Vợ địch nhân kiệt là ai

Địch Nhân Kiệt là một trong những vị quan thanh liêm hiếm có trong lịch sử Trung Quốc, những câu chuyện xử án của Địch Nhân Kiệt vẫn còn được lưu truyền trong dân gian.

Còn Võ Tắc Thiên – vị Nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa sau khi qua đời còn để lại một tấm "Vô Tự bia" nổi tiếng, có thể coi như một vị Hoàng đế độc nhất vô nhị. 

Song, trong lịch sử cũng có rất nhiều lời đồn đại xung quanh Địch Nhân Kiệt và Võ Tắc Thiên, nhiều người cho rằng giữa Địch Nhân Kiệt và Võ Tắc Thiên chắc chắn có quan hệ gì đó, hơn thế các bộ phim truyền hình, điện ảnh cũng miêu tả mối quan hệ giữa hai người này một cách đầy mơ hồ.

Vậy Địch Nhân Kiệt rốt cục có quan hệ như thế nào với Võ Tắc Thiên? Liệu giữa hai người họ có bí mật nào không thể để cho người thứ ba biết hay không?

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊCH NHÂN KIỆT VÀ VÕ TẮC THIÊN

Thời trẻ Địch Nhân Kiệt thi đỗ khoa cử rồi vào triều làm quan, ông bắt đầu làm từ chức quan nhỏ ở cấp cơ sở. Bấy giờ, Địch Nhân Kiệt vốn không biết gì về Võ Tắc Thiên.

Trong thời gian Đường Cao Tông trị vì, Địch Nhân Kiệt không hề được trọng dụng, suốt một thời gian dài ông chỉ giữ chức quan nhỏ ở bên ngoài. Cho nên, bấy giờ Địch Nhân Kiệt không thể có được cơ hội tiếp xúc với nữ hoàng.

Sau khi Võ Tắc Thiên thượng vị, Địch Nhân Kiệt mới bắt đầu được trọng dụng, cho nên mới có nhiều người suy đoán rằng giữa hai người có mỗi quan hệ nào đó không thể cho người khác biết.

Hình ảnh Địch Nhân Kiệt trên phim.

Song thực tế, đây cũng chỉ là điều suy đoán, bản thân Địch Nhân Kiệt là người ngay thẳng, có tài, một lòng vì nước vì dân, ông thông thạo đạo lý làm quan, thêm nữa lại lập được nhiều công lao, dân chúng đều hết lời ca ngợi tán dương ông, cho dù Địch Nhân Kiệt không muốn thăng quan tiến chức cũng khó.

Sau khi Địch Nhân Kiệt được thuyên chuyển về Kinh thành, ông dốc lòng phò tá Võ Tắc Thiên, trở thành cánh tay đắc lực cho bà. Khi gặp chuyện khó quyết, Võ Tắc Thiên đều cùng Địch Nhân Kiệt thảo luận. Ngay cả lúc Võ Tắc Thiên do dự không biết nên truyền ngôi lại cho người họ Võ hay người họ Lý thì Địch Nhân Kiệt cũng đã nhiều lần khuyên bà phải truyền lại ngôi báu cho người họ Lý.

Có thể nói, để ngôi vị Hoàng đế lần nữa quay về tay người nhà họ Lý, Địch Nhân Kiệt đã góp một phần công sức không hề nhỏ. Nếu là một người khác, nhắc đến chuyện này có lẽ đã bị đưa ra chém đầu, nhưng dù Địch Nhân Kiệt có nói gì đi nữa thì Võ Tắc Thiên cũng không hề nổi giận.

Nhờ đâu, Địch Nhân Kiệt có được ưu thế đó?

Thực tế, việc này có liên quan đến kỹ năng giao tiếp và thuyết phục của Địch Nhân Kiệt. Ông vốn là người thông minh, bản thân ông biết chuyện gì nên nói, chuyện gì không nên nói.

