Vì sao nuôi ba ba trong nhà không lớn

Ông Lương Thành Kỷ, ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, được biết đến là người nuôi ba ba trong hầm nổi thành công. Ưu điểm dễ làm, chi phí thấp, hạn chế thức ăn, thuận tiện trong việc quản lý và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Hầm đất nuôi ba ba lớn của ông Lương Thành Kỷ.

Cách làm độc đáo

Đến ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, hỏi nhà ông Lương Thành Kỷ, nuôi ba ba thì bà con ai cũng biết. Bởi, ông là một trong những người tiên phong áp dụng kỹ thuật nuôi ba ba giống trong hầm nổi tại địa phương. Tính đến nay, ông đã có hơn 14 năm kinh nghiệm nuôi loài thủy sản này. Trước dịch bệnh, lợi nhuận từ mô hình nuôi ba ba của ông Kỷ hơn 300 triệu đồng/năm, với diện tích nuôi chừng 300m2 mặt nước.

Dẫn chúng tôi ra sau nhà, chỉ vào những hầm nuôi ba ba của gia đình, ông Kỷ chia sẻ, ban đầu ông mua 4.000 con ba ba giống về nuôi. Khoảng 4 năm sau, khi ba ba lớn, ông bán cho thương lái, chỉ chọn và chừa lại 500 con ba ba cái và khoảng chục con đực chất lượng, rồi từ từ gây giống cho đến tận bây giờ. Ông Kỷ cho hay: “Nuôi ba ba đực khá cực vì sẽ chậm lớn nếu không cung cấp đủ thức ăn, đó là chưa kể chúng năng động, hiếu chiến với nhau nên dễ bị hao hụt. Còn nuôi ba ba cái thì có phần nhẹ hơn, chúng sinh sản, có thể ấp bán con giống và lại tiếp tục làm vốn để đầu tư tiếp”.

Nói về cơ duyên đến với nghề, lão nông U70 nhớ lại, hơn chục năm trước, khi phong trào nuôi ba ba tại địa phương bắt đầu phát triển mạnh, nhiều người thả nuôi và thành công, có của ăn, của để, phất lên khá giàu. Sau nhiều ngày tìm hiểu, ông Kỷ nhận thấy ba ba là loài dễ nuôi, lại ít bị bệnh và chi phí thấp nên ông quyết định đầu tư. Vậy là những con ba ba giống đầu tiên được thả nuôi trong hầm đất như những hộ xung quanh. Nhưng sau đó không lâu, ông Kỷ nhận thấy ba ba sống trong ao đất dễ bị nấm bệnh và hao hụt nên kết quả không được như mong đợi.

 “Vạn sự khởi đầu nan”, sau nhiều đêm trăn trở, ông Kỷ đã nghĩ ra phương pháp ương ba ba trong hầm nổi và mạnh dạn đưa ý tưởng vào thực tế. Theo ông, hầm nổi có nhiều ưu điểm như dễ làm, chi phí thấp, hạn chế thức ăn dư và đặc biệt là thuận lợi trong việc quản lý, ba ba ít bị bệnh. Hầm nổi nuôi dưỡng ba ba giống từ 3-4 tháng, con càng lớn giá càng cao, tăng thêm thu nhập cho người nuôi từ 20-30% so với việc bán con giống sau khi nở. Ba ba nuôi chừng 1 năm tuổi là có thể gây giống. Khi ba ba cái đẻ xong, ông Kỷ đem trứng ấp trong các thùng cát khoảng 45 ngày.

“Thời điểm thuận lợi để ba ba sinh sản là vào các tháng thời tiết ấm áp, từ tháng Giêng, tháng hai trở đi. Còn khoảng tháng chín đến tháng Chạp, chúng sẽ ít đẻ trứng. Ví dụ, hồi đó 3 bữa thì sẽ ấp 3 lớp trứng trong thùng cát. Còn hiện tại trứng bắt đầu ít nên chỉ ấp nửa lớp/thùng”, ông Kỷ cho biết.

Ba ba con mới nở được nuôi trong bể xi măng 3-4 ngày, sau đó chuyển ra hầm nổi. Hầm nổi chiều cao khoảng 50cm, phủ bạc, bên trên lợp lưới râm. Trong hầm, ông Kỷ để các tàu lá dừa, mục đích làm chỗ cho ba ba con trú ẩn.

“Cỡ 2-3 bữa mình thay nước một lần, mùa mưa thì phải thay thường xuyên để tránh ba ba bị bệnh. Xả nước trong hầm ra chừa lại khoảng 30% rồi bơm nước ngoài sông vô. Nước trong hầm đừng để quá trong, ba ba sẽ dễ bị bệnh đốm trắng, khó trị. Nuôi trong hầm nổi chừng khoảng 1 tháng cho ba ba con cứng cáp, rồi mới thả ra hầm đất nuôi tiếp thì giảm hao hụt hơn. So với hầm đất thì ương nuôi hầm nổi hiệu quả hơn”, ông Kỷ cho biết.

Chật vật đầu ra vì Covid-19

Những năm gần đây, nhận thấy nuôi ba ba bán thịt cho thương lái lời nhiều nhưng đi kèm với rủi ro cao nên ông Lương Thành Kỷ chuyển hướng sang nuôi ba ba giống. Nhưng năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không chỉ nghề nuôi ba ba giống mà nhiều vật nuôi, nông sản khác cũng chật vật đầu ra.

Trò chuyện với chúng tôi bằng giọng buồn thiu, ông Kỷ bày tỏ: “Mọi năm, ba ba giống không đủ cho người ta đếm. Thương lái từ Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng,… đến đếm bán các nơi, ra tới Hà Nội. Ba ba bằng ngón tay cái là bán được. Con giống mọi năm 2.700-2.800 đồng/con, năm nay có 1.000-1.200 đồng/con, không ai mua vì dịch bệnh, đi lại có khó khăn. Ráng đợi hết dịch coi giá cả có lên không, chứ vụ này nhà nông nuôi ba ba rầu thúi ruột”.

Ba ba giống rớt giá, còn ba ba thịt cũng cùng chung cảnh ngộ. Ba ba nhất [loại 1,5kg] hiện còn từ 220.000-230.000 đồng/kg, trong khi trước dịch giá bán hơn 300.000 đồng/kg, loại 2 cũng hơn 200.000 đồng/kg. Giá giảm trong khi chi phí thức ăn mỗi ngày hơn 100.000 đồng khiến ông Kỷ lo lắng. Cứ 2-3 ngày là cho ăn hết 1 bao thức ăn khoảng 600.000 đồng. Với 3 hầm giống, chi phí như hiện nay, coi như không có lời.

Trong suốt thời gian nuôi, đây là lần thứ 2 ông gặp tình cảnh này. Lần đầu tiên là hơn chục năm trước, quá nhiều người nuôi dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá ba ba xuống dốc khiến nhiều hộ thua lỗ, bỏ nghề, lần này thì do dịch bệnh.

Có thể thấy, nuôi ba ba trong hầm nổi có nhiều lợi thế so với cách nuôi truyền thống trong hầm đất. Dẫu vậy, ông Kỷ cũng như nhiều người nuôi ba ba giống tại ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, mong dịch bệnh sớm qua, cuộc sống trở lại bình thường để việc mua bán được ổn định, đầu ra của con ba ba không còn chật vật như hiện tại.

Bài, ảnh: NGỌC HƯỞNG

Với sự cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng đã giúp người cựu binh già thu về mỗi năm cả trăm triệu đồng.

20 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai trẻ Lương Văn Cẩm ngày ấy lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Năm 1981, ông trở về địa phương với niềm hân hoan chào đón của bà con lối xóm, rồi ông bắt đầu cán bộ tại bản.

Đến năm 1998, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Yên Khương [huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa]. 

Gần 10 năm công tác, ông cùng đồng đội ở địa phương đã cống hiến hết mình, cùng bà con dân bản phát triển nền kinh tế. 

Không chỉ hoàn thành tốt công tác hoạt động, suốt nhiều năm qua, những người cựu binh như ông Cẩm luôn là tấm gương điển hình cho bà con dân bản noi theo.

Gương sáng của người cựu binh già càng được nhiều người biết hơn khi ông cùng gia đình thử nghiệm mô hình phát triển kinh tế mới.

Cuối năm 2018, được sự hậu thuẫn từ người con trai vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa, ông quyết định thử nghiệm mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng.

“Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như chúng tôi, nhắc đến ba ba thì người ta chỉ nghĩ đến việc đi bắt dưới suối chứ nói nuôi tại nhà thì gần như chưa từng có ai làm. Nhiều lần xem báo, đài thấy có rất nhiều nơi nuôi thành công mô hình b ba này. Sẵn có ba ba tại địa phương nên tôi mạnh dạn thử nghiệm xem thế nào”, ông Cẩm nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp.

Nói là làm, nhờ những đồng vốn ít ỏi tích cóp nhiều năm, ông Cẩm mua gạch về xây bể xi măng trên chính mảnh đất ở của gia đình. 

Để tiết kiệm chi phí, ông cùng con trai và anh em trong nhà xây cả ngày lẫn đêm, chỉ trong vòng 3 ngày đã hoàn thành 3 bể xi măng lớn.

Có bể, ông bắt tay vào thu mua con ba ba giống. Hướng đến một mô hình mới lạ, khác biệt, ông Cẩm quyết định nuôi ba ba tự nhiên. 

Để có con ba ba giống, ông đi khắp làng trên xóm dưới để thu mua ba ba bắt từ tự nhiên về nuôi. 

Vốn là vùng đất gắn liền với núi rừng sông nước, những năm trước, nơi đây có rất nhiều ba ba tự nhiên sinh sống. 

Vì thế, việc mua con ba ba giống cũng trở nên thuận lợi.

Lần thử nghiệm đầu tiên với 100 con ba ba giống, sau 2 năm, ông cho xuất bán lứa đầu tiên thu về được gần 70 triệu đồng.

Nhận thấy việc nuôi ba ba chi phí thấp lại đem về lợi nhuận cao nên ông quyết định xây thêm 3 bể xi măng nữa để mở rộng mô hình. 

Đến nay, gia đình ông sở hữu 6 bể xi măng nuôi ba ba các loại [ba ba gai, ba ba trơn]. Không chỉ thế, ông còn mạnh dạn đẩy mạnh xây dựng lò ấp trứng ba ba để bán ba ba giống ra thị trường. 

Với giá bán ba ba thịt là 300.000 đồng/kg, giá bán ba ba giống là 10.000 đồng/con ba ba giống, mỗi năm ông thu nhập gần 100 triệu đồng.

Nói về cách thức nuôi ba ba, ông Cẩm bật mí: “Ba ba rất dễ nuôi, thức ăn đều có sẵn ở địa phương. Từ những con ốc nhỏ, rau bèo đến cá nhỏ… tất cả đều chủ động được. Chỉ cần chịu khó, đi ra khe mương, rãnh suối là có thể kiếm được thức ăn cho ba ba. 

Tuy nhiên, việc vệ sinh chuồng trại là rất quan trọng, ba ba sống chủ yếu nước lạnh nên vào ngày hè phải thay nước liên tục.”

Theo ông Cẩm, ba ba tự nhiên nuôi dễ vì đây là giống rất khỏe. Thế nhưng, trọng lượng lớn nhất của ba ba tự nhiên chỉ đạt từ 1 – 1,5kg/con. Thời gian nuôi một lứa ba ba phải mất từ 2- 3 năm mới có thể thu hoạch được. Chính vì thế, vừa qua, ông đã thử nghiệm nuôi thêm giống ba ba gai nguồn giống nhân tạo để tạo năng suất hơn.

Ông Lò Văn Quyền – Chủ tịch UBND xã Yên Khương [huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa], cho biết: “Ông Lương Văn Cẩm là một trong những cựu chiến binh tiêu biểu của địa phương. Mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng của gia đình ông những năm qua đã giúp cuộc sống gia đình thay đổi rõ rệt. Không những thế, đây cũng là một trong những gương điển hình về làm kinh tế trên địa bàn xã cho người dân học tập và làm theo”.

Tuấn Kiệt-Hoàng Đông [Báo Thanh Hóa]

Video liên quan

Chủ Đề