Vì sao phải thờ cúng liệt sỹ

Giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Tên thủ tục 

Giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Trình tự thực hiện

​Bước 1: Công dân truy cập vào hệ thống, lựa chọn dịch vụ, khai báo thông tin thủ tục theo mẫu, đính kèm các tài liệu nếu có yêu cầu; Thông báo của hệ thống khi công dân đăng ký thành công [đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến]. Hoặc nộp hồ sơ cho cán bộ Một cửa [đối với trường hợp nộp trực tiếp]

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký của công dân. Cán bộ TNHS và TKQ thực hiện kiểm tra hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì thực hiện tiếp nhận hồ sơ và thực hiện chuyển cho phòng Lao động, thương binh và Xã hội thụ lý hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện hoặc cần bổ sung hồ sơ, Bộ phận TNHS và TKQ sẽ thông báo và gửi hướng dẫn đến công dân

Bước 3: Công chức Chuyên môn tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa, thụ lý giải quyết hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền hoặc từ chối giải quyết. Công chức  Chuyên môn thông báo lý do, chuyển kết quả về bộ phận một cửa. 

- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: 

+ Nhập thông tin bổ sung [nếu cần]; 

+ In, trình ký. 

- Trường hợp hồ sơ cần xác minh Công chức Chuyên môn ra gia hạn thông báo thời gian giải quyết; lý do: cần xác minh. 
Bước 4: Lãnh đạo phòng LĐ-TBXH quận xem xét, phê duyệt kết quả

Bước 5: Gửi Sở LĐTBXH xem xét giải quyết và trả kết quả cho công dân theo quy định.

Cách thức thực hiện

​- Tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quận [đối với trường hợp nộp trực tiếp, nộp qua dịch vụ bưu chính công ích]  hoặc qua Cổng dịch vụ công tại địa chỉ http//dichvucong.hanoi.gov.vn [đối với trường hợp nộp trực tuyến].

- Trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quận theo tiêu chuẩn mức độ liên thông một cửa hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích.

Thành phần, số lượng hồ sơ

​Thành phần hồ sơ: [bản chính hoặc bản sao đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản scan đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến]
 

- Đơn đề nghị [Mẫu số LS7]

- Biên bản ủy quyền [Mẫu UQ]. Nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền[Trong đơn đề nghị cần ghi rõ].

- Kèm theo Bản sao giấy chứng tử/Trích lục khai tử đối với trường hợp người thờ cúng đã chết đến nay cá nhân khác được gia đình, họ tộc của liệt sĩ ủy quyền thờ cúng liệt sĩ

- Danh sách đề nghị của Ủy ban nhân nhân cấp xã [Mẫu của Sở].


​Số lượng hồ sơ: 1 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết

​10 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện

Cá nhân

Cơ quan thực hiện

​Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Văn bản hành chính

Lệ Phí

​Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Đơn đề nghị [Mẫu số LS7]

Bản ủy quyền [Mẫu UQ]

Yêu cầu điều kiện thực hiện

​Không

Cơ sở pháp lý

​- Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về lập hồ sơ, quản lý lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

Tôi thắc mắc thì cán bộ ở đây cho tôi xem quyết định của Sở Lao động - thương binh và xã hội với nội dung trợ cấp một lần cho tôi 10 triệu đồng và giải thích do tôi chỉ là người thờ cúng chứ không phải con ruột của liệt sĩ nên chỉ nhận được mức trợ cấp như trên.

Trường hợp này, con ruột của liệt sĩ là chồng tôi nhưng chồng tôi đã mất. Từ trước đến nay chỉ có tôi là người thờ cúng cha chồng tôi. Tại sao lại có sự phân biệt con ruột, con dâu như thế, liệu có thỏa đáng không?

Nguyễn Thị Mão [P.4, Q.10, TP.HCM]

Ông Lê Trọng Sang [phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM] trả lời:

- Liệt sĩ Võ Văn Hống, cha chồng của bà Mão, tham gia Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hi sinh ngày 24-9-1947, đã được công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19-8-1945.

Mục b, khoản 3, điều 2 nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13-8-2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định như sau:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng còn sống; con [trong trường hợp cha mẹ, vợ hoặc chồng không còn] của người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19-8-1945 được hưởng trợ cấp chung một lần, mức trợ cấp là 25 triệu đồng.

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19-8-1945 không có vợ hoặc chồng thì thực hiện trợ cấp một lần đối với người đang thờ cúng, mức trợ cấp là 10 triệu đồng.

