5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

So sánh Medicaid & Medicare: Quý vị có thể hưởng quyền lợi của cả hai chương trình

Đã đăng: January 17, 2020

Ngày cập nhật lần cuối: Ngày 02 tháng 4 năm 2021

Medicaid và Medicare. Khó có thể tìm được hai từ nào gây ra nhiều nhầm lẫn đến như vậy.

  • Điểm khác biệt giữa hai chương trình bảo hiểm y tế chính phủ là gì? 
  • Medicaid và Medicare chính xác là gì? 
  • Đối tượng nào có đủ điều kiện nhận Medicaid hoặc Medicare? 
  • Và làm thế nào một số người có thể nhận được cả hai? 

Đọc tiếp để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này và nhiều hơn nữa.

 Mọi thông tin quý vị cần biết về Chương Trình Nhu Cầu Đặc Biệt Kép trong một hướng dẫn tiện lợi.

Điểm khác biệt giữa Medicaid và Medicare.

Điểm khác biệt giữa Medicaid và Medicare đó là Medicaid được quản lý bởi các tiểu bang và dựa trên thu nhập. Medicare được quản lý bởi chính phủ liên bang và chủ yếu dựa trên độ tuổi. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp đặc biệt như một số khuyết tật nhất định có thể cho phép các đối tượng trẻ tuổi hơn nhận Medicare.

Medicaid là gì?

Medicaid là một cách để quý vị được chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp hơn hoặc đôi khi không mất phí. Medicaid được quản lý bởi mỗi tiểu bang, vì vậy các yêu cầu đủ điều kiện có thể thay đổi tùy theo tiểu bang. Tiểu bang của quý vị có thể có tên gọi riêng cho chương trình Medicaid của họ. Điều quan trọng cần nhớ là quý vị phải xác nhận lại Medicaid hàng năm.

Medicaid chủ yếu bao trả cho:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai
  • Người cao tuổi và người có khuyết tật
  • Người trưởng thành có thu nhập thấp đủ điều kiện

Medicare là gì?

Medicare là một chương trình bảo hiểm sức khỏe quốc gia điều hành bởi chính quyền liên bang. Medicare bao trả cho:

  • Đối tượng từ 65 tuổi trở lên.
  • Một số đối tượng dưới 65 có thể đủ điều kiện do khuyết tât hoặc trường hợp đặc biệt khác.

Medicare giúp bao trả một số chi phí chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người cao tuổi và các cá nhân có khuyết tật tại Hoa Kỳ. Medicare bao gồm 4 phần khác nhau. Điều này giúp mang lại nhiều lựa chọn chăm sóc sức khỏe hơn cho mọi người, để họ có thể lựa chọn chương trình chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất với nhu cầu của họ.

4 phần của Medicare.

FYI: Phần A và B còn được biết đến là “Original Medicare.”

Phần A

Giúp chi trả phí nằm viện và chăm sóc nội trú.

Phần B

Giúp chi trả phí thăm khám bác sĩ và chăm sóc ngoại trú.

Các công ty bảo hiểm tư nhân cung cấp các loại chương trình Medicare khác với các quyền lợi bổ sung vượt trội hơn Original Medicare:

Phần C

Kết hợp với Phần A (bảo hiểm bệnh viện) và Phần B (bảo hiểm y tế) trong một chương trình thường cũng bao gồm cả bảo hiểm cho thuốc kê toa.

Phần D

Phạm vi bảo hiểm thuốc theo toa.

Làm thế nào để quý vị nhận được cả Medicaid và Medicare?

Một số đối tượng được hưởng Medicare do độ tuổi (từ 65 tuổi trở lên) hoặc là người khuyết tật. Họ cũng đủ điều kiện hưởng Medicaid vì đáp ứng các yêu cầu của Medicaid tại tiểu bang sinh sống. Những đối tượng có đủ điều kiện hưởng đồng thời Medicare và Medicaid được gọi là “đủ điều kiện kép”.

Các chương trình sức khỏe kép là gì?

Chương trình sức khỏe kép được thiết kế dành cho các đối tượng đã có cả Medicare và Medicaid. Chúng là một loại chương trình đặc biệt thuộc Medicare Phần C. Các chương trình sức khỏe kép kết hợp với bảo hiểm bệnh viện, y tế và thuốc kê toa. Quý vị vẫn giữ nguyên các quyền lợi Medicaid của mình. Hơn nữa, quý vị sẽ nhận được nhiều quyền lợi hơn so với Original Medicare. Và quý vị có thể hưởng tất cả quyền lợi này với lệ phí bảo hiểm chương trình thấp ở mức $0.

Xem bài viết "Tôi có bị mất quyền lợi Medicaid của mình không?”.

Chương trình nhu cầu đặc biệt kép (Dual Special Needs Plan, DSNP) là gì?

Các chương trình sức khỏe còn được biết đến là các chương trình nhu cầu đặc biệt kép. Các chương trình này được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm tư nhân, để quý vị có thể tìm thấy một chương trình sức khỏe phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Tham gia chương trình sức khỏe kép không làm thay đổi tư cách hoặc quyền lợi Medicaid của quý vị.

Các quyền lợi của chương trình đủ điều kiện kép hoặc Medicaid có thể thay đổi tùy thuộc vào nơi quý vị sống. Tìm kiếm sử dụng mã ZIP để tìm chương trình phù hợp nhất đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe của quý vị.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2022

CHỈ THỊ

VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023

Năm 2022, kinh tế Việt Nam đang hồi phục, chủ yếu nhờ việc triển khai kịp thời quy định “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, các chính sách hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn; khu vực sản xuất trong nước, các thị trường đối tác lớn của Việt Nam phục hồi tăng trưởng; các doanh nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu, thay đổi mô hình kinh doanh, đa dạng hóa chuỗi cung ứng thích nghi với tình hình mới. Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ sau dịch COVID-19.

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025, góp phần triển khai các mục tiêu của Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, nền kinh tế nước ta dự báo tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của của tình hình chính trị thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, nhất là ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga và Ukraine; sự phục hồi chậm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa vững chắc của kinh tế thế giới như tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, chống tự do thương mại ở một số nơi, lạm phát tiếp tục tăng cao và trở thành vấn đề lớn tại nhiều quốc gia; dịch COVID-19 vẫn còn tiếp diễn và chứa ẩn nhiều rủi ro; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.

Để kế thừa, phát huy các kết quả đã đạt được, vượt qua khó khăn, thách thức, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển KTXH các năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023-2025 như sau:

A. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2023

I. YÊU CẦU

1. Đối với đánh giá Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022

a) Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các nghị quyết của Quốc hội1, Chính phủ2, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân các cấp (đối với các địa phương) về phát triển KTXH năm 2022.

b) Bảo đảm tính khách quan, trung thực, sát thực tiễn, có so sánh với kết quả thực hiện của năm 2021; nêu rõ những kết quả đạt được (đặc biệt nêu rõ thành tựu nổi bật của năm 2022), khó khăn, hạn chế; phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém; chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với những hạn chế, yếu kém và đề ra bài học kinh nghiệm.

2. Đối với xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023

a) Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022; dự báo tình hình trong nước, khu vực, thế giới có ảnh hưởng lớn đến phát triển KTXH của đất nước.

Mục tiêu phát triển của kế hoạch năm 2023 phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thể hiện sự quyết liệt, phấn đấu đạt được mục tiêu Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030, thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

b) Kế hoạch của các ngành, lĩnh vực và các cấp địa phương phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, phấn đấu đạt được mục tiêu theo chiến lược và kế hoạch phát triển KTXH của cả nước, kế hoạch 5 năm về phát triển KTXH của địa phương (đối với các địa phương); phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương; bám sát những dự báo, đánh giá tình hình và bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn tới; đảm bảo kế thừa những thành quả đã đạt được, có đổi mới và tiếp thu, tiếp cận xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH.

Các mục tiêu, định hướng phải nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH và kế hoạch đầu tư công.

c) Việc đề xuất các chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực phụ trách: (i) phải thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; trường hợp chỉ tiêu đề xuất không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và thống nhất về thông tin, số liệu thống kê trên phạm vi cả nước, phục vụ tốt công tác theo dõi, đánh giá và xây dựng kế hoạch; (ii) bảo đảm khả năng thu thập thông tin, theo dõi liên tục, đánh giá định kỳ; không đề xuất các chỉ tiêu chuyên ngành, phức tạp, chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu; (iii) bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, có khả năng so sánh với dữ liệu quá khứ; (iv) bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ và phản ánh trực tiếp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; (v) phù hợp với thông lệ.

d) Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành (lượng hóa tối đa các kết quả dự kiến hoàn thành, đạt được trong năm 2023 như: số km đường cao tốc, đường ven biển, đường liên vùng,…; số công trình thủy lợi, hồ chứa nước và ngăn mặn; văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tin giản; bộ máy được sắp xếp lại; thanh tra, kiểm tra xử lý tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;…); cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; cá thể hóa trách nhiệm.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương căn cứ yêu cầu tại mục I phần A, xây dựng báo cáo Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 với các nội dung chủ yếu, gồm:

1. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022

Trên cơ sở tình hình, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức đánh giá và ước thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 trên tất cả các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, quản lý, trong đó có đánh giá các tác động của thiên tai, dịch bệnh như tác động của dịch COVID-19, xung đột quân sự Nga-Ukraine, biến động giá cả hàng hóa thế giới,... Cụ thể:

a) Các bộ, cơ quan trung ương đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Nghị quyết số 32/2021/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 và các nghị quyết khác của Chính phủ về phát triển KTXH năm 2022; báo cáo đầy đủ việc thực hiện các chỉ tiêu đã được giao tại các Nghị quyết nêu trên theo mẫu tại Phụ lục kèm theo. Trong đó, tập trung đánh giá một số vấn đề trọng tâm sau:

(1) Thực hiện Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

(2) Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật, những đóng góp của thể chế vào phát triển KTXH.

(3) Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển các thị trường lao động, vốn, bất động sản; tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

(4) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó tập trung vào các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;... các dự án hạ tầng nền tảng số quốc gia dùng chung; hạ tầng đô thị các khu kinh tế ven biển; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hạ tầng thương mại.

(5) Chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.

(6) Phát triển liên kết vùng, khu kinh tế, đô thị, kinh tế đô thị.

(7) Lập, phê duyệt và triển khai các quy hoạch.

(8) Phân bổ, giao kế hoạch và thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

(9) Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam; thực hiện các chính sách xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia.

(10) Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó làm rõ về xây dựng, hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi), quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, hồ chứa nước; thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

(11) Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

(12) Công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; thông tin, tuyên truyền, dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

b) Các địa phương đánh giá theo các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022.

2. Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023

Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen. Kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá cả nguyên vật liệu sản xuất, lạm phát có nguy cơ gia tăng. Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới và xu hướng thúc đẩy thích ứng, mở cửa sau dịch COVID-19, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, tăng cường hợp tác của các quốc gia vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước, dịch bệnh ở một số nước còn diễn biến phức tạp.

Trong nước, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định; dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát; quy định về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã được phát huy; Chương trình phục hồi và phát triển KTXH tiếp tục được triển khai; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên,... Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ phải tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ những yếu kém nội tại của nền kinh tế do chưa hoặc chậm được khắc phục, cũng như các vấn đề về già hóa dân số, chênh lệch giàu nghèo, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, áp lực lạm phát khi nhu cầu trong nước phục hồi,...

Trong bối cảnh đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

a) Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển KTXH năm 2023, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ukraine, chính sách phòng chống dịch COVID-19 và thương mại của các đối tác, rủi ro của thị trường bất động sản, tài chính, khả năng kiểm soát dịch COVID-19 trong nước và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển KTXH,…

b) Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.

c) Mục tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn.

d) Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2023 bảo đảm thống nhất với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025, mục tiêu tổng quát, mục tiêu chủ yếu của năm 2023, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương. Trong đó:

- Kế thừa và phát huy những kết quả công tác, khí thế thời gian qua; không chủ quan, tự mãn với thành tích đã đạt được; quán triệt, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực một cách hiệu quả và không hình thức, trước hết là trong hệ thống hành chính nhà nước; kiên quyết ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết liệt, hiệu quả trong hành động; tiếp tục khơi dậy và thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước.

- Thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực theo các Nghị quyết, quy định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển KTXH 10 năm 2021-2030, 5 năm 2021-2025. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH. Chú trọng kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh bằng thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp; chủ động xử lý hiệu quả những vấn đề tồn đọng kéo dài.

- Quán triệt chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển KTXH. Quan tâm hơn nữa đến công tác an sinh xã hội và đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; bảo đảm mọi người dân đều có cơ hội tham gia và thụ hưởng thành quả phát triển KTXH của đất nước. Tăng cường phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị - xã hội và an toàn, an ninh cho nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển đất nước.

B. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2023, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM 2023-2025

Giai đoạn 2023-2025 quyết định việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025. Theo đó, mục tiêu cho công tác xây dựng dự toán NSNN năm 2023 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 là: Đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển KTXH; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công gắn với phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; phấn đấu thực hiện cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội cùng với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương.

Nhiệm vụ xây dựng dự toán NSNN năm 2023 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 cần tập trung vào những nội dung trọng tâm sau:

I. DỰ TOÁN NSNN NĂM 2023

1. Về dự toán thu NSNN

Dự toán thu NSNN năm 2023 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của NSNN, đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu. Tập trung phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước để đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN năm 2022, dự toán thu NSNN năm 2023. Tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; các tác động thu ngân sách gắn với thực hiện các nghĩa vụ của Chính phủ đối với các cam kết với nhà đầu tư nước ngoài đã và đang trình cấp thẩm quyền. Tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng khoảng 7-9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022 (sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách). Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp NSNN theo đúng quy định của pháp luật. Thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

2. Về dự toán chi NSNN

Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, gắn với việc triển khai chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII). Phấn đấu cân đối nguồn lực để thực hiện việc cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII). Ưu tiên nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở ở những nơi cần thiết, cấp bách, tăng cường năng lực phòng chống dịch bệnh; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2023 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN. Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022, các địa phương xây dựng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 trên cơ sở dự toán năm 2022 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và nhu cầu tăng chi phát sinh để thực hiện các chế độ, chính sách và pháp luật có liên quan. Trên cơ sở dự toán thu NSNN năm 2023, giao Bộ Tài chính xây dựng trình cấp có thẩm quyền phương án chi cân đối NSĐP năm 2023 phù hợp với khả năng cân đối của NSNN để xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa NSTW và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP năm 2023 để áp dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng Nghị quyết số 40/2021/QH15.

Trong đó, lưu ý một số nội dung sau:

a) Về chi đầu tư phát triển

Dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2023 bao gồm dự toán chi cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được cấp có thẩm quyền giao và dự toán chi cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, trong đó đề nghị:

- Xây dựng kế hoạch phải phù hợp với các quy định của pháp luật và khả năng cân đối của NSNN trong năm; phù hợp với phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2021-2025, kế hoạch và tiến độ triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, kế hoạch Tài chính quốc gia, vay và trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

- Kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án, bảo đảm có thể phân bổ, giao chi tiết cho dự án trước ngày 31/12/2022; khắc phục tình trạng chậm phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án.

- Đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: bố trí vốn theo đúng thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025. Riêng đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải phù hợp với nội dung của Hiệp định, cam kết với nhà tài trợ; ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc hiệp định vay nước ngoài trong năm 2023 và không có khả năng gia hạn.

- Đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH: đề xuất bố trí vốn cho các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư thuộc danh mục dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo (văn bản số 450/TTg-KTTH ngày 20 tháng 5 năm 2022 và các văn bản thông báo vốn của Thủ tướng Chính phủ (nếu có)); mức vốn bố trí cho dự án theo khả năng giải ngân và tiến độ thực hiện dự án.

b) Về chi NSNN cho các nhiệm vụ theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

c) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (Khoá XII) và Kết luận 28-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (Kết luận 28-KL/TW), yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là chi mua sắm công, đi công tác trong và ngoài nước, sử dụng xe ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát, tiết kiệm điện, xăng dầu,… trên cơ sở đó, bên cạnh việc tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định, thực hiện tiết kiệm thêm bình quân 10% chi thường xuyên NSNN so với dự toán năm 2022 của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ngay từ khâu xây dựng dự toán (trừ các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi có tính chất lương, các khoản chi cho con người theo chế độ và các khoản chi đặc thù không thể cắt giảm như đóng niên liễm, chi theo các hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ đã ký kết từ trước và tiếp tục thực hiện trong năm 2023) để dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển và các nhiệm vụ cấp bách khác thuộc trách nhiệm chi của các cấp ngân sách theo phân cấp.

d) Xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức chi thường xuyên NSNN năm 2022 (Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg) và quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

đ) Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù:

Căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg và Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2021 về nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, yêu cầu các cơ quan, đơn vị này báo cáo cụ thể tiến độ, nội dung trình các cấp thẩm quyền về các giải pháp đảm bảo hiệu quả hoạt động khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27- NQ/TW; báo cáo số tiết kiệm chi thường xuyên trong các năm 2021-2022; đánh giá đầy đủ nguồn thu - nhiệm vụ chi trong năm hiện hành và dự kiến năm kế hoạch, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo các cấp thẩm quyền cùng thời điểm xây dựng dự toán NSNN.

Thực hiện quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022, giao Bộ Tài chính tổng hợp trong các báo cáo dự toán NSNN năm 2023 trình cấp có thẩm quyền nội dung: Cho phép tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước đến thời điểm cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Kể từ thời điểm áp dụng chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, các cơ quan, đơn vị đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế đảm bảo kinh phí hoạt động, thì được bố trí dự toán chi theo cơ chế được phê duyệt; các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022. Đối với dự toán NSNN năm 2023, yêu cầu các cơ quan, đơn vị này tiết kiệm tối thiểu 15% chi thường xuyên NSNN ngay từ khâu xây dựng dự toán (trừ các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi có tính chất lương, các khoản chi cho con người theo chế độ và các khoản chi đặc thù không thể cắt giảm như đóng niên liễm, chi theo các hợp đồng cung ứng hàng hoá, dịch vụ đã ký kết từ trước và tiếp tục thực hiện trong năm 2023).

e) Không bố trí chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 quy định về quản lý, sử dụng NSNN đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

g) Trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền và văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng, khả năng triển khai thực hiện năm 2022, dự kiến lộ trình thực hiện trong cả giai đoạn 2021-2025 và cơ chế phân cấp thực hiện, các bộ, cơ quan trung ương chủ quản các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2023 của từng chương trình chi tiết theo từng bộ, cơ quan trung ương và từng địa phương, kinh phí đầu tư phát triển, thường xuyên theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối NSNN năm 2023 và tuân thủ các quy định của pháp luật về NSNN, đầu tư công.

h) Cơ quan, đơn vị thực hiện tổng hợp vào dự toán ngân sách các nhiệm vụ chi thường xuyên liên quan tới xử lý tài sản công, sắp xếp, xử lý nhà đất, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định (nếu có).

i) Các bộ, cơ quan trung ương được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch và dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia cho năm 2023 phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển và quy hoạch dự trữ quốc gia trong giai đoạn 2021-2025, khả năng cân đối NSNN và dự báo tình hình KTXH, dự kiến nhu cầu cứu trợ, viện trợ, trong đó, tập trung vào các mặt hàng chiến lược, thiết yếu; ưu tiên các mặt hàng dự trữ quốc gia phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và quốc phòng, an ninh.

k) Chi viện trợ từ nguồn NSNN phải phù hợp với mục tiêu, kế hoạch hợp tác hằng năm, hiệp định hợp tác song phương cả giai đoạn 2021-2025 với các nước nhận vốn viện trợ của Việt Nam (nếu có) và khả năng cân đối NSNN năm 2023, tiến độ triển khai chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ.

l) Về việc cải cách tiền lương và dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, điều chỉnh lương hưu (phần NSNN đảm bảo), điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công:

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo cụ thể khả năng cân đối nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27- NQ/TW.

Các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên, các nguồn thu được để lại và một phần thu sự nghiệp theo quy định. Riêng các cơ quan, đơn vị hành chính ở Trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù, dự kiến Quỹ lương mới theo cơ chế được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu có) hoặc theo quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ; đồng thời báo cáo cụ thể các tác động tăng, giảm so với quỹ lương hiện hành và khả năng cân đối từ các nguồn được để lại.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP , trong đó, phải tự đảm bảo phần tiền lương tăng thêm phù hợp với mức tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

3. Xây dựng dự toán NSĐP

Căn cứ vào dự toán chi NSĐP năm 2023, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng cho giai đoạn 2023-2025 và số bổ sung cân đối năm 2023 Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương và số bổ sung ngân sách cho chính quyền cấp dưới trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để áp dụng từ năm 2023.

Ngoài thực hiện theo đúng các yêu cầu tại các điểm 1, 2 mục I, phần B của Chỉ thị này, việc xây dựng dự toán NSĐP các cấp năm 2023 còn phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Dự toán thu NSNN trên địa bàn:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan tài chính, thuế, hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan, căn cứ chỉ tiêu pháp lệnh thu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao và đánh giá những tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến sản xuất, kinh doanh, nguồn thu ngân sách để chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2022 trên địa bàn.

Chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu ngân sách với yêu cầu tích cực, sát thực tế phát sinh, tổng hợp đầy đủ các khoản thu ngân sách mới trên địa bàn. Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2023 theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do tác động của các yếu tố khách quan về kinh tế chính trị thế giới, khu vực, tình hình biến động giá cả, thị trường, điều hành cung ứng, luân chuyển hàng hóa, sự phục hồi của kinh tế địa phương...

b) Dự toán chi NSĐP:

Căn cứ dự toán chi NSĐP được Quốc hội quyết định; trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2023 của địa phương; các chế độ, chính sách do Trung ương, địa phương ban hành theo thẩm quyền; các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; các địa phương xây dựng dự toán chi NSĐP, chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; NSĐP xác định lại số tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023 dành để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Đối với chi đầu tư phát triển, phải bố trí đủ vốn theo tiến độ đã cam kết đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH và các dự án đường cao tốc được phân cấp quản lý.

c) Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết:

Các địa phương dự toán sát nguồn thu xổ số kiến thiết (bao gồm cả số thu được phân chia từ hoạt động xổ số điện toán) và tiếp tục sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề (bao gồm cả đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông) và lĩnh vực y tế; phần còn lại ưu tiên chi thực hiện các công trình, dự án đầu tư phòng chống thiên tai, chống biến đổi khí hậu, nông thôn mới và các nhiệm vụ đầu tư quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP.

d) Đối với bội chi, vay và trả nợ của NSĐP:

Địa phương chỉ được phép đề xuất mức bội chi ngân sách cấp tỉnh khi đáp ứng đủ các quy định và điều kiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn. Đồng thời, thực hiện đánh giá đầy đủ tác động của nợ NSĐP, nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển và khả năng trả nợ trong trung hạn của NSĐP trước khi đề xuất các khoản vay mới.

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, các địa phương chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan để hoàn thiện các thủ tục, ký kết, bổ sung vào kế hoạch trung hạn theo quy định, để làm cơ sở bố trí kế hoạch vốn trong dự toán năm 2022; dự kiến khả năng giải ngân của từng khoản vay để xây dựng kế hoạch vay nợ và bội chi NSĐP cho phù hợp.

Các địa phương chủ động bố trí nguồn để trả nợ đầy đủ các khoản nợ (cả gốc và lãi) đến hạn, đặc biệt là các khoản vay từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài về cho vay lại.

II. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 03 NĂM 2023-2025

Trên cơ sở các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và các Nghị quyết: số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW, số 27-NQ/TW, số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, 7 (Khóa XII) về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội; căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn, Kế hoạch tài chính, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 quốc gia và địa phương trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Nghị quyết 43/2022/QH15; nguyên tắc, tiêu chí, định mức vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN:

1. Bộ Tài chính, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 và chương trình quản lý nợ 03 năm cấp quốc gia, cấp tỉnh.

2. Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I ở cấp tỉnh lập kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng hợp.

Tùy theo điều kiện, đặc điểm và mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH trên địa bàn, các địa phương xây dựng các chỉ tiêu dự báo trung hạn 3 năm 2023-2025 về thu ngân sách; mức bội chi, bội thu của NSĐP; dự kiến tổng chi NSĐP, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi thường xuyên phần cân đối NSĐP giai đoạn 2023-2025 phù hợp với khả năng cân đối thu NSĐP; trong đó: chi thường xuyên bao gồm đầy đủ các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành tới thời điểm dự toán năm 2023 được cấp có thẩm quyền thông qua; chi đầu tư phát triển từ thu tiền sử dụng đất và hoạt động xổ số kiến thiết bố trí bằng số thu.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH NĂM 2023

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Hướng dẫn chi tiết nội dung, tiến độ việc xây dựng Kế hoạch KTXH năm 2023, xây dựng Đề cương báo cáo "Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023" của cả nước, phân công nhiệm vụ, tiến độ báo cáo cụ thể đối với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong tháng 6 năm 2022.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương tính toán, xây dựng các phương án tăng trưởng kinh tế cho năm 2023, tổng hợp các cân đối lớn và tổng hợp dự thảo báo cáo "Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023" trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8, báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2022, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Đối với chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP), Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố số liệu cho địa phương xây dựng kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.

2. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:

a) Hướng dẫn các ngành, các cấp trực thuộc xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách và của địa phương.

Đối với chỉ tiêu GRDP, các địa phương sử dụng số liệu công bố của Tổng cục Thống kê; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê rà soát, ước thực hiện năm là 2022 và dự kiến chỉ tiêu kế hoạch phát triển KTXH năm 2023.

b) Gửi các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 7 năm 2022.

Riêng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gửi báo cáo về kế hoạch sản xuất và kinh doanh năm 2023 cho các cơ quan đại diện chủ sở hữu.

II. VỀ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 2023, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN 3 NĂM 2023-2025

1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể về nội dung, tiến độ xây dựng Dự toán NSNN năm 2023, Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 và Kế hoạch đầu tư công (bao gồm kế hoạch đầu tư cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH) năm 2023 phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm, Thông tư tổ chức thực hiện dự toán NSNN hàng năm theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020.

3. Bộ Nội vụ khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định biên chế năm 2023 của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, các hội thuộc phạm vi quản lý trước thời điểm báo cáo Chính phủ về dự toán NSNN năm 2023 theo quy định của Luật NSNN; Chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan cùng cấp ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gửi Bộ Nội vụ thẩm định biên chế năm 2023 của đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; làm căn cứ xây dựng dự toán ngân sách năm 2023.

Các bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19- NQ/TW và Kết luận 28-KL/TW; tình hình thực hiện tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập đến hết năm 2022, kế hoạch năm 2023 được cấp thẩm quyền giao, dự kiến kế hoạch năm 2024-2025, tổng hợp vào dự toán NSNN năm 2023 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 theo quy định.

4. Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án thực hiện cải cách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với điều kiện thực tế, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

5. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương

a) Các bộ, cơ quan trung ương

- Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý, hoặc chủ trì trình cấp có thẩm quyền ban hành sửa đổi quy định các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ NSNN đảm bảo phù hợp Nghị quyết số 27-NQ/TW.

- Lập dự toán NSNN năm 2023, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2023 của bộ, cơ quan trung ương.

b) Các địa phương hướng dẫn và chỉ đạo việc lập dự toán NSNN năm 2023, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2023-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Lê Minh Khái

PHỤ LỤC

ƯỚC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA NĂM 2022 VÀ DỰ KIẾN NĂM 20231
(Kèm theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

NĂM 2022

DỰ KIẾN NĂM 2023

CƠ QUAN BÁO CÁO

MỤC TIÊU

ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM

ĐÁNH GIÁ

1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

6-6,5

Bộ KH&ĐT

2

GDP bình quân đầu người

USD

3.900

Bộ KH&ĐT

3

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP

%

Khoảng 25,5-25,8

Bộ KH&ĐT

4

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân

%

Khoảng 4

NHNNVN, Bộ KH&ĐT

5

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân

%

Khoảng 5,5

Bộ KH&ĐT

6

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội

%

27,5

Bộ KH&ĐT

7

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

Khoảng 67

Bộ LĐTBXH

- Trong đó: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ

%

Khoảng 27-27,5

8

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

Dưới 4

Bộ LĐTBXH

9

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều)

Điểm %

Giảm khoảng 1- 1,5

Bộ LĐTBXH

10

Số bác sĩ trên 10.000 dân

Bác sĩ

9,4

Bộ YT

11

Số giường bệnh trên 10.000 dân

Giường bệnh

29,5

Bộ YT

12

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

Khoảng 92

Bộ YT

13

Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

73

Bộ NN&PTNT

14

Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

%

Trên 89

Bộ TN&MT

15

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

Khoảng 91

Bộ KH&ĐT

Một số chỉ tiêu đề xuất bổ sung,...

____________________

Theo các Kết luận của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV.

Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước (khoản 4 Điều 3 và khoản 5 Điều 4) và các quy định pháp luật liên quan.

Nêu rõ mục tiêu đề ra và văn bản giao mục tiêu.

1 Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021, Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021, Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 và các Nghị quyết khác.

2 Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021, Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2022, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 và các Nghị quyết khác.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Chi tiêu bắt buộc

Chi tiêu bắt buộc bao gồm các khoản chi phí được kiểm soát bởi các luật khác ngoài các hành vi chiếm đoạt. Hầu như tất cả các chi tiêu như vậy là dành cho các quyền lợi của người Viking, mà chi tiêu phụ thuộc vào tính đủ điều kiện và sự tham gia của từng người; Chúng được tài trợ ở bất kỳ cấp độ nào cần thiết để trang trải chi phí kết quả. Chi tiêu bắt buộc đã tăng từ khoảng 31 phần trăm ngân sách vào năm 1962 lên 61 % vào năm 2019 (Hình 2). Điều này phần lớn là do các quyền lợi mới, bao gồm Medicare và Medicaid (cả hai đều bắt đầu vào năm 1965), Tín dụng thuế thu nhập kiếm được (1975) và Tín dụng thuế trẻ em (1997). Ngoài ra, sự tăng trưởng nhanh chóng của cả người già và dân số khuyết tật đã góp phần tăng chi tiêu an sinh xã hội và Medicare.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Gần 60 phần trăm chi tiêu bắt buộc trong năm 2019 là cho An sinh xã hội và các chương trình hỗ trợ thu nhập khác (Hình 3). Hầu hết các phần còn lại được trả cho hai chương trình y tế chính của chính phủ, Medicare và Medicaid.

Chi tiêu tùy ý

Chi tiêu tùy ý bao gồm các chương trình yêu cầu sự chiếm đoạt của Quốc hội. Không giống như chi tiêu bắt buộc, cả chương trình và mức chi tiêu được ủy quyền đều yêu cầu gia hạn thường xuyên bởi Quốc hội. Tỷ lệ ngân sách dành cho chi tiêu tùy ý đã giảm từ hai phần ba vào năm 1962 xuống còn khoảng 30 %.

Hơn một nửa chi tiêu tùy ý năm 2019 đã dành cho quốc phòng, và hầu hết các phần còn lại dành cho các chương trình trong nước, bao gồm giao thông, giáo dục và đào tạo, lợi ích của cựu chiến binh, an ninh thu nhập và chăm sóc sức khỏe (Hình 4). Khoảng 4 phần trăm chi tiêu tùy ý được tài trợ các hoạt động quốc tế, chẳng hạn như viện trợ nước ngoài.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Dịch vụ nợ

Tiền lãi đối với nợ quốc gia đã dao động trong nửa thế kỷ qua cùng với quy mô của khoản nợ và lãi suất. Nó đã tăng từ 6,5 phần trăm của tổng số chi phí vào năm 1962 lên hơn 15 % vào giữa những năm 1990, đã giảm xuống còn 6,1 % vào năm 2015, nhưng đã tăng lên 8.4 % vào năm 2019 (Hình 2). Kể từ năm 2016, lãi suất thấp trong lịch sử đã giữ các khoản thanh toán lãi bất chấp khoản nợ quốc gia đạt mức cao của thời bình gần 80 % GDP trong năm 2019. Nhưng các khoản thanh toán lãi như một phần của chi phí được dự đoán sẽ tăng lên do dự kiến ​​của cả hai khoản nợ quốc gia và lãi suất.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Cập nhật tháng 5 năm 2020

Nguồn dữ liệu

Văn phòng Ngân sách Quốc hội. 2020. Ngân sách và triển vọng kinh tế: Năm tài chính 2020 đến 2030, Phụ lục E: Dữ liệu ngân sách lịch sử. Washington, DC: Văn phòng Ngân sách Quốc hội.

Văn phòng Quản lý và Ngân sách. 2018. Bảng lịch sử. Bảng 8.1, Các khoản chi trả theo Thể loại Đạo luật Thực thi Ngân sách: 1962 Hàng2025, Bảng 8.5, Các khoản chi cho các chương trình bắt buộc và liên quan: 1962 ,202025, và bảng 8.7, Các khoản chi cho các chương trình tùy ý: 1962.

Ngân sách Liên bang Hoa Kỳ bao gồm các chi tiêu bắt buộc (bao gồm Medicare và An sinh xã hội), chi tiêu tùy ý cho quốc phòng, bộ phận nội các (ví dụ: Bộ Tư pháp) và các cơ quan (ví dụ: Ủy ban Chứng khoán & Giao dịch) và thanh toán tiền lãi cho nợ. Điều này hiện là hơn một nửa chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ, phần còn lại đến từ chính quyền tiểu bang và địa phương.

Trong năm 2014, chính phủ liên bang đã chi 4,11 nghìn tỷ đô la, tăng 127 tỷ đô la tương đương 3,2% so với chi tiêu năm 2017 là 3,99 nghìn tỷ đô la. Chi tiêu tăng cho tất cả các loại chính và chủ yếu được thúc đẩy bởi chi tiêu cao hơn cho an sinh xã hội, lãi suất ròng đối với khoản nợ và quốc phòng. Chi tiêu AS & NBSP;% GDP giảm từ 20,7% GDP xuống 20,3% GDP, bằng mức trung bình 50 năm. Trong năm 2017, chính phủ liên bang đã chi 3,98 nghìn tỷ đô la, tăng 128 tỷ đô la tương đương 3,3% so với chi tiêu năm 2016 là 3,85 nghìn tỷ đô la. Các loại chi tiêu chính của năm 2017 bao gồm: chăm sóc sức khỏe như Medicare và Medicaid ($ 1,077B hoặc 27% chi tiêu), An sinh xã hội ($ 939B hoặc 24%), chi tiêu tùy ý không phòng thủ được sử dụng để điều hành các cơ quan và cơ quan liên bang ($ 610B hoặc $ 610B hoặc $ 610B hoặc $ 610B hoặc 15%), Bộ Quốc phòng ($ 590B hoặc 15%) và lãi ($ 263B hoặc 7%). [1]

Chi tiêu được phân loại là "bắt buộc", với các khoản thanh toán theo yêu cầu của các luật cụ thể đối với những người đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện (ví dụ: An sinh xã hội và Medicare) hoặc "tùy ý", với số tiền thanh toán được gia hạn hàng năm như một phần của quy trình ngân sách, như quốc phòng. Khoảng hai phần ba chi tiêu liên bang là cho các chương trình "bắt buộc". Các dự án CBO rằng chi phí chương trình bắt buộc và chi phí lãi suất sẽ tăng so với GDP trong giai đoạn 201620202026, trong khi các khoản chi tiêu tùy ý và quốc phòng khác sẽ giảm so với GDP. [2]

Tùy chọn so với chi tiêu bắt buộc [Chỉnh sửa][edit]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

CBO: Các thành phần chi tiêu và doanh thu liên bang Hoa Kỳ cho năm tài chính 2021. Các loại chi tiêu chính là chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và quốc phòng; Thu nhập và thuế biên chế là nguồn doanh thu chính.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Chi tiêu của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ theo tỷ lệ phần trăm của GDP theo thời gian.

Chi tiêu tùy ý yêu cầu một dự luật chiếm đoạt hàng năm, đó là một phần của pháp luật. Chi tiêu tùy ý thường được đặt ra bởi các ủy ban chiếm đoạt của Hạ viện và Thượng viện và các tiểu ban khác nhau của họ. Vì chi tiêu thường là trong một thời gian cố định (thường là một năm), nên nó được cho là theo quyết định của Quốc hội. Một số sự chiếm đoạt kéo dài hơn một năm (xem dự luật chiếm đoạt để biết chi tiết). Cụ thể, các khoản chiếm dụng nhiều năm thường được sử dụng cho các chương trình nhà ở và các chương trình mua sắm quân sự.

Chi tiêu trực tiếp, còn được gọi là chi tiêu bắt buộc, đề cập đến chi tiêu được ban hành theo luật, nhưng không phụ thuộc vào dự luật chiếm đoạt hàng năm hoặc định kỳ. Hầu hết các chi tiêu bắt buộc bao gồm các chương trình quyền lợi như lợi ích An sinh xã hội, Medicare và Trợ cấp y tế. Các chương trình này được gọi là "quyền lợi" bởi vì các cá nhân đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện được đặt ra bởi luật pháp trong quá khứ được hưởng lợi ích hoặc dịch vụ của chính phủ liên bang. Nhiều chi phí khác, chẳng hạn như tiền lương của các thẩm phán liên bang, là bắt buộc, nhưng chiếm một phần tương đối nhỏ trong chi tiêu liên bang.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) báo cáo chi phí của các chương trình chi tiêu bắt buộc trong nhiều ấn phẩm chủ đề hàng năm và đặc biệt. [3] Quốc hội có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cho các chương trình quyền lợi bằng cách thay đổi các yêu cầu đủ điều kiện hoặc cấu trúc của các chương trình. Một số chương trình quyền lợi nhất định, bởi vì ngôn ngữ cho phép chúng được bao gồm trong các dự luật chiếm đoạt, được gọi là "các quyền lợi được chiếm đoạt". Đây là một quy ước chứ không phải là một sự khác biệt thực sự, vì các chương trình, chẳng hạn như tem thực phẩm, sẽ tiếp tục được tài trợ ngay cả khi dự luật chiếm đoạt được phủ quyết hoặc không được ban hành.

Tỷ lệ chi tiêu liên bang cho các chương trình bắt buộc đã tăng lên khi dân số Hoa Kỳ già đi, trong khi cổ phần chi tiêu tùy ý đã giảm. [4]

Tăng trưởng chi tiêu bắt buộc [chỉnh sửa][edit]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Các dự án CBO chi tiêu cho An sinh xã hội, các chương trình chăm sóc sức khỏe và chi phí lãi suất sẽ tăng so với GDP từ năm 2017 đến 2027, trong khi các khoản chi tiêu tùy ý và phòng thủ khác sẽ giảm so với GDP. [5]

Trong 40 năm qua, chi tiêu bắt buộc cho các chương trình như Medicare và An sinh xã hội đã tăng lên như một phần ngân sách và so với GDP, trong khi các danh mục tùy ý khác đã giảm. Medicare, Trợ cấp y tế và An sinh xã hội đã tăng từ 4,3% GDP năm 1971 lên 10,7% GDP trong năm 2016. [5]

Về lâu dài, các chi tiêu liên quan đến An sinh xã hội, Medicare và Trợ cấp y tế đang tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với nền kinh tế khi dân số trưởng thành. [6] [7] Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) ước tính rằng chi tiêu an sinh xã hội sẽ tăng từ 4,8% GDP trong năm 2009 lên 6,2% GDP vào năm 2035, nơi nó sẽ ổn định. Tuy nhiên, CBO dự kiến ​​Medicare và Medicaid sẽ tiếp tục tăng, tăng từ 5,3% GDP năm 2009 lên 10,0% vào năm 2035 và 19,0% vào năm 2082. CBO đã chỉ ra chi tiêu chăm sóc sức khỏe cho mỗi người thụ hưởng là thách thức tài chính dài hạn chính. [8] [ 9] Hơn nữa, nhiều nguồn chính phủ và tư nhân đã chỉ ra con đường chi tiêu chung là không bền vững. [10] [11] [12]

Chi tiêu bắt buộc và quyền lợi [Chỉnh sửa][edit]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Chi tiêu bắt buộc của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ vào năm 2021.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Bảng so sánh chi tiêu và doanh thu liên bang Hoa Kỳ trong năm 2018 so với năm 2017 bằng cách sử dụng dữ liệu lịch sử CBO. [13]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Doanh thu và chi tiêu lịch sử và dự kiến ​​của chính phủ liên bang Hoa Kỳ từ Báo cáo tài chính GAO 2018

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Medicare & An sinh xã hội.

Chi tiêu An sinh xã hội và Medicare được tài trợ bởi các khoản chiếm dụng vĩnh viễn và do đó được coi là chi tiêu bắt buộc theo Đạo luật Thực thi Ngân sách năm 1997 (BEA). An sinh xã hội và Medicare đôi khi được gọi là "quyền lợi", bởi vì mọi người đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện có liên quan được hưởng lợi ích về mặt pháp lý, mặc dù hầu hết các loại thuế phải trả cho các chương trình này trong suốt cuộc sống làm việc của họ.

Một số chương trình, chẳng hạn như tem thực phẩm, là các quyền lợi. Một số chi tiêu bắt buộc, chẳng hạn như mức lương của quốc hội, không phải là một phần của bất kỳ chương trình quyền lợi nào. Các quỹ để thực hiện các khoản thanh toán lãi liên bang đã được tự động chiếm đoạt kể từ năm 1847.

Các thể loại chính của chi tiêu bắt buộc năm 2014 bao gồm:

  1. An sinh xã hội ($ 845B hoặc 24% chi tiêu),
  2. Chăm sóc sức khỏe như Medicare và Medicaid ($ 831B hoặc 24%),
  3. Các chương trình bắt buộc khác như tem thực phẩm và bồi thường thất nghiệp ($ 420B hoặc 12%) và lãi ($ 229B hoặc 6,5%). [5]

Là một phần của ngân sách liên bang, chi tiêu bắt buộc đã tăng theo thời gian. [14] Chi tiêu bắt buộc chiếm 53% tổng số chi phí liên bang trong năm 2008, với các khoản thanh toán lãi ròng chiếm thêm 8,5%. [15] Năm 2011, chi tiêu bắt buộc đã tăng lên 56% tiền chi của liên bang. [14]

Từ năm 1991 đến 2011, chi tiêu bắt buộc tăng từ 10,1 phần trăm lên 13,6 % GDP, theo số liệu từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội. [16] Chi tiêu này dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng như một phần GDP. Theo Quỹ Di sản Bảo thủ, chi tiêu cho An sinh xã hội, Medicare và Medicaid sẽ tăng từ 8,7% GDP trong năm 2010, lên 11,0% vào năm 2020 và 18,1% vào năm 2050. [17]

Vì chính phủ liên bang đã thu thập được khoảng 18,4% GDP trong các khoản thu thuế, điều này có nghĩa là ba chương trình bắt buộc này có thể hấp thụ tất cả các khoản thu của liên bang vào khoảng năm 2050. [18] Trừ khi những sự mất cân bằng tài chính dài hạn này được giải quyết bằng cách cải cách các chương trình này, tăng thuế hoặc cắt giảm mạnh mẽ trong các chương trình tùy ý, chính phủ liên bang sẽ không thể trả các nghĩa vụ của mình mà không có rủi ro đáng kể đối với giá trị của đồng đô la (lạm phát). [19] [20]

Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, năm 2011 49,1% dân số Hoa Kỳ sống trong một hộ gia đình nơi có ít nhất một thành viên trong gia đình nhận được lợi ích của chính phủ bao gồm An sinh xã hội và Medicare. [21] [Xác minh thất bại] Đầu những năm 1980 và 44,4% vào năm 2008 [22] Trong khi chi phí phúc lợi liên bang đã giảm một nửa kể từ năm 1996, các chương trình như tem thực phẩm đã thấy sự gia tăng trong chi tiêu. [23] Vào năm 2012, 35% dân số Hoa Kỳ sống trong một hộ gia đình nhận được lợi ích của chính phủ, chỉ tính các chương trình được thử nghiệm có nghĩa là tem thực phẩm, hỗ trợ nhà ở và Trợ cấp y tế. [24]failed verification] This figure represented an increase from 30% in the early 1980s and 44.4% in 2008.[22] While federal outlay for welfare was reduced by half since 1996, programs such as food stamps have seen increases in spending.[23] In 2012, 35% of the U.S. population lived in a household that received government benefits, counting only means-tested programs such as food stamps, housing assistance and Medicaid.[24]

Các chương trình bắt buộc bị ảnh hưởng bởi xu hướng nhân khẩu học. Số lượng công nhân tiếp tục giảm so với những người nhận được lợi ích. Ví dụ, số lượng công nhân trên mỗi người về hưu là 5,1 vào năm 1960; Điều này đã giảm xuống còn 3,3 vào năm 2007 và dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 2,1 vào năm 2040. [25] Theo dữ liệu điều tra dân số năm 2011, 16% dân số sống trong một hộ gia đình nơi có ít nhất một cá nhân nhận được An sinh xã hội và 15% sống trong một gia đình nơi ít nhất một cá nhân nhận được Medicare. [22] Từ năm 2012 đến 2027, khoảng 78 triệu cá nhân sẽ nghỉ hưu và bắt đầu nhận An sinh xã hội và Medicare. [23]

Các chương trình này cũng bị ảnh hưởng bởi chi phí mỗi người, cũng dự kiến ​​sẽ tăng với tốc độ cao hơn đáng kể so với nền kinh tế. Sự kết hợp không thuận lợi của nhân khẩu học và tăng tỷ lệ bình quân đầu người dự kiến ​​sẽ thúc đẩy cả An sinh xã hội và Medicare vào thâm hụt lớn trong thế kỷ 21. Nhiều nguồn chính phủ đã lập luận rằng các chương trình này là không bền vững về tài chính vì hiện tại được cấu trúc do mức độ vay trong tương lai và lợi ích liên quan cần thiết để tài trợ cho họ; Dưới đây là bản tóm tắt năm 2009 từ các ủy viên An sinh xã hội và Medicare:

Tình trạng tài chính của các chương trình An sinh xã hội và Medicare vẫn còn thách thức. Chi phí chương trình dài hạn dự kiến ​​không bền vững theo các tham số chương trình hiện tại. Thặng dư thu nhập thuế hàng năm của An sinh xã hội đối với các khoản chi tiêu dự kiến ​​sẽ giảm mạnh trong năm nay và ở lại không đổi vào năm 2010 vì suy thoái kinh tế, và chỉ tăng một thời gian ngắn trước khi giảm và chuyển sang thâm hụt dòng tiền bắt đầu vào năm 2016 Thế hệ bùng nổ nghỉ hưu. Các thâm hụt sẽ được tạo ra bằng cách đổi tài sản quỹ ủy thác cho đến khi dự trữ cạn kiệt vào năm 2037, tại thời điểm đó thu nhập thuế sẽ đủ để trả khoảng ba phần tư lợi ích theo lịch trình cho đến năm 2083. Tình trạng tài chính của Medicare còn tồi tệ hơn nhiều. Như đã đúng vào năm 2008, Quỹ ủy thác Bảo hiểm Bệnh viện Medicare (HI) dự kiến ​​sẽ trả nhiều hơn cho các lợi ích của bệnh viện và các khoản chi tiêu khác trong năm nay so với việc nhận thuế và các khoản thu dành riêng khác. Sự khác biệt sẽ được tạo thành bằng cách đổi tài sản quỹ ủy thác. Thiếu hụt hàng năm ngày càng tăng dự kiến ​​dự trữ HI trong năm 2017, sau đó tỷ lệ lợi ích theo lịch trình phải trả từ thu nhập thuế sẽ giảm từ 81 % trong năm 2017 xuống còn khoảng 50 % trong năm 2035 và 30 % vào năm 2080. Ngoài ra, bảo hiểm y tế bổ sung Medicare Medicare .

