Vì sao một số lá cây có màu cam

1

Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng [?]

Sở dĩ lá cây có màu xanh là bởi vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp, nhằm giúp lá cây thực hiện chức năng quang hợp. Lá cây có các chất khác mang màu vàng, cam và đỏ, nhưng lục lạp lại chiếm nhiều nhất. Trong 1mm vuông lá có tới nửa triệu lục lạp, trong mỗi tế bào lá lại không dưới 10 lục lạp, và nhờ số lượng áp đảo nhưvậy so với các chất khác mà lục lạp trở thành thành phần cốt yếu. Trong lục lạp, chứa 1 chất có tên là diệp lục. Diệp là lá, lục là màu xanh, chất diệp lục mang hàm ý là chất màu xanh của lá.

Cấu tạo của lục lạp

Vậy tại sao chất diệp lục lại màu xanh?

Theo vật lý quang phổ, ánh sáng từ mặt trời [gọi là ánh sáng trắng] bao gồm rất nhiều bước sóng đơn sắc, mỗi bước sóng tương ứng với 1 màu khác nhau và chủ yếu là 7 màu cơ bản: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Hiểu theo 1 nghĩa nào đó, các vật xung quanh ta không tự nhiên có màu sắc, mà là do chúng hấp thụ, truyền tải và phản xạ ánh sáng chui vào mắt ta [bạn có thể coi như "màu của vật là màu của ánh sáng xuất phát từ chúng", đại loại là như vậy]. Vì vậy, tùy vào tính chất hấp thụ này mà ta có thể nhìn thấy nhiều vật với muôn màu muôn vẻ. Mỗi 1 loài lại có khả năng phân biệt các bước sóng khác nhau, cùng với tính chất hấp thụ và tán xạ như ở trên mà màu sắc chúng thấy ở các vật không hoàn toàn giống với con người. Ví dụ như chó, nó chỉ nhìn thấy mọi vật với 2 màu trắng đen thay vì đa dạng màu kiểu cái bảng mã màu RBG như con người.

7 màu cơ bản

Theo lý như trên, thì sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục là bởi nó hấp thụ các bước sóng ánh sáng cơ bản nhưng lại không thu nhận hoàn toàn màu xanh lục. Có nghĩa là các màu khác được hấp thu [đặc biệt là vùng hồng đỏ và xanh tím] để tạo ra sản phẩm hữu cơ còn màu xanh lục bị bỏ qua. Vì thế, màu xanh lục trở thành màu chủ yếu được phản chiếu và nhờ vậy mắt ta mới nhìn thấy màu lá là xanh lục. Điều đó cũng chứng tỏ rằng màu xanh của diệp lục không liên quan đến chức năng của lá cây, không liên quan đến quang hợp

Màu xanh của chất diệp lục

Cũng bởi lí do đó, nếu ta chiếu 1 nguồn sáng màu khác như tím, hay đỏ vào chất diệp lục thì nó sẽ thành màu đen, vì các nguồn sáng đó không có màu lục để diệp lục có thể tán xạ.

Tuy nhiên,vì một số lí do mà lá của một số loài cây không có màu xanh lục.

Một số loài rong biển có lá màu đỏ hoặc nâu để nó hấp thu tốt ánh sáng xanh bởi vì ánh sáng đỏ khó xuyên qua nước biển. Bởi vậy ở vùng nước nông ta thấy rong biển còn có màu xanh, nhưng đến vùng nước sâu thì rong chuyển dần sang màu nâu và đỏ.

Rong biển có màu đỏ

Lục lạpnhư là một cỗ máy thu nhỏ hấp thu năng lượng mặt trời để sản sinh năng lượng cho cây. Cỗ máy này hoạt động một thời gian cũng trở nên cũ kỹ và được thay thế. Có 2 trường phái. Cây thường xanh thay thế lục lạp trên lá mỗi khi nó hết hạn sử dụng. Cây rụng lá theo mùa không thay thế lục lạp một cách đơn lẻ mà thay toàn bộ lá cây vào cuối mùa thu.

Vào đầu mùa thu, lá cây bắt đầu chuyển dần sang màu vàng hoặc đỏ vìdiệp lục được cây thu lại. Sắc vàng hoặc đỏ cũng dần dần biến mất do các chất khác trên lá cũng dần dần được cây thu lại sau đó. Đến cuối mùa thu thì lá cây chỉ còn trơ lại màu nâu và rụng đi. Lá khô có màu nâu có lẽ là hỗn hợp màu của những gì còn sót lại trên lá.