Căn cứ quy định trên, Sở Lao động - thương binh và xã hội TP ra quyết định giải quyết trợ cấp một lần đối với bà Nguyễn Thị Mão - con dâu và là người thờ cúng liệt sĩ Võ Văn Hống - với mức trợ cấp 10 triệu đồng là đúng.

MAI HƯƠNG ghi


Căn cứ:

Pháp lệnh người có công với cách mạng 2005, sửa đổi bổ sung 2018 [gọi tắt là Pháp lệnh];

Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 [gọi tắt là Luật BHYT]

Nghị định 31/2013/NĐ-CP [gọi tắt là Nghị định 31]

Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH [gọi tắt là Thông tư 05]

Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH [gọi tắt là Thông tư 16]

Nghị định 58/2019/NĐ-CP [gọi tắt là Nghị định 58]. Nghị định này có hiệu lực từ 15/8/2019 nhưng các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01/7/2019.

1. Thân nhân liệt sỹ gồm những ai?

Liệt sỹ là những người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc hoặc vì lợi ích của Nhà nước, được Nhà nước truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công. Do đó, để tưởng nhớ và ghi công những người này, Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi dành cho thân nhân của họ.

Trong đó, thân nhân của liệt sỹ được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ gồm các đối tượng: Cha mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ. Hiện nay, các chế độ ưu đãi dành cho đối tượng này có thể gồm:

- Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

- Trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

- Trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

- Bảo hiểm y tế;

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

- Hỗ trợ người thân của liệt sỹ có khó khăn về nhà ở;

- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, hỗ trợ theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học…
 

Nhà nước tặng quà cho thân nhân liệt sỹ nhân ngày 27/7 [Ảnh minh họa]


2. Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng

Theo quy định của Pháp lệnh thì thân nhân liệt sỹ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gồm: Cha mẹ đẻ; Người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; Vợ hoặc chồng của liệt sỹ; Con liệt sỹ dưới 18 tuổi; Nếu từ đủ 18 tuổi trở lên thì phải đang còn đi học hoặc bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng.

Trong đó, căn cứ theo Điều 20 Nghị định 31 và Phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định 58 thì mức hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của các đối tượng này được quy định cụ thể:

STT

Chế độ

Mức hưởng [triệu đồng/tháng]

1

Trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 1 liệt sĩ.

1,624

2

Trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 2 liệt sĩ.

3,248

3

Trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên.

4,872

4

Trợ cấp tiền tuất cho vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác.

1,624

5

- Cha mẹ đẻ;

- Vợ hoặc chồng;

-  Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;

 - Con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa;

- Con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng;

1,299

Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp ưu đãi.

3. Được mua thẻ bảo hiểm y tế [BHYT] miễn phí

Theo điểm i khoản 3 Điều 12 Luật BHYT, thân nhân của liệt sỹ là một trong các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn mua thẻ BHYT. Chính sách này, Nhà nước vừa có thể chăm sóc sức khỏe cho người dân vừa thể hiện được sự ghi nhớ công ơn to lớn của các liệt sỹ.

Theo đó, thẻ BHYT dành cho đối tượng này sẽ có ký hiệu là TS. Và khi sử dụng thẻ này, thân nhân của liệt sỹ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi chi trả BHYT nhưng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư, dịch vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngoài ra, đối tượng sử dụng thẻ này còn được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú.
 


Thân nhân liệt sỹ được hỗ trợ mua BHYT miễn phí [Ảnh minh họa]

 

4. Được điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh, người thân liệt sỹ mà bị khuyết tật nặng, đặc biệt nặng thì sẽ được điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm/lần; Nếu cha mẹ có một người con duy nhất là liệt sỹ hoặc có từ hai con là liệt sỹ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.

Trong đó, mức chi phí được hỗ trợ quy định tại Điều 53 Nghị định 31 như sau:

- Nếu điều dưỡng tập trung thì mức chi là: 2,220 triệu đồng/người/lần;

- Nếu điều dưỡng tại nhà thì mức chi là: 1,110 triệu đồng/người/lần.
 

5. Được hỗ trợ về nhà ở và miễn giảm tiền sử dụng đất

Theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg, Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác sẽ hỗ trợ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có với mức hỗ trợ:

- Nếu phải phá dỡ để xây mới nhà ở thì được hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ;

- Nếu phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì được hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ.

Ngoài ra, nếu những người này mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định; Nếu được Nhà nước giao đất làm nhà ở thì tùy theo công lao đóng góp sẽ được giảm một phần tiền sử dụng đất.
 


Nhà nước miễn giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân của liệt sỹ [Ảnh minh họa]

 

6. Con liệt sỹ được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm

Cũng như con của thương binh, pháp luật quy định con liệt sỹ cũng được hưởng rất nhiều chế độ ưu tiên, hỗ trợ. Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh, con liệt sỹ được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm:

- Được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;

- Cộng điểm ưu tiên khi xét tốt nghiệp THPT: Được cộng 0,5 điểm theo Điều 36 Quy chế thi THPT quốc gia

- Miễn gọi nhập ngũ [Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015]…

Trong đó, mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú của đối tượng này theo quy định tại Nghị định 58 là 1,624 triệu đồng/tháng.
 

7. Được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 31, người thờ cúng liệt sĩ là con của liệt sĩ. Trong đó, nếu không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần với mức 500.000 đồng theo quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định 58.

Ngoài ra, một số trường hợp khác được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 16 như sau:

- Nếu liệt sỹ có nhiều người thì người thờ cúng là một người được các người con khác ủy quyền;

- Nếu con liệt sỹ có nguyện vọng giao người khác thờ cúng thì những người con phải làm ủy quyền cho người này;

- Nếu không có hoặc không còn con thì là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ thống nhất  ủy quyền bằng biên bản. Người này có thể là anh, em, cô, dì, chú, bác, cháu… của liệt sĩ….
 


Trình tự, thủ tục để thân nhân liệt sỹ hưởng các chế độ ưu đãi [Ảnh minh họa]

 

8. Thủ tục hưởng chế độ đối với thân nhân liệt sỹ

Điều kiện xác nhận liệt sỹ

Để được hưởng chế độ này thì trước hết phải xác định liệt sỹ gồm những ai. Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh, liệt sỹ là những người:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

- Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

-Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Đấu tranh chống tội phạm;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và Nhân dân;

- Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

- Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh chết vì vết thương tái phát;

- Người mất tin, mất tích trong các trường hợp nêu trên…

Trong đó, không xem xét liệt sỹ trong 02 trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 31:

- Những trường hợp chết do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật;

- Chết từ ngày 31/12/1994 trở về trước, cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sỹ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động.

Hồ sơ chuẩn bị

Theo đó, hồ sơ những người này cần chuẩn bị để hưởng chế độ thông thường bao gồm:

- Giấy báo tử;

- Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ;

- Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Nếu có ủy quyền thì kèm theo giấy ủy quyền theo quy định;

Ngoài ra, tùy từng chế độ được hưởng mà thân nhân liệt sỹ có thể bổ sung thêm các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:

- Văn bản đề nghị của gia đình, họ tộc liệt sỹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nếu là người nuôi liệt sỹ;

- Đơn đề nghị kèm theo biên bản ủy quyền hợp pháp gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú nếu hưởng chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sỹ;

- Bản sao giấy khai sinh nếu là con dưới 18 tuổi;

- Giấy xác nhận của trường, bản sao bằng tốt nghiệp cấp 3 nếu đang là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học, học nghề hoặc học đại học…

Những giấy tờ này được nêu cụ thể tại Điều 7 Thông tư 05.

Các bước thực hiện

Bước 1: Đại diện chuẩn bị các giấy tờ theo đúng yêu cầu của chế độ mà mình được hưởng và gửi đến Ủy ban nhân dân [UBND] cấp xã.

Bước 2: Sau khi đã nhận đủ giấy tờ, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách, chứng nhận vào các giấy tờ và gửi toàn bộ đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi giấy tờ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Sau khi đã nhận đủ giấy tờ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và các quyết định trợ cấp…

Lưu ý: Tùy vào từng loại chế độ được hưởng mà thân nhân liệt sỹ chuẩn bị giấy tờ cụ thể theo quy định và thời gian giải quyết chế độ cũng theo từng loại chế độ riêng biệt.

Tại thời điểm đăng tải bài viết này, Pháp lệnh người có công với cách mạng 2005, sửa đổi bổ sung 2018 vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay Pháp lệnh này đã hết hiệu lực và thay thế bởi Pháp lệnh Ưu đãi người có công năm 2020 [áp dụng từ 01/7/2021].
Xem chi tiết Chế độ thân nhân liệt sĩ theo Pháp lệnh mới tại đây.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về các chế độ đối với thân nhân liệt sỹ được LuatVietnam tổng hợp. Quý độc giả tham khảo và áp dụng linh hoạt theo đúng quy định của pháp luật.

>> Toàn bộ quyền lợi dành cho con thương binh

Nguyễn Hương

Video liên quan

Chủ Đề