Kể từ khi chính phủ vay và chi tiêu tài sản của quỹ tín thác, nên không có "hộp khóa" hoặc danh mục đầu tư thị trường là 2,4 nghìn tỷ đô la cho An sinh xã hội hoặc 380 tỷ đô la cho Medicare. Các quỹ ủy thác có chứa chứng khoán Kho bạc không có thị trường mà chính phủ có nghĩa vụ phải trả. Trong trường hợp không có ngân sách cân bằng, chính phủ sẽ được yêu cầu chuyển đổi các chứng khoán không thể thị trường này thành chứng khoán có thể bán được bằng cách vay trong tương lai, vì các yêu cầu của Quỹ ủy thác được đổi. [26] [27]

Medicare và Trợ cấp y tế [Chỉnh sửa][edit]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Chi tiêu của Medicare và Trợ cấp y tế AS & NBSP;% GDP.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Các ủy viên Medicare đã giảm dự báo của họ cho chi phí Medicare là %GDP, chủ yếu là do tỷ lệ tăng chi phí chăm sóc sức khỏe thấp hơn.

Medicare được thành lập vào năm 1965 và mở rộng sau đó. Trong năm 2009, chương trình đã chi trả khoảng 45 triệu người (38 triệu tuổi và 7 triệu người khuyết tật). Nó bao gồm bốn phần riêng biệt được tài trợ khác nhau:

  • Phần A (Bảo hiểm bệnh viện, hoặc HI) bao gồm các dịch vụ bệnh viện nội trú, chăm sóc điều dưỡng lành nghề, và chăm sóc sức khỏe tại nhà và chăm sóc tế bần. Quỹ Hi Trust chủ yếu được tài trợ bởi thuế biên chế chuyên dụng là 2,9% thu nhập, được chia sẻ đều giữa người sử dụng lao động và người lao động.
  • Phần B (Bảo hiểm y tế bổ sung, hoặc SMI) bao gồm các dịch vụ của bác sĩ, dịch vụ ngoại trú, và các dịch vụ phòng ngừa và sức khỏe tại nhà. Quỹ ủy thác SMI được tài trợ thông qua phí bảo hiểm thụ hưởng (được đặt ở mức 25% chi phí chương trình ước tính cho người già) và doanh thu chung (số tiền còn lại, khoảng 75%).
  • Phần C (Medicare Advantage hoặc MA) là một lựa chọn kế hoạch riêng cho những người thụ hưởng bao gồm tất cả các dịch vụ Phần A và B, ngoại trừ Nhà tế bần. Các cá nhân chọn đăng ký phần C cũng phải đăng ký vào Phần B. Phần C được tài trợ thông qua các quỹ của HI và SMI Trust.
  • Phần D bao gồm lợi ích thuốc theo toa. Tài trợ được bao gồm trong Quỹ ủy thác SMI và được tài trợ thông qua phí bảo hiểm thụ hưởng (khoảng 25%) và doanh thu chung (khoảng 75%). [28]

Các chiến lược cải cách khác nhau đã được đề xuất cho chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả Medicare và Medicaid. Ví dụ bao gồm: nghiên cứu hiệu quả so sánh; bảng đánh giá độc lập; sửa đổi các ưu đãi của bác sĩ để tập trung vào chăm sóc tốt hơn thay vì phí dịch vụ; giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ và y tá; đánh thuế các lợi ích chăm sóc sức khỏe được trả bởi các nhà tuyển dụng; giải quyết cải cách tra tấn và y học phòng thủ; ngăn ngừa béo phì và các điều kiện đắt tiền liên quan; giải quyết gian lận; hợp lý hóa các hệ thống thanh toán dự phòng; và cải thiện công nghệ chăm sóc sức khỏe. [29]

Tăng trưởng trong chi tiêu y tế [chỉnh sửa][edit]

Chi tiêu cho Medicare và Medicaid được dự kiến ​​sẽ tăng trưởng đáng kể trong những thập kỷ tới. Số người đăng ký vào Medicare dự kiến ​​sẽ tăng từ 47 triệu vào năm 2010 lên 80 triệu vào năm 2030. [30] Mặc dù các xu hướng nhân khẩu học tương tự ảnh hưởng đến An sinh xã hội cũng ảnh hưởng đến Medicare, giá y tế tăng nhanh dường như là một nguyên nhân quan trọng hơn của việc tăng chi tiêu dự kiến.

CBO đã chỉ ra rằng: "Tăng trưởng trong tương lai trong chi tiêu cho mỗi người thụ hưởng cho Medicare và Medicaid, các chương trình chăm sóc sức khỏe lớn của chính phủ liên bang, sẽ là yếu tố quan trọng nhất của xu hướng dài hạn trong chi tiêu liên bang. Thay đổi các chương trình đó theo cách làm giảm sự tăng trưởng Chi phí, điều này sẽ khó khăn, một phần là do sự phức tạp của các lựa chọn chính sách y tế, cuối cùng, cuối cùng, thách thức dài hạn trung tâm của quốc gia trong việc thiết lập chính sách tài khóa liên bang. " Hơn nữa, CBO cũng dự án rằng "tổng số tiền chiết của Medicare và Medicaid liên bang sẽ tăng từ 4 % GDP trong năm 2007 lên 12 % vào năm 2050 và 19 % vào năm 2082, như một phần của nền kinh tế, gần như tương đương với tổng số tiền rằng chính phủ liên bang chi tiêu ngày hôm nay. Phần lớn trong số đó dự kiến ​​tăng chi tiêu chăm sóc sức khỏe phản ánh chi phí cao hơn cho mỗi người thụ hưởng thay vì tăng số lượng người thụ hưởng liên quan đến dân số già. "[31]

Tổng thống Obama tuyên bố vào tháng 5 năm 2009: "Nhưng chúng tôi biết rằng gia đình, nền kinh tế của chúng tôi và chính quốc gia của chúng tôi sẽ không thành công trong thế kỷ 21 nếu chúng tôi tiếp tục bị giữ lại bởi sức nặng của chi phí chăm sóc sức khỏe đang tăng nhanh và chăm sóc sức khỏe bị phá vỡ Hệ thống ... Các doanh nghiệp của chúng tôi sẽ không thể cạnh tranh; gia đình của chúng tôi sẽ không thể tiết kiệm hoặc chi tiêu; ngân sách của chúng tôi sẽ không bền vững trừ khi chúng tôi kiểm soát được chi phí chăm sóc sức khỏe. "[32]

Giá trị hiện tại của các nghĩa vụ chưa được xử lý theo tất cả các phần của Medicare trong năm tài chính 2007 là khoảng 34,1 nghìn tỷ đô la. Nói cách khác, số tiền này sẽ phải được đặt sang một bên ngày hôm nay để hiệu trưởng và tiền lãi sẽ bao gồm sự thiếu hụt trong 75 năm tới. Con số này lớn hơn sáu lần so với nghĩa vụ không hoàn trả xã hội là 5,3 nghìn tỷ đô la, được thảo luận dưới đây. [33]

[edit]edit]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Thu nhập OASDI và tỷ lệ chi phí theo các giả định trung gian. Nguồn: Báo cáo ủy thác OASDI 2009.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Lưu ý: CBO ước tính rằng các thay đổi chính sách với 0,6% tác động hàng năm của GDP là đủ để giải quyết sự thiếu hụt chương trình 75 năm. Chữ viết tắt được giải thích trong trang biểu đồ. Nguồn: Báo cáo CBO - Tháng 7 năm 2010.

An sinh xã hội là một chương trình bảo hiểm xã hội chính thức được gọi là "những người sống sót, người sống sót và bảo hiểm khuyết tật" (OASDI), liên quan đến ba thành phần của nó. Nó chủ yếu được tài trợ thông qua thuế biên chế chuyên dụng. Trong năm 2009, tổng lợi ích của 686 tỷ đô la đã được trả so với thu nhập (thuế và lãi) là 807 tỷ đô la, thặng dư hàng năm trị giá 121 tỷ đô la. Ước tính 156 triệu người được trả vào chương trình và 53 triệu người nhận được lợi ích, khoảng 2,94 công nhân cho mỗi người thụ hưởng. [34] Trong năm 2008, tổng lợi ích của 625 tỷ đô la đã được trả so với thu nhập (thuế và lãi) là 805 tỷ đô la, thặng dư hàng năm trị giá 180 tỷ đô la. Ước tính 162 triệu người được trả vào chương trình và 51 triệu người nhận được lợi ích, khoảng 3,2 công nhân cho mỗi người thụ hưởng. [35]

Có sự nhầm lẫn đáng kể về chương trình, một phần do kế toán cho các khoản thu thuế biên chế dư thừa và các chương trình nghị sự của các khu vực chính trị khác nhau. Một vài điểm chính cần hiểu theo luật hiện hành, nếu không có cải cách nào được thực hiện:

  • An sinh xã hội được tài trợ bằng thuế biên chế chuyên dụng là 12,4%. Điều này có nghĩa là An sinh xã hội sẽ được trả ít nhất trong phạm vi thu thuế biên chế. Bộ sưu tập thuế biên chế chương trình gần bằng với các khoản thanh toán trong năm 2010 và ước tính sẽ giảm xuống còn khoảng 75% các khoản thanh toán vào giữa những năm 2030 và tiếp tục xung quanh mức đó vào đầu những năm 2080. Tuyên bố rằng chương trình là "phá sản" hoặc "phá sản" có thể được đánh giá trong bối cảnh này.
  • Kể từ Ủy ban Greenspan vào đầu những năm 1980, An sinh Xã hội đã thu thập được nhiều hơn nhiều vào thuế biên chế dành riêng cho chương trình so với việc trả cho người nhận là 2,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2008. Số tiền thặng dư này thường được gọi là "Ủy thác An sinh Xã hội Quỹ." Số tiền thặng dư này đã không thêm vào nợ công; Thay vào đó, đó là chi tiêu của các quỹ dư thừa dành riêng cho chương trình cho các mục đích khác đã thêm vào khoản nợ.
  • Quỹ ủy thác đại diện cho một yêu cầu pháp lý của những người nhận An sinh xã hội, cho phép họ buộc chính phủ phải vay hoặc tài trợ 100% nghĩa vụ của chương trình miễn là số tiền của Quỹ ủy thác vẫn còn. Vì các nguồn của các quỹ (trừ thuế biên chế chuyên dụng) được chuyển hướng đến chương trình, số dư quỹ ủy thác sẽ giảm. Sau khi quỹ ủy thác được thanh lý vào giữa những năm 2030 theo các ước tính khác nhau, các khoản thanh toán chương trình sẽ giảm vào khoảng 75% lợi ích hiện đang được lên lịch. An sinh xã hội sau đó trở thành một chương trình "trả tiền khi bạn đi" thực sự, mà không có số tiền ủy thác để bù đắp những thiếu sót.
  • Việc mua lại các khiếu nại của quỹ ủy thác có nghĩa là chính phủ sẽ phải vay thêm 2,4 nghìn tỷ đô la (dựa trên số dư quỹ ủy thác năm 2008) trong khoảng 20 năm, kể từ khi các khoản thanh toán chương trình bắt đầu vượt quá các khoản thu thuế vào khoảng năm 2015 cho đến thời điểm Quỹ ủy thác đã cạn kiệt vào giữa những năm 2030. Đây là một thách thức tài trợ cho tổng thể chính phủ, không chỉ An sinh xã hội. [36] [37]

