Bản chất sự liên kết giữa các nước trong phe Trục là gì

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  [Nguồn Lịch sử 11, trang 156]

    Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ [than đá, thiếc, kẽm,…] ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. [Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155]

    Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. [Nguồn Lịch sử 11, trang 155]

    Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?


Xem thêm »

Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?


A.

Liên minh các nước thực dân

B.

Liên minh các nước tư bản dân chủ

C.

Liên minh các nước phát xít

D.

 Liên minh các nước thuộc địa

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Bản chất sự liên kết các nước trong phe Trục là gì?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 11 hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì?

A.Liên minh các nước thực dân

B.Liên minh các nước tư bản dân chủ

C.Liên minh các nước phát xít

D.Liên minh các nước thuộc địa

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Liên minh các nước phát xít

- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau hình thành liên minh phát xít, còn được gọi là Trục Béclin – Rô ma – Tô-ki-ô hay phe Trục. Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

=> Như vậy, xét về bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là liên minh giữa các nước phát xít với nhau.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức có liên quan đến câu hỏi trên nhé!

Kiến thức tham khảo về Chủ nghĩa phát xítvà các kiến thức liên quan

1. Chủ nghĩa phát xít là gì?

- Chủ nghĩa phát xítlà mộthệ tư tưởngchính trịvà phong tràochính trị cực hữuđặc trưng bởi sức mạnhđộc tài, cưỡng chế, đàn áp đối lập, và sự đoàn kết mạnh mẽ giữaxã hộivàkinh tế, nổi bật nhất là ởchâu Âuvào đầuthế kỷ 20.Số đông trong đó, muốn đưaquốc gialên trên về lịch sử, văn hóa, sinh học độc nhất, tất cả là nhờ vào động lực của lòng trung thành, và muốn tạo nên 1 cộng đồng chung của quốc gia được huy động.

- Các nhà sử học, khoa học chính trị, và các học giả khác đã có nhiều tranh cãi xoay quanh bản chất tự nhiên của chủ nghĩa phát xít.

2. Các nước phát xít đẩy mạnh chính sách xâm lược [1931 - 1937]

- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết thành liên minh phát xít [Trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô], tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

+ Nhật xâm lược Trung Quốc.

+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a [1935], cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha [1936 – 1939], hỗ trợ lực lượng phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng hòa.

+ Đức xé bỏ hoà ước Vécxai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu.

- Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh nhưng bị từ chối.

- Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình nên thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập” [1935] không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.

- Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới

- Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. Liên Xô sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống xâm lược, còn Anh, Pháp tiếp tục chính sách thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập với sự tham gia của Anh, Pháp, Đức và I-ta-li-a. Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Hít-le hứa chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

- Sau hội nghị Muy-ních, Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc [3/1939]. Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- Ngày 23/8/1939, Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau”.

3. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu [từ tháng 9-1939 đến tháng 9-1940]

- Ngày 1/9/1939:Đức tấn công Ba Lan.

- Tháng 9/1939 đến tháng 4/1940:Đức áp dụng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”, Đức chiếm được Ba Lan trong vòng 1 tháng. Anh, Pháp dù tuyên chiến với Đức, song không có hành động quân sự nào chi viện cho Ba Lan.

- Tháng 4/1940:Đức chuyển hướng từ phía Đông sang phía Tây, tấn công và chiếm hàng loạt các nước: Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan,...

- Tháng 6/1940:Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp do Pê-tanh đứng đầu làm tay sai cho Đức.

- Tháng 7/1940:Đức tấn công Anh nhưng thất bại.

4. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu [từ tháng 9-1940 đến tháng 6-1941]

- Tháng 10/1940: Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam Âu.

=> Đến mùa hè năm 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu. Đức đã chuẩn bị xong điều kiện tấn công Liên Xô.

5. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu [1944], tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông, tiến quân vào giải phóng các nước ở Trung và Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.

+ Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị I-an-ta gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Từ tháng 2 đến tháng 4/1945, Liên Xô tấn công Béc-lin, đánh bại hơn 1 triệu quân Đức.

+ Ngày 30/4, lá cờ đỏ búa liềm được cắm trên nóc tòanhà Quốc hội Đức. Ngày 9/5/1945, nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, từ năm 1944, liên quân Mĩ, Anh tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi-líp-pin.

+ Ngày 6/8/1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma làm 8 vạn người thiệt mạng.

+ Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu.

+ Ngày 9/8, Mĩ ném tiếp quả bom nguyên tử thứ hai hủy diệt thành phố Na-ga-xa-ki, giết hại 2 vạn người.

- Ngày 15/8, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Video liên quan

Chủ Đề