Vì sao học sinh miền nam học tệ

Nhiều thập niên qua cho đến hiện nay, cư dân các tỉnh luôn đổ xô về TP. Hồ Chí Minh để mưu sinh, lập nghiệp; trong đó, số người thành công hoặc ổn định được công ăn việc làm thì ít, số người thất bại và công việc bấp bênh thì rất nhiều. Thực trạng này đối với giới sinh viên của các trường đại học cũng không ngoại lệ. Bởi lẽ, họ đều có quan niệm chung, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa hàng đầu của cả nước. Họ có thể có điều kiện tiếp cận với nhiều mặt thuận lợi tiên tiến của thời đại, từ văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giao lưu với du khách ngoại quốc… Đặc biệt, môi trường học tập, nghiên cứu khoa học, hướng nghiệp… cho sinh viên rất tốt, quan niệm này là đúng.

Như vậy, có thể xem TP. Hồ Chí Minh là miền đất hứa cho các bạn trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Thật vậy, đối những ai có tâm quyết hướng nghiệp, định hướng đúng đắn cho hành trình của mình, tính kiên trì vượt những thử thách và khắc phục những điều kiện khó khăn trong cuộc sống… Nếu được như thế, các bạn sẽ vượt lên chính mình và biến ước mơ thành thực hiện. Vì lẽ, TP. Hồ Chí Minh là một trung tâm đô thị đầy năng động, sáng tạo và văn minh, nhưng cũng không kém phần thách thức và phức tạp… Người viết bài này, từng là sinh viên một trường đại học ở tỉnh nhà, rồi học ở TP. Hồ Chí Minh, và sau đó dạy một số trường đại học… Vì vậy, lời tâm tình này, với tư cách là một người bạn đã đi trước chi sẻ với các bạn trẻ đi sau vậy.

Môi trường sống làm việc và học tập dù ở tỉnh lẻ hay thành phố lớn đều có những thuận lợi và khó khăn riêng; có những thuận chiều và nghịch lý, có cái được và chưa được, có cái tốt và chưa tốt, cả thành công lẫn thất bại,… là những cặp phạm trù đối lập nhau luôn tồn tại thâm nhập nhau trong mỗi chúng ta. Cụ thể, các bạn sinh viên chọn học tại các trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều thuận lợi: tiếp cận cuộc sống văn minh hiện đại nhanh so với ở tỉnh, nhiều thầy giỏi và bạn bè trong môi trường học tập cả kinh nghiệm thực tiễn, phương tiện và điều kiện học tập và nghiên cứu tốt hơn ở tỉnh; đặc biệt, học và trau dồi ngoại ngữ cũng tốt hơn ở tỉnh [có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài]… Sinh viên dễ trưởng thành và có nhiều cơ hội tìm việc làm tốt sau khi tốt nghiệp ra trường, nếu đích thực học tập nghiêm túc.

Thế nhưng, những khó khăn và phức tạp đối với sinh viên không phải là ít và nhỏ khi học tại thành phố lớn. Trước tiên, tuổi trẻ mới xa gia đình hòa nhập và tiếp cận vào môi trường mới, cuộc sống sinh hoạt và học tập đều mới; bản thân phải độc lập, không gần gũi gia đình như trước. Kế đến, cuộc sống ăn ở [nhà trọ, ký túc xá], chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, những ảnh hưởng của khách quan như tệ nạn xã hội, cá nhân với cá nhân và tập thể… Cuối cùng, chi phí học tập và sinh hoạt trong những năm đại học tại TP.HCM có thể so gấp nhiều lần với sinh viên học trường đại học ở tỉnh. Đối với sinh viên ở miệt tỉnh lên TP. Hồ Chí Minh học đại học, không phải gia đình nào cũng có đủ khả năng về tài chính lo từ “A đến Z” một cách dễ dàng; nhưng khi con mình muốn thì cha mẹ phải “gồng mình” mà lo toan, thậm chí vay nợ, bán đất...; còn kết quả sẽ trả lời sau [?]. Nếu như những bạn trẻ có nguyện vọng chính đáng, khả năng và tâm quyết có thể thành đạt, thì sự cố gắng đầu tư của gia đình như được bù lại thỏa đáng. Nhưng ngược lại, không phải ai có nguyện vọng hoặc thị hiếu “model” học ở thành phố lớn đều thành đạt. Hơn thế nữa, trừ những sinh viên học lực loại giỏi ở những trường nổi tiếng, với những sinh viên học lực loại trung bình sau khi tốt nghiệp ra trường không phải ai cũng dễ tìm một việc làm tốt ở thành phố, cũng như khi trở về tỉnh nhà.

Thực trạng sinh viên theo học một số trường đại học, cao đẳng ở TP. Hồ Chí Minh đã không thành đạt như mong mỏi của phụ huynh. Nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, như những em tiêu xài “đắt đỏ” nên đi làm thêm, giảm thiểu việc học, có em bỏ nhiều môn học; một số em do bạn bè rủ rê vui chơi ở quán bar, karaoke… Theo Lê Ngọc, news.zing.vn, ngày 05/05/2019, hàng nghìn sinh viên tại nhiều trường Đại học ở TP.HCM bị cảnh báo học vụ, buộc thôi học vì kết quả yếu kém. Con số cụ thể như sau:

Theo bảng tổng hợp xử lý học vụ sinh viên học kỳ I năm học 2018-2019 của phân hiệu ĐH Giao thông Vận tải tại TP.HCM, hơn 300 sinh viên khóa 56 và 58 bị cảnh cáo học vụ và buộc thôi học. Trong đó, khóa 58 [trúng tuyển năm 2017] có 1.326 sinh viên, thì 221 bạn bị cảnh báo học vụ, 115 người bị buộc thôi học [chiếm gần 10% tổng số sinh viên của khóa].

ĐH Khoa học Tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng ra quyết định thôi học đối với 454 sinh viên và cảnh báo học vụ 605 người khác.

Trước đó, trong học kỳ II năm học 2017-2018, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM xóa tên hơn 450 sinh viên bị buộc thôi học. Phần lớn số này không còn học tập tại trường từ lâu. 571 sinh viên khác bị cảnh báo học vụ.

Tại ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, hơn 2.500 sinh viên nợ học phí kéo dài, có nguy cơ bị cấm thi cuối kỳ. Điều này gián tiếp dẫn đến nguy cơ bị cảnh cáo học vụ, buộc thôi học hoặc đình chỉ học tập…

Tuy nhiên, với quan niệm như “model” của hầu hết sinh viên ở tỉnh muốn học ở TP. Hồ Chí Minh để thỏa “khát vọng”, dù chính đáng hay không chính đáng. Các trường đại học ở tỉnh, thông thường với quan niệm sinh viên và một số phụ huynh nghĩ rằng, chất lượng đào tạo và tấm bằng tốt nghiệp không “uy tín” bằng các trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh. Điều này, đúng và cũng chưa đúng hẳn. Vì chương trình đào tạo đại học đều theo quy chế đào tạo chung của Bộ GD&ĐT; trường nào cũng có thầy giỏi; việc tiếp cận tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay mang tính toàn cầu, ai cũng có thể dễ dàng học tập và trau dồi qua internet, chỉ có điều là tự bản thân mỗi cá nhân có thực hiện cho mình được việc đó hay không? Dù ở môi trường, điều kiện, hoàn cảnh nào, điều tiên quyết để thành công là sự quyết tâm nỗ lực của mỗi con người. Do vậy, khi sinh viên xác định được ý nghĩa cuộc sống, học tập và hướng nghiệp thì chọn học ở trường đại học tỉnh nhà sẽ thành đạt như nguyện vọng. Các trường đại học ở tỉnh không phải không có thầy giỏi, không ít giảng viên có học hàm, học vị cao đã từng du học ở nước ngoài về; bên cạnh hầu hết các trường có liên kết đào tạo với những trường đại học nổi tiếng và thỉnh giảng thường xuyên những giảng viên giỏi, chuyên gia… Trước tiên, chi phí [4 năm học] cho mỗi sinh viên thấp hơn nhiều so với sinh viên học ở TP. Hồ Chí Minh, đỡ phần gánh nặng cho phụ huynh và quản lý việc học của con em mình. Kế đến, sinh viên sống gần gũi với gia đình, từ ăn ở, sinh hoạt, đi lại… rất thuận lợi; tránh những ảnh hưởng tệ nạn xã hội, sinh hoạt ăn chơi, những rủi ro khác… Cuối cùng, môi trường học tập thân thiện ở tỉnh nhà, có thầy giỏi, bạn tốt; tốt nghiệp ra trường dễ tìm việc làm tốt hợp khả năng ở tỉnh nhà và mang ý nghĩa “phục vụ quê nhà”…

Lời tâm tình này, ở một chừng mực nhất định, chưa phải đầy đủ về tâm tư, tình cảm và quan niệm của sinh viên ở tỉnh cũng như ở TP. Hồ Chí Minh nói chung, nhưng với ánh nhìn ở một góc hẹp, hy vọng các bạn trẻ bước vào ngưỡng cửa đại học có đôi điều suy ngẫm.

Từ khóa: sinh viên, chọn trường đại học ở tphcm hay ở tỉnh nhà

Tuy nhiên, cần có sự đối sánh giai đoạn 5 năm [2017 - 2021] để biết được quá trình tiến triển chất lượng giáo dục của từng địa phương, qua đó phân nhóm giúp biết được vị trí của mình để không ngừng cải tiến chất lượng giáo dục.

Dựa vào kết quả xếp hạng hằng năm theo tiêu chí: điểm trung bình tốt nghiệp của các địa phương xếp từ cao đến thấp trong giai đoạn 2017 - 2021, chúng tôi thực hiện tính trung bình thứ hạng cho từng địa phương và sắp xếp từ nhỏ đến lớn.

Từ kết quả này có thể phân chia các tỉnh, TP thành 3 nhóm: nhóm 20 địa phương đầu có chất lượng tốt và ổn định; nhóm 23 địa phương có chất lượng thấp hơn, thứ hạng trồi sụt; nhóm 20 địa phương cuối, chất lượng giáo dục đại trà còn thấp.

20 tỉnh, TP có chất lượng giáo dục phổ thông tốt

Nhóm đầu tiên gồm 20 tỉnh, TP có chất lượng giáo dục phổ thông tốt, ổn định. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng có 7 địa phương: Nam Định [xếp hạng 1], Ninh Bình [2], Hà Nam [3], Vĩnh Phúc [6], Hải Phòng [9], Thái Bình [14], Hải Dương [16]; vùng ĐBSCL có 7 địa phương: An Giang [5], Bạc Liêu [8], Vĩnh Long [12], Cần Thơ [13], Tiền Giang [17], Bến Tre [18], Đồng Tháp [19]; vùng Đông Nam bộ 3 địa phương: Bình Dương [4], TP.HCM [7], Bà Rịa-Vũng Tàu [20]; Tây nguyên có Lâm Đồng [10]; miền núi phía bắc có Phú Thọ [11]; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có Bình Thuận [15].

Trong nhóm này, các địa phương luôn giữ vững thứ hạng cao như Nam Định có 3 năm xếp hạng 1, hai năm hạng 2. Bình Dương có sự tiến bộ vượt bậc khi năm 2017 xếp hạng 8, năm 2021 hạng 1. Vĩnh Long từ hạng 12 năm 2017 nâng lên hạng 8 năm 2021. Tuy nhiên, cũng có tỉnh tụt hạng như Bình Thuận năm 2017 xếp hạng 11, năm 2021 hạng 20.

TP.HCM đứng thứ 7 về chất lượng giáo dục trong 5 năm qua

Độc Lập

23 địa phương có chất lượng trồi sụt

Nhóm thứ hai gồm 23 tỉnh, TP có chất lượng tốt nghiệp THPT thấp hơn. Trong đó, vùng miền núi phía bắc có 3 địa phương: Bắc Giang [21], Lào Cai [24], Tuyên Quang [39]; đồng bằng sông Hồng có 3 địa phương: Bắc Ninh [22], Hà Nội [23], Hưng Yên [33]; vùng ĐBSCL có 6 địa phương: Long An [25], Cà Mau [32], Sóc Trăng [36], Trà Vinh [40], Kiên Giang [42], Hậu Giang [43]; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 7 địa phương: Nghệ An [37], Hà Tĩnh [28], Thừa Thiên-Huế [29], Bình Định [34], Khánh Hòa [35], Đà Nẵng [38], Quảng Trị [41]; Đông Nam bộ có 3 địa phương: Tây Ninh [26], Bình Phước [27], Đồng Nai [30]. Tây nguyên có 1 địa phương: Kon Tum [31].

Ở nhóm này năm 2021 có một số địa phương tăng hạng vượt bậc so với 2018, như Bình Định từ hạng 45 lên 30, Hà Tĩnh từ 25 lên 17, Thừa Thiên-Huế từ 33 lên 18 và Nghệ An từ 42 lên 36.

Bên cạnh đó, cũng có địa phương tụt hạng khá mạnh so với năm 2018 như: Trà Vinh từ hạng 34 tụt xuống hạng 53, Quảng Trị từ 38 xuống 56, Kon Tum từ 23 xuống 40.

Đáng chú ý, Hà Nội và Đà Nẵng là 2 TP trực thuộc T.Ư nhưng chất lượng giáo dục đại trà chưa cao, Hà Nội có xếp hạng hằng năm từ 23 - 26 [năm 2021 xếp hạng 25, tụt 2 bậc so với 2020], còn Đà Nẵng dao động từ 33 - 43.

5 năm qua, tỷ lệ thí sinh lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội ngày càng tăng, năm 2017 là 43%, năm 2018 là 48%, 2019 là 53%, 2020 là 55,38% và 2021 là 53,38%. Trong khi đó, thí sinh chọn tổ hợp khoa học tự nhiên ngày càng giảm, từ 38,01% năm 2017 giảm còn 32,9% năm 2020 và 2021 là 33,85%.

20 địa phương chất lượng còn thấp

Nhóm thứ ba gồm 20 tỉnh có chất lượng giáo dục còn nhiều khó khăn, nhiều tỉnh luôn xếp top cuối. Trong đó, vùng núi phía bắc có 11 địa phương: Bắc Kạn [45], Quảng Ninh [47], Điện Biên [48], Yên Bái [49], Thái Nguyên [50], Lạng Sơn [51], Lai Châu [53], Cao Bằng [60], Hòa Bình [61], Sơn La [62] và Hà Giang [63]. Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 5 địa phương: Thanh Hóa [46], Quảng Bình [52], Quảng Ngãi [54], Quảng Nam [57], Phú Yên [58]; Tây nguyên có 3 địa phương: Gia Lai [44], Đắk Nông [56], Đắk Lắk [59]. Nhóm thứ ba chủ yếu là các tỉnh ở vùng núi phía bắc, Tây nguyên và miền Trung nhưng có huyện miền núi, nhiều học sinh là dân tộc ít người. Một số tỉnh thuộc nhóm này luôn nằm trong top 10 tỉnh cuối như: Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Đắk Nông, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.

Giáo dục ĐBSCL tiến bộ vượt bậc

Trong 5 năm qua, chất lượng giáo dục đại trà các địa phương vùng ĐBSCL có nhiều tiến bộ vượt bậc, khi có tới 7 địa phương thuộc nhóm một, 6 địa phương thuộc nhóm hai, không có địa phương thuộc nhóm ba. Trong đó An Giang và Bạc Liêu luôn có thứ hạng nằm trong top 10; còn Vĩnh Long, Cần Thơ có năm lọt vào top này.

Một số tỉnh, TP vừa có thứ hạng cao, vừa có chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi thấp như: Nam Định, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Bình, An Giang, TP.HCM. Đặc biệt là Bình Dương có điểm chênh lệch thấp nhất cả nước, có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nên đã tăng từ hạng 8 năm 2017 lên hạng 1 năm 2021. Đây là xu hướng tích cực để tiến tới “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Cần hỗ trợ giáo dục miền núi hiệu quả hơn. Nhà nước, các địa phương cần có nhiều chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhất là về công nghệ thông tin cho các địa phương miền núi để giảm khoảng cách so với TP, đồng bằng; tiếp tục ưu đãi đặc biệt với giáo viên giảng dạy ở miền núi...

Điều này cho thấy có sự nỗ lực rất lớn của giáo dục các tỉnh ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên theo kết quả điều tra dân số năm 2019, tỷ lệ tốt nghiệp THPT người dân từ 15 tuổi trở lên của ĐBSCL thấp nhất cả nước. Vì vậy, các địa phương ĐBSCL cần nâng cao tỷ lệ huy động học sinh đi học THCS, THPT đúng độ tuổi.

Trong 5 năm qua, chất lượng giáo dục đại trà các địa phương vùng ĐBSCL có nhiều tiến bộ vượt bậc

Xuân Phúc

Vùng đồng bằng sông Hồng có chất lượng giáo dục tốt nhất, khi có 5 địa phương luôn nằm trong top 10 là Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Hải Phòng. Tuy nhiên, Hà Nội là TP lớn, là địa phương dẫn đầu cả nước về thành tích học sinh giỏi và số điểm 10 thi THPT nhưng thứ hạng hằng năm ở mức 23 - 26. Điều này cho thấy giáo dục Hà Nội có sự phân hóa mạnh; một số địa phương miền núi như Lương Sơn [Hòa Bình cũ], hay một số địa phương thuộc Hà Tây trước đây chất lượng giáo dục chưa cao. Hà Nội cần hướng tới nằm trong top 10 của cả nước.

Còn giáo dục Đông Nam bộ luôn giữ vững thành tích của mình, trong đó Bình Dương và TP.HCM luôn ở trong top 10. TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu luôn có điểm ngoại ngữ cao nhất nước. Tuy nhiên, giáo dục các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, giáo dục đại trà ở các huyện miền núi còn nhiều khó khăn.

Giai đoạn 2017 - 2021, thi tốt nghiệp THPT đã có sự ổn định và từng bước cải tiến. Năm 2017 là năm đầu tiên ngoài 3 môn thi bắt buộc là toán, văn và ngoại ngữ, thí sinh lựa chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên [lý - hóa - sinh] hay tổ hợp khoa học xã hội.

Bên cạnh đó, kỳ thi cũng có những thay đổi đáng kể: từ năm 2020, kỳ thi này được gọi là thi tốt nghiệp THPT, không còn là kỳ thi THPT quốc gia; việc coi, chấm thi hoàn toàn giao cho các địa phương; trường ĐH, CĐ tham gia thanh tra thi. Phương thức tính điểm tốt nghiệp cũng thay đổi, trung bình điểm thi tham gia 70%, còn trung bình học bạ là 30%, thay cho tỷ lệ 50 - 50 như trước.

Với sự thay đổi này, yêu cầu độ khó của đề thi thay đổi, do đó trung bình điểm thi tốt nghiệp các năm trên phạm vi toàn quốc có sự thay đổi lên xuống: Năm 2017 [trung bình điểm tốt nghiệp là 5,19], năm 2018 [4,85], 2019 [5,97], 2020 [6,27] và năm 2021 [6,47].

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề