Đại hội thể dục thể thao olympic thế giới mùa hè được tổ chức bao nhiêu năm một lần

Quang cảnh lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020

Sau gần chín năm chuẩn bị, vào lúc 20h tối 23/7 [giờ địa phương - tức 18h cùng ngày, giờ Việt Nam], Olympic Tokyo 2020 đã chính thức khai màn tại sân vận động quốc gia ở thủ đô Tokyo bằng một buổi lễ có chủ đề “United by Emotion” [Gắn kết bằng cảm xúc].

Tới dự lễ khai mạc Olympic lần thứ 32 có Nhật hoàng Naruhito, các quan chức cấp cao của Nhật Bản, lãnh đạo và quan chức thể thao của nhiều nước trên thế giới cùng với hàng nghìn vận động viên đại diện cho hơn 200 quốc gia/vùng lãnh thổ tham dự thế vận hội này.

[Trực tiếp lễ khai mạc Thế vận hội mùa Hè Olympic Tokyo 2020]

Olympic lần này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi dịch COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và thành phố đăng cai đang trong tình trạng khẩn cấp về y tế. Do đó, Chính phủ Nhật Bản đã không cho phép khán giả nước ngoài tới nước này để cổ vũ cho các vận động viên, trong khi các nhà tổ chức cũng không cho phép khán giả trong nước vào các địa điểm thi đấu ở tám trong số 10 tỉnh, thành, trong đó có thủ đô Tokyo.

Mặc dù vậy, theo Ban Tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo, vẫn có khoảng 11.000 vận động viên đến từ hơn 200 quốc gia/vùng lãnh thổ tham dự đại hội thể thao này. Họ sẽ tranh tài ở 33 môn và 339 nội dung thi đấu, tăng bốn môn và 15 nội dung so với kỳ thế vận hội lần trước.

Với bốn môn được bổ sung, gồm trượt ván, lướt sóng, leo núi thể thao và karate, Olympic Tokyo là thế vận hội mùa Hè có số lượng môn thi lớn nhất từ trước tới nay.

Chủ tịch IOC Thomas Bach cúi chào Nhật hoàng Naruhito

Trong số các đoàn thể thao dự Olympic Tokyo 2020, Bắc Macedonia là đoàn thể thao lần đầu tiên tham dự thế vận hội mùa Hè. Ngoài ra, theo phán quyết của Tòa Trọng tài thể thao [CAS], các vận động viên Nga được tham dự đại hội thể thao này, nhưng không được sử dụng tên nước, quốc kỳ hoặc quốc ca của Nga và phải thể hiện mình là "vận động viên trung lập" hoặc "đội thể thao trung lập."

Đoàn thể thao của nước chủ nhà sẽ có 582 vận động viên, trong đó có 306 nam và 276 nữ, thi đấu ở tất cả 33 môn. Đây là đoàn thể thao đông nhất của Nhật Bản từng tham dự Olympic. Các kỷ lục trước đó được ghi nhận vào năm 1964 khi có 355 vận động viên Nhật Bản tham dự Olympic cũng tại Tokyo. Nếu tính cả các quan chức, đoàn thể thao Nhật Bản sẽ có tổng cộng 1.058 người, vượt xa so với kỷ lục trước đó là 601, được ghi nhận tại Olympic 2016 ở Rio de Janeiro.

Tại Olympic 2020, đoàn thể thao Việt Nam gồm 43 thành viên, trong đó có 18 vận động viên, và do ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể thao, làm trưởng đoàn.

Tại lễ khai mạc, đoàn thể thao Việt Nam do Trưởng đoàn Trần Đức Phấn dẫn đầu. Các vận động viên cầm cờ cho đoàn thể thao Việt Nam là Nguyễn Huy Hoàng và Quách Thị Lan.

Đây là hai vận động viên xuất sắc của thể thao Việt Nam. Quách Thị Lan là vận động viên điền kinh duy nhất của Việt Nam dự Olympic Tokyo ở nội dung 400 m rào nữ, trong khi Nguyễn Huy Hoàng sẽ tranh tài ở nội dung bơi 1.500m tự do nam.

Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn và các vận động viên dự lễ khai mạc.

Một trong những nỗi lo lớn nhất của các nhà tổ chức tại thế vận hội lần này chính là dịch COVID-19. Ngày 23/7, Ban Tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo thông báo có thêm 19 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 có liên quan tới Olympic Tokyo, trong đó có ba ca là các vận động viên đang trú tại làng Olympic ở Harumi thủ đô Tokyo, nâng tổng số ca mắc COVID-19 có liên quan tới đại hội thể thao này kể từ ngày 1/7 lên 106 người. Trong số ba vận động viên mới mắc COVID-19, có hai người ở đoàn thể thao Cộng hòa Séc và một người thuộc đoàn Hà Lan.

Trao đổi với các phóng viên trước lễ khai mạc, ông Hoàng Quốc Vinh, Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao 1 thuộc Tổng cục Thể dục Thể thao, nhấn mạnh thế vận hội này diễn ra trong bối cảnh cả thế giới cùng chung tay chống dịch.

Đối thủ lớn nhất với Olympic lúc này là dịch bệnh và việc quan trọng nhất cần phải làm là chung tay với Ban Tổ chức để đảm bảo an toàn cho toàn bộ thành viên tham gia Olympic Tokyo 2020./.

Sân vận động Olympic ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, trước giờ khai mạc Olympic Tokyo 2020 ngày 23/7/2021. [Ảnh: THX/TTXVN]

Màn trình diễn pháo hoa tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 trên sân vận động Olympic ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 23/7/2021. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Màn trình diễn pháo hoa tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 được nhìn từ bên ngoài sân vận động. [Ảnh: AFP/ TTXVN]

[Ảnh: AFP/ TTXVN]

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 trên sân vận động Olympic ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, ngày 23/7/2021. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Ngày 23/7/2021, Olympic Tokyo 2020 đã chính thức khai màn tại sân vận động Olympic ở thủ đô Tokyo bằng một buổi lễ có chủ đề “United by Emotion” [Bắn kết bằng cảm xúc]. [Ảnh: AFP/ TTXVN]

Một tiết mục tại lễ khai mạc

Lễ kéo quốc kỳ Nhật Bản

Chủ tịch IOC Thomas Bach cúi chào Nhật hoàng Naruhito

Pháo hoa thắp sáng bầu trời tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 trên sân vận động Olympic ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. [Ảnh: AFP/ TTXVN]

Lễ thượng cờ Nhật Bản tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 trên sân vận động Olympic ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. [ Ảnh: AFP/TTXVN]

[Ảnh: AFP/TTXVN]

Quang cảnh lễ thượng cờ Nhật Bản nhìn từ trên cao. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Nhật hoàng Naruhito [thứ 2, phải], Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide Suga [phải] và Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế [IOC] dự lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 tại sân vận động Olympic ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. [Ảnh: AFP/ TTXVN]

Ca sỹ Misia hát quốc ca Nhật Bản tại lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 trên sân vận động Olympic ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. [Ảnh: AFP/ TTXVN]

Đào Thanh Tùng [TTXVN/Vietnam+]

  • Nội dung kỳ vọng huy chương của đoàn thể thao Hàn Quốc: Thể dục nghệ thuật, bơi Photo :© YONHAP NewsThể dục dụng cụ - mục tiêu huy chương không hề dễ dàngBộ môn thể dục nghệ thuật có tổng cộng 18 huy chương, trong đó có 8 huy chương ở nội dung thể dục nghệ thuật nam, 6 huy chương cho nội dung thể dục nghệ thuật nữ, 2 huy chương ở nội dung thể dục nhịp điệu và 2 huy chương ở nội dung nhào lộn trên đệm nhún. Bảng thành tích của thể dục nghệ thuật Hàn Quốc trong tất cả các kỳ Thế vận hội gồm 1 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 4 huy chương đồng.Thể dục nghệ thuật nam gồm 8 nội dung, trong đó có 6 nội dung cơ bản là tự do, nhảy ngựa, vòng treo, nhảy chống, xà kép, xà đơn, và nội dung đồng đội nam [gộp điểm cả 6 nội dung trên để xếp hạng theo quốc gia], nội dung cá nhân toàn năng nam [chọn ra cầu thủ xuất sắc nhất thế giới ở cả 6 nội dung].Thể dục nghệ thuật nữ gồm các nội dung nhảy chống, xà lệch, cầu thăng bằng, tự do, đồng đội nữ và cá nhân toàn năng nữ. Ở nội dung đồng đội, đội tuyển nam Hàn Quốc từng xếp thứ 9 Giải vô địch thể dục nghệ thuật thế giới năm 2019, giành được suất tới Tokyo, 8 kỳ Thế vận hội liên tiếp tham gia nội dung này kể từ sau Olympic Barcelona 1992. Trung Quốc và Nhật Bản được cho là sẽ cạnh tranh chiếc huy chương vàng nội dung đồng đội nam, còn ở nội dung đồng đội nữ thì đội tuyển Mỹ đang được đánh giá là mạnh nhất.Photo :© YONHAP NewsĐội hình thể dục nghệ thuật Hàn QuốcCác thành viên đội tuyển thể dục nghệ thuật Hàn Quốc nội dung đồng đội nam bao gồm Ryu Sung-hyun, Lee Jun-ho, Kim Han-sol, ba người xếp từ thứ 1 tới thứ 3 trong vòng tuyển chọn vận động viên quốc gia. Ngoài ra, vận động viên Yang Hak-seon, biểu tượng của thể dục nghệ thuật nam Hàn Quốc, sau nhiều “khổ nạn” cuối cùng cũng được tham dự Olympic Tokyo. Sau khi giành huy chương vàng nội dung nhảy chống ở Olympic London 2012, anh đã khổ sở vì chấn thuơng gân gót chân và cơ đùi sau, không thể tham dự tiếp Thế vận hội Rio 2016. Tới vòng tuyển chọn vận động viên quốc gia dự Thế vận hội Tokyo 2020, Yang Hak-seon lại bị chấn thương cơ đùi phải, không thể trình diễn được hết kỹ thuật cá nhân. Tuy nhiên, Liên đoàn thể dục dụng cụ Hàn Quốc đã quyết định sẽ chọn Yang Hak-seon vào đội tuyển quốc gia với điều kiện là anh phải thực hiện được kỹ thuật “Yang Hak-seon”, một kỹ thuật do anh tự phát triển được Liên đoàn thể dục dụng cụ thế giới công nhận và đặt theo tên anh. Cuối cùng, sau thời gian tập huấn kỹ thuật tại làng vận động viên Jincheon [tỉnh Bắc Chungcheong], anh đã quay video tập huấn gửi cho Liên đoàn, và được lựa chọn góp mặt cùng đội tuyển tới Tokyo.Ở nội dung nhảy chống nam, vận động viên Shin Jae-hwan hiện đang xếp thứ nhất thế giới. Tuy nhiên, anh chỉ giành được suất tham dự Olympic Tokyo ở nội dung cá nhân, nên sẽ không tham dự nội dung đồng đội, và đang đặt mục tiêu giành huy chương ở nội dung nhảy chống.Ở nội dung thể dục nghệ thuật nữ, vận động viên Lee Yun-seo và Yeo Seo-jeong giành được tấm vé tới Tokyo ở nội dung cá nhân. Yeo Seo-jeong là con gái của cựu vận động viên Yeo Hong-chul, người từng giành huy chương bạc nội dung nhảy chống nam tại Olympic Atlanta 1996, hiện đang là nhà bình luận thể dục dụng cụ của Đài Phát thanh và truyền hình Hàn Quốc [KBS]. Hàn Quốc không có vận động viên nào giành được suất thi đấu nội dung nhào lộn trên đệm nhún và thể dục nhịp điệu.Photo :© YONHAP NewsBơi - “rổ huy chương vàng” Thế vận hộiBộ môn bơi có tổng cộng 49 huy chương vàng, bao gồm nhiều nội dung diễn ra dưới nước, như các nội dung bơi trong nhà, bơi ngoài trời, nhảy cầu, bóng nước, bơi nghệ thuật. So với Olympic Rio 2016, bảng huy chương vàng môn bơi tại Olympc Tokyo năm nay nhiều hơn 3 huy chương, vượt qua điền kinh [48 huy chương vàng] để trở thành bộ môn nhiều huy chương vàng nhất. Vậy nhưng trong “rổ vàng” này, đoàn thể thao Hàn Quốc lại không cầm chắc huy chương vàng. Cho tới nay, tổng số huy chương bộ môn bơi của đoàn thể thao Hàn Quốc tại các kỳ Thế vận hội là 1 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, đều thuộc về công của “kình ngư” Park Tae-hwan.Tại Olympic Tokyo lần này, Hàn Quốc có vận động viên Kim Seo-yeong giành được suất thi đấu ở nội dung 100m và 200m bơi tự do, 100m và 200m bơi bướm, nhưng cô đã từ bỏ tất cả các nội dung này, chỉ giữ lại tấm vé thi đấu duy nhất ở nội dung “hỗn hợp cá nhân”, được cho là nhiều khả năng giành huy chương nhất. Giới chuyên môn đánh giá cô hoàn toàn có khả năng đạt huy chương với kỷ lục cá nhân hiện tại là 2 phút 8 giây 34.Photo :© YONHAP NewsKỳ vọng vào vận động viên Hwang Sun-wooNgoài ngôi sao bóng chuyền Kim Yeon-kyoung, một vận động viên khác được lựa chọn là người cầm cờ dẫn đầu đoàn thể thao Hàn Quốc là Hwang Seon-woo, được mệnh danh là “hậu duệ” của kình ngư Park Tae-hwan. Anh đang sở hữu kỷ lục trẻ thế giới nội dung 200m bơi tự do nam là 1 phút 44 giây 96. Với kỷ lục này, anh sẽ có thể giành được huy chương bạc nếu so với thành tích 1 phút 44 giây 65 của vận động viên Tôn Dương [Sun Yang] của Trung Quốc tại Thế vận hội Rio 2016.Nếu xét riêng trong mùa giải năm 2021 ở nội dung này thì đây là kỷ lục xếp trong hạng 5 thế giới. Vậy nên Hwang Sun-woo hoàn toàn có khả năng sẽ lọt được vào vòng tứ kết. Thêm vào đó, trong vòng một năm trở lại đây, phong độ thi đấu của anh được cải thiện rất nhanh, liên tục tự phá vỡ kỷ lục của chính mình, nên người hâm mộ đang rất kỳ vọng anh sẽ mang về huy chương tại Thế vận hội Tokyo.
  • Nội dung kỳ vọng huy chương của đoàn thể thao Hàn Quốc: Các môn bóng nữ Photo :© YONHAP NewsCác môn bóng nữ bùng nổ cảm xúcTrong khi các đội tuyển bóng ném, bóng rổ và bóng chuyền nam của Hàn Quốc đều không giành được suất dự Olympic Tokyo 2020 thì các nữ cầu thủ lại một lần nữa chứng tỏ ưu thế, khi giành vé tham dự ở cả ba môn này.Nói tới bóng ném nữ, người hâm mộ chắn hẳn sẽ nhớ tới bộ phim điện ảnh đầy xúc động “Phút giây tuyệt vời nhất trong cuộc đời chúng ta” [Forever The Moment]. Đội tuyển bóng ném nữ Hàn Quốc với ngôi sao tầm cỡ thế giới Kim Yeon-koung hiện đang nhắm tới mục tiêu huy chương Thế vận hội. Trong khi đó, bóng rổ nữ Hàn Quốc cũng từng viết nên kỳ tích với chiếc huy chương bạc tại Thế vận hội Los Angeles 1984.Photo :© YONHAP NewsBóng ném nữ tham dự 10 kỳ Thế vận hội liên tiếpBóng ném nữ từng được coi là “đứa con hiếu thảo” của đoàn thể thao Hàn Quốc mỗi kỳ Thế vận hội. Đội tuyển bóng ném nữ từng giành huy chương vàng tại Olympic Seoul 1988 và Olympic Barcelona 1992, huy chương bạc vào Olympic Atlanta 1996, Olympic Sydney 2000 và Olympic Athens 2004, luôn mang lại nhiều cảm xúc cho người hâm mộ thể thao nước nhà. Sau đó, đội tuyển ngày càng rời xa tấm huy chương Olympic, khiến sự quan tâm của người hâm mộ cũng dần vơi đi.Tại Thế vận hội Rio 2016, đội tuyển đã bị loại ngay từ vòng bảng. Trong vòng loại khu vực châu Á Olympic Tokyo diễn ra vào tháng 9/2019, đội tuyển bóng ném nữ Hàn Quốc đã có 5 trận toàn thắng, xếp thứ nhất và giành vé đi thẳng tới Tokyo, trở thành đội bóng ném đầu tiên trên thế giới tham dự 10 kỳ Thế vận hội liên tiếp. Hiện tại, giới chuyên môn đánh giá đội hình thi đấu của bóng ném Hàn Quốc tại Tokyo là khá ổn.Có tổng cộng 12 đội tuyển tham dự môn bóng ném nữ Thế vận hội Tokyo, chia làm hai bảng. Hàn Quốc nằm trong bảng A với Hà Lan, Na Uy, Nhật Bản, Angola, Montenegro. Angola và Nhật Bản được đánh giá là khá “dễ chơi”, các nữ cầu thủ Hàn Quốc có thể dễ dàng vượt qua. Trong số 6 đội, 4 đội đứng đầu sẽ được lọt tiếp vào vòng tứ kết, nhưng đội xếp thứ 4 bảng A sẽ phải đối đầu với đội thứ nhất bảng B. Do vậy, đội tuyển Hàn Quốc sẽ phải cạnh tranh thứ hạng trong bảng A một cách quyết liệt với hai đội Hà Lan và Na Uy để giành lợi thế hơn trong vòng tiếp theo, kỳ vọng gặt hái huy chương.Photo :© YONHAP NewsBóng rổ nữ dưới sự dẫn dắt của “huyền thoại” Chun Joo-weonNgười dẫn dắt đội tuyển bóng rổ nữ Hàn Quốc là huyền thoại bóng rổ một thời Chun Joo-weon. Bà là nữ huấn luyện viên trưởng đầu tiên trong số các môn bóng nữ của Hàn Quốc tham dự Olympic, và từng thi đấu trong đội tuyển bóng rổ nữ Hàn Quốc lọt vào vòng tứ kết Thế vận hội Sydney 2000.Đây là lần đầu tiên bóng rổ nữ Hàn Quốc quay lại đấu trường Thế vận hội sau 13 năm. Đội tuyển năm nay được dẫn đầu bởi cầu thủ Park Ji-su đang chơi tại Giải bóng rổ nhà nghề nữ [WNBA] của Mỹ. Bóng rổ nữ Hàn Quốc hiện đang xếp hạng 19 thế giới. Tại Tokyo, đội tuyển Hàn Quốc nằm trong bảng A cùng với Tây Ban Nha [xếp hạng 3], Canada [xếp hạng 4] và Serbia [xếp hạng 8]. Đội tuyển phải giành ít nhất một trận thắng, tối thiểu xếp thứ ba bảng A mới có thể tiến vào vòng tứ kết. Tuy nhiên, dự kiến vòng loại cũng là chặng đường hết sức gian nan với các nữ cầu thủ.Photo :© YONHAP NewsThành tích của bóng chuyền nữ Hàn QuốcTấm huy chương đầu tiên trong số các bộ môn bóng của Hàn Quốc là huy chương đồng bóng chuyền nữ tại Thế vận hội Montreal 1976. Do đó, bóng chuyền nữ được coi là một bộ môn có năng lực cạnh tranh cao. Đội tuyển hiện đang sở hữu ngôi sao tầm cỡ thế giới Kim Yeon-koung, vận động viên sẽ cầm cờ dẫn đầu đoàn thể thao Hàn Quốc tại lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo. Sự nghiệp bóng rổ của Kim Yeon-koung có thể nói là gần như hoàn hảo, chỉ còn thiếu mỗi chiếc huy chương Olympic. Do đó, cô đang khao khát chiến thắng hơn lúc nào hết. Giới chuyên môn nhận định rằng với sự góp mặt của một cầu thủ tầm cỡ thế giới như Kim Yeon-koung, đội tuyển quốc gia nhất định phải giành huy chương tại Thế vận hội năm nay.Cho tới năm ngoái, người hâm mộ vẫn tin tưởng nhiều khả năng đội tuyển sẽ giành được huy chương tại Olympic Tokyo. Vậy nhưng, sức mạnh của đội tuyển đã bị giảm đi đáng kể sau khi hai chị em sinh đôi Lee Da-yeong và Lee Jae-yeong phải rời khỏi đội tuyển do vướng vào vụ bê bối bạo lực học đường trong quá khứ, và cầu thủ Kang So-hee cũng không thể thi đấu do bị chấn thương.Đội tuyển bóng chuyền nữ Hàn Quốc nằm ở bảng A cùng với đội chủ nhà Nhật Bản, Serbia, Brazil, Kenya, Cộng hòa Dominica. Để lọt vào vòng tứ kết, Hàn Quốc phải ít nhất đứng thứ 4 bảng A. Cầu thủ Kim Yeon-kyoung cũng đang đặt mục tiêu đầu tiên là vượt qua vòng bảng.Hai trận đấu tranh huy chương môn bóng chuyền nữ Olmypic Tokyo sẽ diễn ra vào ngày bế mạc là 8/8. Người hâm mộ hy vọng đội tuyển sẽ có thể đi tới chặng cuối cùng của Thế vận hội.
  • Nội dung kỳ vọng huy chương của đoàn thể thao Hàn Quốc: Taekwondo, Judo Photo :© YONHAP NewsTaekwondo: Nhiều quy định bị thay đổi để cản đường Hàn QuốcTương tự như bắn cung, môn võ Taekwondo cũng nhiều lần bị thay đổi về quy định thi đấu tại Thế vận hội để ngăn một quốc gia [đặc biệt là Hàn Quốc] giành hết huy chương. Trong thời gian qua, mặc dù bị giới hạn về số suất tham dự Olympic, nhưng trong 5 Thế vận hội gần đây, Hàn Quốc đã có 21 võ sĩ “xuất trận”, giành được 12 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 5 huy chương đồng, chỉ có hai người không giành được huy chương.Cho tới Olympic London 2012, mỗi nước chỉ được cử tối đa 4 vận động viên tham dự hai hạng cân nam và nữ. Tuy nhiên, từ Thế vận hội Rio 2016, suất tham dự Thế vận hội tự động được Liên đoàn Taekwondo thế giới phân bổ theo thứ hạng Olympic, mỗi nước được một suất tham dự mỗi hạng cân, và có thể tham dự tối đa cả 8 hạng cân. Theo quy định này, đội tuyển Taekwondo Hàn Quốc có 5 suất tham dự Olympc Rio. Tới Olympic Tokyo lần này, Hàn Quốc có tới 6 vận động viên tham dự, nhiều nhất trong lịch sử. Các võ sĩ nam gồm có Jang Jun ở hạng cân 58 kg, Lee Dae-hoon hạng cân 68 kg, In Kyo-don hạng cân trên 80 kg. Các võ sĩ nữ có Sim Jae-young hạng cân 49 kg, Lee Ah-reum hạng cân 57 kg và Lee Da-bin hạng cân trên 67 kg. Trong số 6 võ sĩ, chỉ có duy nhất Lee Dae-hoon là từng có kinh nghiệm chinh chiến tại Thế vận hội. Anh từng vô địch Giải vô địch Taekwondo thế giới, ba lần tham dự Thế vận hội từ Olympic London 2012 và gặt hái huy chương bạc, huy chương đồng, nhưng chưa có huy chương vàng. Do vậy, người hâm mộ kỳ vọng lần này, anh sẽ “thu hoạch” chiếc huy chương vàng Olympic đầu tiên trong sự nghiệp. Mặt khác, người hâm mộ Taekwondo cũng quan tâm tới màn thể hiện của nữ võ sĩ người Anh Jade Jones, hiện đang đặt mục tiêu giành chiếc huy chương vàng thứ ba liên tiếp ở hạng cân 57 kg nữ, nối tiếp hai huy chương vàng năm 2012 và 2016.Photo :© YONHAP NewsJudo hướng tới mục tiêu vàng sau thất bại tại RioTại Thế vận hội Rio 2016, đội tuyển Judo Hàn Quốc phải ngậm ngùi về nước, lần đầu tiên không giành được huy chương vàng trong vòng 16 năm. Lần này, đội tuyển Judo Hàn Quốc lần đầu sau 13 năm tham dự ở toàn bộ 14 hạng cân nam và nữ, kể từ sau Olympic Bắc Kinh 2008. Đó là bởi đến phút chót, vận động viên Lee Sung-ho đã giành được chiếc vé tới Tokyo ở hạng cân 81 kg do hạng cân này bị khuyết vì có vận động viên tham dự bị nhiễm COVID-19.Vận động viên được đánh giá có nhiều khả năng gặt hái huy chương vàng nhất là An Ba-ul hạng cân 66 kg nam, vận động viên Cho Gu-ham hạng cân 100 kg. An Ba-ul từng giành huy chương bạc tại Thế vận hội Rio. Còn Cho Gu-ham từng đoạt huy chương vàng Giải vô địch Judo thế giới năm 2018. Sau thất bại tại Olympic Rio 2016 do ảnh hưởng bởi chấn thương đứt dây chằng chữ thập, lần này, Cho Gu-ham đang quyết tâm “phục thù” tại Tokyo.Ngoài ra, võ sĩ An Chang-rim cũng đang được coi là một cái tên sáng giá ở hạng cân 73 kg nam. Vận động viên Kim Won-jin hạng cân 60 kg nam cũng rất đáng chú ý. Người hâm mộ không thể nào quên được hình ảnh Kim Won-jin khóc trên bục nhận huy chương vàng Giải Doha Masters Judo 2021 diễn ra tại Qatar tháng 1 năm nay vì nhận được tin cha mình qua đời. Kim Won-jin đã tập luyện không mệt mỏi suốt thời gian qua, quyết tâm mang về chiếc huy chương vàng Thế vận hội để tưởng nhớ cha mình.Photo :© YONHAP NewsNội dung mới và luật chơi thay đổiTại Thế vận hội Tokyo lần này, bộ môn Judo sẽ có thêm nội dung mới là hỗn hợp nam nữ. Hàn Quốc cũng giành được suất tham dự nội dung này. Bắt đầu từ kỳ Olympic lần này, thời gian thi đấu các hạng cân nam được rút ngắn từ 5 phút xuống 4 phút căn cứ theo quy định sửa đổi năm 2016 của Liên đoàn Judo quốc tế, nhằm đẩy trận dấu diễn ra kịch tính hơn. Thời gian thi đấu các hạng cân nữ vẫn diễn ra trong vòng 4 phút như hiện tại, nhưng nếu hết thời gian thi đấu chính thức mà hai bên vẫn không phân thắng bại thì trận đấu sẽ chuyển sang thể thức tính “điểm vàng” trong hiệp phụ.Ngoài ra, ở kỹ thuật vật lộn [Katame waza], thời gian công nhận đạt điểm Waza-ari được rút ngắn từ 15 giây xuống còn 10 giây. Trong trận đấu, nếu một võ sĩ giành được hai điểm Waza-ari thì tương đương một điểm Ippon. Những thay đổi này dự kiến sẽ khiến trận đấu trở nên thú vị, kịch tính hơn nữa.
more

  • Thế vận hội Olympic London 2O12 Xem
  • Thế vận hội Olympic Rio 2016 Xem

Video liên quan

Chủ Đề