Bao nhiêu tiền quy ve tài sản cố định năm 2024

Theo đó tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp phải có giá trị nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên, đồng thời có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.

Và các loại tài sản đáp ứng được các điều kiện nêu trên là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định thì được ghi nhận tài sản cố định hữu hình.

Các tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động thì được ghi nhận là tài sản cố định vô hình.

Bao nhiêu tiền quy ve tài sản cố định năm 2024

Ghi nhận tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)

Tiêu chí để phân loại tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC thì tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại theo hai tiêu chí sau:

(1) Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:

* Tài sản cố định hữu hình

- Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà, công trình xây dựng khác.

- Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

- Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.

- Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.

- Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

- Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

- Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

* Tài sản cố định vô hình

- Loại 1: Quyền sử dụng đất.

- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).

- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.

(2) Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản; bao gồm:

- Tài sản cố định hình thành do mua sắm;

- Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;

- Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển;

- Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại;

- Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán;

- Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

Tài sản là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành có được ghi nhận là tài sản cố định hay không?

Về nội dung liên quan tới vấn đề này tại Điều 5 Thông tư 45/2018/TT-BTC có quy định như sau:

Tài sản cố định đặc thù
1. Tài sản cố định không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là tài sản cố định đặc thù.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này) để thống nhất quản lý.
3. Nguyên giá tài sản cố định đặc thù để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xác định theo giá quy ước. Giá quy ước tài sản cố định đặc thù được xác định là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).

Theo quy định nêu trên thì đối với tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập không xác định được chi phí hình thành được quy định là tài sản cố định đặc thù.

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình; Điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình; Các tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC cụ thể như sau:

Căn cứ theo điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính Quy định Tiêu chuẩn và nhận biết Tài sản cố định hữu hình, vô hình cụ thể như sau:

1. Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình:

- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

- Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

  1. Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
  2. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

------------

Chi tiết 1 số trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống

vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

- Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì

từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.

- Đối với vườn cây lâu năm thì

từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

-------------

2. Điều kiện ghi nhận Tài sản cố định vô hình:

- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

- TSCĐ vô hình gồm: Quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, các chương trình phần mềm ...

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 nêu trên, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình.

---------

- Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

- Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:

  1. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
  2. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
  3. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
  4. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
  5. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
  6. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

-----------

Lưu ý: Những khoản chi phí sau Không phải là TSCĐ vô hình, mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN (Tối đa không quá 3 năm):

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh.

--------------

\=> Sau khi đã xác định được đó là TSCĐ và nguyên giá các bạn tiến hành trích khấu hao TSCĐ, chi tiết xem thêm:

-----------

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT. TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ...