Vì sao có thai lại ốm nghén

Tiền sử của các bệnh hiện nay cần lưu ý đặc biệt những điểm sau:

  • Khởi phát và thời gian nôn

  • Các yếu tố làm trầm trọng thêm và giảm bớt

  • Nôn kiểu gì [ví dụ, máu, nước, mật] và số lượng nôn ra

  • Tần suất [theo đợt hoặc liên tục]

Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm tiêu chảy, táo bón, và đau bụng. Nếu có đau, hãy tìm điểm đau, hướng lan và mức độ đau. Người khám cũng nên hỏi về những tình huống mang tính chất xã hội có thể ảnh hưởng đến thai phụ như những lý do xã hội và gia đình [liệu cô ấy có phải làm việc hay phải chăm con].

Tiền sử y khoa bao gồm những câu hỏi về ốm nghén hoặc chứng ồm nghén nặng trong những lần mang thai trước đây. Quan tâm về tiền sử phẫu thuật bao gồm các phẫu thuật ổ bụng đã từng diễn ra để loại trừ trường hợp tắc ruột cơ học.

Kiểm tra các loại thuốc mà bệnh nhân dùng [ví dụ, các hợp chất chứa sắt, thuốc nội tiết] để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trong lúc mang thai.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát theo dõi trên hơn 850.000 phụ nữ mang thai. Dữ liệu thu thập được cho thấy bà bầu nào trải qua những cơn buồn nôn, ói mửa sẽ ít có nguy cơ đối diện với vấn đề sẩy thai. Hơn nữa, họ cũng sinh ra những bé con khỏe mạnh hơn. Đặc biệt chỉ 6,4% trong số đó không may mắn gặp phải tình trạng sinh non, còn đâu tất cả đều sinh nở rất suôn sẻ và bình thường.

Nghén khi mang thai đem đến lợi ích bất ngờ cho bé con trong bụng

Ốm nghén là tình trạng gây ra do sự gia tăng đột ngột của hormone gonadotropin, được phóng thích ồ ạt từ nhau thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thông thường bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu nghén đâu đó khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, và những cơn ốm nghén bắt đầu giảm dần và dừng ở cuối tam cá nguyệt đầu tiên.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các biểu hiệu ốm nghén có thể kéo dài đến tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc thậm chí không may mắn là dai dẳng cho tới khi lâm bồn mới “buông tha” mẹ bầu.

Nếu bạn đang mang thai trong 3 tháng đầu, nhưng lại không thấy mình có bất cứ dấu hiệu nào của ốm nghén, không việc gì phải quá lo lắng, đôi khi lại là may mắn đấy chứ. Ốm nghén thật sự đem đến những cảm giác chẳng dễ chịu chút nào, ăn không ăn được, ngửi cũng không xong và rất nhiều những hệ lụy khác. Nhất là khi bạn ốm nghén nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và ăn uống thường ngày.

Khi đó, không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, mà cả sự phát triển của thai nhi cũng bị tác động tiêu cực không kém. Do đó quan trọng nhất là biết cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, luyện tập lành mạnh và khoa học, đặc biệt không bỏ qua lịch thăm khám thai kỳ. Đi thăm khám và tư vấn nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về tình trạng ốm nghén của bạn.

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chính gây ra ốm nghén vẫn chưa được khoa học tìm ra nhưng một số nguyên nhân dự đoán có thể gây ra triệu chứng ốm nghén là do nội tiết & hormone của người phụ nữ mang thai biến đổi một cách sâu sắc ngay từ đầu thai kỳ, cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này gây ra ốm nghén. Hơn thế nữa, khi mang thai khứu giác trở nên nhạy cảm với một số mùi, khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn mang thai và không hề nguy hiểm như nhiều mẹ vẫn nghĩ.

Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và là triệu chứng phổ biến của các mẹ bầu. Một số dấu hiệu của ốm nghén là: buồn nôn, hay nôn, mệt mỏi, khó chịu, không ăn uống được… Những triệu chứng này thường sẽ chấm dứt sau 3 tháng đầu và không để lại bất cứ hậu quả gì. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ vẫn còn có những quan niệm sai lầm về ốm nghén gây ra sự lo lắng không đáng có. Nghén không gây hại cho thai nhi, nhưng nếu nôn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và từ đó ảnh hưởng đến thai.

Các biện pháp làm giảm ốm nghén.

Để giảm bớt triệu chứng khó chịu của nghén, thai phụ hãy áp dụng các biện pháp sau:

–        Ăn chậm, thong thả và nhai kỹ. Chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, 6 đến 8 bữa một ngày. Tránh các thức ăn béo và nhiều gia vị.

–        Đói thường làm tăng cảm giác buồn nôn, ăn làm dịu những cảm giác khó chịu này. Do đó, các mẹ bầu phải luôn chuẩn bị sẵn bên mình những loại thức ăn tiện lợi như bánh quy, bánh mì nướng, những loại ngũ cốc, trái cây khô… Nghén có thể xuất hiện vào bất kỳ trong ngày, hãy ăn ngay khi cảm thấy sắp xảy ra triệu chứng.

–        Nếu nghén xảy ra vào nửa đêm, đừng ngại ngần hãy dậy và ăn ngay.

–        Nếu nghén xuất hiện vào buổi sáng, hãy nhắm nháp một ít thức ăn trước rồi ăn nhiều hơn sau 15 phút.

–        Luôn mang theo bên mình những loại thức ăn này để đề phòng đói gây buồn nôn vào bất cứ lúc nào.

–        Uống một tách trà gừng, ngửi chút hương bạc hà cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn.

–        Tránh căng thẳng, stress làm tăng triệu chứng nghén.

–        Nên uống nước thường xuyên để đề phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Uống bất cứ thứ gì mà dạ dày chấp nhận được, như nước lọc, nước trai cây, sữa… Uống nửa giờ trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn và nhớ phải uống từng ngụm nhỏ.

–        Do không ăn uống được nhiều các mẹ có thể bổ sung thêm vitamin cho bà bầu như Elevit hay Blackmores Pregnancy để đảm bảo đầy đủ chất cho cả mẹ và thai nhi. Các chất quan như: sắt, acid folic, Iodine, canxi là rất quan trọng và cần thiết cho bà bầu trong giai đoạn mang thai.

–        Tránh mùi “nặng”, nên mở cửa sổ thường xuyên, nên dùng quạt hút mùi khi nấu nướng để loại bỏ các mùi thức ăn.

Cần đi khám ngay khi bị nghén nặng.

Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng 

–        Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

–        Tiểu đường thai kỳ.

–        Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường.

–        Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng 

–        Khó kiểm soát, nôn mửa liên tục.

–        Mất nước và tiểu ít.

–        Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.

–        Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt.

Trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng, nôn quá nhiều khiến cơ thể bị mất nước và mất sức, ăn uống không được thì nên đi khám bác sĩ ngay. Một số triệu chứng nặng có thể xuất hiện như sau:

–        Không thể uống được hơn một lần trong ngày.

–        Nôn mửa trên 4 lần trong ngày.

–        Sụt trên 1 kg cân nặng.

–        Nôn kèm theo đau hoặc sốt.

Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó có tình trạng ốm nghén, buồn nôn và nôn mửa khiến nhiều bà bầu khổ sở. Vậy thực chất nghén là gì? Nghén có kéo dài không và có thể điều trị thế nào? Các chuyên gia sản khoa bệnh viện MEDLATEC sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc này.

1. Nghén là gì?

Nghén là tên gọi chung của tình trạng khó chịu thường gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu thai kỳ, gồm nhiều triệu chứng như: nôn, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ,… Biểu hiện nghén ở mỗi phụ nữ mang thai có thể khác nhau, một số người bị nghén ngủ, nghén chua hoặc nghén ngọt.

Nghén khiến mẹ bầu buồn nôn mệt mỏi

Nghén thường xuất hiện sớm ở tuần thai thứ 5 - 6, nặng nhất ở tuần thai thứ 9 và thường biến mất khi hết tuần thai 14. Nhưng ở khoảng 20% trường hợp nghén kéo dài hơn, có thể tới hết thai kỳ. Ở những thai phụ có cơ thể nhạy cảm, sức khỏe không tốt thì triệu chứng nôn nghén xuất hiện từ sớm, nghiêm trọng và khó kiểm soát, có thể cần nhập viện theo dõi và can thiệp y tế.

Dựa theo mức độ các triệu chứng nghén khi mang thai, có thể chia thành 2 nhóm sau:

1.1. Nhóm nghén thường

Có khoảng 80% phụ nữ mang thai thuộc nhóm này, nghĩa là biểu hiện nghén bình thường. Tình trạng cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn ói xuất hiện không quá thường xuyên [1 - 2 lần một ngày hoặc khi gặp tác nhân kích thích]. Cơ thể mệt mỏi nhưng vẫn có thể kiểm soát, vẫn có thể ăn uống sinh hoạt, thức ăn giữ được trong dạ dày.

Nhóm phụ nữ mang thai nghén thường không bị sụt cân, chỉ gặp tình trạng này trong những tuần thai kỳ đầu. Biểu hiện nôn ói mệt mỏi giảm sau 12 - 20 tuần hoặc sớm hơn.

Hầu hết phụ nữ mang thai bị nghén thường

1.2. Nhóm nghén nặng

Có khoảng 3% phụ nữ mang thai bị nghén nặng, họ thường xuyên bị nôn ói, mệt mỏi, không có sức lực. Do nôn ói quá nhiều nên thức ăn trong dạ dày không giữ được, cơ thể cũng không hấp thu được dinh dưỡng. Hơn nữa, mẹ bầu còn bị chán ăn, sụt cân tư 2 - 10kg đe dọa đến sự phát triển và sức khỏe thai nhi.

Cơ thể suy nhược cộng thêm mất nước, mất cân bằng điện giải ở phụ nữ nghén nặng nếu không được can thiệp sớm sẽ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi nguyên nhân gây nghén nặng không chỉ do thai kỳ mà còn do gặp vấn đề về dạ dày, đường ruột của thai phụ. Một số trường hợp mẹ bầu mang song thai hay có khối u tử cung sẽ cần được chăm sóc đặc biệt và dùng biện pháp giảm tình trạng nôn ói.

2. Triệu chứng và biến chứng của ốm nghén khi mang thai

2.1. Triệu chứng

Nghén mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên thường gặp khi gặp tác nhân kích thích như mùi, vị của thực phẩm, quần áo,… Thai phụ bị buồn nôn, nôn mửa.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ốm nghén thường bị thay đổi khẩu vị, một số người chán ăn, ăn không ngon, một số người đặc biệt thèm một số loại thực phẩm ngọt, chua.

Nghén khiến mẹ bầu thay đổi khẩu vị

Không chỉ thế, nghén thai kỳ còn khiến mẹ bầu luôn bị hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn cơ thể cảm thấy không đủ năng lượng cho sinh hoạt, công việc hàng ngày.

2.2. Biến chứng ốm nghén có thể gặp

Hầu hết trường hợp nghén khi mang thai chỉ xảy ra ở 1 thời kỳ nhất định, triệu chứng không nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Song số ít trường hợp, cảm giác buồn nôn, nôn không kiểm soát khiến họ sụt cân nghiêm trọng. Sau đó là tình trạng mất cân bằng điện giải, giảm cân nhanh, mất nước nghiêm trọng. Lúc này ốm nghén hoàn toàn có thể gây hại cho thai nhi.

Cần nhanh chóng tới cơ sở y tế khám và cấp cứu nếu nghén ở thai phụ xuất hiện những triệu chứng sau:

- Tim đập nhanh.

- Sốt cao.

- Sụt từ 1 - 2 kg trong thời gian ngắn.