Chi tiêu an sinh xã hội sẽ tăng mạnh trong những thập kỷ tới, phần lớn là do sự nghỉ hưu của thế hệ bùng nổ trẻ em. Số lượng người nhận chương trình dự kiến ​​sẽ tăng từ 44 triệu trong năm 2010 lên 73 triệu vào năm 2030. [30] Chi tiêu chương trình được dự kiến ​​sẽ tăng từ 4,8% GDP trong năm 2010 lên 5,9% GDP vào năm 2030, nơi nó sẽ ổn định. [38]

CBO dự kiến ​​vào năm 2010 rằng việc tăng thuế biên chế từ 1,6, 2,1% của cơ sở thuế biên chế, tương đương với 0,6% -0,8% GDP, sẽ là cần thiết để đưa chương trình An sinh xã hội vào số dư tài chính trong 75 năm tới . [39] Nói cách khác, tăng thuế suất biên chế lên khoảng 14,4% trong năm 2009 (từ 12,4% hiện tại) hoặc cắt giảm lợi ích 13,3% sẽ giải quyết các mối quan tâm ngân sách của chương trình vô thời hạn; Những khoản này tăng lên khoảng 16% và 24% nếu không có thay đổi nào được thực hiện cho đến năm 2037. Dự đoán khả năng thanh toán của An sinh xã hội rất nhạy cảm với các giả định về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi nhân khẩu học. [40]

Kể từ khi các khuyến nghị của Ủy ban Greenspan đã được thông qua vào đầu những năm 1980, thuế biên chế An sinh xã hội đã vượt quá các khoản thanh toán lợi ích. Trong năm 2008, An sinh xã hội đã nhận được thêm 180 tỷ đô la thuế biên chế và tích lũy tiền lãi so với các lợi ích được trả. Thặng dư hàng năm này được ghi có vào các quỹ ủy thác an sinh xã hội nắm giữ chứng khoán Kho bạc không có thị trường đặc biệt. Thặng dư an sinh xã hội làm giảm số tiền vay của Kho bạc Hoa Kỳ từ công chúng, vì các quỹ thặng dư có thể được sử dụng cho các mục đích khác của chính phủ. Tổng số dư của các quỹ ủy thác là 2,4 nghìn tỷ đô la trong năm 2008 và ước tính sẽ đạt 3,7 nghìn tỷ đô la vào năm 2016. Vào thời điểm đó, các khoản thanh toán sẽ vượt quá doanh thu thuế biên chế, dẫn đến việc giảm dần số dư của quỹ ủy thác vì chứng khoán được đổi Các loại doanh thu của chính phủ. Đến năm 2037, theo một số ước tính, các quỹ ủy thác sẽ cạn kiệt. Theo luật hiện hành, các khoản thanh toán an sinh xã hội sẽ giảm 24% tại thời điểm đó, vì chỉ có thuế biên chế được ủy quyền để trang trải lợi ích. [41]

Giá trị hiện tại của các nghĩa vụ chưa được hoàn thành trong An sinh xã hội vào ngày 1 tháng 1 năm 2009 đã được ước tính ở mức khoảng 5,3 nghìn tỷ đô la trong khoảng thời gian 75 năm. Nói cách khác, số tiền này sẽ phải được đặt sang một bên ngày hôm nay để hiệu trưởng và tiền lãi sẽ bao gồm sự thiếu hụt trong 75 năm tới. Thiếu hụt ước tính trung bình hàng năm 1,9% cơ sở thuế biên chế hoặc 0,7% tổng sản phẩm quốc nội. Đối với GDP khoảng 14 nghìn tỷ đô la trong năm 2009, khoảng cách 0,7% này là khoảng 100 tỷ đô la mỗi năm hoặc 5% doanh thu thuế. Trong một khoảng thời gian vô hạn, những thiếu sót này trung bình 3,4% cơ sở thuế biên chế và 1,2% GDP. [42]

Các cải cách khác nhau đã được tranh luận cho An sinh xã hội. Các ví dụ bao gồm giảm chi phí điều chỉnh sinh hoạt hàng năm trong tương lai (COLA) được cung cấp cho người nhận, tăng tuổi nghỉ hưu và tăng giới hạn thu nhập theo thuế biên chế (106.800 đô la năm 2009). [43] [44] Viện đô thị ước tính ảnh hưởng của các giải pháp thay thế trong tháng 5 năm 2010, bao gồm giảm thâm hụt chương trình ước tính cho mỗi giải pháp: [45]

  • Giảm COLA bằng một điểm phần trăm: 75%
  • Lập chỉ mục COLA theo giá thay vì tiền lương, ngoại trừ một phần ba số tiền thu nhập: 65%
  • Tăng thuế suất lương lên một điểm phần trăm: 50%.
  • Tăng mức thuế thuế biên chế (hiện ở mức 106.800 đô la) để chi trả 90% thay vì 84% thu nhập: 35%
  • Tăng độ tuổi nghỉ hưu đầy đủ lên 68: 30%

CBO đã báo cáo vào tháng 7 năm 2010, ảnh hưởng của một loạt các lựa chọn chính sách đối với sự thiếu hụt "cân bằng tính toán", trong thời gian 75 năm là khoảng 0,6% GDP. Điều này hơi khác so với 0,7% được ước tính bởi những người được ủy thác an sinh xã hội, như đã nêu ở trên. Ví dụ, CBO ước tính việc tăng thuế biên chế lên hai điểm phần trăm (từ 12,4% lên 14,4%) trong 20 năm sẽ tăng doanh thu chương trình hàng năm lên 0,6% GDP, giải quyết sự thiếu hụt 75 năm. Các tác động khác nhau được tóm tắt trong biểu đồ CBO ở bên phải. [36]

CBO ước tính vào tháng 1 năm 2012 rằng việc tăng độ tuổi nghỉ hưu đầy đủ cho An sinh xã hội từ 67 xuống còn 70 sẽ giảm khoảng 13%chi phí. Tăng tuổi nghỉ hưu sớm từ 62 lên 64 có ít tác động, vì những người chờ đợi lâu hơn để bắt đầu nhận trợ cấp nhận được số tiền cao hơn. Tăng tuổi nghỉ hưu làm tăng quy mô của lực lượng lao động và quy mô của nền kinh tế khoảng 1%. [46]

Chi tiêu quân sự [Chỉnh sửa][edit]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Phần này cần được cập nhật. Vui lòng giúp cập nhật bài viết này để phản ánh các sự kiện gần đây hoặc thông tin mới có sẵn. (Tháng 4 năm 2019)updated. Please help update this article to reflect recent events or newly available information. (April 2019)

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Chi tiêu quốc phòng AS & nbsp;% chi phí năm 19502002007.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Tổng số tiền bảo vệ Hoa Kỳ 1962-2024, $ triệu (ước tính 2019-2024)

Trong năm 2009, GAO báo cáo rằng chính phủ Hoa Kỳ đã phát sinh khoảng 683 tỷ đô la chi phí cho Bộ Quốc phòng (DOD) và 54 tỷ đô la cho An ninh Nội địa, tổng cộng 737 tỷ đô la. Báo cáo tài chính GAO trình bày dữ liệu trên cơ sở tích lũy, có nghĩa là các chi phí phát sinh thay vì thanh toán bằng tiền mặt thực tế. [47]

Đề xuất ngân sách năm 2010 của Tổng thống Obama bao gồm tổng cộng 663,8 tỷ đô la, bao gồm 533,8 tỷ đô la cho DOD và 130 tỷ đô la cho các dự phòng ở nước ngoài, chủ yếu là các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Ngân sách cơ sở DOD được đề xuất thể hiện mức tăng 20,5 tỷ đô la so với 513,3 tỷ đô la được ban hành cho tài khóa 2009. Đây là mức tăng 4%, tương đương 2,1% tăng trưởng thực sau khi điều chỉnh lạm phát. Đề xuất ngân sách tài khóa 2010 đã đưa các yêu cầu bổ sung dự phòng ở nước ngoài vào quy trình ngân sách, thêm số tiền 130 tỷ đô la vào thâm hụt. [48]

Ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ (không bao gồm chi tiêu cho các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, An ninh nội địa và các vấn đề của cựu chiến binh) là khoảng 4% GDP. [49] Thêm các chi phí khác này đặt chi tiêu bảo mật quốc phòng và an ninh nội địa từ 5% đến 6% GDP.

Ngân sách cơ bản của DoD, không bao gồm tài trợ bổ sung cho các cuộc chiến, đã tăng từ 297 tỷ đô la trong năm 2001 lên ngân sách 534 tỷ đô la cho năm 2010, tăng 81%. [50] Theo CBO, chi tiêu quốc phòng tăng trung bình 9% hàng năm từ năm tài chính 20002002009. [51]

Tranh luận về chi tiêu quân sự [chỉnh sửa][edit]

Nghị sĩ Dân chủ Barney Frank kêu gọi giảm đáng kể ngân sách quốc phòng trong tháng 2 năm 2009: "Toán học rất hấp dẫn: nếu chúng tôi không giảm xấp xỉ 25 % ngân sách quân sự bắt đầu khá sớm, sẽ không thể tiếp tục tài trợ cho một Mức độ hoạt động trong nước ngay cả khi bãi bỏ việc cắt giảm thuế của Bush đối với những người rất giàu có. Tôi đang làm việc với nhiều nhà phân tích chu đáo để cho thấy cách chúng ta có thể cắt giảm đáng kể ngân sách quân sự mà không làm giảm an ninh mà chúng ta cần .. . 52]

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã viết vào tháng 1 năm 2009 rằng Hoa Kỳ nên điều chỉnh các ưu tiên và chi tiêu của mình để giải quyết bản chất thay đổi của các mối đe dọa trên thế giới là họ đã học được rằng việc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ về các điều khoản quân sự thông thường. Hoa Kỳ không thể chấp nhận sự thống trị hiện tại và cần đầu tư vào các chương trình, nền tảng và nhân sự sẽ đảm bảo rằng sự kiên trì của sự thống trị. Nhưng nhưng nhưng nhưng Nó cũng quan trọng để giữ một số quan điểm. Nhiều như Hải quân Hoa Kỳ đã bị thu hẹp kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ví dụ, về trọng tải, hạm đội chiến đấu của nó vẫn lớn hơn 13 hải quân tiếp theo kết hợp và 11 trong số đó 13 Hải quân là đồng minh hoặc đối tác của Hoa Kỳ. "[53]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Một bảng xếp hạng hình tròn cho thấy chi tiêu quân sự toàn cầu theo quốc gia năm 2019, với hàng tỷ đô la Mỹ, theo SIPRI.

Năm 2009, báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trước Quốc hội về sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã đưa ra một số ước tính về chi tiêu quân sự thực tế năm 2008 của Trung Quốc. Về tỷ giá hối đoái hiện hành, Lầu năm góc ước tính dao động trong khoảng từ 105 đến 150 tỷ USD, [54] cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

Điều trị ngân sách chi phí chiến tranh Iraq & Afghanistan [chỉnh sửa][edit]

CBO ước tính vào tháng 1 năm 2010 rằng khoảng 1,1 nghìn tỷ đô la đã được ủy quyền cho chi tiêu cho các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2010. Chi tiêu đạt đỉnh điểm trong năm 2008 ở mức 187 tỷ đô la và giảm xuống còn 130 tỷ đô la vào năm 2010. [55]

Phần lớn các chi phí cho các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan đã không được tài trợ thông qua các dự luật chiếm đoạt thường xuyên, nhưng thông qua các dự luật chiếm đoạt bổ sung khẩn cấp. Do đó, hầu hết các chi phí này không được bao gồm trong tính toán thâm hụt ngân sách trước năm 2014. Một số chuyên gia ngân sách cho rằng các dự luật chiếm đoạt bổ sung khẩn cấp không nhận được mức độ chăm sóc lập pháp tương tự như các dự luật chiếm đoạt thường xuyên. [56] Ngoài ra, các khoản chiếm dụng bổ sung khẩn cấp không phải tuân theo các cơ chế thực thi ngân sách tương tự áp đặt cho các khoản chiếm dụng thường xuyên. Tài trợ cho các giai đoạn đầu tiên của Chiến tranh Việt Nam được cung cấp bởi các khoản chiếm dụng bổ sung, mặc dù Tổng thống Johnson cuối cùng đã tham gia vào các yêu cầu của quốc hội để tài trợ cho cuộc chiến đó thông qua quá trình chiếm đoạt thường xuyên.

Cơ quan ngân sách là thẩm quyền pháp lý để bắt buộc chính phủ liên bang. Đối với nhiều hoạt động liên quan đến chiến tranh, có thể có độ trễ dài giữa thời gian mà thẩm quyền ngân sách được cấp và khi các khoản thanh toán (chi phí) được thực hiện bởi Kho bạc Hoa Kỳ. Cụ thể, chi tiêu cho các hoạt động tái thiết ở Iraq và Afghanistan đã tụt lại phía sau cơ quan ngân sách có sẵn. Trong các trường hợp khác, quân đội sử dụng các hợp đồng phải trả khi hoàn thành, có thể tạo ra độ trễ dài giữa các khoản chiếm dụng và chi phí.

Về nguyên tắc, Bộ Quốc phòng (DOD) tách tài trợ chiến tranh với tài trợ cơ sở. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các quỹ cho các hoạt động ở Iraq và Afghanistan sử dụng các tài khoản giống như các tài khoản DOD khác. Điều này đặt ra những thách thức đối với các nỗ lực để đạt được sự tách biệt chính xác các chi tiêu cho các hoạt động ở Iraq và Afghanistan khỏi các hoạt động phòng thủ cơ sở.

Chi tiêu tùy ý [Chỉnh sửa][edit]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Phân tích các khoản chi phí tùy ý của chính phủ liên bang Hoa Kỳ cho năm 2021.

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

FY 2013 ước tính chi tiêu liên bang cho mỗi năm 2012 ngân sách

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Chi tiêu tùy ý là chi tiêu không được ủy quyền trên cơ sở nhiều năm theo luật hiện hành và do đó phải được xác định một lần nữa trong ngân sách mỗi năm. Chi tiêu tùy ý được sử dụng để tài trợ cho các bộ phận nội các (ví dụ: Bộ Giáo dục) và các cơ quan (ví dụ: Cơ quan Bảo vệ Môi trường), mặc dù đây cũng thường là những người nhận được một số tài trợ bắt buộc. Cơ quan ngân sách tùy ý được Quốc hội thành lập hàng năm, trái ngược với chi tiêu bắt buộc được yêu cầu bởi các luật kéo dài nhiều năm, chẳng hạn như An sinh xã hội hoặc Medicare.

Chính phủ liên bang đã chi khoảng 600 tỷ đô la trong năm 2016 cho các bộ phận và cơ quan nội các, không bao gồm Bộ Quốc phòng, chiếm 16% chi tiêu ngân sách [5] hoặc khoảng 3,3% GDP. Ngân sách năm 2011 bao gồm chi tiêu ước tính cho năm 2010, được hiển thị trong biểu đồ bên phải cho các bộ phận và cơ quan được chọn với hơn 10 tỷ đô la cơ quan ngân sách.

Tài trợ cho Bộ Quốc phòng chủ yếu là tùy ý, nhưng được loại trừ khỏi tổng số này và được phân tích riêng trong bài viết này. Tuy nhiên, một số chi tiêu liên quan đến quốc phòng được bao gồm trong các bộ phận khác, chẳng hạn như an ninh nội địa và các vấn đề của cựu chiến binh. Hiến pháp Hoa Kỳ (Điều I, Phần 8) cấp cho Quốc hội quyền "để tăng và hỗ trợ quân đội, nhưng không có sự chiếm đoạt tiền cho việc sử dụng đó sẽ dài hơn hai năm." [58]

Tài trợ cho nghiên cứu và phát triển khoa học chủ yếu được tài trợ thông qua tài trợ tùy ý thông qua các cơ quan như Viện Y tế Quốc gia, Văn phòng Khoa học Năng lượng, Quản lý Hàng không và Vũ trụ Quốc gia và Quỹ khoa học quốc gia. Hơn một nửa các quỹ nghiên cứu và phát triển liên bang thuộc về Bộ Quốc phòng và do đó trùng lặp với chi tiêu quân sự. [57]

Một số chính trị gia và nghĩ rằng các xe tăng đã đề xuất đóng băng chi tiêu tùy ý không phòng thủ ở các cấp độ cụ thể và giữ liên tục chi tiêu này trong các khoảng thời gian khác nhau. Tổng thống Obama đề xuất chi tiêu tùy ý đóng băng chiếm khoảng 12% ngân sách trong địa chỉ Liên bang năm 2011 của mình. [59]

Chi phí lãi vay [Chỉnh sửa][edit]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Phần này cần được cập nhật. Vui lòng giúp cập nhật bài viết này để phản ánh các sự kiện gần đây hoặc thông tin mới có sẵn. (Tháng 4 năm 2019)updated. Please help update this article to reflect recent events or newly available information. (April 2019)

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Các thành phần quan tâm đến nợ.

Lãi suất ròng ngân sách đối với khoản nợ công là khoảng 245 tỷ đô la trong năm 2012 (7% chi tiêu). Trong năm 2014, chính phủ cũng đã tích lũy chi phí lãi không dùng tiền mặt là 187 tỷ đô la cho khoản nợ nội bộ, chủ yếu là Quỹ ủy thác an sinh xã hội, với tổng chi phí lãi suất là 432 tỷ đô la. Tiền lãi tích lũy này được thêm vào Quỹ ủy thác an sinh xã hội và do đó khoản nợ quốc gia mỗi năm và sẽ được trả cho những người nhận An sinh xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, vì đây là chi phí không dùng tiền mặt nên nó được loại trừ khỏi tính toán thâm hụt ngân sách. [60]

Chi phí lãi ròng trả cho khoản nợ công đã giảm từ 203 tỷ đô la trong năm 2011 xuống còn 187 tỷ đô la vào năm 2012 vì lãi suất thấp hơn. Nếu các mức giá này trở lại mức trung bình lịch sử, chi phí lãi suất sẽ tăng đáng kể. [60]

Trong năm 2013, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ mua khoảng 45 tỷ đô la chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ mỗi tháng ngoài khoản nợ thế chấp 40 tỷ đô la mà nó đang mua, hấp thụ khoảng 90 phần trăm tài sản thu nhập cố định bằng đô la mới. ] Điều này làm giảm việc cung cấp trái phiếu có sẵn để bán cho các nhà đầu tư, tăng giá trái phiếu và giảm lãi suất, giúp thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ. Trong năm 2012, nhu cầu toàn cầu về nợ của Hoa Kỳ là mạnh mẽ và lãi suất gần mức thấp kỷ lục. [61]net new dollar-denominated fixed-income assets.[clarify] This reduces the supply of bonds available for sale to investors, raising bond prices and lowering interest rates, which helps boost the U.S. economy. During 2012, global demand for U.S. debt was strong and interest rates were near record lows.[61]

5 khoản chi tiêu tùy ý của chính phủ liên bang cho năm 2022 năm 2022

Chi tiêu cho mỗi người từ năm 1980 đến năm 2011. Blue Line chỉ ra chi tiêu danh nghĩa cho mỗi người, trong khi dòng Cyan được điều chỉnh theo lạm phát dựa trên Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao gồm thực phẩm và năng lượng.

Quan điểm phân tích [Chỉnh sửa][edit]

Chi tiêu liên bang bình quân đầu người [chỉnh sửa][edit]

Chi tiêu liên bang bình quân đầu người (nghĩa là mỗi người ở Hoa Kỳ) là khoảng $ 11,551 trong năm 2011, so với $ 6.338 vào năm 2000. Điều chỉnh theo lạm phát, số tiền này là $ 5.133 trong năm 2011 và $ 3,496 vào năm 2000. $ 3.500 trong suốt những năm 1990. Sau đó, nó bắt đầu tăng đều đặn sau năm 2000, sau đó nhảy vào năm 2008 và 2009 do phản ứng của liên bang đối với cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn. [62]

References[edit][edit]

