốn của Đảng'', ''công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém'', “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh,rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc, càng màicàng sáng, vàng càng luyện càng trong”.Người căn dặn 5 vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện khi dùngngười:''Mình phải độ lượng, vị tha thì mới có thể đối với cán bộ một cách chícông -vô tư, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi''; ''Phải có tinhthần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa”; ''Phải có tínhchịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiếnbộ''; ''Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt'';''Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình''.Đồng thời, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ vàthường xuyên luân chuyển cán bộ, chống bệnh ích kỷ, địa phương, kéo bè, chiarẽ phái này phái kia ''phải kết thành một khối không phân biệt, không kèn cựa vàgiúp đỡ nhau thì công việc mới chạy”. Trong quá trình sử dụng cán bộ phảithường xuyên đánh giá để kịp thời uốn nắn, sửa chữa khuyết điểm cho cán bộ vàbố trí lại cán bộ khi cần thiết.Bố trí, sử dụng cán bộ thế nào cho đúng để họ phát huy hết năng lực,phẩm chất, làm việc đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề rất quan trọng trong côngtác lãnh đạo của Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ cóthể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”.12Do lẽ, mỗi cán bộ đều có thế mạnh, năng lực sở trường của mình. Sựchuyên sâu về nhiệm vụ chuyên môn là nhân tố giúp cán bộ hoàn thành tốtnhiệm vụ. Vì vậy, Bác cho rằng cần khắc phục kiểu sử dụng cán bộ “thợ rèn thìbảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”. Người yêu cầu “Tài to ta dùng làmviệc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vàoviệc ấy”. Khi cất nhắc, đề bạt mà xét thấy cán bộ không có khả năng đảm đươngcông việc “cần phải bàn kỹ với cán bộ. Nếu họ gánh không nổi, chớ miễn cưỡngtrao việc đó cho họ. Khi đã trao cho họ phải hoàn toàn tin họ”.Theo Bác sau khi đã cất nhắc phải giúp đỡ họ, khuyên gắng họ, vun trồnglòng tự tin, tự trọng của họ. Nhưng “thương yêu không phải là vỗ về, nuôngchiều, thả mặc” mà “phải luôn luôn dùng lòng thân ái mà giúp đỡ, lãnh đạo cánbộ. Giúp họ sửa chữa những chỗ sai lầm. Khen ngợi họ lúc họ làm được việc vàphải luôn luôn kiểm soát cán bộ”. Do đó, phải thường xuyên theo dõi, giáo dụcquản lý, kiểm tra uốn nắn những khuyết điểm, sai lệch ở cán bộ.Khi bố trí, sử dụng cán bộ phải luôn coi trọng nguyên tắc “đức là gốc, tàilà quan trọng”. Ngoài việc căn cứ vào tiêu chuẩn, còn phải căn cứ vào kết quảhoàn thành nhiệm vụ làm thước đo. Coi trọng việc theo dõi, giám sát của quầnchúng làm căn cứ để bố trí, sử dụng cán bộ. Theo Bác, quần chúng “họ chẳngnhững trông thấy những người tốt, việc tốt, mà họ cũng trông thấy những ngườixấu, việc xấu trong Đảng”. Do đó “khi cất nhắc một cán bộ, mà phải xét rõngười đó có gần gũi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phụckhông”.Bác chỉ rõ: khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêmnhiều. Nên chăng định kỳ cần có cơ chế đánh giá, thẩm định kết quả thực hiệnnhiệm vụ của cán bộ trong thời gian giữ chức vụ đó, một mặt “hiểu biết cán bộ”khuyến khích mặt tốt, mặt khác cũng cảnh báo chỉ ra những hạn chế, khuyếtđiểm để cán bộ khắc phục sửa chữa. Tạo lập cơ chế thưởng phạt nghiêm minh,khách quan, công bằng để khuyến khích cán bộ phấn đấu, rèn luyện trưởngthành.13Cuối cùng, Hồ Chí Minh kết luận: Cách đối xử với cán bộ là một điểmtrọng yếu trong tổ chức công việc. Cách đối xử có khéo, có đúng thì mới thựchiện được nguyên tắc vấn đề “cán bộ quyết định mọi việc”. Phê bình, xử phạt,cho đúng chẳng những không làm mất thể diện và uy tín của cán bộ, của Đảng,trái lại, còn làm cho sự lãnh đạo đó mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó mà uytín thể hiện càng tăng thêm.Cán bộ là cái gốc của công việc do đó việc lựa chọn người lãnh đạo, cán bộtài giỏi, đủ đức đủ tài là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đối với sựphát triển của mỗi quốc gia. Từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủnghĩa ở nước ta, cần sử dụng những cán bộ có đầy đủ phẩm chất và năng lực.Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội mà đào tạo, bồidưỡng, cán bộ, sử dụng cán bộ đúng lúc, đúng sở trường. Căn cứ vào yêu cầucông tác và sự đánh giá đúng cán bộ trên tinh thần thu hút nhân tài và có chínhsách đãi ngộ thỏa đáng.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ có nội hàm hết sứcphong phú nên cần được nghiên cứu ở nhiều phương diện. Song, cần khẳngđịnh: Đánh giá cán bộ, sử dụng cán bộ là cả một vấn đề khoa học và nghệ thuật,và phải luôn ghi nhớ lời Bác dạy: “Công việc thành hay bại đều từ cán bộ màra''.Cán bộ là cái gốc của công việc do vậy việc xây dựng đội ngũ cán bộ làmột nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời, Người khôngngừng chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ cho Đảng đủ Đức và Tàiđể phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Do vậynhững quan điểm, tư tưởng và lời căn dặn của người trong tác phẩm sửa đổi lốilàm việc vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn hiện nay và mai sau.

Video liên quan

Chủ Đề