Một nguyên nhân nữa là, khi Võ Tắc Thiên lên ngôi Hoàng đế thì bà cũng đã ngoài 60, mà Địch Nhân Kiệt bấy giờ cũng đã hơn 60 tuổi, tính ra khi ấy cả hai người đều đã là người già, cho nên cũng sẽ chẳng thể xảy ra quan hệ gì được.

Hình ảnh nhân vật Võ Tắc Thiên trên phim.

Đặc biệt là Võ Tắc Thiên và Địch Nhân Kiệt đều là người Sơn Tây, quê nhà hai người cũng cách nhau không xa, trên triều đình có thể nghe được âm điệu quê hương, chắc chắn cũng sẽ cảm thấy thân thiết hơn nhiều.

Sau khi Địch Nhân Kiệt qua đời, Võ Tắc Thiên đau lòng cảm thán: "Nay triều đình thật vắng vẻ!".

Trên triều có biết bao là người, cớ sao Võ Tắc Thiên lại nói như thế? Có lẽ là bởi vì người bạn già tri kỷ của mình đã qua đời, cho nên khó tránh khỏi mà cảm thấy cô đơn.

Khánh An

Vị thần thám cả đời thanh liêm

Trải qua bao thăng trầm trên con đường quan lộ, dù được thăng quan hay bị giáng chức, mỗi khi đảm nhận nhiệm vụ, Địch Nhân Kiệt đều lấy dân, lấy nước làm gốc, đạt được nhiều công lao cái thế.

Khi còn là Tể tướng, ông có công phụ quốc, an bang, nhiều lần giúp Võ Tắc Thiên tu chỉnh triều chính, trở thành một đại công thần đưa Đường triều bước trên con đường phồn vinh.

Khi bị giáng chức và điều động về Bành Trạch, vị thần thám này vẫn luôn cần kiệm, thương dân.

Cũng vào khoảng thời gian ấy, Bành Trạch hạn hán nặng nề, nhân dân đói kém, Địch Nhân Kiệt đích thân dâng tấu lên triều đình xin cứu tế, miễn giảm tô thuế, giúp bạch tính nơi đây vượt qua giai đoạn khó khăn.

Sinh thời, Địch Nhân Kiệt được nhân dân yêu kính nhờ tài năng và đức độ. [Ảnh minh họa].

Tháng 10 năm Vạn Tuế Thông Thiên thứ nhất [696], người Khiết Đan công hãm Ký Châu. Để ổn định tình hình, Võ Tắc Thiên cử Địch Nhân Kiệt nhậm chức Thứ sử Ký Châu và Ngụy Châu.

Thứ sử Ngụy Châu trước đó là Độc Cô Tư Trang vì lo ngại thế giặc, đã hạ lệnh cho dân chúng rời bỏ nhà cửa để vào trong thành lánh nạn. Tuy nhiên, sự điều động này khiến dân chúng càng thêm lo sợ, phẫn nộ.

Sau khi tới đây nhậm chức, Địch Nhân Kiệt nhận thấy quân Khiết Đan còn ở xa, đã khuyến khích dân chúng trở về nhà. Sau khi biết tin, quân giặc đi đường vòng lên phía bắc, Ngụy Châu nhờ vậy mà tránh được một đại nạn binh đao.

Ghi nhớ công ơn của vị Thứ sử lúc bấy giờ, dân chúng nơi đây đã lập một tấm bia ghi tạc công đức Địch Nhân Kiệt.

Tiếc thay “hổ phụ" lại sinh... "khuyển tử"

Sinh thời, Địch Nhân Kiệt có ba người con trai. Trưởng nam là Địch Quang Tự, làm quan tới chức Lang trung bộ hộ. Con thứ là Địch Quang Viễn, chức vụ cao nhất từng đảm nhiệm là Ti mã.

Con trai út của Địch Nhân Kiệt là Địch Quang Chiêu [tự Tử Lương], sau đổi tên thành Địch Quang huy, làm quan tới chức Phương viên Ngoại Lang.

Noi gương người cha cả đời vì dân, vì nước, hai người con đầu của Địch Nhân Kiệt đều hết mực thanh liêm, chuyên tâm với trách nhiệm. Duy chỉ có “khuyển tử” Địch Cảnh Huy bị coi là một “vết đen” trong cuộc đời của thần thám họ Địch.

Nhắc tới người con trai thứ ba này, "Tân Đường Thư" và "Cựu Đường Thư" đều dùng những lời lẽ không mấy tốt đẹp.

Sinh thời, Địch Cảnh Huy nối gót cha và hai anh, thuận lợi bước vào đường quan lộ. Khi mới nhậm chức, Cảnh Huy hết sức cẩn trọng, đúng mực.

Nhưng càng thăng tiến, người con thứ ba này lại càng bị cám dỗ bởi công danh, lợi lộc.“Cựu Đường Thư” từng đánh giá Địch Cảnh Huy “là người tham bạo, đối nhân xử thế tàn ác”.

Thanh danh cả đời của Địch Nhân Kiệt lại bị "bêu rếu" bởi người con trai út thất đức. [Ảnh minh họa].

Khi nhậm chức tham quân [quan thanh tra] tại Ngụy Châu, họ Địch này điên cuồng vơ vét, khiến lòng dân oán hận khôn nguôi.

Ngay trên mảnh đất cha ruột từng lập công, Địch Cảnh Huy lại “bôi đen” thanh danh nhà họ Địch bằng lòng tham và sự thất đức của mình. Vì quá bất mãn, dân chúng Ngụy Châu đã đập tan tấm bia ghi công đức năm xưa của Địch Nhân Kiệt.

Khi sự việc bị phát giác, Địch Nhân Kiệt vô cùng tức giận với đứa con bất hiếu này. Ông thẳng tay bãi chức, cắt bổng lộc của Địch Cảnh Huy.

Lúc đó, không ít vị đại thần ra mặt biện hộ, bản thân Cảnh Huy cũng quỳ xuống, khóc lóc xin cha tha thứ, nhưng Địch Nhân Kiệt vẫn “công tư phân minh”, kiên quyết phạt nặng con trai.

Khi ấy, vị thần thám họ Địch thẳng thắn nói: “Người hiền được nâng đỡ, kẻ tham phải chịu phạt. Đó chính là đạo lý dùng người, cũng là cách để chấn hưng đất nước.”

Địch Nhân Kiệt cả đời thanh chính, liêm khiết, luôn một lòng vì nước, vì dân, được bách tính yêu mến mà lập “Đức chính bia”.

Nhưng tiếc thay “hổ phụ sinh khuyển tử”, chỉ vì lòng tham của con trai ruột mà công đức bị tổn hại, ngay đến tấm bia lưu danh cũng bị nhân dân “giận cá chém thớt” mà đập nát.

Bình luận về sự việc này, học giả Triệu Dực đời nhà Thanh từng thở dài cảm thán: “Âu cũng là do con trai bại đức khiến cả gia đình mất danh dự!”

Có một người con trai như Địch Cảnh Huy, hình tượng và công đức của Địch Nhân Kiệt ít nhiều bị “bôi đen”. Hậu thế cũng càng thêm hiểu rõ: những chân lý như “hổ phụ sinh hổ tử”,“cha anh hùng, con hảo hán” không phải lúc nào cũng đúng.

Hé lộ nhân vật có cái chết đáng tiếc nhất dưới thời Tam Quốc

Ăn xà phòng, nuốt không trôi và cái giá từ việc đổ xô theo "mốt" của người Trung Quốc
Hãy nhìn xem, đây là sự khác biệt giữa đàn ông và phụ nữ khi nhiệt độ thay đổi
Các ông bố bà mẹ sẽ cười hay nổi giận nếu trong bức ảnh này là con mình?

Video liên quan

Chủ Đề