J trong vật lý là gì

Câu hỏi: I là gì trong vật lý?

Trả lời:

I là cường độ dòng điện, đơn vị là ampe [kí hiệu: A]

Cùng Top lời giải tìm hiểu kĩ hơn về cường độ dòng điện ngay dưới đây nhé!

Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điệnhiểu đơn giản như đúng tên gọi của nó, là đại lượng biểu thị độ mạnh yếu của dòng điện. Hay hiểu một cách bản chất hơn thì cường độ dòng điện đặc trưng cho số lượng tương đối các điện tích đi qua tiết diện của vật dẫn trong một khoảng thời gian xác định [thường là 1 giây].

Cường độ dòng điện được chia làm hai loại.Thứ nhất, cường độ dòng điện không đổi là cường độ dòng điện có giá trị bất biến theo thời gian khi đi qua vật dẫn. Còn cường độ dòng điện hiệu dụng là đại lượng có giá trị bằng cường độ dòng điện không đổi, làm sao để cho trong dòng điện xoay chiều, dòng điện đi qua cùng một điện trở có công suất tiêu thụ như nhau.

Công thức tính cường độ dòng điện

*Công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi

I = q / t [A]

q: là điện lượng được chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn trong khoảng thời gian t

*Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

I = U / R

Trong đó:

+]I: Cường độ dòng điện [đơn vị A]

+]U: Hiệu điện thế [đơn vị V]

+]R: Điện trở [đơn vị Ω]

* Cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật ôm

Nối tiếp: I = I1= I2= … = In

Song song: I = I1+ I2+ … + In

* Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng

I=I0/√2

Trong đó:

+] I là cường độ dòng điện hiệu dụng

+] I0là cường độ dòng điện cực đại

Cách đo cường độ dòng điện

Khi muốnđo cường độ dòng điện, trước hết ta phải lựa chọn đúng loại Ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất sao cho phù hợp. Tiếp đến chúng ta phải quan sát kim của Ampe kế để điều chỉnh nó về mức số 0. Bước tiếp theo chúng ta cần vẽ lại sơ đồ của mạch điện trên giấy và tiến hành mắc Ampe kế với vật dẫn.

Bước này cần phải thật sự chú ý cẩn thận để mắc chính xác, sao cho dòng điện đi vào ở chốt dương [+] và đi ra ở chốt âm [-] của dụng cụ Ampe kế. Ở đây cần đặc biệt lưu ý vì khi mắc không được mắc trực tiếp các chốt của Ampe kế vào hai cực của nguồn điện. Bởi vì điều này có thể dẫn tới hỏng Ampe kế.

Sau khi mắc xong, quan sát vạch kim của Ampe kế, kim chỉ vào số nào trên màn hình thì đó chính là cường độ dòng điện.

Bài tập về Sự phụ thuộc của cườngđộ dòngđiện vào hiệuđiện thế giữa haiđầu dây dẫn

Lý thuyết:

- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ [gốc tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị U = 0 và I = 0].

Phương pháp:

* Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng [hoặc giảm] bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng [hoặc giảm] bấy nhiêu lần.

* Xác định cường độ dòng điện theo giá trị của hiệu điện thế bằng đồ thị cho trước:

Giả sử cần xác định giá trị của cường độ dòng điện ứng với giá trị của hiệu điện thế là U0ta có thể thực hiện như sau:

- Từ giá trị U0[trên trục hoành], vẽ đoạn thẳng song song với trục tung [trục cường độ dòng điện] cắt đồ thị tại M.

- Từ M vẽ đoạn thẳng song song với trục hoành [trục hiệu điện thế] cắt trục tung tại điểm I0. Khi đó I0chính là giá trị cường độ dòng điện cần tìm.

Bài tập ví dụ:

Bài 1:Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?

Lời giải

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng [hoặc giảm] bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng [hoặc giảm] bấy nhiêu lần, nên ta có:

Bài 2:Dựa vào đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ở hình vẽ:

Hãy chọn các giá trị thích hợp để điền vào các ô trống trong bảng sau:

d là kí hiệu của đại lượng nào trong Vật lý? Trong bài viết này, GiaiNgo sẽ bật mí cho bạn d là gì trong Vật lý và tổng hợp các công thức liên quan.

d là kí hiệu của một đại lượng thường gặp trong Vật lý. Cùng GiaiNgo khám phá d là gì trong Vật lý và một số công thức liên quan đến d nhé!

d là gì trong Vật lý?

d là gì trong Vật lý?

d trong Vật lý là trọng lượng riêng của một mét khối trên một vật thể. Đơn vị đo trọng lượng riêng là Niutơn trên mét khối [N/m3].

Công thức tính trọng lượng riêng của vật được tính bằng thương số giữa trọng lượng và thể tích.

d = P/ V

Trong đó: d là trọng lượng riêng [N/m3], P là trọng lượng [N] và V là thể tích [m3].

Bài tập tham khảo liên quan đến công thức tính trọng lượng riêng

Để củng cố kiến thức về trọng lượng riêng, chúng ta cùng áp dụng giải một số bài tập liên quan đến công thức tính trọng lượng riêng nhé!

Bài tập 1:

Một lượng cát có thể tích 80 cm3 có khối lượng là 1,2 kg. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của khối cát đó.

Lời giải:

Theo đề bài ta có: 80 cm3 = 0,00008 m3.

m = 1,2 kg.

Khối lượng riêng của khối cát là D = m/ V = 1,2/ 0,00008 = 15.000 kg/m3.

Trọng lượng riêng của khối cát là d = D x 10 = 150.000 N/m3.

Bài tập 2:

Trong một hộp trà có khối lượng tịnh là 420 g, thể tích là 0,512 lít thì trọng lượng riêng của hộp trà đó bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Theo đề bài ta có: m = 420g = 0,420 kg.

V = 0,512 L = 0,000512 m3.

Trọng lượng riêng của hộp trà đó là: d = P/ V = 10m/ V = [10 x 0,420]/ 0,000512 = 8230 N/m3.

Bài tập 3:

Mỗi viên gạch có khối lượng là 1,8kg và có thể tích là 1,400 cm3.  Tính trọng lượng riêng của viên gạch đó?

Lời giải:

Theo đề bài ta có: V = 1400 = 0,01400 m3.

Trọng lượng riêng của viên gạch là: d = P/V = [10 x m]/ V = [10 x 1,8]/ 0,01400 = 1285,8 N/cm3.

Bài tập 4:

Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,264 N/m3

B. 0,791 N/m3

C. 12643 N/m3

D. 1264 N/m3

Lời giải:

Theo đề bài ta có: m = 397 g = 0,397 kg

V = 0,314 lít = 0,000314 m3

Trọng lượng riêng của sữa: d = P/ V = [10 x m]/ V = [10 x 0,397]/ 0,000314 = 12643 N/m3.

Vậy đáp án đúng: C

Xem thêm:

Một số công thức thường gặp trong Vật lý

Giống như khối lượng, vạn vật trên trái đất đều có khối lượng riêng, trọng lượng riêng. Chúng ta không thể tự nhiên xác định được những yếu tố này mà cần phải dựa vào quy trình, tính toán.

Sau khi hiểu rõ d là gì trong Vật lý, mời các bạn đọc giả cùng tham khảo một số công thức thường gặp trong môn Vật lý.

Công thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng

d = D x 10

Trong đó: d là trọng lượng riêng [N/m3], D là khối lượng riêng [kg/m3].

Công thức tính lực đẩy Ac-si-met

FA = d x V

Trong đó: FA là lực đẩy Ac-si-met [N], d là trọng lượng riêng [N/m3] và V là thể tích vật chiếm chỗ [m3].

Công thức tính khối lượng riêng

D = m/ V

Trong đó: D là khối lượng riêng [kg/m3], V là thể tích [m3] và m là khối lượng [kg].

Công thức tính vận tốc

v = s/ t

Trong đó: v là vận tốc [m/s], s là quãng đường đi được [m] và t là thời gian đi hết quãng đường đó [s].

Công thức tính áp suất

p = F/ S

Trong đó: p là áp suất [Pa], F là áp lực [N] và S là diện tích bị ép [m2].

Công thức tính áp suất chất lỏng

p = d x h

Trong đó: p là áp suất chất lỏng [Pa] hoặc [ N/ m2 ], d là trọng lượng riêng của chất lỏng [ N/m3 ] và h là chiều cao của cột chất lỏng [m].

Công thức tính công cơ học

A = F x s

Trong đó: A là công của lực F [J] hoặc [N.m], F là lực tác dụng vào vật [N] và s là quãng đường vật dịch chuyển [m].

Công thức tính công suất

P = A/ t

Trong đó: P là công suất [W], A là công thực hiện [J] và t là thời gian thực hiện [s].

Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ d là gì trong Vật lý cũng như nắm vững các công thức liên quan đến trọng lượng riêng. Theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề