Viết đoạn văn lớp 9

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận trang 160 SGK Văn 9. Câu 2. Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu.

Phần 1

I. THỰC HÀNH TÌM HlỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

Trả lời câu 2 (trang 160 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện trong những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.

Trả lời:

- Câu chuyện kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc.

- Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện:

+ "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa ..."

+ Câu kết: "Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá".

- Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. Bài học rút ra từ câu chuyện này có thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình...

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 161 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt lớp, em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là người bạn rất tốt.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, ai là người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao,...).

b) Nội dung của buổi sinh hoạt la gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?

c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (lý lẽ, ví dụ, lời phân tích).

Bài mẫu:

       Em vẫn nhớ như ngày hôm qua, về buổi sinh hoạt vào thứ 6 cách đây ba tuần trước. Không khí trong lớp hôm đấy thật nặng nề. Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Vũ có xảy ra cãi vã vì hôm đó bạn Vũ có đem theo tiền đóng học để đợi cuối giờ nộp cho cô, Vũ đã nói việc này cho Nam biết. Sau giờ thể dục Vũ vào lớp phát hiện số tiền đã bị mất. Vũ đã đổ tội cho Nam. Nam thanh minh không được nên xảy ra cãi vã. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Nam. Cô giáo hỏi cả hai bạn. Em đã đứng dậy nói với cô Nam là một người tốt. Nam thường xuyên tiết kiệm tiền để ủng hộ các gia đình khó khăn trong thôn. Không chỉ vậy Nam còn thường xuyên cho các em học sinh lớp dưới có hoàn cảnh thiếu thốn sách vở. Do vậy, em gợi ý cô giáo bảo bạn Vũ kiểm tra một lần nữa thật kĩ càng. Cuối cùng sau một hồi tìm lại kĩ càng trong cặp sách Vũ đã phát hiện ra tập tiền kẹp trong một cuốn sách. Vũ vội vàng xin lỗi Nam. Nam nhìn em với ánh mắt đầy sự biết ơn.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 161 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Viết đoạn văn kể lại những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu. 

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

a) Người em kể là ai?

b) Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?

c) Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?

d) Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.

Bài mẫu:

       Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Loigiaihay.com

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNGSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMHƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT ĐOẠN VĂNNGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 9Người thực hiện: Nguyễn Thị VânChức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường THCS Tế LợiSKKN thuộc môn: Ngữ vănNÔNG CỐNG, NĂM 20171TTNỘI DUNGI.PHẦN MỞ ĐẦU123451. Lí do chọn đề tài7891011332. Mục đích nghiên cứu3. Đối tượng nghiên cứu4. Phương pháp nghiên cứuII. PHẦN NỘI DUNG6TRANG1. Cơ sở lí luận:344552. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề4. Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạtđộng giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trườngIII. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ671719I. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài:2Trong chương trình học Tiếng Việt – Tập làm văn ở THCS, việc lập luậntrong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn luyện. Kĩ năng này cóthể được luyện ngay trong một câu, một số câu, một đoạn văn hay trong cả mộtbài văn. Tuy vậy, trong câu do dung lượng không lớn nên việc lập luận đơn giản,thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất. Còn trong một đoạn văn, một văn bảnhoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú đa dạng hơn. Do đó việc hình thành kĩnăng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản cho học sinh là điều rất quan trọngđặc biệt đối với học sinh lớp 9, làm cơ sở để các em học lên bậc THPT.Ở bậc Trung học cơ sở, trong phân môn Tập làm văn, học sinh đã học vềđoạn văn và các thể văn nghị luận. Kiến thức về đoạn văn các em được tìm hiểusơ lược từ lớp 6 (Tiết 20: Lời và đoạn văn tự sự), lớp 7(Tiết 99: Luyện tập viếtđoạn chứng minh, giải thích) và tăng cường hơn ở lớp 8, lớp 9. Lớp 8 có 4 tiết:Tiết 10, tiết 76, tiết 100, 102 với các kiến thức kĩ năng về xây dựng đoạn trongvăn bản, viết đoạn trong văn nghị luận, xây dựng và trình bày luận điểm. Lênlớp 9, các em được học về liên kết câu và liên kết đoạn văn (Tiết 102, 110)Khi tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công giảng day môn Ngữvăn 9 và khi học sinh phải học kiểu bài nghị luận văn học các em thường rấtlúng túng khi phải viết đoạn văn. Mặc dù số tiết ở trên lớp, số buổi học thêm tạitrường là khá nhiều nhưng các em vẫn chưa có kĩ năng viêt bài, nhất là viếtđoạn văn. Vì vậy kết quả điểm số của các em thường rất thấp, mà các em khitâm sự với giáo viên rằng đây là kiểu bài rất khó. Là một giáo viên trực tiếpđứng lớp tôi thường đặt ra nhiều câu hỏi băn khoăn liệu có phải đây là một kiểubài nay các em mới được làm quen? Hay tại phương pháp dạy học của mìnhchưa hiệu quả? Thực trạng đó làm tôi rất trăn trở cho chất lượng học sinh củamình nhất là kết quả khi thi vào lớp 10 của các em. Vì vậy trong quá trình đứnglớp và trực tiếp, ôn thi vào lớp 10 tôi luôn mong muốn học sinh mình dạy nângcao chất lượng đặc biệt là kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận. Vì vậy tôi đãchọn đề tài “Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận văn học lớp 9”để thực nghiệm và nghiên cứu.2. Mục đích nghiên cứu:Nghị luận văn học là một kiểu bài quan trọng nhất trong chương trình Ngữvăn phổ thông. Đây là kiểu bài mà tất cả các kì thi đánh giá năng lực học sinh ởcác cấp học thường xuyên sử dụng bởi vì nó giúp học sinh bộc lộ được kiến thứcvà năng khiếu của mình.Vì vậy tôi tham gia tìm hiểu và nghiên cứu đề tài“Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn nghị luận văn học lớp 9” với mục đíchgiúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học, để từ đó các em có thể3biết cách viết bài văn nghị luận một cách thành thạo. Bởi vì đoạn văn là cơ sởhình thành văn bản.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:a .Đối tượng nghiên cứu:Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9 bản thân tôi nhận thấy kĩ năngviết đoạn văn của học mình là chưa tốt vì vậy kết quả học tập của môn Ngữ văncòn thấp. Vậy nên đề tài mà tôi nghiên cứu tổng kết là về kĩ năng viết đoạn văncho học sinh lớp 9 của trường THCS Tế Lợi . Điều tôi mong muốn là từ đề tàinày học sinh của mình sẽ biết cách viết đoạn văn một cách thành thạo để từ đócác em sẽ hình thành được những bài văn nghị luận văn học hay.b.Phạm vi nghiên cứu :Lóp 9A ,9B Trường THCS Tế Lợi -Năm học 2016-2017 .4. Phương pháp nghiên cứu:Bản thân tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở líthuyết bằng cách hướng dẫn các em tìm hiểu những kiến thức lí thuyết về đoạnvăn. Đó là khái niệm thế nào là đoạn văn, cách trình bày đoạn văn diễn dịch, quynạp, tổng phân hợp. Ngoài ra còn hướng dẫn các em nắm vững lí thuyết về vănnghị luận như luận điểm, luận cứ, lập luận… Để từ đó các em biết cách viếtđoạn văn nghị luận.Phương pháp nghiên cứu thứ hai là điều tra khảo sát thực tế, thu thậpthông tin. Tôi khảo sát từ thực tế bằng các bài viết tập làm văn của các em. Rồitôi thu thập thông tin về kĩ năng viết đoạn văn của các em trong quá trình viếtbài để có các biện pháp xử lý kịp thời.Mặt khác, tôi đã thống kê, xử lý số liệu qua điểm số của các bài kiểm tra,để có được các bảng số liệu trong đề tài mà mình đang nghiên cứu.II.PHẦN NỘI DUNG41. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .Như chúng ta đã biết:Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùiđầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tươngđối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ,các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dungkhái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặccuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏchủ đề của đoạn. (SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36)Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độnhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễdàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặtchẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bảncó một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạnmở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đềcủa văn bản thành các khía cạnh khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạnvăn bản khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạntương đối hoàn chỉnh, hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thểhiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấuchấm, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết;mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viếtlùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận.Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽhợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn cókết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnhđó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tươngphản, đòn bẩy, nêu giả thiết…Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đềmang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nộidung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiệnbằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm nhữngnhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.5Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chitiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trìnhbày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giáchung.Đoạn tổng - phân - hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mởđoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kếtđoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khaitriển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổnghợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng - phân - hợp,cần biết cách khái quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trongđoạn.2. Thực trạng của sáng kiến kinh nghiệm.a. Tình hình thực trạng:Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công giảng dạy hai lớpvăn 9 trong quá trình dạy học tôi tự nhận thấy có mấy vấn đề khi các em làm bàivăn nghị luận văn học như sau:Khi làm văn nghị luận các bài viết của các em thường không có kết cấu rõràng, mạch lạc vì các em chưa xác định được luận điểm khi viết bài. Từ đó dẫnđến các bài viết đó không chia tách đoạn văn thường chỉ có ba đoạn mở bài, thânbài, và kết bài. Các em thiếu kĩ năng chia tách luận điểm để viết thành đoạn văn.Do đó bài viết của các em thường không đủ ý không rõ ràng và thiếu sự thuyếtphục người đọc.Thứ hai là em nào biết tách đoạn văn rồi thì các em lại không biết cáchviết các câu chủ đề khái quát các luận điển khiến cho đoạn văn không có giá trị.Đa số các em trình bày luận cứ lập luận mà không biết khái quát ý khi viết bài.Không những vậy, khi viết đoạn văn thì các em lại không biết cách liênkết câu trong đoạn văn lại với nhau. Đa số học sinh của tôi thường viết rất rờirạc không có sự liên kết. Các em viết đoạn văn mà như đang đặt câu nêu nhậnxét đánh giá về các chi tiết trong truyện hay các từ ngữ trong bài thơ. Như vậycác em đang nêu luận cứ mà không biết sắp xếp các luận cứ, thêm các lí lẽ đểđoạn văn có nội dung thống nhất, tạo sự hấp dẫn người đọc người nghe.Một lỗi nữa mà các em hay mắc phải đó là không có câu, có từ ngữchuyển đoạn, chuyển ý, do đó bài làm của các em thiếu sự thống nhất, nó chỉ làcác đoạn văn xếp lại không liền mạch. Ví dụ khi viết bài cảm nhận về bài thơ“Sang thu” của Hữu Thỉnh các em thường viết là:Khổ thơ thứ nhất là ...6Khổ thơ thứ hai là...Để bài nghị luận văn học có giá trị cao đòi hỏi người viết phải có cảm xúccao (đặc biệt là với đối tượng học sinh giỏi). Tôi nhận thấy bài viết của các emthường rất khô khan, thiếu tình cảm, cảm xúc. Với trách nhiệm của một ngườigiáo viên dạy văn tôi không thể không trăn trở để giúp các em bồi dưỡng tìnhcảm cảm xúc của mình để khi các em cảm nhận các tác phẩm văn học tốt hơn.Các em biết buồn, vui , yêu, ghét,... theo từng cung bậc cảm xúc của các nhàvăn, nhà thơ trong các tác phẩm mà các em đã được học.Trong quá trình giảng dạy, qua các bài kiểm tra tôi khảo sát chất lượnghọc sinh như sau:b. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài ở lớp 9 Trường THCS TếLợi năm học 2015-2016Tổng sốKẾT QUẢ XẾP LOẠIGiỏiKháTrung bìnhYếuKhối lớp họcTS%TS%TS%TS%sinh9A2510,4%4 16,0% 13 52,0% 728%9B241 0,42% 3 12,5% 12 50,0% 8 33,3%Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh chưa có kĩ năng viếtđoạn còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làmcủa hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câuchủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn chưa rõ ràng, mạch lạc.Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh cònnhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượngdạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.c. Các giải pháp giải quyềt vẩn đề.Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh:Trước hết giáo viên phải nhắc lại toàn bộ lý thuyết có liên quan đến đoạnvăn trong các tiết học các buổi bồi dưỡng phụ đạo, dạy thêm để các em nắmvững toàn bộ kiến thức cơ bản về đoạn văn:“ Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoalùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ýtương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đạitừ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nộidung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu7hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sángtỏ chủ đề của đoạn”(SGK Ngữ văn 8 tập I, trang 36).Với những kiến thức này tôi luôn yêu cầu các em phải nắm vững, và chocác em biết được rằng đoạn văn là cơ sở tạo nên văn bản, nên cần phải rèn luyệnđể có kĩ năng thành thạo trong quá trình làm bài nhất là với bài nghị luận vănhọc. Các em cần phải biết rằng công việc của người làm văn nghị luận khôngphải chỉ tìm ra luận điểm luận cứ mà người làm bài còn phải làm một công việcrất khó khăn và quan trọng khác là trình bày luận điểm thành đoạn văn nếukhông trình bày được luận điểm thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạtđược dù người viết đã tập hợp đủ các ý kiến, quan điểm cần thiết. Hiểu đượcđiều này các em sẽ có ý thức viết đoạn văn trong khi làm bài.Giải pháp 2: Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống các luận điểm.Luận điểm là linh hồn của bài viết, không có luận điểm đúng có cơ sởkhoa học đáng tin cậy thì không làm sáng tỏ được vấn đề. Tìm ra luận điểmđúng thì sẽ quyết định việc học sinh có làm được bài hay không. Trong quá trìnhgiảng dạy khi xây dựng dàn bài cho một đề bài nào đó tôi thường gọi tên cácluận điểm trong bài viết thay bằng việc sử dụng các dấu câu thông thường. Đểkhi làm xong dàn ý thì các em cũng sẽ hình dung mình sẽ phải viết mấy đoạntrong bài. Đối với đối tượng học sinh trường THCS Tế Lợi chủ yếu là học sinhtrung bình và yếu nên tôi yêu cầu các em phải viết rõ mỗi luận điểm phải viếtmột đoạn văn. Ví dụ khi học kiểu bài nghị luận một tác phẩm truyện hoặc đoạntrích tôi có ra cho các em một đề bài như sau:Đề bài: Suy nghĩ của em về tình cha con trong chiến tranh qua truyệnngắn “Chiếc lược ngà’’ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.Đứng trước mỗi đề bài học sinh cần phải có thói quen đọc thật kĩ đề bàirồi mới đặt câu hỏi để tự xác định xem có bao nhiêu luận điểm trong bài viết củamình. Tôi cùng các em đã xây dựng một hệ thống các luận điểm như sau:- Luận điểm 1: Hoàn cảnh câu chuyện giữa hai cha con ông Sáu.- Luận điểm 2: Tình cảm của bé Thu dành cho người cha của mình.- Luận điểm 3: Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu.Như vậy với đề bài này các em sẽ phải viết cho mình thành ba đoạn văn.Với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ tôi cho đề bài: phân tíchbài thơ “ Viếng lăng Bác’’ của nhà thơ Viễn Phương tôi cùng các em đã xâydựng hệ thống các luận điểm như sau:- Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác.8- Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi cùng dòng người vào lăng viếngBác.- Luận điểm 3: Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng Bác.- Luận điểm 4: Tâm trạng lưu luyến và khát vọng được ở bên Bác của nhàthơ.Tôi luôn yêu cầu học sinh phải thực hiện bước này khi viết bài. Trong quátrình làm bài, ít nhất các em cũng phải xây dựng được hệ thống các luận điểmtrong bài viết ra giấy nháp trước khi bắt tay vào viết bài. Như vậy, các em sẽhình dung được mình sẽ phải viết mấy đoạn văn trong một bài viết, tránh tìnhtrạng các em sẽ bỏ xót luận điểm hoặc làm gộp luận điểm lại khiến bài viết thiếurõ ràng rành mạch.Giải pháp 3: Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống các luận cứ và lậpluận.Hướng dẫn như vậy rồi nhưng học sinh của tôi vẫn không thể nào dựa vàocác kiến thức trong giờ giảng văn để vận dụng vào bài viết của mình. Mỗi đoạnvăn chỉ có một đến hai dòng các em không biết lấy dẫn chứng và lại càng khôngbiết cách phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Tôi lại phải hướng dẫn các emtìm luận cứ, lập luận cho từng luận điểm. Luận cứ là lí lẽ là dẫn chứng đưa ralàm cơ sở cho luận điểm. Dựa vào kiến thức trong bài giảng văn để các em tìmdẫn chứng, tìm dẫn chứng rồi phải đưa ra những nhận xét đánh giá của mình vềtừng chi tiếtVí dụ khi làm bài nghị luận phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn“Làng” của nhà văn Kim Lân tôi đưa ra luận điểm và các luận cứ như sau:* Ông Hai hả hê, sung sướng đi khoe với mọi người việc Tây đốt nhàmình bởi lẽ:+ Nỗi vui mừng khôn siết khi biết làng mình vẫn là làng yêu nước, làngkháng chiến to lớn biết chừng nào.+ Tài sản riêng bị phá hủy làm sao sánh được với danh dự thiêng liêng củalàng mình.+ Ông mất đi căn nhà- cơ nghiệp của cả đời mình nhưng bù vào đó ông lạicó niềm tự hào về làng Chợ Dầu mà ông hằng yêu quý.Để cho nhân vật có những việc làm như vậy, Kim Lân đã thể hiện sâu sắctấm lòng yêu nước và sự đổi thay trong nhận thức của người nông dân với cáchmạng, với kháng chiến.Với đề bài phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ SaPa" của Nguyễn Thành Long ở một luận điểm nhỏ về đặc điểm tính cách củaanh thanh niên tôi đưa ra các luận cứ như sau:9Anh là người cởi mở, chân thành và hiếu khách:- Rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, được tròchuyện với mọi người, đáng yêu ở nỗi "thèm người" .- Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà mình, hồn nhiên kể về côngviệc, cuộc sống của mình.- Phải sống một mình nhưng anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: gửibiếu vợ bác lái xe gói củ tam thất, tặng hoa, tặng quà cho cô gái và ông hoạ sĩ,đó là tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quý.Với đề bài phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy tôi chỉ ra chocác em luận điểm và luận cứ như sau:Qua hai khổ thơ đầu, tác giả đã gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắnbó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ.- Bốn câu thơ ngắn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình "hồi nhỏ", "hồi chiếntranh" đã gợi lại một quãng thời gian dài từ thời niên thiếu cho đến lúc trưởngthành.- Cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên: "Với đồng","với sông", "với bể", "ở rừng".- Trong dòng hồi tưởng, tác giả đã khái quát vẻ đẹp của cuộc sống bình dị,vô tư, hồn nhiên và khẳng định tình cảm gắn bó bền chặt của con người vớivầng trăng là "tri kỉ", "tình nghĩa".+ Trăng là người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoadịu những đau thương, nham nhở của chiến tranh bằng thứ ánh sáng mát dịu.+ Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trănghiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan hoà tìnhnghĩa.- Với sự gắn bó tình nghĩa ấy nhà thơ đã từng tâm niệm "không bao giờquên". Giọng thơ hồi tưởng đều đặn nhưng từ "ngỡ" như báo hiệu trước sự xuấthiện của những biến chuyển trong câu chuyện của nhà thơ.Giải pháp 4: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn cấu trúc của đoạn văn.Khi tôi và các em đã có một hệ thống các luận điểm, các luận điểm lại có cácluận cứ và các lập luận chúng tôi sẽ bắt tay vào việc lựa chọn cấu trúc của đoạn văntức là chọn mô hình thích hợp để hình thành đoạn văn. Có rất nhiều cách xây dựngđoạn văn tôi luôn khuyến khích các em tự ý sáng tạo theo ý thích của riêng mình.Nhưng gắn với đối tượng dạy học của mình , biết được khả năng học tập của các emtôi thường tập cho các em cách viết 3 kiểu đoạn văn thông thường quen thuộc đó làđoạn diễn dịch, đoạn quy nạp và đoạn tổng - phân - hợp, từ hệ thống các luận điểmluận cứ đó. Trước khi viết đoạn văn cần phải quan sát để xác định rõ xem mình sẽ sử10dụng cách viết đoạn văn nào cho luận điểm này. Tôi thường ra cho các em các bài tậpnhư sau:- Cho câu chủ đề viết đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch.- Từ đoạn văn đã viết hãy chuyển từ đoạn diễn dịch sang quy nạp và từ quy nạpsang đoạn diễn dịch.* Đoạn diễn dịch.Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa kháiquát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩaminh hoạ, cụ thể.Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứngminh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét đánh giá và bộc lộ sựcảm nhận của người viết.Ví dụ về đoạn văn:“ Vì ông lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin dân làngtheo giặc(1). Hai tình cảm tưởng chừng mâu thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xungđột nội tâm dữ dội( 2). Ông Hai dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng thìyêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù( 3). Đây là một nét mới trongtình cảm của người nông dân thời kì đánh Pháp(4). Tình cảm yêu nước rộng lớnhơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê(5). Dù đã xác định như thế,nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối với quê hương; vì thế mà ôngxót xa cay đắng”(6).Ví dụ tiếp về đoạn văn như sau:Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”đã miêu tả cảnh chị emThuý Kiều du xuân trở về.(1) Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo củamùa xuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắcngang. (2) Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây,bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.(3) Một bức tranh thật đẹp,thanh khiết.(4)Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian: Không cònbát ngát, trong sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tấtcả đang nhạt dần, lặng dần.(5)Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng.(6)Những từláy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật màcòn bộc lộ tâm trạng con người.(7)Đặc biệt, hai chữ “nao nao” đã nhuốm màutâm trạng lên cảnh vật.(8)Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều ravề trong sự bần thần nuối tiếc, lặng buồn, “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ralà chia sẻ cái buồn không thể nói hết.(9) Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến vềmột ngày vui xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết với niềmvui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.(10)11Ở đoạn văn thứ nhất các em phải chú ý câu chủ đề là câu thứ nhất trongđoạn văn “Vì ông lão yêu làng tha thiết nên vô cùng căm uất khi nghe tin dânlàng theo giặc”. Câu văn đã khái quát toàn bộ nội dung đoạn văn, các câu cònlại đã phân tích nhận xét đánh giá nhiều mặt về tình yêu làng tha thiết của ôngHai.Ở đoạn văn thứ hai cũng tương tự như vậy câu thứ nhất là câu chủ đềmang nội dung khái quát của toàn bộ nội dung đoạn văn “Sáu câu thơ cuối đoạntrích “Cảnh ngày xuân”đã miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về”. Cáccâu văn còn lại đã miêu tả toàn cảnh thiên nhiên trong buổi chiều chị em ThúyKiều du xuân trở về.Như vậy các em phải nắm vững kĩ năng viết đoạn văn diễn dịch bằng cáchviết các câu chủ đề, rồi từ đó triển khai toàn bộ nội dung đoạn văn bằng cachslàm sáng tỏ nội dung câu chủ đề.* Đoạn quy nạpĐoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thểnhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằngthao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí”của Chính Hữu.“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo(1).Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reovui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng vàtrăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng chotinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng chocuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóngđôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hàohoa muôn thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoàquyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9)”.Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơtrong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câuchủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn vănphân tích có kết cấu quy nạp.* Đoạn tổng phân hợp.12Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câumở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câukết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câukhai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bìnhluận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề,tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.Ví dụ về đoạn văn:“Ngay từ khổ thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những tínhiệu riêng của mùa thu.(1) Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúcvàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh... như trong thơ cổ. (2) Cũng khôngphải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc trong như trong thơ thu NguyễnKhuyến...(3)Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “phả vào trong gió se”.(4) Phải có “gió se”thì mới có hương thơm nồng đậm thế.(5) Làn gió heo maytrong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để cóđược mùi hương ấy.(6) Gió đưa làn hương đi theo khắp nẻo, như để “thôngbáo” với đất trời, với hồn người một tín hiệu vui: mùa thu đang tới!(7) Chỉ bằngvài nét vẽ, nhà thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnhkhắc giao mùa.(8)”Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm tám câu:- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về khổ đầu bài “ Sang thu”của Hữu Thỉnh mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu.- Năm câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh những tín hiệu riêng đó.- Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đãnắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùaGiải pháp 5: Hướng dẫn học sinh viết các câu chủ đề.Trong chuỗi câu hợp thành đoạn văn thường có một câu thể hiện sự khái quáthóa toàn bộ toàn bộ nội dung đoạn văn. Câu chủ đề thường chứa một lượng thông tinmới được diễn đạt bằng những cụm từ chưa xuất hiện trong các phát ngôn ở đoạn văntrước. Như vậy, câu chủ đề là mối liên kết tất cả các câu trong đoạn văn. Về mặt ngữpháp câu chủ đề thường có đầy đủ các thành phần nòng cốt, nó giúp cho cẩu chủ đêbiểu đạt được nội dung chính của toàn đoạn. Nội dung câu chủ đề thường ngắn gọn, rõràng . Tôi có hướng dẫn các em viết một số câu chủ đề như sau:Ví dụ 1: Với đề bài : Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn : “Chiếc lượcngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.Tôi đã hướng dẫn các em viết câu chủ đề như sau:Vì hoàn cảnh éo le nên bé Thu dành cho cha của mình một tình yêu thương rấtđặc biệt.13Trong buổi sáng cuối cùng , trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ và hànhđộng của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn.Chứng kiến những biểu hiện của cha con ông Sáu lúc chia tay , có người khôngcầm nổi nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái timmình.Tình cảm của bé Thu rất sâu sắc rất mạnh mẽ , nhưng cũng thật dứt khoát, rạchròi, ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh.Với mỗi câu chủ đề tôi thường yêu cầu các em viết thành một đoạn văn, để triểnkhai ý.Ví dụ 2: Với bài tập phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, ta cóthể viết câu chủ đề:“Sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, là bức tranh tả cảnhngụ tình thật đặc sắc”.Hoặc: “Sáu câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, là đỉnh cao củabút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”.Câu chủ đề cũng có thể đặt dưới hình thức là một câu hỏi để nêu vấn đề.Ví dụ: Vậy chiến tranh tàn khốc, bom đạn ác liệt liệu có thể chia cắt đượctình cảm gia đình cha con không? Trong hoàn cảnh đó bé Thu lại càng thể hiệntình yêu thương cha một cách sâu sắc hơn.Khi trước câu chủ đề là các đoạn văn thì người viết cần phải sử dụng cácyếu tố ngôn ngữ làm nhiệm vụ liên kết giữa các đoạn văn tránh sự rời rạc thiếuliên kết trong cả bài viết.Trường hợp đoạn văn có cấu trúc quy nạp câu chủ đề thường nằm ở cuốiđoạn văn, nhưng vai trò và chức năng của câu chủ đề vẫn không thay đổi. Lúcnày nội dung câu chủ đề là sự khái quát hóa nội dung thông tin của đoạn, mangtính kết luận. Về mặt hình thức nó có thể chứa các từ ngữ thể hiện sự khái quátnhư: nhìn chung, nói tóm lại, rút lại là ...Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh dưới dạng các bài tập như cho câuchủ đề rồi viết đoạn văn, hoặc cho đoạn văn để tìm các câu chủ đề tương ứngBài tập 1Cho câu chủ đề: So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà vănNam Cao trước cách mạng tháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểmtiến bộ vượt bậc trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách.Hãy viết đoạn văn có sử dụng câu trên làm câu chủ đề.So với lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao trướccách mạng tháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có những điểm tiến bộ vượt bậctrong nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách. Đó chính là nhờ vào đường lối14giác ngộ cách mạng của Đảng, Bác Hồ với họ. Lão Hạc và ông Hai có nhữngđiểm tính cách khác nhau nhưng họ vẫn có những phẩm chất của những ngườinông dân giống nhau, đều hiền lành, chất phác, lương thiện. Cách mạng thángTám thành công đã đem đến sự đổi đời cho mỗi người nông dân. Từ một thânphận nô lệ phụ thuộc họ trở thành một người tự do làm chủ cuộc đời, làm chủđất nước. Từ đó đã củng cố và làm nền tảng vững chắc cho tình yêu quê hương,đất nước, trở thành một tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháytrong họ. Trong hoàn cảnh toàn dân đang hướng tới cuộc kháng chiến chốngPháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trêntình yêu cá nhân của mình với làng chợ Dầu, ông dành tất cả tình cảm, tâm hồnmình cho cách mạng. Đó chính là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng vàngười nông dân Việt Nam nói chung. Văn hào I li a, E ren bua có nói: …” Lòngyêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu tổ quốc”. Ông Hai đúnglà một con người như thế. Niềm vui, nỗi buồn của ông đều gắn bó với làng.Lòng yêu làng của ông chính là cội nguồn của lòng yêu nước.Bài tập 2: Cho luận cứ sau, em hãy viết câu chủ đề cho đoạn văn.Ông Hai khi nghe tin cải chính :- Cái mặt buồn thỉu mọi khi bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn- Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy.- Mua quà bánh chia cho các con.- Đi khắp mọi nhà khoe cái tin tây nó đốt nhà, cái tin cải chính.- Lúc này nút truyện được cởi, tâm lí nhân vật lại vui vẻ như xưa : ông Hailại hay cười, hay nói, vui vẻ hồn nhiên như con nít.- Tây đốt nhà là bằng chứng chứng minh rằng làng ông không phải theotây, không phải việt gian.- Nó đã trả lại danh dự cho ông và cả làng.àNhư vậy ông mất cái riêng là ngôi nhà nhưng cái chung của cả làng ônglại còn đó à như vậy ông đã đặt cái chung, cái tình yêu làng, yêu nước lên trênhết.? Điều này càng thể hiện rõ hơn đặc điểm gì của nhân vật ông Hai?Câu chủ đề cho các ý trên như sau:Tình yêu làng của ông Hai luôn thống nhất với tình yêu nước, tình yêulàng, yêu nước của ông Hai trước sau như một.Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh liên kết câu trong đoạn vănCác câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kếtchặt chẽ với nhau về nội dung cũng như hình thức:- Về nội dung:15+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phảiphục vụ chủ đề chung của đoạn văn.(Liên kết chủ đề).+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (Liênkết lôgic).- Về hình thức: Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằngmột số biện pháp chính như:+ Phép lặp: Lặp lại ở đầu câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.+ Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữđã có ở câu trước.+ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câutrước.+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau cáctừ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã cho ởcâu trước.( SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 43).Đây là những kiến thức mới vừa được học trong chương trình Ngữ văn 9nên các em đều có thể dễ dàng nắm bắt, điều đáng nói ở đây là việc các emkhông biết cách vận dụng trong khi viết bài. Đoạn văn của các em các câu rất rờirạc, thiếu sự liên kết cả về nội dung lẫn hình thức.Ví dụ khi phân tích khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” củanhà thơ Thanh Hải đa số học sinh của tôi viết như sau :Bốn câu thơ tiếp theo ở khổ ba bộc lộ niềm suy tư của tác giả về đất nước,về nhân dân: “ Đất nước bốn nghìn năm ….Cứ đi lên ….”. Câu thơ “ Vất vả vàgian lao ’’ thể hiện sự vất vả trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Câuthơ “ Đất nước như vì sao” là biện pháp so sánh, so sánh đất nước như vì sao làniềm tự hào đối với đất nước. Ba tiếng “Cứ đi lên” thể hiện sự quyết tâm vàniềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh.Các em chưa có ý thức sử dụng các phép liên kết để kết nối các câu vănthành một chuỗi hoàn chỉnh có ý nghĩa, tôi đã hướng dẫn các em viết lại nhưsau :Bốn câu thơ tiếp theo ở khổ ba bộc lộ niềm suy tư của tác giả về đất nước,về nhân dân: “Đất nước bốn nghìn năm ….Cứ đi lên ….”.(1) Chặng đường lịchsử của đất nước với bốn ngàn năm trường tồn, lúc suy vong, lúc hưng thịnh vớibao thử thách: “Vất vả và gian lao”(2) . Thời gian đằng đẵng ấy nhân dân ta từthế hệ này sang thế hệ khác đã đem mồ hôi xương máu, lòng yêu nước cũng nhưtinh thần quả cảm để xây dựng và bảo vệ đất nước.(3) Câu thơ “ Đất nước nhưvì sao” là một hình ảnh so sánh đẹp và mang ý nghĩa.(4) Sao là nguồn sáng lấp16lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian.(5) So sánh đất nướcvới vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp.(6) Hành trang đi tới tương lai của dân tộc ta không một thế lực nào có thể ngăncản được: “Cứ đi lên…” ba tiếng “Cứ đi lên” thể hiện sự quyết tâm và niềm tinsắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh.(7)Đoạn văn trên đã sử dụng phép liên kết về nội dung như sau: Tất cả cáccâu trong đoạn văn trên đều nói về Niềm suy tư của tác giả về đất nước về nhândân.Về hình thức, đoạn văn đã sử dụng các phép liên kết sau :- Phép lặp từ “đất nước’’ ở các câu 1,2,3- Phép thế “thời gian đằng đẵng ấy ’’Với việc sử dụng phép liên kết trong đoạn văn giúp đoạn văn trở nên lưuloát hơn, có sức thuyết phục người đọc người nghe hơn.4. Hiệu quả của của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáodục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.Qua thời gian thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của họcsinh tăng lên rõ rệt sau từng năm học. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thànhthạo, đảm bảo sự liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tôiđã khảo sát, kiểm chứng kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viếtđoạn của học sinh hai lớp 9 để đối chứng so với đầu năm chưa triển khai thựchiện đề tài.Bản thân tôi vận dụng vào quá trình ôn thi vào lớp 10 cho đối tượng họcsinh khối 9 trường THCS Tế Lợi và thấy hiệu quả rõ rệt, nhất là đối với đốitượng học sinh trung bình và yếu kết quả mỗi khi học sinh thi thử điểm số mỗivòng thi đều tăng, vòng 1 điểm trung bình của các em là: 4,5 vòng 2: 7 , vòng 3:6,2 và khi thi vào 10 điểm bình quân là: 7,6Đề bài dùng để khảo sát:Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của ba cô gái thanh niênxung phong trong truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.* Kết quả khảo sát của học sinh lớp 9 Trường THCS Tế Lợi sau khitriển khai áp dụng SKKNKhối lớpĐầu9AKẾT QUẢ XẾP LOẠITổngsố họcsinhTS%TS%TS%TS%2414,1%416,7%1145,9%832,3%GiỏiKháTrung bìnhYếu17nămCuốinăm9B2514.0%416,%1248,0%832,0%9A24312,5%729,1%1250,0%28,4%9B253 12,0% 8 32,0% 13 52,0% 14,0%So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệkhá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảmKết quả như trên đã nằm ngoài dự kiến và mong muốn của người thựchiện đề tài. Mong rằng kết quả này sẽ được tiếp tục khẳng định qua những kì thitrong các năm học tới.III .PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1.Kết luận :Sáng kiến kinh nghiệm được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướngdẫn học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải pháp thực hiện đã giúphọc sinh nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết đoạnvăn, bài văn nghị luận. Như chúng ta đã biết, trên thực tế, đoạn văn là một phầncủa văn bản. Khi các em có kĩ năng viết đoạn thành thạo thì cũng nâng cao kĩ18năng viết bài tập làm văn. Các kĩ năng dựng đoạn trong phạm vi đề tài này đềulà những kĩ năng có thể sử dụng hiệu quả khi viết các đoạn thân bài của bài nghịluận về tác phẩm truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ.2.Kiến nghị :Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở trườngTHCS Tế Lợi. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bảnthân và mới áp dụng trong phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến, trao đổi,bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng của đề tài để kết quảgiáo dục nói chung, dạy và học văn nói riêng của học sinh ngày càng được nângcao.Kiến nghị của bản thân tôi là rất mong sự giúp đỡ và tạo điều kiện của bangiám hiệu nhà trường cho bản thân tôi được vận dụng sáng kiến của mình vàoquá trình giảng dạy một cách thường xuyên hơn.Xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬNCỦA HIỆU TRƯỞNGLê Ngọc NamTế Lợi, ngày 15 tháng 3 năm 2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dungcủa người khác.Người thực hiệnNguyễn Thị Vân19