Lá phong chuyển vàng

Một ngoại lệ khác là một số cây có lá màu đỏ như cây phong, cây rau rền,…Vậy tại sao lá cây đó lại mang màu đỏ. Sở dĩ lá cây có màu đỏ là do nó chứa chất antocyan màu đỏ.

Có thể thấy, tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn vì vậy lấn át chất diệp lục trong lá. Antocyan là một hợp chất cực kỳ dễ tan trong nước nóng. Một thí nghiệm đơn giản sau sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. Khi cho lá cây màu đỏ vào nước nóng, antocyan sẽ tan dần, lá cây sẽ chuyển dần từ màu đỏ sang màu xanh. Điều đó có đã chứng minh rằng, tuy lá cây mang màu đỏ nhưng vẫn chưa chất diệp lục.

Lá cây màu đỏ

Dù lá cây có màu đỏ hay xanh, thì tất cả các loại cây đều dùng dễ để hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây, dùng lá để quang hợp và trao đổi chất. Vì vậy, dù đỏ hay xanh thì lá cây vẫn chứa chất diệp lục như thường.

"Captain America" Chris Evans sốc nặng khi các fan hâm mộ so sánh "thần thái" của mình giống cún cưng

Theo Helino Copy link

Link bài gốc Lấy link

Tại sao lá cây màu đỏ? Lá đối với cây mà nó quan trọng như "cá với nước" không thể chia lìa. Nhìn vào lá ta có thể đoán ra tình trạng của cây, có thể chữa chữa cây kịp lúc trước khi quá muộn. Lá cây màu xanh là điều bình thường. Tuy nhiên, trong tự nhiên vẫn có hiện tượng lá cây màu đỏ khi còn tươi? như bao người biết, nhưng khi nó chuyển sang màu đỏ, liệu nó có phải dấu hiệu của mầm bệnh không? 

I. Tại sao lá cây màu đỏ khi cây còn khỏe mạnh?

Đó là một hiện tượng đặc biệt của một số loại cây vùng ôn đới. Chúng tạo nên sự khác biệt giữa muôn trùng cây xanh lá diệp lục. Chúng ta sẽ nghĩ rằng lá xanh đổi màu do cây bị bệnh hay lá bị đột biến gen?

Cây lá đỏ trang trí phòng làm việc

1.1 Tại sao lá cây màu đỏ? Do sự thay đổi khí hậu

Do sự thay đổi thời tiết, lá sẽ chuyển màu. Khi trời bắt đầu chuyển mùa là lúc thời tiết, khí hậu bắt đầu thay đổi. Mùa xuân ấm áp, mùa hè khô nóng, mùa thu se lạnh, mùa đông lạnh buốt. Để thích nghi với từng điều kiện thời tiết khác nhau, lá dần thay màu như bản năng sinh tồn của nó.

Ta thường bắt gặp lá chuyển sang màu đỏ vào mùa thu. Khi trời chuyển từ hè sang thu, cường độ ánh nắng mặt trời bị yếu đi, khí hậu trở nên lạnh và khô hơn. Quá trình quang hợp trên lá bị hạn chế do thiếu hụt nguồn nước và ánh sáng mặt trời tổng hợp cho quá trình này.

Cây dựa vào nguồn thức ăn tích trữ ở mùa xuân và mùa hè để tiếp tục phát triển. Chất diệp lục không còn cần thiết nữa và từ từ biến mất khỏi lá. Khi chất diệp lục biến mất khỏi lá cây. Chính lúc các sắc tố khác như đỏ, vàng, cam được phơi bày.

Ở Việt Nam, chúng ta khó tìm thấy hiện tượng lá xanh biến thành đỏ bởi thời tiết nắng nóng quanh năm. Đa số các lá đều được cung cấp đủ năng lượng mặt trời và nguồn nước cần thiết tổng hợp cho quá trình quang hợp. Vì vậy chất diệp lục không bị biến mất và lá vẫn giữ được màu xanh ban đầu.

Tại sao lá cây màu đỏ mang lại điềm báo gì?

1.2 Do sắc tố caroten trong lá cây

Ngoài nguyên nhân do biến đổi thời tiết, trong những thời điểm khác trong năm, tại sao lá cây màu đỏ, một số cây vẫn xuất hiện lá màu đỏ. 

Khi ánh sáng mặt trời [ánh sáng trắng] chiếu vào lá thì carotenoid không hấp thụ tia đỏ, diệp lục không hấp thụ tia lục nên hai tia này sẽ phản xạ vào mắt ta. Cây nào chứa sắc tố caroten [đỏ] nhiều hơn so với diệp lục thì mắt ta sẽ nhìn thấy lá chúng có màu đỏ.

1.3 Do tránh sự phá hoại của rệp vừng

Theo thí nghiệm của tiến sĩ Thomas Doering và hai người cộng sự, nghiên cứu chứng minh rệp vừng bị thu hút bởi màu vàng của lá cây.

Tiến sĩ tiến hành thí nghiệm như sau: Họ tiến hành bôi 70 màu khác nhau lên 140 đĩa khác nhau rồi đổ đầy nước. Nhằm quan sát số lượng rệp đậu trên mỗi đĩa như thế nào. Thời gian sau, họ quay lại kiểm tra và có kết quả như sau: số lượng rệp đĩa xanh dương gấp ba lần đĩa đỏ, số lượng đĩa vàng gấp bốn lần đĩa xanh dương.

Tuy nhiên việc lá chuyển sang màu đỏ cũng đem đến tổn thất cho cây. Nếu thiệt hại rệp gây ra nhiều hơn tổn thất của việc biến đổi màu. Cây có xu hướng chuyển lá sang màu đỏ và ngược lại.

II. Tại sao lá màu đỏ là do quá trình quang hợp?

2.1 Thế nào là quá trình quang hợp?

Quá trình quang hợp còn được gọi là quá trình quang tổng hợp. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ. Nhằm tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.

Lá cây màu đỏ là do biến đổi gen?

2.2 Ảnh hưởng của quang hợp lên sự biến đổi lá thành màu đỏ

Các sắc tố khác trong lá cây không tham gia vào quá trình quang hợp, sở dĩ bình thường chúng ta không thấy lá cây có màu đỏ, vàng là bởi vì lá cây chứa rất nhiều sắc tố diệp lục phục vụ cho quá trình quang hợp, cho nên nó lấn át sự hiện diện của các sắc tố khác.

Khi lá biến đổi thành màu đỏ là lúc diệp lục không được sử dụng đến hoặc bị hạn chế. Tuy nhiên khi quá trình quang hợp không được diễn ra. Việc kéo dài trong thời gian dài thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến Trái Đất và sự sống của con người. Bởi vì sự mất cân bằng và thiếu hụt oxy [sản phẩm phụ của quá trình quang hợp].

III. Giá trị lá màu đỏ đem lại cho con người

  • Từ thí nghiệm của Thomas Doering, mọi người đã hiểu rằng, nếu muốn xua đuổi lũ côn trùng gây hại khỏi ruộng đồng vào mùa thu, chúng ta nên trồng nhiều loại cây lá đỏ.
  • Ở Nhật Bản, lá cây màu đỏ đóng vai trò ý nghĩa về nhiều mặt. Về mặt kinh tế, một vùng lá đỏ giúp thu hút sự chú ý và sự hiếu kỳ của khách du lịch đến để ngắm. Một số địa điểm gợi ý cho bạn: Cố đô Kyoto, thành phố Nikko, Núi Phú Sĩ và Ngũ Hồ,... Về mặt văn hóa, người Nhật Bản ví hình ảnh lá đỏ như bàn tay nhỏ,đáng yêu của em bé được ví như những chiếc lá phong đỏ

Tại sao lá cây màu đỏ? Nếu theo dõi chúng tôi bạn đã có câu trả lời vừa ý rồi chứ? Điều đáng quan tâm không dừng lại ở việc chuyển màu sắc. Chúng ta cần phải có những cách chăm sóc hợp lý vào mỗi mùa khác nhau. Đặc biệt ở những nơi có 4 mùa rõ rệt. Vậy bạn cần làm gì để giúp chúng phát triển và đem lại giá trị cho ta?

Xem thêm: Thức ăn của vẹt xanh ở từng giai đoạn phát triển

Video liên quan

Chủ Đề