Cách đọc thị lực mắt

Đo thị lực là bước đầu tiên và không thể thiếu trong chu trình khám và điều trị các bệnh lý về mắt. Vậy có những phương pháp đo thị lực nào? Các chỉ số thị lực 10/10, 20/20, 20/80,… có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Thị lực là thước đo khả năng nhận biết và phân biệt hình dạng, chi tiết của các vật thể ở một khoảng cách nhất định. Đo thị lực giúp phát hiện sớm những tổn thương về mắt, từ đó có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp.

Bảng Snellen

– Ký hiệu để test đánh giá là các chữ cái với nhiều kích thước khác nhau, người khám cần nói tên của chữ cái mà mình nhìn thấy.

– Áp dụng cho người đã biết đọc chữ.

Bảng Landolt

– Chỉ gồm 1 ký hiệu thử là một vòng tròn có khe hở hướng về các phía khác nhau [trái, phải, trên, dưới], người khám cần chỉ ra hướng của khe hở.

– Áp dụng cho mọi đối tượng.

Bảng chữ E

– Gồm 1 ký hiệu thử là chữ E quay các hướng khác nhau, người khám cần chỉ ra hướng của chữ E.

– Áp dụng cho mọi đối tượng, thường dùng cho trẻ em vì đơn giản, có thể cầm một chữ E bằng nhựa và mô phỏng giống hình nhìn thấy trên bảng đo thị lực.

Bảng hình

– Ký hiệu thử là nhiều đồ vật hoặc con vật khác nhau, người khám cần nói tên của vật mình nhìn thấy.

– Áp dụng cho mọi đối tượng, thường dùng cho trẻ nhỏ vì đơn giản, không yêu cầu biết chữ.

4 loại bảng đo thị lực phổ biến hiện nay

Đo thị lực bằng bảng

Đối tượng: áp dụng khởi đầu cho tất cả mọi người đến khám

Cách tiến hành:

– Người khám được chỉ định ngồi trong phòng tối, cách 5m so với bảng đo thị lực.

– Đo thị lực từng bên mắt, khi đo cần che mắt không đo lại [ví dụ đo thị lực mắt phải thì che kín mắt trái lại].

– Yêu cầu người khám đọc từng ký hiệu thử lần lượt từ hàng trên cùng xuống dưới, cho tới khi chỉ đọc đúng được 1 nửa ký hiệu của 1 dòng thì dừng lại.

– Ghi kết quả đo thị lực từ 1/10 đến 15/10 hoặc có thể đến 20/10 tương ứng khoảng cách nhìn là 5m.

Chú ý:

– Khi người khám không nhìn rõ dòng ký hiệu đầu tiên [to nhất trên bảng đo] thì cho người khám di chuyển đến khoảng cách 2,5m so với bảng đo, nếu nhìn rõ thì ghi thị lực là 1/20.

– Nếu vẫn không nhìn rõ thì di chuyển đến vị trí cách 1m so với bảng đo, nếu nhìn rõ thì ghi thị lực là 1/50.

– Nếu vẫn không nhìn rõ được dòng to nhất ở khoảng cách 1m thì tiếp tục cho người khám di chuyển lại gần bảng đo hơn nữa. Đến khoảng cách nào nhìn rõ ký hiệu to nhất thì ghi lại thị lực tương ứng bằng 1/X [trong đó X = 5 x 10/ khoảng cách nhìn rõ chữ]

– Nếu vẫn không thể nhìn thấy chữ to nhất trên bảng đo thì áp dụng cách đếm ngón tay [bên dưới].

Đo thị lực bằng cách đếm ngón tay [ĐNT]

Đối tượng: áp dụng cho trường hợp không nhìn rõ dòng ký hiệu đầu tiên [to nhất trên bảng đo].

Cách tiến hành:

– Giơ bàn tay trước mặt người khám ở khoảng cách 30cm với số ngón tay nhất định, hỏi người khám về số lượng ngón tay.

– Nếu người khám trả lời đúng, tiếp tục đưa tay ra khoảng cách xa hơn, đổi số lượng ngón tay và hỏi lại cho tới khi người khám không nhìn rõ nữa thì lấy kết quả là khoảng cách xa nhất mà người khám có thể đếm đúng số ngón tay.

– Ghi kết quả đo thị lực tương ứng, ví dụ như sau: MP ĐNT 3M [có nghĩa là mắt phải có thể đếm ngón tay ở khoảng cách tối đa 3m].

Đo thị lực bằng bóng bàn tay [BBT]

Đối tượng: người khám không thể đếm đúng số ngón tay ở khoảng cách 30cm.

Cách tiến hành:

– Vẫy bàn tay ở khoảng cách gần sát người khám và hỏi họ có nhìn thấy bàn tay không, nếu có thì di chuyển dẫn tay ra xa cho đến khi họ không thể nhìn thấy.

– Ghi kết quả thị lực dựa trên khoảng cách xa nhất mà người khám nhìn thấy bàn tay vẫy. Ví dụ: MP BBT 20cm có nghĩa mắt phải nhìn thấy bàn tay vẫy ở tối đa 20cm. [ghi chú MP BBT: mắt phải bóng bàn tay]

Đo thị lực bằng cảm giác sáng tối [ST]

Đối tượng: người khám không thể nhìn thấy bóng bàn tay vẫy ở khoảng cách sát trước mặt.

Cách tiến hành:

– Chiếu đèn pin vào mắt người khám, nếu người khám phát hiện được thì ghi ST [+], không nhận biết được thì ghi ST [-].

Đo thị lực thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh lý về mắt

Tùy theo bảng đo và cách đo thị lực sẽ có nhiều cách ghi chỉ số thị lực khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng quy đổi ra thị lực có mẫu 10 bằng cách chia tỷ lệ tương ứng, ví dụ như sau:

– Thị lực 6/6; 20/20 sẽ tương ứng với thị lực 10/10.

– Thị lực 6/60; 20/200 sẽ tương ứng với thị lực 1/10.

Ngoài ra, ở một số nước phương tây khi đi khám mắt sẽ có thể nhận được kết quả đo thị lực khác biệt, ví dụ như:

– Thị lực 20/30: nghĩa là nếu người bình thường nhìn rõ một vật cách 30 feet [tương đương 9m] thì mắt của bạn chỉ nhìn rõ vật đó cách 20 feet [tương đương 6m].

– Thị lực 20/80: nghĩa là mắt người bình thường nhìn rõ vật ở cách 80 feet [24m] thì mắt bạn chỉ nhìn rõ ở mức 20 feet [6m].

– Thị lực từ 10/10 trở lên : thị lực tốt.

– Thị lực từ 8/10 đến 10/10: thị lực bình thường, khá tốt.

– Thị lực từ 2/10 đến 7/10: thị lực trung bình.

– Thị lực từ ĐNT 2M đến 1/10: thị lực kém.

– Thị lực

Chủ Đề