Vì sao cây trồng trong nhà bị úng

Ngày:19/09/2018 lúc 15:50PM

>>> cách khắc phục một số căn bệnh khi trồng rau tại nhà?

>>> trộn đất và cải tạo đất trồng rau như thế nào?

>>> cách trồng cải bẹ mào gà?

Trong quá trình trồng và chăm sóc vườn rau sạch tại nhà của mình, đôi khi các bạn gặp phải hiện tượng các chậu rau tự nhiên bị héo và sau đó chết dần, đó chính là do ngập úng nước gây thối rễ. Vì vậy để giúp các bạn biết được cách xử lý khi rau trồng của nhà mình gặp phải tình trạng này, nông nghiệp phố chia sẻ một số thông tin trong bài viết này để các bạn tham khảo.

Tác nhân và xử lí khi cây rau bị úng nước

Khi bị úng nước, lá cây bắt đầu vàng, uốn cong và rụng dần. Cây bị ngập úng lâu sẽ chết là vì thiếu lượng oxi nên sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ sẽ theo cơ chế thụ động [ thẩm thấu], mà như vậy thì sẽ tích lũy chất độc hại làm chết tế bào lông hút ở rễ và sẽ không có khả năng tạo ra tế bào lông hút mới, từ đó không hấp thu nước được, lá bị ú rụng.

Ngập úng gây nên hiện tượng đất bão hòa độ ẩm, hàm lượng oxy trong đất giảm, hàm lượng CO2 và các loại khí độc trong đất đối với cây trồng tăng lên. Điều này đã tác động đến quá trình trao đổi chất của cây trồng và đặc biệt là nhóm cây trồng cạn.

Cách khắc phục khi cây bị úng nước

 - Sau ngập úng, đối với cây trồng bị ngập nhẹ, còn khả năng phục hồi cần tiến hành tiêu nước kết hợp tạo sự thông thoáng cho đất để cung cấp oxy cho rễ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhanh chóng phục hồi và áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng ngừa sâu bệnh hại tấn công.

- Đối với các loại cây trồng trong chậu tiến hành khơi thông hệ thống thoát nước, nâng cao âu chậu nếu có thể. Tiến hành rửa sạch bùn, đất bám vào lá, cành và kết hợp cố định cây trồng ổn định để hạn chế long gốc, hư hại bộ rễ.

- Phá váng mặt đất sau khi nước đã rút, độ ẩm trong đất giảm bằng cách tiến hành xới nhẹ lớp đất mặt giúp đất và gốc cây được thông thoáng, kết hợp cắt bỏ những bộ phận lá, cành đã bị hư hỏng do bị ngập trong nước lâu ngày.

- Bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại: Sau ngập úng, nên bón các loại phân vô cơ, các loại phân qua lá giàu đạm, lân, vi lượng để cây nhanh chóng phục hội, hạn chế tối đa việc bón các loại phân hữu cơ vào đất.

- Tùy theo các giai đoạn phát triển của cây trồng để chúng ta lựa chọn loại phân bón cho phù hợp, kết hợp việc bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng phục hồi, cần tiến hành áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh hại.

Phòng ngập úng cho cây là cách dễ thực hiện hơn việc xử lý khi cây ngập úng. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng viên đất nung SFARM để phòng ngập úng cho cây như sau:

Các bước thực hiện tránh ngập úng cho cây bằng viên đất nung như sau:

Bước 1. Lót đát chậu trồng cây 1 lớp viên đất nung SFARM dày khoảng 5cm. Tùy vào đáy chậu trồng cây to hay nhỏ mà dùng hạt viên đất nung kích thước 5-10mm hoặc 10-20mm cho phù hợp.

Bước 2. Tiến hành cho đất trồng cây lên phía trên lớp đất nung và trồng cây vào bình thường.

Bước 3. chăm sóc và tưới nước cây như bình thường. Để thoát nước tốt hơn, bạn nên kê chậu trồng cây cách mặt đất 3-4cm để nước thoát ở đáy chậu tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Viên đất nung SFARM tại đây.

Hiện nay, cây cảnh văn phòng trở thành một xu hướng tất yếu trong các doanh nghiệp, không chỉ bởi yếu tố thẩm mỹ, phong thủy mà còn giúp cải thiện không khí. Tuy nhiên, không ít trường hợp, xuất hiện dấu hiệu cây bị úng nước. Vậy nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp phòng chống như thế nào?

Cung cấp quá nhiều nước sẽ khiến cây bị úng và không thể thực hiện quá trình trao đổi khí. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng úng nước của cây. Tin tốt là bạn có thể khắc phục tình trạng này. Sau khi xác định được mức hư hại của cây, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau đây. Tôi đảm bảo bạn bạn sẽ cứu được cây trồng của bạn. Cùng chaucayxuatkhau giải quyết vấn đề mà bạn đang vướng mắc nhé…

Nhận biết dấu hiệu cây bị úng nước

Biểu hiện cây bị úng nước: cây không phát triển

Dấu hiệu đầu tiên đó là bạn có thể theo dõi thấy cây trồng của bạn không phát triển và xuất hiện đốm nâu trên cây. Bạn nên biết rằng khi cây bị úng nước thì phần rễ của cây sẽ không thể đưa các chất dinh dưỡng lên các bộ phận khác của cây trồng. Vậy nên bạn theo dõi thấy cây trồng không phát triển lá non, ngoài ra cành cây và lá già đang héo và chết dần. Nếu hiện tượng này xảy ra khi bạn vẫn tưới nước đều mà cây vẫn chết dần như vậy thì chỉ có thể là do bạn đã tưới quá nhiều nước.

Dấu hiệu cây bị úng: rêu mốc và mùi hôi

Dấu hiệu thứ hai của cây bị úng nước đó là bạn nên tìm xem quanh gốc cây và bề mặt đất xuất hiện những đám rêu không. Chúng có màu xanh hoặc trắng mọc thành từng đám nhỏ và sẽ lan rộng ra quanh gốc cây. Đây là biểu hiện đáng lo vì có thể cây trồng của bạn đang bị ngập nước. Ngoài ra bạn có thể thấy cả mùi thối rữa bốc lên của rễ cây do nước đọng quá lâu nữa, đó cũng cách nhận biết cây đã bị ngập nước.

Dấu hiệu cây bị úng nước: Lá cây chuyển màu

Dấu hiệu tiếp theo nếu cây trồng của bạn bị ngập nước bạn có thể dễ dàng kiểm tra bằng mắt xem lá cây có chuyển màu sang xanh nhạt hoặc có màu vàng loang lổ ra khắp bề mặt lá. Nếu hiện tượng này xảy ra do quá trình quang hợp của cây đã không diễn ra được và cây sẽ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khiến màu của lá cây bắt đầu chuyển màu.

Nguyên nhân và tác động tiêu cực khi cây bị úng nước

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng úng nước

  • Tưới quá nhiều nước so với thể tích chậu, đất trồng và nhu cầu của cây
  • Giá thể bết, không tơi xốp và giữ nước, từ đó làm tịch tụ muối trong đất gây hại cho cây trồng
  • Chậu trồng cây không có lỗ thoát nước, thoát nước kém

Những tác động tiêu cực của úng nước tới sự phát triển của cây

  • Cây khó trao đổi khí và hấp thụ các chất do đất thiếu oxi
  • Quá nhiều nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật yếm khí phát triển. Điều này dẫn đến việc hình thành acid hữu cơ, CO2 và các chất độc hại cho cây
  • Sự phát triển của các loại nấm bệnh gây hại

Xử lý ngay khi phát hiện dấu hiện cây bị úng nước

Bước 1: Đưa chậu cây trồng vào bóng râm

Khi cây có biểu hiện bị úng, bạn nên tạm ngưng việc tưới nước và đưa cây vào bóng râm. Việc này sẽ giúp bảo vệ lá và thân của cây. Đồng thời cũng giúp hạn chế sự mất nước. Lúc này, rễ không còn khả năng hút nước nên nếu đặt dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm ngọn, lá cây dễ bị héo hơn.

Bước 2: Đưa cây ra khỏi chậu

Vỗ nhẹ thành chậu để lớp đất bung ra khỏi rễ. Sau đó nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu, tránh làm đứt rễ cây. Từ từ bóc bỏ lớp đất cũ và phủi sạch đất bám trên rễ để không làm hư hại rễ cây. Việc lấy cây ra khỏi chậu sẽ giúp cây nhanh khô hơn. Sau đó mới tiến hành thay đất, thay chậu và hồi phục cây.

Nếu đất có dấu hiệu mốc hoặc rêu bạn không nên sử dụng lại. Đất có mùi thối rữa cùng nên vứt bỏ do trong đó còn sót lại nhiều rễ thối.

Bước 3: Xử lý cây bị úng nước

Cây bị hư rễ sẽ có những đoạn màu nâu, bị dập và có mùi thối rữa thì cần được cắt tỉa. Bạn nên loại bỏ những phần rễ mục và chỉ giữ lại phần khỏe mạnh màu trắng và rắn chắc.

Nếu như rễ bị mục hoàn toàn, thì khả năng cứu được cây là rất khó. Cách duy nhất là cắt tỉa rễ đến sát phần gốc và trồng lại. Tuy nhiên, tỷ lệ cây có thể phục hồi như ban đầu là rất thấp.

Tiếp theo, bạn tỉa bỏ bớt các lá và cành chết. Các cành lá màu nâu và khô nên cắt tỉa trước. Vừa cắt bỏ đi nhiều rễ  và vừa cắt bớt một số phần khỏe mạnh của cây để dinh dưỡng tập trung nuôi những phần chính trước.

Bạn cũng giữ lại một lượng lá phù hợp cho chậu trồng cây cảnh và cắt tỉa bớt để phù hợp với kích thước bộ rễ sau khi đã xử lý. Bạn có thể bỏ đi lượng cành lá tương đương với số rễ bị cắt nếu như không chắc chắn.

Bước 4: Thay đất mới

Chọn loại giá thể tơi xốp sẽ giúp kiểm soát tình trạng giữ nước. Bạn cũng có thể sử dụng một lớp giá thể viên đất nung lót dưới đáy chậu. Sử dụng chậu cây cảnh có nhiều lỗ thoát nước. Việc dùng khay hứng nước để giúp bề mặt đặt chậu không bị bẩn, bết cho nước thừa chảy ra. Từ đó giúp bộ rễ được bảo vệ hiệu quả.

Nếu chậu cũ có lỗ thoát nước tốt, bạn vẫn có thể tận dụng bằng cách dùng xà phòng rửa sạch và loại bỏ phần rễ thối, nấm, mốc bám trên chậu.

Bước 5: Trồng cây vào chậu

Đặt cây vào chậu mới và tiến hành lấp đất quanh rễ để cố định vị trí của cây. Bạn nên che lá cây lại nếu như thời tiết quá nắng nóng. Cách này giúp lá cây giữ được nước mà không cần tưới ẩm cho đất quá nhiều. Khi lớp đất bề mặt bị khô thì tưới thêm nước cho cây. Bạn nên kiểm tra đất thật kỹ trước khi trồng cây vào chậu.

Bước 6: Phục hồi chậu trồng cây cảnh bị úng rễ

Khi bề mặt đất đã khô ráo, tưới trực tiếp vào đất để nước đến được rễ cây.

Tưới trực tiếp nước vào đất để nước đến được rễ cây khi bề mặt đất đã khô ráo. Sau khoảng 7-10 lần tưới cây sẽ hồi phục hoàn toàn. Khi bộ rễ ổn định, bạn có thể tiến hành bón phân với liều lượng vừa đủ. Nên bón khi trên thân bắt đầu xuất hiện chồi non. Nếu bón quá sớm, có thể làm bộ rễ bị tổn thương và dẫn đến ngộ độc phân bón.

Biện pháp phòng chống rễ bị úng nước

Đầu tiên trước khi trồng và chăm sóc cây đầu tiên nên tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của cây để biết được lượng nước cần thiết cho cây trồng. Đồng thời kết hợp với những yếu tố dưới đây để giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, tránh tình trạng rễ bị úng nước:

  • Theo dõi quan sát những biểu hiện trên để có những biện pháp phòng trừ sớm. Chú ý kiểm tra đất trước khi tưới nước cho cây.
  • Dùng tay chạm vào đất nếu có độ dính thì chứng tỏ đất vẫn còn đủ độ ẩm cho cây.
  • Sử dụng đá Perlite hay Viên đất nung trộn vào giá thể để giúp cây thoát nước một cách tốt nhất. Giữ ẩm tốt giúp hạn chế được công tưới nước. Giữ lượng nước và độ ẩm cho cây ở trạng thái phù hợp.
  • Cách chọn chậu trồng cây cảnh tốt để hạn chế tình trạng úng nước. Chậu trồng cây cảnh là một yếu tốt quan trọng ảnh hưởng tới độ thoát nước của cây. Những chậu có đế cao, bố trí nhiều lỗ thoát nước sẽ giúp cây tránh được tình trạng ngập úng.

Phần chia sẻ “dấu hiệu cây bị úng nước” đã giúp đọc giả hiểu hơn về tình trạng rễ cây bị úng nước. Hy vọng bạn có thể tự phục hồi cho cây cảnh của mình và có biện pháp phòng chống thích hợp về sau.

Video liên quan

Chủ Đề