- Nôn liên tục không ngừng, không thể ăn uống được.

- Choáng váng, ngất xỉu.

- Tiểu rắt, nước tiểu sẫm màu.

- Đau bụng.

- Thường xuyên đau đầu.

- Nôn ra máu.

- Xuất huyết âm đạo.

Trường hợp này, thai phụ cần sớm được nhập viện, truyền dịch tĩnh mạch để bù nước và dùng biện pháp ngăn chặn tình trạng nôn ói. Ngoài ra, nếu nghén khiến bạn không tăng cân bình thường khi mang thai hoặc nghén kéo dài đến 3 - 4 tháng thì cũng nên tới bệnh viện kiểm tra.

nghén nặng hoặc kéo dài bất thường nên được kiểm tra y tế

3. Xác định nguyên nhân gây ốm nghén

Không thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nghén khi mang thai, biểu hiện và mức độ ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp gồm: tăng hormone Estrogen và các hormone khác ảnh hưởng đến tiêu hóa và vị giác, đường huyết trong máu giảm do nuôi thai, gặp tác nhân có mùi gây kích thích,…

Các nhà khoa học đã tìm được mối liên hệ những người thường bị đau đầu, dị ứng, say tàu xe cũng dễ bị nghén nặng hơn khi mang thai. Một số yếu tố khác làm tăng tình trạng nghén như: Thể trạng sức khỏe yếu, làm việc quá sức, mang thai lần đầu, mang đa thai, sử dụng estrogen trước mang thai, người thừa cân béo phì, căng thẳng mệt mỏi,…

4. Có thể điều trị nghén không?

Nghén khi mang thai nhẹ thường không cần can thiệp điều trị nếu mẹ bầu vẫn có thể chịu đựng, ăn uống và sinh hoạt bình thường được. Tuy nhiên nếu cần thiết, các biện pháp điều trị dưới đây sẽ giúp bạn giảm triệu chứng khó chịu, mệt mỏi.

4.1. Sử dụng thuốc

Không có loại thuốc nhất định nào hiệu quả với tất cả thai phụ bị ốm nghén, thường bác sĩ sẽ thăm khám và lựa chọn thuốc có thể giúp bạn cải thiện tình trạng. Viên uống Vitamin bổ sung hoặc thuốc ngăn ngừa nôn có thể là thuốc không kê đơn hoặc kê đơn chứa các thành phần an toàn với mẹ và bé như:

- Thuốc kháng acid: giảm acid dạ dày và ngăn ngừa nôn.

- Thuốc kháng Histamine.

- Phenothiazine.

- Metoclopramid.

Lưu ý thai phụ không tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định bác sĩ.

Thai phụ chỉ dùng thuốc khi có chỉ dẫn bác sĩ

4.2. Biện pháp khác

Một số biện pháp thay thế cũng có hiệu quả cải thiện tình trạng nghén, buồn nôn và nôn mửa khi mang thai như

- Bổ sung Vitamin tổng hợp, đặc biệt là Vitamin B6.

- Châm cứu.

- Bấm huyệt.

- Xoa bóp.

- Ăn bánh mì khô, bánh quy mặn,…

Trước khi dùng các biện pháp này, thai phụ cũng cần trao đổi với bác sĩ.

Bên cạnh đó, để đảm bảo thai phụ nghén nhưng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh, an toàn, mẹ bầu nên thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như:

Siêu âm thai: Kiểm tra thai có phát triển bình thường và khỏe mạnh không.

Xét nghiệm máu: Xác định mẹ và thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay thiếu dinh dưỡng nào hay không?

Xét nghiệm nước tiểu: Xác định mẹ bầu có bị mất nước do nôn ói nhiều không?

Như vậy MEDLATEC đã cung cấp đầy đủ các thông tin nghén là gì, nên làm gì khi bị nghén và trường hợp nghiêm trọng cần nhập viện theo dõi. Để được tư vấn chăm sóc và xét nghiệm kiểm tra thai tốt hơn, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề