Cách đánh máy không nhìn bàn phím

Chắc hẳn bạn đã từng trải qua hoặc ai đó có thể trêu chọc bạn gõ phím như "mổ cò" rồi đúng không. Và điều tất nhiên ai cũng muốn khi sử dụng máy tính thì tốc độ gõ phím của mình càng nhanh càng tốt. Vì điều đó giúp ích cho bạn rất nhiều nhất là những ai làm công việc văn phòng. Nó giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, công việc hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Tất nhiên để có thể gõ phím nhanh không cần nhìn phím thì có một điều chắc chắn là bạn phải khổ luyện rất nhiều. Vì tốc độ được cải thiện trong thời gian bạn khổ luyện chứ không phải một sớm một chiều là có thể đạt được. Hôm nay Adchiase sẽ gửi đến các bạn một số bí kíp cũng như lời khuyên giúp bạn cải thiện tốc độ gõ phím của mình.

Để bắt đầu luyện gõ nhanh 10 ngón không cần nhìn bàn phím thì bạn cần nắm sơ lược vài quy tắc về cách đặt ngón tay trên bàn phím cũng như các nhóm phím dành cho mỗi ngón tay như thế nào là đúng chuẩn và thuận tiện nhất.

1. Quy tắc đặt tay trên bàn phím

Đây là bước khởi đầu rất quan trọng vì nó quyết định đến tốc độ gõ phím của bạn sau này. Nếu bạn đặt ngón tay sai quy tắc thì cho dù bạn có gõ nhanh đến mấy bạn cũng không thể bằng những người đặt tay đúng chuẩn được.

Các ngón tay của bạn sẽ được phân công đảm nhiệm một nhóm phím nhất định để khi bạn thành thạo bạn không cần nhìn bàn phím nữa vì các ngón tay đã thuộc vị trí các phím này. Quy tắc đặt 10 ngón tay của bạn trên bàn phím như sau:

Bàn tay trái

Ngón út Đặt ở chữ A
Ngón áp út Đặt ở chữ S
Ngón giữa Đặt ở chữ D
Ngón trỏ Đặt ở chữ F
Ngón cái Phím cách
Ngón trỏ Đặt ở chữ J
Ngón giữa Đặt ở chữ K
Ngón áp út Đặt ở chữ L
Ngón út Đặt ở dấu ;
Ngón cái dấu cách

Lưu ý các vị trí này là các vị trí mặc định của 10 ngón tay của bạn. Khi bạn gõ xong thì bạn sẽ thu ngón tay về lại vị trí mặc định này.

Các bạn để ý 2 phím Fsẽ có gờ nổi lên để 2 ngón trỏ của bạn xác định được vị trí mặc định của 10 ngón trên bàn phím mà không cần nhìn bàn phím.

2. Nhiệm vụ của mỗi ngón tay

Mỗi ngón tay sẽ đảm nhiệm các nhóm phím sau:

Tay trái

Ngón út Q, A, Z, Phím Ctrl và Shift bên trái
Ngón áp út  Các phím W, S, X
Ngón giữa  Các phím E, D, C
Ngón trỏ Các phím R, T, F, G, V, B
Ngón cái Space (Phím cách)
Ngón cái Space (Phím cách)
Ngón trỏ  Các phím Y, U, H, J, N, M
Ngón giữa  Phím I, K
Ngón áp út  Phím O, L
Ngón út P, Phím Ctrl và Shift bên phải 

Các phím số từ 1 đến 9, F1 đến F12  hay =, - , backspace... thường ít sử dụng hơn nên các bạn có thể chia ra để gõ, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là OK. Sau khi gõ thì thu các ngón tay về vị trí mặc định (để ý 2 điểm gờ ở 2 phím F và J).

3. Bắt đầu luyện tập

Một điều quan trọng khi bắt đầu luyện đánh máy 10 ngón đó là chú ý tư thê ngồi. Nên nồi lưng thẳng, mặt đối chính diện với màn hình. Không nên ngồi quá cao hay quá thấp so với máy tính hoặc ngồi nghiêng vẹo sẽ không hiệu quả cho việc tập luyện.

Rồi bây giờ bắt đầu khổ luyện thôi. Tốc độ gõ phím của bạn sẽ tỷ lệ thuận với thời gian mà bạn khổ luyện. Nếu bạn cảm thấy luyện tập với văn bản chán và tẻ nhạt bạn có thể tải về các phần mềm học đánh máy hoặc chương trình trực tuyến như TypingTest , bạn có thể luyện tập bằng cách chơi game trên TypingTest để bắt đầu nhớ các vị trí phím cũng như vị trí đặt tay.

Khi bạn đã nhớ được vị trí phím và bắt đầu có được một chút tốc độ gõ phím nhất định bạn hãy vào 10fastfingers  để kiểm tra tốc độ gõ phím của bạn. Ở đây bạn sẽ biết được bạn gõ được bao nhiêu từ trong một phút và bạn sẽ gặp được các cao thủ gõ phím thật sự ở đây. Hãy lấy bảng xếp hạng ở đây làm động lực để bạn nâng cao tốc độ gõ phím của bạn. Bạn đặt ra các mốc mục tiêu để nâng cao tốc độ của mình như: bạn sẽ gõ được 80/phút và 1 tuần sẽ đạt được, hoặc có tên trên bảng xếp hạng trong một tháng nữa.

Lời kết

Các cụ ta ngày xưa có câu "Trăm hay không bằng tay quen". Bởi vậy nên chỉ có luyện tập thật nhiều mới mong thoát khỏi ngưỡng "mổ cò" được. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn học được cách gõ phím nhanh không cần nhìn bàn phím. Nếu bạn chăm chỉ luyện 1 đến 2 tiếng một ngày trong vòng 1 tháng thì bạn sẽ gõ văn bản 10 ngón thuần thục rồi. Chúc các bạn thành công!

Adchiase.com

Trong thời đại kỹ thuật số, đánh máy nhanh là kỹ năng mà nhiều người mong muốn. Nếu bạn phải nhìn bàn phím và thường chỉ gõ bằng một ngón tay, việc chuyển sang đánh máy mà không cần nhìn bàn phím, hay nói cách khác là nhớ vị trí các phím mà không cần nhìn xuống sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng.

  1. 1

    Đặt tay đúng tư thế. Các ngón tay của bạn sẽ cong về các phím, còn cổ tay đặt nhẹ trên bàn. Điều đó có nghĩa là bạn không đặt quá nhiều áp lực lên cổ tay. Ngồi thẳng lưng với khuỷu tay gập lại. Tư thế đúng không chỉ giúp bạn tránh sai sót mà còn làm giảm cảm giác nhức mỏi ở cánh tay, bàn tay và vai.

  2. 2

    Học hoặc học lại cách đặt các ngón tay. Khi bạn không đánh máy, bốn ngón tay của mỗi bàn tay sẽ đặt trên một số phím được gọi là dòng phím chính hoặc phím mốc. Các ngón tay bên trái đặt trên phím A, S, D và F với ngón út trên phím A; còn các ngón tay bên phải đặt trên phím J, K, L và phím ; với ngón trỏ đặt trên phím J.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bằng cách đặt ngón tay trên các phím mốc khi không đánh máy, bạn luôn biết vị trí của các phím khác. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng ấn được hầu hết các phím trên bàn phím từ vị trí này.

    • Nếu bạn đã quen đánh máy bằng 10 ngón, hãy đảm bảo bạn luôn đặt tay đúng vị trí. Nếu không, bạn nên tập làm quen với vị trí này.
    • Hầu hết bàn phím đều có một điểm cộm trên phím "F" và "J" để giúp bạn đưa các ngón tay về đúng vị trí mà không cần nhìn xuống.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Biết ngón tay nào sẽ gõ phím nào. Thường thì mỗi ngón tay sẽ gõ vào các phím theo đường chéo xuống bên phải. Ví dụ, ngón út bên trái gõ các phím số 1, Q, A và Z, còn ngón áp út gõ phím số 2, W, S và X. Cả hai ngón trỏ đều gõ thêm hàng phím bên cạnh hàng của chính nó. Ví dụ, ngón trỏ bên phải gõ phím số 7, U, J và M cùng với phím số 6, Y, H và N.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Dùng ngón út ấn phím "Shift". Thông thường, bạn sẽ dùng ngón út ở bên đối nghịch với bên có ký tự cần nhập. Bạn cũng dùng ngón út để ấn phím "Tab", "Caps Lock" và "CTRL" ở bên trái, cùng với các phím dấu câu, phím "Backspace" (Xóa) và phím mũi tên.

  5. 5

    Luôn đặt ít nhất một ngón cái trên phím cách. Bạn không nên bỏ cả hai tay khỏi phím cách cùng lúc. Việc giữ một ngón cái trên phím cách có nghĩa là bạn không cần di chuyển tay để tạo khoảng trống giữa các từ để có thể tiết kiệm thời gian.

  1. 1

    Bắt đầu bằng việc tập gõ từng ký tự. Thử nhập bảng chữ cái để làm quen với vị trí của các phím. Sau khi nhìn bàn phím gõ vài lần, bạn hãy thử gõ mà không cần nhìn.

  2. 2

    Chuyển sang gõ từ hoặc câu. Bạn có thể thử đánh máy bài thơ đã thuộc lòng, hoặc thử gõ lời bài hát yêu thích.

  3. 3

    Tập gõ nội dung có sẵn. Chẳng hạn như bạn sẽ nhập pangram "The quick brown fox jumps over the lazy dog". Đây là dạng câu hoặc cụm từ có tất cả các ký tự trong bảng chữ cái; nội dung này hữu ích cho việc đánh máy, vì bạn sẽ phải nhập tất cả ký tự.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Thực hành qua công việc thường ngày. Nếu bạn phải soạn email, hãy cố gắng không nhìn bàn phím và gõ bằng một ngón tay. Hãy thử thách bản thân bằng cách đánh máy với 10 ngón tay. Khi đã thuần thục hơn, bạn sẽ thử đánh máy mà không nhìn bàn phím. Việc này tiêu tốn nhiều thời gian hơn nhưng sẽ giúp bạn biết cách đánh máy tốt hơn trong tương lai.

    • Luôn nhớ đọc lại email để soát lỗi sau khi thực hành kỹ thuật đánh máy. Có thể bạn sẽ mắc lỗi trong khi tập luyện, nhưng hãy nhanh chóng khắc phục lỗi trước khi gửi email.

  5. 5

    Sử dụng chương trình dạy đánh máy tập trung vào việc phát triển kỹ thuật. Những chương trình này dạy kỹ thuật đánh máy qua trò chơi, nên bạn sẽ có động lực học.

  6. 6

    Gõ chậm thay vì gõ nhanh khi gặp các từ quen thuộc. Trong khi thực hành, thỉnh thoảng bạn nên chậm lại và dành vài phút đánh máy bằng tốc độ đều với một nhịp cho mỗi ký tự. Tập luyện với tốc độ đều giúp tạo ra ký ức cơ bắp mà bạn sẽ cần đến khi muốn đánh máy nhanh hơn.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  7. 7

    Xem lại kỹ thuật. Nếu bạn mắc cùng một lỗi khi nhập từ nào đó hoặc sự kết hợp ký tự, hãy kiểm tra xem bạn đã đặt tay đúng vị trí chưa. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra lực của ngón tay. Có thể bạn vô tình ấn vào phím nào đó hoặc phím cách trong khi ấn một phím khác.

  8. 8

    Kiên nhẫn. Việc học đánh máy cần thời gian. Tốc độ đánh máy của bạn sẽ tăng dần sau một khoảng thời gian tập luyện.

  1. 1

    Khởi động các ngón tay bằng cách nắm hai bàn tay lại. Mở tay một cách chậm rãi và uốn các ngón tay ra sau hết mức có thể mà không cần thêm trợ giúp. Lặp lại việc này 5 lần và bạn sẽ đánh máy nhanh hơn trước đây.

  2. 2

    Tránh nhìn bàn phím. Việc nhìn bàn phím khiến bạn đánh máy chậm hơn, vì ký ức cơ bắp mất cơ hội phát huy. Nếu bạn cảm thấy cần nhìn xuống bàn phím, hãy cố gắng chỉ nhìn khi bạn bắt đầu gõ một câu để kiểm tra vị trí đặt các ngón tay.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Sử dụng chương trình đánh máy tập trung vào tốc độ. Chẳng hạn như Rapid Typing Tutor là chương trình có nhiều mức độ giúp cải thiện tốc độ đánh máy theo thời gian.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Đánh máy thường xuyên hơn. Tập luyện thường xuyên để xây dựng ký ức cơ bắp, vì đây là yếu tố giúp bạn đánh máy nhanh hơn.

  5. 5

    Sử dụng dịch vụ trò chuyện trực tuyến hoặc nhắn tin. Bằng việc liên tục gõ tin nhắn, tốc độ đánh máy của bạn sẽ tăng theo thời gian.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Gõ nhẹ. Nguyên nhân là vì khi bạn ấn các phím càng mạnh, bạn sẽ mất càng nhiều thời gian cho mỗi ký tự. Hầu hết bàn phím đều khá nhạy, nên bạn chỉ cần ấn nhẹ vào các phím. Hơn nữa, việc gõ nhẹ cũng giúp cho tay không bị mỏi.

  7. 7

    Nhớ giữ đúng tư thế. Tư thế đúng sẽ tiếp tục làm tăng tốc độ đánh máy, đặc biệt là khi cổ tay hơi nghiêng và được đặt trên mặt phẳng.

    • Dùng bàn phím công thái học để việc đánh máy trở nên thoải mái hơn.

  8. 8

    Rèn luyện kỹ thuật. Kể cả khi bạn cảm thấy đã thành thạo kỹ năng đánh máy, hãy cứ xem lại kỹ thuật để đảm bảo bạn đang thao tác đúng.

  9. 9

    Học đánh máy bằng chương trình dạy đánh máy không cần nhìn bàn phím (tốt hơn hết là với bố cục Dvorak). Có rất nhiều lựa chọn miễn phí phù hợp với nhu cầu của đa số mọi người. Đừng nhìn bàn phím, và nếu bạn chọn tập luyện với bố cục Dvorak, đừng di chuyển các phím. Việc này chỉ khiến bạn đánh máy chậm hơn. Để tăng tốc độ học, bạn nên thực hành với nội dung có nghĩa thay cho các chuỗi ký tự lặp đi lặp lại thông thường vì chúng không giúp ích cho bạn.

  10. 10

    Khi bạn sẵn sàng để tham gia phá kỷ lục thế giới, hãy truy cập [1] và chọn bài kiểm tra, tốt hơn hết là chọn loại có thời lượng 3 phút để nhận được kết quả chính xác hơn. Để tạo động lực cho bản thân, bạn nên ghi chú kết quả trước, trong và sau khi rèn kỹ năng đánh máy để thấy sự thay đổi tốc độ. Hãy chọn các bài kiểm tra khác nhau để bạn không thuộc lòng nội dung (khiến cho kết quả không chính xác).

  • Sử dụng 10 ngón tay, thay vì chỉ một hoặc hai.
  • Nhớ rằng thời gian gõ đúng và gõ sai phím đều như nhau.
  • Tìm kiếm các trang web thú vị có cuộc thi và trò chơi đánh máy. Bạn có thể thử tìm kiếm bằng từ khóa như "Type fast games" (trò chơi đánh máy nhanh) và "Test your typing speed" (kiểm tra tốc độ đánh máy).
  • Bạn có thể dùng Typing Master trên máy tính để tập luyện và cải thiện kỹ năng theo thời gian.
  • Thử dùng NitroType nếu bạn đã quen với các phím và muốn tăng tốc độ.
  • Chơi các trò chơi trực tuyến giúp bạn cảm thấy vui khi đánh máy. Tránh các trò chơi như "gõ bảng chữ cái", vì bạn chỉ được hướng dẫn một cụm từ đến mức thuộc nằm lòng và không giúp ích cho việc cải thiện tốc độ đánh máy.
  • Đừng bỏ cuộc sau lần thử nghiệm đầu tiên. Bạn sẽ tiến bộ theo thời gian; vì vậy, hãy cứ tiếp tục cố gắng.
  • Thử đánh máy một trang trong sách hoặc bài viết trên Microsoft Word.
  • Tránh đánh máy quá nhiều, vì việc này khiến các ngón tay bị đau và chuột rút.

  • Nếu tay bắt đầu có cảm giác đau, hãy dừng lại. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho tay hết nhức mỏi.
  • Hãy kiên nhẫn. Nếu bạn ít khi dùng máy tính, mỗi ngày cứ tập luyện trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Đừng sử dụng máy tính quá lâu để tránh gây tổn hại cho sức khỏe.

Cùng viết bởi:

Kỹ thuật viên sửa chữa máy tính & Chủ sở hữu, Pleasure Point Computers

Bài viết này đã được cùng viết bởi Luigi Oppido. Luigi Oppido là chủ sở hữu và người điều hành của Pleasure Point Computers tại Santa Cruz, CA. Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm về sửa chữa máy tính nói chung, phục hồi dữ liệu, diệt virus và nâng cấp. Bài viết này đã được xem 3.312 lần.

Chuyên mục: Máy tính

Trang này đã được đọc 3.312 lần.