Bánh đậu xanh đặc sản ở đâu

Khi nói đến Hải Dương, du khách muôn phương thường nghĩ về những sản phẩm truyền thống như cây vải Thanh Hà, bánh gai Ninh Giang và đặc biệt là Bánh đậu xanh…

Lịch sử ra đời:

Truyền thuyết cho hay, tục làm bánh chưng, bánh dày đã có từ thời Hùng Vương. Chế biến các loại bánh từ lâu đã trở thành nghề nghiệp cuả nhiều gia đình trong từng địa phương. Trong số đặc sản của tỉnh Đông xưa phải kể đến bánh đậu xanh của thành phố Hải Dương.

Nguyên liệu để chế biến nên loại bánh này không phải khai thác từ đâu xa mà lấy ngay từ hoa mầu của đồng nội, hương vị của vườn quê. Thành phần của bánh cũng đơn giản : Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Những nguyên liệu này đều phải chọn lọc chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ hợp lý, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, mầu sắc của nhãn phải nghiên cứu để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh : Bánh từ lâu đã được đóng theo quy ổn định : 10 khẩu mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1,1cm) nặng 45 gam, gần đây đã có những cải tiến, nhưng quy cách của khẩu không thay đổi.

Bánh đậu xanh Hải Dương ra đời tại thị xã Hải Dương vào đầu thế kỷ 20, nổi tiếng có hiệu Bảo Hiên, Cự Hương, Mai Phương. Mai Hoa…. Bánh đậu xanh Hải Dương nhãn hiệu rồng vàng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh Bắc kỳ bốn lần tham gia hội chợ đều được giải. Người Hải Dương xa nhà nhìn thấy bánh đậu xanh như nhìn thấy quê hương, lòng rạo rực nhớ quê. Khách muôn phương thấy bánh đậu xanh lại nhớ lại một thành phố nhỏ êm đềm, cư dân thuần hậu, giữa đồng bằng châu thổnơi ấy có đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đi qua.

Bánh đậu xanh đặc sản ở đâu

Đặc sản bánh đậu xanh Hải Dương

Những người luống tuổi hôm nay vẫn còn trong ký ức hình ảnh và hương vị bánh đậu xanh Bảo Hiên và Cự Hương xưa: Chủ hiệu Bảo Hiên là bà Nguyễn Thị Nhung, mở hàng làm bánh từ đầu thế kỷ khoảng năm 1922, khi tuổi còn đôi mươi. Làm bánh đậu là nghề bà được thừa kế gia đình từ thủa nhỏ . Tuy chồng mất sớm để lại một đàn con nhỏ. Bà Nhung vẫn đảm đương một cửa hiệu có trên 30 thợ, làm việc một ngày 2 kíp, sản xuất hàng tạ bánh mỗi ca. Buôn bán lấy lòng tin làm đầu. Sáng sáng hàng chục khách đến nhận hàng, chỉ cần ghi số lượng, chiều tối hoặc ngày sau thanh toán. Khi bánh mất phẩm chất bị huỷ ngay để giữ gìn tín nhiệm. Nguyên liệu mỗi lần nhận hàng toa tầu đường kính kết tinh loại tốt từ Tuy Hoà ra, từng thuyền lớn chở đậu xanh từ Lục Nam xuống và hàng tạ mỡ khổ từ lò mổ chở tới. Tinh dầu hoa bưởi thì nhà tự chưng cất lấy.Cửa hiệu tấp nập hoạt động nhịp nhàng suốt ngày đêm. Mọi việc từ kỹ thuật, giao dịch quản lý, kế toán, điều hành công nhân.. chỉ có một phụ nữ với một quyển sổ, một bàn tính cùng đàn con líu ríu bên mình.Với bàn tay tài hoa và khối óc năng động ấy, bánh đậu xanh Hải Dương nổi tiếng, rồi trở thành đặc sản và hiệu Bảo Hiên Rồng Vàng trở thành một hiệu lớn của tỉnh Đông.

Cùng với Bảo Hiên, bánh đậu xanh Cự Hương cũng rất nổi tiếng về chất lượng tuy sản lượng không lớn. Cự Hương có hai loại bánh : bánh ướt và bánh khô chất lượng đều cao. Bánh Cự Hương đã từng sản xuất tại Hà Nội, nhưng khi xa đất mẹ bánh đậu thật khó phát huy. Kháng chiến bùng nổ, rồi chiến tranh kéo dài, thị trường bánh đậu bị thu hẹp dần. Hoà bình lập lại bánh đậu xanh Rồng Vàng vào tổ chức sản xuất công tư hợp doanh rồi tiến lên quốc doanh. Qua nhiều năm tồn tại bánh đậu xanh không thiếu trên thị trường, trong đó có nhiều loại bánh kém phẩm chất với những nhãn hiệu và giấy bao gói khác nhau, tiếng tăm và hương vị của nó chỉ còn trong ký ức .

Từ năm 1986, đất nước có nhiều đổi mới, một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần được quan tâm và thừa nhận. Nền kinh tế quốc gia như nắng ấm đầu xuân tạo cho trăm hoa đua nở. Trong bối cảnh ấy, bánh đậu xanh Hải Dương được phục hồi và phát triển. Người tiên phong trong mặt hàng này là ông Đoàn Văn Đạt, nguyên một quân nhân về mất sức, học hành có hạn, ông từng trải làm nghề thợ mộc, nuôi lợn, làm bánh quy bằng bột sắn, tuy gian nan nhưng đều thành công.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Dương có trên 50 nhà hàng bánh đậu xanh, trong đó có những nhà hàng nổi tiếng như : Bảo Hiên, Nguyên Hương, Bảo Long, Bá Tiến, Hoà An, Minh Ngọc, Quê Hương…

” Ai qua thành phố Hải Dương Nhớ mua bánh đậu “Quê Hương” làm quà, ” Quê Hương” thơm ngọt đậm đà,

Ngạt ngào hương vị mặn mà tình quê… “

Trên đây chưa kể những cơ sở sản xuất theo thời vụ, sản xuất mà chưa đăng ký hoặc có chi nhánh ở các thành phố lớn trong nước. Dọc các phố lớn trong thành phố Hải Dương và nhất là dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng qua thành phố Hải Dương, bánh đậu bày bán đầy ắp các của hàng. Nhiều thế nhưng không ế. Trong một năm mùa xuân và mùa đông hàng bán chạy hơn cả. Nhất là vào dịp tết, những nhà hàng nổi tiếng thường không đủ bánh bán.

Thành phần của bánh đến nay chưa có gì thay đổi, nhưng công cụ sản xuất và vệ sinh công nghiệp, bao nhãn và phương pháp quảng cáo đã đạt trình độ cao, điển hình là nhà hàng Nguyên Hương, qua kiểm nghiệm của cơ quan có trách nhiệm, xác định, nếu bánh làm tốt, có thể sử dụng được trên 100 ngày, đây là điều kiện để bánh đậu mở rộng thị trường.

Chiếc bánh đậu xanh nhỏ bé, giản dị nhưng đã mang tiếng thơm của tỉnh Đông đến muôn nơi và mang về cho quê hương một nguồn thu không nhỏ. Hiện nay đã có một số nhà hàng doanh thu trên 10 tỷ một năm.

Ngoài ra:

– Bánh đậu xanh được sản xuất từ bột đậu xanh nguyên chất, đường trắng tinh luyện và dầu thực vật. Bánh đậu xanh là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thích hợp với mọi lứa tuổi nhất là người già và trẻ em. “Có tác dụng giảm béo đối với người trung niên, giảm Cholesteron và mỡ trong máu, cũng như đề phòng các bệnh sơ cứng động mạch với người cao tuổi. Đông Y cho rằng: đậu xanh vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giảm độc, v.v…”

– Ngày xưa bánh đậu xanh chỉ có người giàu mới được thưởng thức. Khi Vua Bảo Đại đi kinh lý qua Hải Dương, nhà vua đã được dâng bánh đậu xanh, nhà vua thưởng thức và khen ngợi hương vị đặc sản này và Nhà vua ban sắc khen bánh đậu xanh Hải Dương, trên sắc có in hình con “Rồng vàng” biểu tượng cho uy quyền của nhà vua và kể từ đó Bánh đậu xanh Hải Dương có tên gọi “Bánh đậu xanh Rồng vàng”.
Ngày nay, bánh đậu xanh đã đến được với mọi người và là đặc sản truyền thống mà mọi người chọn làm quà tặng người thân, bạn bè gần xa.

[Image] Mỗi khi ngồi thưởng thức bên tách trà nóng , ăn một khẩu bánh đậu xanh, khi bánh vào miệng lập tức tan mịn và có hương vị ngọt hài hoà. Nhất là khi các cụ già ngồi bên bạn tâm giao, để ngâm thơ, kể lại chuyện xưa bên cạnh là đàn cháu nhỏ vây quanh để được chia những khẩu bánh đậu xanh “thế mới hạnh phúc thanh cao biết bao”.

Bánh đậu xanh HD như nhịp cầu nối những nỗi lòng người viễn xứ luôn hướng về quê hương với tất cả hương vị ngọt ngào, đơn sơ mà ấm đượm tình quê…

Sưu tầm

Bánh đậu xanh Hải Dương là món đặc sản nức tiếng mang đậm dấu ấn linh hồn của nơi đây, với hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được.

Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món bánh đậu xanh Hải Dương qua bài viết sau nhé!

»  Xem thêm: Bánh đậu xanh thơm ngon đơn giản tại nhà

Bánh đậu xanh đặc sản ở đâu
Bánh đậu xanh Hải Dương

Món bánh đậu xanh Hải Dương:

Nổi tiếng là đặc sản Hải Dương thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương  đã dần khắc ghi hình ảnh của mình vào tâm trí người tiêu dùng nhờ vào hương vị mộc mạc, gần gũi, ngọt ngào mà lại thanh đạm, không hề bị ngấy cùng hương thơm của đậu xanh nguyên chất không hề pha trộn.

Màu vàng ươm của bánh, vị ngọt ngào nơi đầu lưỡi khi thưởng thức cùng chén trà nóng càng làm người thực khách đã một lần nếm thử cứ vấn vương bởi không thể lẫn vào đâu được cái hương vị mà có lẽ chỉ tại Hải Dương này mới làm ra một loại bánh đậu xanh ngon như thế.

Bánh đậu xanh đặc sản ở đâu
Bánh đậu xanh

Nguyên liệu làm món bánh đậu xanh:

Nguyên liệu chính làm nên món này chính là đậu xanh, khi chọn đậu, hạt đậu phải trải qua một quy trình chọn lọc rất nghiêm ngặt để đảm bảo bánh được ngon nhất.

Hạt đậu phải được phơi khô, không mốc. Đem rang chín, khi đã chín thì đem xay rồi bóc vỏ, nghiền thành bột.

Mỡ phải còn tươi, mang rán với lửa vừa phải để có những giọt mỡ trong và thơm để tạo được độ béo ngậy cho bánh. Đường kết tinh hòa cùng nước, cùng lòng trắng trứng. Hoa bưởi chưng cất lấy tinh dầu.

Bánh đậu xanh đặc sản ở đâu
Đậu xanh xay nhuyễn thành bột

Cách làm món bánh đậu xanh:

Những nguyên liệu trên trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định, sau khi hoàn thành bánh được cắt thành khẩu vuông nhỏ gói trong giấy bạc và đóng thành hộp nhỏ thành hộp nhỏ. Mỗi hộp gồm 10 khẩu nhỏ xếp thành 5 hàng.

Khâu chuẩn bị giấy gói bánh cũng phải được xem xét và chọn lựa khéo léo để cho bánh không bị hư hỏng đảm bảo sự hài hòa, tăng sức hấp dẫn và độ quyến rũ của bánh.

Thưởng thức món bánh đậu xanh:

Bánh đậu xanh dùng ngon nhất là kèm với nước trà xanh, khi ăn không nên vội vàng mà thong thả, nhâm nhi một chén trà mới cảm nhận được hết độ ngon, béo, mát dịu, thanh đạm của bánh cùng hương thơm thoang thoảng của tinh dầu bưởi khiến thực khách ăn hết lúc nào không hay.

Những chiếc bánh đậu xanh, tinh tế, trang nhã, tuy nhỏ nhưng hương thơm của nó bay xa không chỉ giới hạn ở Hải Dương mà trên toàn quốc, thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương đã mang lại cho người dân nơi đây một nguồn thu đáng kể.

Bánh đậu xanh đặc sản ở đâu
Thưởng thức bánh trà xanh cùng nước trà xanh

Nếu có dịp bạn nhớ hãy thưởng thức và mua bánh đậu xanh Hải Dương về làm quà cho người thân của mình nhé!