Căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương

Cơ quan làm công tác dự tóan thường phải cân đối ngân sách thông qua việc ước lượng những khỏan thu và ước lượng những khỏan chi. Việc ước lượng đòi hỏi phải chính xác, khoa học. Vì vậy mà thông tư số 59 của Bộ Tài chính có qui định rằng khi lập Dự tóan NSNN, cơ quan có thẩm quyền phải dựa trên những căn cứ sau đây:

– Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế – xã hội và tự nhiên của từng vùng như: dân số theo vùng lãnh thổ, các chỉ tiêu về kinh tế – xã hội do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, từng địa phương và đơn vị;

– Các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các văn bản này thì phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Trong đó:

+ Đối với thu ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách;

+ Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện;

+ Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trong đó:

● Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương: căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách trung ương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, bảo đảm đúng về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực.

● Đối với các địa phương: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh và cấp dưới.

● Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, việc lập dự toán căn cứ vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

● Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

+ Đối với chi trả nợ, bảo đảm bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả nợ gốc và trả lãi) theo đúng nghĩa vụ trả nợ;

+ Đối với vay bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức bội chi ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.

– Những quy định về phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, phân cấp quản lý ngân sách.

-. Đối với dự toán ngân sách chính quyền địa phương các cấp, việc lập dự toán trong kỳ ổn định ngân sách căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên đã được giao; đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, căn cứ vào chế độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách của từng địa phương.

– Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương.

– Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

– Tình hình thực hiện dự toán ngân sách một số năm trước và một số năm gần kề.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước
  • các căn cứ lập dự toán
  • ,

    Căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương
    Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

    Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của quy trình quản lí ngân sách. Lập dự toán ngân sách nhà nước thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân sách trong một năm tài chính (hoặc trong giai đoạn ngân sách dự kiến) của nhà nước.

    Căn cứ lập dự toán ngân sách địa phương
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

    – Lập dự toán ngân sách nhà nước là gì?

    Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của quy trình quản lí ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của ngân sách trong một năm tài chính (hoặc trong giai đoạn ngân sách dự kiến). Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp có thẩm quyền quyết định.

    Lập dự toán ngân sách cần phải dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước trong niên độ kế hoạch và dựa vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thu – chi của ngân sách nhà nước.

    Bạn có thể tham khảo thêm về quy định về đơn vị dự toán ngân sách nhà nước

    – Căn cứ pháp lý chung để xây dựng và lập dự toán ngân sách nhà nước

    Việc xây dựng, lập dự toán ngân sách nhà phải căn cứ theo nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới

    (i) Khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có các nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương thì phải xây dựng, lập dự toán cho phù hợp theo quy định của pháp luật

    (ii) Khi lập dự toán ngân sách nhà nước còn phải căn cứ vào các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

    (iii) Khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước thì phải phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

    (iv) Khi lập dự toán ngân sách nhà nước thì còn căn cứ vào các văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

    (v) Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

    (vi) Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để căn cứ xây dựng dự toán ngân sách.

    Đối với quá trình ngân sách của mỗi quốc gia, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước là khâu đầu tiên tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo của quá trình ngân sách nhà nước. Đây là giai đoạn xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của Nhà nước trong thời hạn một năm. Pháp luật hiện hành đã quy định một số căn cứ làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách khoa học, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước hiệu quả hơn.

    – Những căn cứ pháp lý cho bản lập dự toán ngân sách nhà nước

    Theo quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, việc lập dự toán ngân sách chủ yếu dựa trên các căn cứ chủ yếu sau:

    Thứ nhất, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Mỗi vùng trên đất nước ta có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện về kinh tế – xã hội không giống nhau như về vị trí địa lý, dân số theo vùng lãnh thổ, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển… Do đó, để có thể lập được dự toán ngân sách phù hợp với điều kiện từng vùng cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, từng địa phương và đơn vị những điều kiện cụ thể, chi tiết của vùng mình. Từ đó, đưa ra được các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế – xã hội và tự nhiên của từng vùng để xây dựng dự toán ngân sách.

    Thứ hai, căn cứ vào chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định. Đó là những quy phạm pháp luật định ra những chuẩn mực pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuy nhiên, các quan hệ xã hội không ngừng biến đổi nên nhiều trường hợp chính sách, chế độ không còn phù hợp để điểu chỉnh, vì thế, cần có sự sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với những văn bản này. Trong những trường hợp này, cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu nhằm sửa đổi, bổ sung và ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

    Thứ ba, việc xây dựng dự toán ngân sách còn căn cứ vào những quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).

    Thứ tư, căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách năm sau; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương.

    Thứ năm, căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân cấp trên thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới.

    Thứ sáu, căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.

    Xem thêm:

    • Ngân sách nhà nước là gì? 
    • Quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước 

    – Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

    1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
    2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
    3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .