Biểu hiện của sự lươn lẹo là gì năm 2024

“Không nên nói dối” là điều ai cũng được dạy nằm lòng từ thuở bé. Chúng ta luôn ý thức rằng lan truyền những gì sai sự thật là một hành vi khó chấp nhận dù với bất kỳ lí do nào.

Tuy nhiên, cuộc sống người lớn phức tạp hơn thế và không phải điều gì cũng rạch ròi rõ trắng đen. Những lời nói dối ở thế giới người lớn vì thế có nhiều biến thể khôn lường và tinh vi đến mức khó lòng phát hiện.

Sau đây, Vietcetera sẽ điểm qua 10 sự “lươn lẹo” thường gặp trong cuộc sống, mà bạn có thể đã từng là nạn nhân hoặc thủ phạm.

1. Đạo nhái (Plagiarism)

Đạo nhái là sử dụng tác phẩm hoặc ý tưởng của người khác và tuyên bố đó là của mình. Từ plagiarism hay được dùng để nói về việc đạo văn trong những nghiên cứu học thuật (academic research). Nhưng đạo nhạc, đạo phim, đạo tranh hay hiểu nôm na là các hành vi “ăn cắp chất xám” cũng được xếp vào nhóm này.

Biểu hiện của sự lươn lẹo là gì năm 2024
Hành vi ăn cắp chất xám

Ví dụ điển hình là sao chép một phần hoặc toàn bộ bài viết của người/tổ chức khác mà không hề trích nguồn.

Ở Việt Nam, do luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế, cùng sự phát triển của mạng xã hội khiến việc này diễn ra khá thường xuyên bởi sự dễ dàng, tiện lợi và ít rủi ro của nó.

2. Đặt điều (Fabrication)

Đặt điều là tuyên truyền thông tin mà bạn không biết có phải sự thật hay không. Nếu fake news đề cập đến thông tin sai sự thật trên báo chí thì đặt điều có tính chất truyền miệng hơn.

Ví dụ như “Con A chảnh lắm, trong lớp nó không thèm nói chuyện với ai”. Chỉ vì ít nói mà A bị bôi xấu là “chảnh”, mặc cho việc đó có đúng hay không.

Nhiều người chọn giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình theo cách gây hấn thụ động này để cảm thấy tốt hơn về bản thân. Đặt điều thường xảy ra ở môi trường tập thể từ gia đình, trường học, công sở,...

3. Lời nói dối trắng (White lie)

Lời nói dối trắng là những lời nói dối vô hại được dùng để tránh làm người khác tổn thương hoặc tức giận.

“Đợi xíu, sắp đến nơi rồi!”, “Cái này con mua có X đồng à mẹ”, “Mình không có ý gì đâu” là những ví dụ kinh điển.

Tuy nhiên, giữa ‘lời nói dối trắng’ và ‘lời nói dối áp đặt’ (paternalistic lie) có một lằn ranh khá mập mờ. Cả hai đều xuất phát từ thiện ý không muốn làm người khác tổn thương, nhưng đôi khi chúng ta dễ dàng áp đặt suy nghĩ ‘mình biết điều gì là tốt’ lên người khác mà không cân nhắc đến cảm nhận của họ.

4. Phóng đại (Exaggeration)

Phóng đại là việc trộn lẫn thật giả để gây ấn tượng với người khác hoặc đánh bóng bản thân.

Một trong những ví dụ phổ thông nhất là việc nói quá trong CV để tạo lợi thế với người tuyển dụng.

Biểu hiện của sự lươn lẹo là gì năm 2024
Khiến mọi thứ nghe "đao to búa lớn" hơn thực tế

Theo số liệu ở Mỹ, khoảng ứng viên sẽ nói quá trong CV của mình. Những lời phóng đại này thường là nói rằng mình thành thạo một kỹ năng mà thực chất ít khi sử dụng, làm việc tại công ty cũ lâu hơn thời gian thật sự, có điểm trung bình cao hơn thực tế.

5. Thất hứa (Broken promise)

Là khi một người thất bại trong việc giữ lời hứa của mình hoặc đưa ra một lời hứa mà không hề có ý định giữ nó.

Chúng ta hẳn đã từng "lật kèo" sau khi đưa ra những lời hứa đại loại như "Em hứa sẽ nộp đúng deadline" hoặc “Em hứa lần sau sẽ không tái phạm".

Thất hứa thường đến từ việc quá đề cao khả năng giữ lời hoặc thời gian mà mình có để thực hiện nó, hay cố hứa qua loa để đối phó.

6. Định hướng sai lệch (Misleading)

Định hướng sai lệch là khiến người khác tin vào một điều không phải là sự thật bằng cách tạo nên ấn tượng sai lệch hoặc giấu đi một phần sự thật.

Biểu hiện của sự lươn lẹo là gì năm 2024
Làm người khác nhầm tưởng

Có bao giờ bạn tức anh ách bởi những "cú lừa" của quảng cáo, đặc biệt là những quảng cáo đánh vào giá cả? Ví dụ như sale 50% cho một món đồ mà thực chất đó chính là giá gốc. Hoặc đặt biển ‘giảm giá đến 50%’ nhưng chữ ‘đến’ thì được in nhỏ xíu.

7. Ngụy khoa học (Pseudoscience)

Ngụy khoa học là những thông tin khuyết thiếu mạo danh khoa học nhưng thực tế không phù hợp với phương pháp khoa học.

Một trong những niềm tin bị cáo buộc là ngụy khoa học đó chính là chiêm tinh học (astrology), thường bị nhầm lẫn với thiên văn học (astronomy).

là môn khoa học nghiên cứu mọi thứ bên ngoài bầu khí quyển của trái đất, như hành tinh, ngôi sao, tiểu hành tinh, thiên hà, bao gồm tính chất và mối quan hệ của chúng. Ví dụ như mặt trăng ảnh hưởng đến hiện tượng thủy triều trên trái đất.

Mặt khác, là niềm tin rằng vị trí của các ngôi sao và hành tinh ảnh hưởng đến những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Chẳng hạn như việc cung hoàng đạo chi phối tính cách của bạn.

8. Thuyết âm mưu (Conspiracy theory)

Theo nhà tâm lý học Ted Goertzel, thuyết âm mưu là những giả thuyết và lý giải về việc tồn tại một tổ chức ngầm đứng sau thao túng các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội,... Thuyết âm mưu được tạo ra bằng cách xâu chuỗi những sự việc không liên quan và gán cho nó một ý nghĩa kịch tính.

Chẳng hạn như niềm tin Nón Sơn thật ra là một tổ chức điệp viên rộ lên vào năm 2020, hay gần đây nhất là tin đồn thảm họa bão tuyết ở Texas là do chính phủ Mỹ gây nên.

Những niềm tin vô lý với sự hỗ trợ của thuật toán đề xuất trên newfeed khiến con người dễ rơi vào một ‘buồng vang thông tin’ (echo chamber) do tính lặp lại và chẳng hề bị phản bác.

9. Tin giả (Fake news)

Tin giả dùng để chỉ thông tin sai sự thật được lan truyền bởi báo chí hoặc mạng xã hội, thường với mục đích lợi nhuận do những lượt view và like mang lại.

Biểu hiện của sự lươn lẹo là gì năm 2024
Thông tin sai sự thật được lan truyền trên báo chí

Chẳng hạn như nguồn tin về việc vẫn có chuyến bay từ Vũ Hán đến Việt Nam sau thời điểm dịch COVID-19 bùng phát.

Mô hình kinh doanh của ngành truyền thông dựa trên sự chú ý của người dùng, nên nhiều kênh thông tin đã cố tình sử dụng tin tức “giật gân” để thu hút sự chú ý của dư luận.

Tin giả trở nên khó lường hơn với công nghệ deepfake - phần mềm dựa trên trí thông minh nhân tạo. Deepfake có khả năng thay đổi gương mặt hoặc giọng của một người trong ảnh, video thành người khác. Ví dụ như ghép mặt ngôi sao nổi tiếng vào phim khiêu dâm để tạo "phốt".

10. Lời nói dối “giả trân” (The bold-faced lie)

Là lời nói dối mà ai cũng rõ mười mươi là nói dối vì nó đơn giản và dễ nhận biết.

Ví dụ khi một đứa trẻ nói dối là không ăn vụng nhưng thức ăn vẫn còn dính trên mép. Lời nói dối này đôi khi trông rất dễ thương ở trẻ nhỏ vì nó vô hại và dễ đoán đến mức buồn cười.

Biểu hiện của sự lươn lẹo là gì năm 2024
Nói dối mà ai cũng biết

Nhưng khi lớn lên, động cơ của việc nói dối trở nên phức tạp hơn, cùng với đó là khả năng trong việc che đậy. Không còn lồ lộ như khi bé, những lời nói dối được phát triển một cách vô cùng tinh vi mà trong đó bao gồm 9 lời nói dối kể trên.