Bao nhiêu môn lớp 11?

Căn cứ quy định tại Mục 1 Phần I Công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm 2022 quy định về mục đích của việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Giúp các cấp quản lý thống nhất nội dung chỉ đạo về sinh hoạt chuyên môn; xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn về các nội dung tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học để thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học; nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở các cơ sở giáo dục tiểu học.

Như vậy, mục đích của việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được quy định cụ thể như trên.

Bao nhiêu môn lớp 11?

Chương trình giáo dục phổ thông mới, Học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 phải học bao nhiêu môn vào năm học 2023-2024? (Hình internet)

Lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông các cấp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông được quy định như trên.

Học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 phải học bao nhiêu môn vào năm học 2023-2024 theo chương trình giáo dục phổ thông mới?

Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 và Nghị quyết 88/2014/QH13, Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Cụ thể căn cứ theo Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn học tổng thể Chương trình giáo dục các cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) phải học, bao gồm:

*Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn

- Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm)

- 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2)).

- Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).

* Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn

- Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

- Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Thời lượng: Học 1 buổi/ngày, không quá 5 tiết học.

- Mỗi tiết học kéo dài 45 phút

- Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày) và có thời gian nghỉ giữa các tiết học.

Kiến thức sẽ xuất hiện nhiều trong đề thi THPT và đề thi đại học, vì thế học lớp 11 vô cùng quan trọng. Đây là tiền đề vững chắc cho các bạn học sinh khi bước lên lớp 12, thời kỳ chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Vì vậy các bạn phải tìm hiểu xem chương trình lớp 11 học những môn gì để lên kế hoạch phù hợp cho năm học sắp tới.

Chương trình lớp 11 học những môn gì? 

Nội dung bài viết

Theo thông tin mới nhất từ năm học 2022 – 2023, thì học sinh THPT bắt buộc học những môn sau: Đại số và Giải tích, Hình học, Hoá học, Vật lý, Ngữ văn, Sinh học, Tiếng anh, Lịch sử, Địa Lí, Công nghệ, GDCD, Tin học, GDQP & AN.

Tuy nhiên theo đổi mới của Bộ GD&ĐT, nội dung kiến thức sẽ bao gồm các môn bắt buộc và các môn học sinh sẽ được tự chọn, dự kiến sẽ triển khai bắt đầu từ năm học 2023 – 2024 đối với học sinh lớp 11.

  • Các môn học bắt buộc và hoạt động giáo dục bao gồm: Ngữ văn, Tiếng anh, Toán, Giáo dục thể chất, GDQP AN, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh và các nội dung giáo dục tại các địa phương mà các em cư trú.
  • Tiếng dân tộc thiểu số và Tiếng anh sẽ là 2 môn học các em được tự chọn.
  • Sẽ có 3 nhóm môn học đó là: Nhóm Khoa học xã hội bao gồm Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm Khoa học tự nhiên bao gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; Nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật bao gồm môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật.

Nhìn chung, nội dung chương trình đào tạo cho lớp 11 không có quá nhiều sự thay đổi lớn. Vì thế các bạn học sinh bước lên lớp 11 cũng không gặp quá nhiều khó khăn để tiếp nhận thông tin và kiến thức mới. Tuy không có sự thay đổi nhiều nhưng kiến thức lớp 11 vô cùng quan trọng, liên quan rất nhiều đến kỳ thi Đại học. Nên các bạn học sinh nên có sự đầu tư nhiều trong việc ôn luyện và tiếp thu kiến thức ngay từ đầu năm học để không bị mất kiến thức khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi ở trường.

Bao nhiêu môn lớp 11?
Chương trình lớp 11 học những môn gì?

Môn học khó nhất ở chương trình lớp 11

Tuy nội dung chương trình lớp 11 không có nhiều sự thay đổi, nhưng lượng kiến thức ở lớp 11 có sự nâng cao hơn so với lớp 10. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn phải tập trung hơn để nắm chắc kiến thức tạo nền tảng tốt cho năm học lớp 12.

Một số môn sẽ có lượng kiến thức nâng cao nhiều hơn với các môn còn lại nên sẽ gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của người học. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào cách tư duy và nhìn nhận của cá nhân người học. Nếu bạn là người tiếp thu kiến thức khá nhanh thì với lượng kiến thức này thì không quá khó. Để có thể đạt được kết quả tốt nhất mỗi một môn học sẽ có những yêu cầu riêng các bạn phải thực hiện.

Sau đây sẽ là một số môn học được xem là khó khăn nhất trong nội dung kiến thức của lớp 11:

  • Môn Toán

Kiến thức của môn Toán sẽ được chia làm hai phần, đó là đại số và hình học. Những phần quan trọng nhất thường xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia là các phần: lượng giác, đạo hàm, tích phân, tổ hợp xác suất. Với những phần này các bạn phải nắm thật vững kiến thức lý thuyết mới có thể giải được các bài toán. Vì vậy, ngay khi vào năm học lớp 11, các bạn hãy tập trung tiếp thu kiến thức và thường xuyên ôn lại kiến thức để sau này dễ dàng giải các bài toán.

Với hình học không gian, các bạn vẫn thường nghe câu “Khó như lý, bí như hình”. Đối với những bạn không hiểu về hình học hay khó tiếp thu kiến thức về hình học thì đây sẽ là một thách thức lớn đối với các bạn. Để học tốt hình học không gian các bạn phải liên tưởng và vẽ hình theo tưởng tượng, phải hình dung với các góc độ khác nhau thì mới giải được các bài toán.

  • Môn Hóa học

Hóa học là một trong những môn học khó tiếp thu đối với rất nhiều bạn học sinh. Không ít bạn học sinh cảm thấy mệt mỏi khi phải cố gắng tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ này. Một cách để các bạn có thể học tốt môn hóa đó chính là hãy nắm vững các kiến thức lý thuyết, các khái niệm, định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được nêu trong chương trình học. Ngoài ra thì các bạn cũng nên quan sát kĩ các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên và trong cả cuộc sống và đặc biệt là các thí nghiệm mà giáo viên làm trong buổi thực hành. Điều đó sẽ giúp bạn tích lũy được khá nhiều kiến thức về Hóa học.

Hoặc có thể bạn hãy tự làm các thí nghiệm và sau đó tự rút ra kết luận, nhận xét quan trọng cho chính mình và đừng quên quan sát các hiện tượng xảy ra trong lúc làm thí nghiệm nhé!

Bao nhiêu môn lớp 11?
Môn học khó nhất ở chương trình lớp 11
  • Vật lý

Nếu như 2 bộ môn trên đã khó thì với môn này bạn lại càng thấy khó nhiều hơn. Nhiều bạn học sinh cảm thấy ám ảnh đối với môn học này. Nào là kiến thức về điện, khúc xạ ánh sáng, đây được xem là hai phần khó nhất trong kiến thức chương trình học. Các đề thi THPT có xuất hiện các câu hỏi liên quan đến phần điện. Có nhiều bạn học sinh chủ quan không ôn luyện kiến thức nên đã bỏ qua các câu hỏi về điện vì không giải được. Vì thế, khi bắt đầu vào năm học các bạn hãy chuẩn bị tinh thần tiếp thu tất cả các kiến thức được thầy cô giảng dạy trên lớp để không mất điểm trong các kỳ thi. Đặc biệt nếu bạn nắm chắc kiến thức ở lớp 11 thì lên đến lớp 12 các bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc ôn lại kiến thức cũ để giải bài tập.

Tips giúp các bạn học tốt chương trình lớp 11

  • Tự học

Đây sẽ là phương án tốt nhất để đảm bảo rằng bạn vẫn có thời gian nghỉ ngơi mà bạn vẫn có đủ kiến thức để giải các bài toán. Ngoài thời gian học ở trường, bạn nên dành một chút thời gian cho việc tự học. Điều này giúp bạn phát triển tư duy khá tốt.

  • Nắm chắc kiến thức nền tảng

Kiến thức nền tảng là kiến thức vô cùng quan trọng trong tất cả các môn. Nó được xem là đòn bẩy để bạn có thể đi xa hơn, tiếp cận kiến thức mới.

  • Chăm chỉ đọc sách

Sách là nguồn kiến thức vô cùng tận, bạn chỉ cần nắm được tất cả kiến thức trong sách giáo khoa, kiến thức trên lớp và bài tập trên lớp. Thì sau đó các kiến thức khác sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn. Sách còn giúp bạn phát triển các kỹ năng như kiên nhẫn hay kỹ năng sàng lọc thông tin hữu ích.

  • Rèn luyện tư duy bằng cách xây dựng sơ đồ tư duy

Hãy tự mình tổng hợp kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để bộ nào bạn làm quen với điều đó sớm nhất. Với sơ đồ tư duy bạn nên trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, đi từ kiến thức lớn đến kiến thức bé dần, sơ đồ tư duy sẽ là đại diện cho bộ não của chính bạn.

Bao nhiêu môn lớp 11?
Tips giúp các bạn học tốt chương trình lớp 11

Trên đây là một vài thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi lớp 11 học những môn gì. Hy vọng rằng thông tin này công ty thông cống nghẹt phú ngọc sẽ hữu ích đối với các bạn học sinh sắp bước chân vào lớp 11. Hãy là người học thông thái nhất, lựa chọn cho mình cách học để giúp tư duy phát triển thêm nhé!