  1. ^Đánh giá ngân sách hàng tháng của CBO: Tóm tắt cho năm tài chính 2018 đến ngày 7 tháng 11 năm 2018 CBO Monthly Budget Review: Summary for Fiscal Year 2018-November 7, 2018
  2. ^CBO-Triển vọng kinh tế và ngân sách: 2018-2028-ngày 9 tháng 4 năm 2018 CBO-The Budget and Economic Outlook: 2018-2028-April 9, 2018
  3. ^CBO - Triển vọng ngân sách và kinh tế: Năm tài chính 2013 đến 2023 - tháng 2 năm 2013 CBO – The Budget and Economic Outlook: Fiscal Years 2013 to 2023 – February 2013
  4. ^CBO Bảng lịch sử-Letrieved tháng 11 năm 2015 CBO Historical Tables-Retrieved November 2015
  5. ^ ABCDCBO-BUDELD VÀ THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN 2017-2027-Tháng 1 năm 2015a b c d CBO-Budget and Economic Outlook 2017-2027-January 2015
  6. ^Charlie Rose Show-Senators Bayh, Gregg và Roger Altman-Febreme ngày 1 tháng 1 năm 2010 Lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2011, tại Wayback Machine Charlie Rose Show-Senators Bayh, Gregg and Roger Altman-February 1, 2010 Archived July 8, 2011, at the Wayback Machine
  7. ^Trung tâm về các ưu tiên chính sách và ngân sách-Mục tiêu phù hợp: ổn định nợ liên bang vào tháng 1 năm 2010 Center on Budget and Policy Priorities-The Right Target: Stabilize the Federal Debt January 2010
  8. ^Triển vọng ngân sách dài hạn CBO - Tháng 6 và tháng 8 năm 2010 CBO Long Term Budget Outlook – June and August 2010
  9. ^Lời khai của CBO - Tháng 6 năm 2008 CBO Testimony – June 2008
  10. ^ Báo cáo ủy thác an ninh vô song - Tóm tắt năm 2009a b Social Security Trustees Report – 2009 Summary
  11. ^Tóm tắt GAO - Tháng 1 năm 2008 GAO Briefing – January 2008
  12. ^Peter G. Peterson Foundation - Hướng dẫn công dân 2010 Peter G. Peterson Foundation – Citizen's Guide 2010
  13. ^Dữ liệu lịch sử CBO tháng 6 năm 2017 CBO Historical Data June 2017
  14. ^ Abd. Andrew Austin; Mindy R. Levit (ngày 23 tháng 3 năm 2012). "Chi tiêu bắt buộc từ năm 1962" (PDF). fas.org. Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2012.a b D. Andrew Austin; Mindy R. Levit (March 23, 2012). "Mandatory Spending Since 1962" (PDF). fas.org. Congressional Research Service. Retrieved November 27, 2012.
  15. ^Hoa Kỳ. Văn phòng Ngân sách Quốc hội, một phân tích về các đề xuất ngân sách của Tổng thống cho năm tài chính 2010, tháng 6 năm 2009. U.S. Congressional Budget Office, An Analysis of the President's Budgetary Proposals for Fiscal Year 2010, June 2009.
  16. ^"Nhìn kỹ hơn về chi tiêu bắt buộc" (pdf). cbo.gov. Văn phòng Ngân sách Quốc hội. 2012. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012. "A Closer Look at Mandatory Spending" (PDF). cbo.gov. Congressional Budget Office. 2012. Retrieved October 3, 2012.
  17. ^Quỹ Di sản - Sách Biểu đồ - Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2010 Heritage Foundation – Book of Charts – Retrieved March 18, 2010
  18. ^Quỹ Di sản - Sách Biểu đồ - Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2010 Heritage Foundation – Book of Charts – Retrieve March 18, 2010
  19. ^Hướng dẫn công dân GAO GAO Citizens Guide
  20. ^Huffington Post-Lynn Parramore-Nine Thâm huyền Huffington Post-Lynn Parramore-Nine Deficit Myths We Cannot Afford-April 2010
  21. ^Nhân viên dây Cnn (30 tháng 8 năm 2012). "Kiểm tra thực tế của CNN: Santorum sai lệch về 'sự phụ thuộc'". CNN. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2012. CNN Wire Staff (August 30, 2012). "CNN Fact Check: Santorum misleads on 'dependence'". CNN. Retrieved November 26, 2012.
  22. ^ Abphil Izzo (ngày 23 tháng 5 năm 2012). "Số lượng trong tuần: Một nửa cuộc sống của Hoa Kỳ trong hộ gia đình nhận được lợi ích". Tạp chí Phố Wall. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2012.a b Phil Izzo (May 23, 2012). "Number of the Week: Half of U.S. Lives in Household Getting Benefits". Wall Street Journal. Retrieved November 27, 2012.
  23. ^ Abmatthew Spalding (ngày 21 tháng 9 năm 2012). "Tại sao Hoa Kỳ có một nền văn hóa phụ thuộc". CNN. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2012.a b Matthew Spalding (September 21, 2012). "Why the U.S. has a culture of dependency". CNN. Retrieved November 26, 2012.
  24. ^Brian Palmer (ngày 18 tháng 9 năm 2012). "Chính xác có bao nhiêu người Mỹ phụ thuộc vào chính phủ?". Đá phiến. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2012. Brian Palmer (September 18, 2012). "Exactly How Many Americans Are Dependent on the Government?". Slate. Retrieved November 26, 2012.
  25. ^"Slide Concord". Được lưu trữ từ bản gốc vào ngày 24 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011. "Concord Slides". Archived from the original on May 24, 2011. Retrieved February 22, 2011.
  26. ^Sloan-Fortune-Social Security: Bailout lớn tiếp theo-tháng 7 năm 2009 Sloan-Fortune-Social Security: The Next Great Bailout-July 2009
  27. ^Bruce Bartlett-Forbes-Tăng thuế 81%-Tháng năm 2009 Bruce Bartlett-Forbes-The 81% Tax Increase-May 2009
  28. ^"Dịch vụ nghiên cứu của Quốc hội - Primer Medicare - Tháng 3 năm 2009" (PDF). Được lưu trữ từ bản gốc (PDF) vào ngày 7 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011. "Congressional Research Service – Medicare Primer – March 2009" (PDF). Archived from the original (PDF) on August 7, 2011. Retrieved February 22, 2011.
  29. ^Atul Gawande-The New Yorker-The Cost CONGRUM-JUNE 2009 Atul Gawande-The New Yorker-The Cost Conundrum-June 2009
  30. ^ Abthe economist - As Boomers Wrinkle - tháng 12 năm 2010a b The Economist – As Boomers Wrinkle – December 2010
  31. ^Lời khai của CBO CBO Testimony
  32. ^Tổng thống Obama - Địa chỉ đài phát thanh hàng tuần - ngày 16 tháng 5 năm 2009 President Obama – Weekly Radio Address – May 16 2009
  33. ^Tóm tắt tài chính GAO Trang 17 GAO Fiscal Briefing Page 17
  34. ^2010 Báo cáo Báo cáo Báo cáo Ủy ban An sinh Xã hội 2010 Social Security Trustees Report Summary Press Release
  35. ^2008 An sinh xã hội - Báo cáo Báo cáo Báo cáo Báo cáo Báo cáo 2008 Social Security – Trustees Report Summary Press Release
  36. ^ Lựa chọn chính sách bảo mật văn phòng của văn phòng ngân sách-abcongressional-Tháng 7 năm 2010a b Congressional Budget Office-Social Security Policy Options-July 2010
  37. ^Trung tâm về Ngân sách và Chính sách Ưu tiên-Bowles-Simpson Đề xuất An sinh Xã hội-Tháng 2 năm 2011 Center on Budget and Policy Priorities-Bowles-Simpson Social Security Proposal Evaluation-February 2011
  38. ^"Sách tổ chức di sản-Sách của Biểu đồ-như tháng 11 năm 2010". Được lưu trữ từ bản gốc vào ngày 20 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011. "Heritage Foundation-Book of Charts-As of November 2010". Archived from the original on February 20, 2011. Retrieved February 22, 2011.
  39. ^CBO dài hạn-Outlook-June 2010-Page 50 CBO Long-Term Outlook-June 2010-Page 50
  40. ^2009 Trang báo cáo của Oasdi Trustees 3 và 19 2009 OASDI Trustees Report Pages 3 and 19
  41. ^2009 Báo cáo ủy thác OASDI - Trang 9 và 19 2009 OASDI Trustees Report – Page 9 and 19
  42. ^Các ủy viên báo cáo ước tính phạm vi dài - Phần 5A Bảng IV.B6 Trustees Report Long Range Estimates – Section 5a Table IV.B6
  43. ^Các tùy chọn chính sách công cộng của Apeg AARP Public Policy Institute-Reform Options for Social Security
  44. ^"Hoa Kỳ. Tin tức & Báo cáo thế giới-12 cách để sửa chữa an sinh xã hội-tháng 5 năm 2010". Được lưu trữ từ bản gốc vào ngày 21 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2017. "U.S. News & World Report-12 Ways to Fix Social Security-May 2010". Archived from the original on June 21, 2010. Retrieved August 27, 2017.
  45. ^Hiệu ứng phân phối của Viện đô thị của các cải cách an sinh xã hội thay thế-vấn đề đến tháng 5 năm 2010 Urban Institute-Distributional Effects of Alternative Social Security Reforms-Details Matter-May 2010
  46. ^CBO-Nâng cao độ tuổi đủ điều kiện cho An sinh xã hội và Medicare-tháng 1 năm 2012 CBO – Raising the Ages of Eligibility for Social Security and Medicare-January 2012
  47. ^Báo cáo tài chính của GAO-2009 của Chính phủ Hoa Kỳ-Trang 45 GAO-2009 Financial Statements of the U.S. Government – Page 45
  48. ^DOD phát hành tin tức năm 2010 Ngân sách đề xuất-tháng 5 năm 2009 DoD News Release-Fiscal 2010 Budget Proposal-May 7, 2009
  49. ^Eaglen, Mackenzie; Eric Sayers (ngày 23 tháng 3 năm 2009). "Hoa Kỳ: Một tư thế hàng hải thế kỷ 21 cho một tương lai không chắc chắn". Công nghiệp quốc phòng hàng ngày. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. Eaglen, Mackenzie; Eric Sayers (March 23, 2009). "USA: A 21st Century Maritime Posture for an Uncertain Future". Defense Industry Daily. Retrieved June 21, 2009.
  50. ^DOD - Biểu đồ chi tiêu xu hướng quốc phòng - ngày 7 tháng 5 năm 2009 được lưu trữ vào ngày 28 tháng 2 năm 2010, tại Wayback Machine DOD – Defense Trend Spending Chart - May 7, 2009 Archived February 28, 2010, at the Wayback Machine
  51. ^Đánh giá ngân sách CBO một tháng-Sept 09 CBO-Monthly Budget Review-Sept 09
  52. ^Barney Frank - Quốc gia Barney Frank – The Nation
  53. ^"Gates-A chiến lược cân bằng". Được lưu trữ từ bản gốc vào ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011. "Gates-A Balanced Strategy". Archived from the original on December 19, 2008. Retrieved February 22, 2011.
  54. ^Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng - Báo cáo thường niên cho Quốc hội: Sức mạnh quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc 2009 (PDF) [1] Office of the Secretary of Defense – Annual Report to Congress: Military Power of the People's Republic of China 2009 (PDF)[1]
  55. ^CBO (tháng 1 năm 2010). "Triển vọng ngân sách và kinh tế: Năm tài chính 2010 đến 2020". CBO. CBO (January 2010). "The Budget and Economic Outlook: Fiscal Years 2010 to 2020". CBO.
  56. ^Anthony Cordesman và Erin Fitzgerald, tháng 9 năm 2009 Cung cấp cho thất bại, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Anthony Cordesman and Erin Fitzgerald, September, 2009 Resourcing for Defeat, Center for Strategic and International Studies
  57. ^ AB "Đầu tư vào các khối xây dựng của đổi mới Mỹ: R & D liên bang, công nghệ và giáo dục STEM trong ngân sách năm 2011" (PDF). Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ. Được lưu trữ từ bản gốc (PDF) vào ngày 25 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2011.a b "Investing in the Building Blocks of American Innovation: Federal R&D, Technology, and STEM Education in the 2011 Budget" (PDF). Office of Science and Technology Policy. Archived from the original (PDF) on October 25, 2010. Retrieved February 11, 2011.
  58. ^Hiến pháp của Hoa Kỳ The Constitution of the United States
  59. ^Bang của Liên minh Bài phát biểu-Tháng 1 năm 2011 Lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2017, tại Wayback Machine State of the Union Speech-January 2011 Archived January 21, 2017, at the Wayback Machine
  60. ^ AB "Báo cáo kiểm toán GAO về nợ Kho bạc - năm 2012" (PDF). Tháng 11 năm 2012. P. & NBSP; 13.a b "GAO Audit Report on Treasury Debt – FY2012" (PDF). November 2012. p. 13.
  61. ^Sự khan hiếm Bloomberg-Treasury để phát triển khi Fed mua 90% trái phiếu mới vào tháng 11 năm 2012 Bloomberg-Treasury Scarcity to Grow as Fed Buys 90% of New Bonds-November 2012
  62. 4 FRED Database-Spending, Population, and Inflation Index Graph-October 2013

Liên kết bên ngoài [Chỉnh sửa][edit]

  • Cogan, John F. (2002). "Ngân sách liên bang". Trong David R. Henderson (chủ biên). Bách khoa toàn thư ngắn gọn về kinh tế (1st & nbsp; ed.). Thư viện kinh tế và tự do. OCLC & NBSP; 317650570, 50016270, 163149563 OCLC 317650570, 50016270, 163149563
  • Kotlikoff, Laurence J. (2002). "Thâm hụt liên bang". Trong David R. Henderson (chủ biên). Bách khoa toàn thư ngắn gọn về kinh tế (1st & nbsp; ed.). Thư viện kinh tế và tự do. OCLC & NBSP; 317650570, 50016270, 163149563 OCLC 317650570, 50016270, 163149563
  • Thời báo New York: Đề xuất ngân sách của Obama năm 2012, một hình dung về đề xuất ngân sách năm 2014 của chính quyền Obama.
  • CBPP-Policy Basics-Đền thuế liên bang của chúng ta đi đâu? Tháng 4 năm 2013

5 điều hàng đầu mà chính phủ chi tiền là gì?

Chính phủ mua gì?..
Bảo mật thu nhập 24 % ..
17 % An sinh xã hội ..
Sức khỏe 12 % ..
11 % Quốc phòng ..
10 % Medicare ..
5 % lãi ròng ..
4 % tín dụng thương mại và nhà ở ..
4 % Giáo dục, Đào tạo, Việc làm và Dịch vụ Xã hội ..

Năm chi tiêu liên bang lớn nhất là gì?

Chính phủ liên bang chi tiêu trả cho tất cả mọi thứ, từ An sinh xã hội và Medicare đến thiết bị quân sự, bảo trì đường cao tốc, xây dựng xây dựng, nghiên cứu và giáo dục.Chi tiêu này có thể được chia thành hai loại chính: bắt buộc và tùy ý.Social Security and Medicare to military equipment, highway maintenance, building construction, research, and education. This spending can be broken down into two primary categories: mandatory and discretionary.

Chi tiêu tùy ý lớn nhất của chính phủ liên bang là gì?

Cho đến nay, loại chi tiêu tùy ý lớn nhất là chi tiêu cho Lầu năm góc và quân đội.Trong hầu hết các năm, điều này chiếm hơn một nửa ngân sách tùy ý.spending on the Pentagon and military. In most years, this accounts for more than half of the discretionary budget.

3 chi tiêu lớn nhất cho chính phủ liên bang của chúng ta là gì?

Ba loại chi tiêu quốc gia chính là chi tiêu bắt buộc, chi tiêu tùy ý và lãi cho tổng nợ quốc gia.mandatory spending, discretionary spending and interest on the total national debt.