Cách hạch toán tiền tạm tính thuế tndn năm 2024

là việc làm cần thiết để đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế và tối ưu hóa tài chính cho doanh nghiệp. Quá trình này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý mà còn giúp xây dựng uy tín trên thị trường. Hãy cùng The Smile tìm hiểu cách làm chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đối tượng cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Những đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:

  • Các doanh nghiệp được thành lập trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
  • Các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không thường trú tại Việt Nam.
  • Các chi nhánh, đại diện, hoặc các cơ sở khác của doanh nghiệp nước ngoài đặt thường trú tại Việt Nam.
  • Các tổ chức hành chính sự nghiệp và hợp tác xã.

Các doanh nghiệp này phải tiến hành hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thuế theo quy định của cơ quan thuế.

Cách hạch toán tiền tạm tính thuế tndn năm 2024

Các doanh nghiệp cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định

2. Trường hợp miễn thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và hợp tác xã sản xuất có thu nhập từ hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản… không cần phải nộp loại thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Để hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán cần tính thuế theo hai chu kỳ khác nhau:

  • Chu kỳ năm dương lịch kéo dài từ ngày 01/01 đến 31/12 của năm đó.
  • Chu kỳ năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 đầu quý của năm và kéo dài tương đương với 12 tháng.

Doanh nghiệp mới hoặc khi chuyển đổi loại hình, hình thức sở hữu, phá sản kéo dài dưới 3 tháng, kỳ tính thuế sẽ được cộng thêm vào kỳ tính thuế năm tiếp theo. Tuy nhiên, thời gian này không được vượt quá 15 tháng.

Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam sẽ áp dụng kỳ tính thuế khi có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thu nhập doanh nghiệp là vào cuối tháng thứ 3 sau khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Đối với ngày nghỉ, thời hạn nộp được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính cùng với thời hạn báo cáo thuế quý 3 và doanh nghiệp cần nộp đủ 75% số thuế phát sinh vào thời điểm đó.

Cách hạch toán tiền tạm tính thuế tndn năm 2024

Kế toán cần lưu ý về kỳ tính thuế khi hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

4. Tài khoản hạch toán thuế thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp là tài khoản 3334 trong bảng cân đối kế toán. Tài khoản này thể hiện chi tiết về các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và biểu thị sự tăng, giảm của những khoản này.

Cấu trúc của tài khoản 3334 như sau:

Bên Nợ:

  • Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước.
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Bên Có:

  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Số dư của tài khoản này có thể là số dư bên Nợ hoặc bên Có:

  • Số dư bên Nợ: Đại diện cho trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhiều hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
  • Số dư bên Có: Thể hiện số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp vào cuối kỳ.

Cách hạch toán tiền tạm tính thuế tndn năm 2024

Sử dụng tài khoản 3334 để hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

5. Cách định khoản thuế thu nhập doanh nghiệp

Việc xác định hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp được mô tả như sau:

Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Ghi Nợ TK 8211 và Ghi Có TK 3334

Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách nhà nước: Ghi Nợ TK 3334 và Ghi Có các TK 111, 112

Cuối kỳ kế toán, khi kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm:

  • Nếu TK 8211 Nợ > TK 8211 Có, ghi Nợ TK 911 và Có TK 8211.
  • Nếu TK 8211 Nợ < TK 8211 Có, ghi Nợ TK 8211 và Có TK 911.

Nếu phát hiện lỗi trong số liệu thuế TNDN của năm trước, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh số thuế của năm đó để phản ánh chính xác chi phí thuế cho năm hiện tại.

  • Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước phải nộp bổ sung, ghi Nợ TK 8211 và ghi Có TK 3334
  • Nếu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được giảm do phát hiện sai sót của các năm trước, ghi nợ TK 3334 và ghi Có TK 8211

6. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Với mỗi loại doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau sẽ có cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp.

6.1 Đối với doanh nghiệp không rõ chi phí trong kỳ tính thuế

Tổ chức và đơn vị không phải là doanh nghiệp theo quy định pháp luật, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ sẽ chịu thuế giá trị gia tăng. Mặc dù không xác định được chi phí nhưng nếu xác định doanh thu, doanh nghiệp sẽ kê khai và tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu khi nộp thuế TNDN.

Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp không rõ chi phí trong kỳ tính thuế được xác định dựa trên công thức:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu như sau:

  • Hoạt động dịch vụ (Gồm lãi cho vay, lãi tiền gửi): 5%
  • Kinh doanh hàng hóa: 1%
  • Hoạt động khác: 2%

6.2 Đối với doanh nghiệp xác định rõ chi phí trong kỳ tính thuế

Thuế TNDN đối với doanh nghiệp xác định rõ chi phí trong kỳ tính thuế được xác định dựa vào công thức sau:

Thuế TNDN = [Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)] x Thuế suất thuế TNDN

Về mức trích lập quỹ KH&CN được quy định như sau:

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: từ 3% đến 10%;
  • Đối với doanh nghiệp khác: tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ.

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế Theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC được tính như sau:

Thu nhập tính thuế = Khoản thu nhập chịu thuế – (Khoản thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Khoản thu nhập chịu thuế được tính dựa trên công thức sau:

Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Trong đó:

  • Chi phí được trừ là các khoản chi phí thực tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế.
  • Thu nhập khác là những khoản thu nhập mà doanh nghiệp phải đóng thuế nhưng không thuộc lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký. Thu nhập này bao gồm các khoản như việc đánh giá lại tài sản theo quy định khi có chênh lệch; thu nhập phát sinh từ lãi tiền gửi, cho vay….

Như vậy, The Smile đã hướng dẫn bạn cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính phải nộp tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nếu bạn đang có ý định Đăng Ký Kinh Doanh Hộ Cá Thể hoặc đang tìm kiếm Dịch vụ thành lập doanh nghiệp và Dịch vụ kế toán trọn gói, hãy liên hệ ngay The Smile để được tư vấn nhé!

\>>>>Xem thêm: Báo cáo thuế gồm những gì?

\>>>>Xem thêm: Thuế môn bài là gì?

\>>>>Xem thêm: Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Bao Nhiêu? Cập Nhật cách tính mới nhất

\>>>>Xem thêm: Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Cần Kê Khai và Đóng Theo Quy Định Mới Nhất

Cách hạch toán tiền tạm tính thuế tndn năm 2024

Công ty dịch vụ kế toán Thesmile

Các dịch vụ tại The Smile:

  • Kế toán trọn gói.
  • Thành lập doanh nghiệp.
  • Rà soát sổ sách Kế toán.
  • Lao động – BHXH.

The Smile chuyên cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: [email protected]

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.