Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics

Bạn cần tham khảo các tiêu chí đánh giá một đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín để thực hiện đánh giá. Tuy nhiên, bạn chưa biết những tiêu chí đó là gì. Vậy, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây để được hỗ trợ.

Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics

Quyết định của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuê ngoài dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics và góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp.

Trong đó, 5 tiêu chí có tầm quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ (86,1%), giá cả và sự linh hoạt (80,6%) thể hiện khả năng đáp ứng yêu cầu đặc biệt và thay đổi của khách hàng, thời gian (63,9%) và chính sách hỗ trợ khách hàng (47,2%). Kết quả này cũng là gợi ý chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp logistics cần hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng xử lý linh hoạt mọi vấn đề trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics
Proship là đơn vị được đánh giá cao trong lĩnh vực vận chuyển.

Một tiêu chí tuy không được chủ hàng đề cập rõ ràng là tỷ lệ hoa hồng khi lựa chọn Công ty dịch vụ logistics, tuy nhiên thực tế trong quá trình phỏng vấn cả doanh nghiệp chủ hàng và công ty dịch vụ logistics đều cho thấy có vấn đề yêu cầu hoa hồng từ phía công ty chủ hàng khi quyết định lựa chọn nhà thầu dịch vụ logistics (tuy không phải là phổ biến nhưng vẫn có tình trạng này xảy ra), điều này có thể là một lý do làm tăng giá dịch vụ logistics, qua đó tăng tổng chi phí logistics.

Theo kết quả phỏng vấn, rất nhiều công ty tổ chức lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo hình thức đấu thầu, hợp đồng thường kéo dài 01 năm, sau một năm sẽ có đánh giá lại. Một số doanh nghiệp sử dụng chỉ số KPI (Key Performance Indicator) để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu tình hình KPI được áp dụng thực tế, cho thấy đa phần các chỉ số chỉ nhằm mục đích kiểm tra và bắt lỗi nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) chứ chưa thực sự thúc đẩy tinh thần và có tính hợp tác chặt chẽ win-win với các LSP.

Hotline liên hệ vận chuyển:

Ms Tiên: 0909 986 247 Mr Hưng: 0906 855 247 Mr Quốc: 0909 344 247 Mr Ý: 0906 354 247 Mr Miền: 0909 199 247

Phía Bắc đi các tỉnh:

Ms.Ngọc: 0909 938 247 Ms.Hoa: 0906 353 247

Bảo Yến là biên tập viên của Proship.vn với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, logistics, XNK sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin, kiến thức hữu ích nhất.

Trong toàn bộ quá trình giao hàng, chặng cuối là bước có thể ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm của khách hàng. Tối ưu hóa hiệu quả của giao hàng chặng cuối, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó củng cố năng lực cạnh tranh là một trong thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp logistics. Để có thể làm được điều đó, trước hết các doanh nghiệp phải hiểu được những chỉ tiêu cần thiết khi đánh giá hiệu quả của giao hàng chặng cuối.

5 chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả giao hàng chặng cuối

Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics

1. Chi phí giao hàng trên kilomet

Chi phí là một chỉ tiêu quan trọng và phổ biến hàng đầu khi đánh giá hiệu quả của các dịch vụ. Tuy nhiên, trong việc quản trị chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics, chỉ tiêu tổng chi phí không thể hiện nhiều ý nghĩa bằng chi phí tương đối tính trên một đơn vị cụ thể, như tính trên sản phẩm, đơn vị vốn,… Đối với giao hàng chặng cuối cũng như dịch vụ vận chuyển nói chung, doanh nghiệp vận chuyển cần quan tâm đến chi phí tính trên quãng đường, như chi phí tính trên từng kilomet. Đây là chỉ tiêu thể hiện tổng chi phí cần thiết để đưa phương tiện giao hàng đi được 1km. Chi phí này càng thấp thì doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh về giá cả trên thị trường.

Chi phí theo km= Tổng chi phí / Tổng quãng đường (VND/km)

2. Tỉ lệ lấp đầy sức chứa của phương tiện vận chuyển

Trong mỗi lần vận chuyển, có bao nhiêu phần trăm sức chứa của thùng hàng trên xe được sử dụng? Đây chính là tỉ lệ lấp đầy sức chứa của phương tiện vận chuyển.

Tỉ lệ lấp đầy = Sức chứa đang được sử dụng / Tổng sức chứa (%)

Ví dụ: Một chiếc xe có tải trọng 3 tấn, tổng lượng hàng chất trên xe là 2,3 tấn. Vậy tỉ lệ lấp đầy của chiếc xe này là: 2,3 tấn / 3 tấn=76,7 (%)

Nhà vận chuyển sẽ luôn tìm cách tối đa hóa tỷ lệ lấp đầy của phương tiện, bởi đó là cách hữu hiệu để giảm số lần di chuyển cho cùng một khối lượng hàng hóa, từ đó giảm các chi phí cho lái xe và phương tiện, tối ưu hóa năng suất vận tải.

Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics

247Express chuyển hàng hóa từ Trung tâm khai thác tới các Bưu cục

3. Độ dài trung bình mỗi chặng

Mỗi chặng vận chuyển là quãng đường giữa hai trạm dừng liên tiếp trên một hành trình di chuyển của phương tiện vận tải. Một trong những yêu cầu quan trọng của tối ưu hóa giao hàng là tăng tối đa số lượng hàng và số cửa hàng có thể giao trong cùng một hành trình. Lộ trình giao hàng cũng cần được sắp xếp sao cho khoảng cách giữa hai điểm giao hàng liền nhau là gần nhất, tức là độ dài trung bình của các chặng trong hành trình là ngắn nhất.

Độ dài mỗi chặng = Tổng quãng đường / Số chặng (km/chặng)

4. Thời gian giao nhận trung bình

Tổng thời gian của một hành trình giao hàng không phải chỉ là thời gian vận chuyển, mà tài xế còn phải nhiều lần dừng xe tại các điểm giao, dỡ hàng, thực hiện các thủ tục giao nhận và chứng từ. Dĩ nhiên, thời gian giao nhận càng ngắn, quy trình thực hiện tại các điểm giao càng nhanh gọn thì hiệu quả của quá trình vận chuyển càng cao.

Thời gian giao nhận trung bình = Tổng thời gian giao nhận / Số trạm giao hàng (phút/trạm)

5. Tỉ lệ lần dừng thực tế

Mỗi chuyến giao hàng đều được hoạch định trước một lộ trình với thời gian và địa điểm giao cụ thể, do đó số lần dừng xe cũng đã được dự tính. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan hay chủ quan, lái xe có thể dừng thêm một số lần trong thực tế. Mỗi lần dừng xe ngoài kế hoạch như vậy đều khiến tổng thời gian của hành trình bị kéo dài, ảnh hưởng tới khung giờ giao của từng đơn hàng, từ đó làm giảm chất lượng dịch vụ trong giao hàng chặng cuối.

Tỉ lệ lần dừng thực tế = Số lần dừng thực tế / Số trạm dừng dự tính

Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ logistics

Phương tiện vận chuyển 247Express trên mọi nẻo đường Việt Nam

Kết luận

Nhìn chung, mỗi chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả giao hàng chặng cuối đều đặt ra một yêu cầu nhất định đối với nhà vận chuyển nhằm tối ưu hóa dịch vụ giao hàng, như giảm chi phí, tận dụng tối đa sức chứa của phương tiện, tăng số lượng điểm giao hàng trong mỗi hành trình,…

Tuy nhiên, những yêu cầu này nhiều khi không song hành với nhau, thậm chí còn có thể có định hướng trái ngược nhau. Ví dụ: tăng tỉ lệ lấp đầy của phương tiện vận tải có thể đòi hỏi nhà vận chuyển phải gom nhiều hàng hơn cho một chuyến xe, vô tình kéo dài thời gian giao của một số đơn hàng được gửi trước, khiến khách hàng không hài lòng với dịch vụ. Do đó, việc cân đối giữa các yêu cầu, các chỉ tiêu hiệu quả và lựa chọn được phương án tối ưu cho dịch vụ giao hàng chặng cuối đòi hỏi doanh nghiệp logistics phải có góc nhìn toàn cảnh và thấu đáo, ưu tiên theo mục tiêu kinh doanh của đơn vị.