Câu hỏi pháp lý là gì

Vấn đề pháp lý là gì? [Cập nhật 2022]

Trong đời sống xã hội xuất hiện rất nhiều sự kiện, vấn đề cần phải giải quyết. Cần phải hiểu rõ vấn đề pháp lý là gì? Phân biệt vấn đề pháp lý với các vấn đề thông thường khác để có cách giải quyết hợp lý, thỏa đáng.

Vậy vấn đề pháp lý là gì? Cách xác định vấn đề pháp lý là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC  để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

  • Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích và định hướng của nhà nước.
  • Pháp lý là sự lý luận, vận dụng các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành từ đó có thể đưa ra những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật hoặc cũng có thể là những giá trị pháp lý mà bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng trong xã hội.
  • Vấn đề pháp lý chính là những ᴠấn đề mang tính trọng tâm cần tranh luận hoặc quуết triệt để theo pháp luật. Trong một ᴠụ ᴠiệc haу tình huống nào đó muốn giải quуết bằng pháp luật thì phải хem хét đâу có phải là ᴠấn đề pháp lý haу không. Để giải quyết được vấn đề pháp lý, cần phải xác minh được pháp luật có liên quan thì từ đó đưa ra những cách thức giải quyết hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật.

Xác định câu hỏi pháp nhằm tìm đúng quy định pháp luật áp dụng vào sự việc thực tiễn. Một câu hỏi pháp lý chứa đựng ba thành tố: một hay nhiều sự kiện mấu chốt, vấn đề pháp lý, điều luật áp dụng.

  • Sự kiện mấu chốt là những sự kiện chính và quan trọng phản ánh nội dung, bản chất pháp lý của vụ việc. Bên cạnh đó còn có những sự kiện phụ có giá trị bổ trợ, góp phần hoàn thiện nội dung về vụ việc thực  tiễn.
  • Vấn đề pháp lý là một vấn đề được khái quát từ bối cảnh của vụ việc thường được thể hiện dưới hình thức một mệnh đề được nêu ra, cần được người có chuyên môn trình độ đánh giá.
  • Khi xác định được vấn đề pháp lý mấu chốt sẽ biết được luật nào sẽ áp dụng để điều chỉnh, giải quyết vấn đề pháp lý đã được xác định.

Trong quá trình xác định các vấn đề pháp lý, cách giải quyết các vấn đề pháp lý, người có chuyên môn cần thực hiện theo quy trình, cẩn trọng từ những bước đầu tiên của quy trình nghiên cứu hồ sơ, phân tích đánh giá vụ việc, xác định vấn đề cần giải quyết, bởi đây là chuỗi mắt xích có quan hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ với nhau từ đó mới đem lại hiệu quả cao, đáp ứng tối đa lợi ích, nhu cầu của khách hàng.

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của ACC có một số lợi ích cụ thể như sau:

  • Nhân viên của ACC sẽ tới tận nhà quý khách hàng nhận giấy tờ, tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu của quý khách hàng
  • ACC sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách hàng những vấn đề có liên quan.
  • ACC sẽ hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các tài liệu hồ sơ cần thiết.
  • Chi phí khi sử dụng dịch vụ hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ chuyên viên có chuyên môn, trình độ cao đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

Như vậy, khi khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của ACC sẽ được cung cấp dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng nhất và đạt kết quả cao nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề pháp lý là gì cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến vấn đề pháp lý là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về vấn đề pháp lý là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Trong nghiên cứu hồ sơ phân tích và xác định vấn đề pháp lý đòi hỏi sự tập trung cao và khả năng phân tích của luật sư. Vậy luật sư sử dụng những phương pháp nào trong phân tích và xác định vấn đề pháp lý khi nghiên cứu hồ sơ và giải quyết vụ việc.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Phân tích pháp lý

Khả năng phân tích là một đòi hỏi quan trọng nhất đối với luật sư. Để có thể trở thành luật sư ở Một số thước như Mỹ, Anh , Đức một cá nhân cần có những tố chất “nhà nghề”. Bên cạnh những tố chất cần có trước khi được đào tạo thì sau khi được đào luật sư cần phải có khả năng phân tích vấn đề. Những yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý được đề xuất với luật sư luôn tiềm ẩn trong đó tính phức tạp nội tại và thường ở tình trạng “có vấn đề”, “đang tranh chấp” Nhiệm vụ của luật sư được ví như “phải gỡ một cuộn dây rối”, muốn “gỡ” được luật sư cần phải xem nó “rối” như thế nào, ở đâu và gỡ bằng cách nào? Quá trình phân tích là quá trình luật sư luôn phải đặt ra các câu hỏi để làm rõ các sự kiện của vụ việc. Không dừng lại ở đó, việc phân tích hồ sơ vụ việc luôn đặt trong môi trường kiến thức chuyên môn, là hiểu biết của luật sư về các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng các quy định đó,

Phương pháp phân tích vụ việc, nói đơn giản hơn là những cách thức tiếp cận đề luật sư “bóc tách” thông tin vụ việc, đặt ra các câu hỏi vì tự lý giải các câu hỏi đó với những định hướng về chuyên môn cụ thể. Có một số cách tiếp cận sau thường được các luật sư sử dụng:

[i] Phân tích trên cơ sở diễn biến của sự việc.
[ii] Phân tích theo từng vấn đề
[iii] Phân tích theo yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng [có thể khách hàng đặt ra các câu hỏi cụ thể]

Trong quá trình phân tích không tránh khỏi trường hợp luật sư bị hạn chế bởi các thông tin, tài liệu khách hàng đã cung cấp hoặc các thông tin, chứng cứ khách hàng cung cấp có những mâu thuẫn, không rõ ràng và nếu chỉ dựa vào hồ sơ chưa thể lý giải được. Trong những trường hợp đó, việc luật sư đưa ra những suy diễn, lý giải trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức của luật sư là cần thiết nhưng sẽ là in toàn và tốt hơn nếu luật sư kiểm định suy nghĩ của mình với người trong cuộc – khách hàng của mình để sáng tỏ những thắc mắc, băn khoăn. [ Bạn có thể tham khảo dịch vụ ly hôn nhanh tại Everest ]

Xác định vấn đề pháp lý

Mục đích của việc xác định câu hỏi pháp lý là nhằm tìm đúng quy định pháp luật áp dụng vào vụ việc của khách hàng. Một câu hỏi pháp lý chứa đựng ba thành tố: [i] một hay nhiều sự kiện mấu chốt; [ii] vấn đề pháp lý; [iii] điều luật áp dụng”.

Sự kiện mấu chốt là những sự kiện chính và quan trọng phản ánh nội dung, bản chất pháp lý của vụ việc. Trong tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì sự kiện mấu chốt là việc các bên ký hợp đồng và sự kiện một bên thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Bên cạnh những dấu mốc quan trọng phản ánh bối cảnh chính của sự việc còn có những sự kiện phụ có giá trị bổ trợ, góp phần hoàn thiện nội dung về vụ việc của khách hàng.

Vấn đề pháp lý là một vấn đề được khái quát từ bối cảnh của vụ việc thường được thể hiện dưới hình thức một mệnh đề được nêu ra, cần được luật sư đánh giá. Ví dụ, trong tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Bên nhận chuyển nhượng cho rằng Bên chuyển nhượng đã vi phạm nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành việc ghi nhận tư cách cổ đông của Bên nhận chuyển nhượng vào Sổ cổ đông của công ty. Vấn đề pháp lý có thể được nêu ra là “Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ hoàn tất thủ tục pháp lý để ghi nhận tư cách cổ đông của Bên nhận chuyển nhượng vào Sổ cổ đông của công ty hay không?”

Xác định được vấn đề pháp lý mấu chốt, luật sư sẽ tiếp đáp câu hỏi: luật nào sẽ áp dụng để điều chỉnh, giải quyết vấn lý đã được nhận diện?

Quá trình xác định câu hỏi pháp lý là quá trình luật sư các sự kiện có trong bối cảnh vụ việc với kiến thức pháp lý, kinh nghiệm nghề nghiệp để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh từ vụ việc. Để quá trình này có hiệu quả cao, luật sư cần thực hiện tuần tự, cẩn trọng từ những bước đầu tiên của quy trình nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn, bởi đây là chuỗi mắt xích có quan hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong một số trường hợp, câu hỏi pháp lý của vụ việc khá gần với đề nghị, câu hỏi mà chính khách hàng đã nêu ra. Bên cạnh đó, có những trường hợp có nhiều câu hỏi pháp lý khác nhau cần được giải quyết thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. [Tham khảo danh sách luật sư tư vấn ly hôn tại Everest ] 

Ví dụ:

Bà Lê N, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính NH [Công ty NH], qua quan hệ công việc có quen thân với bà Trần Thu T [bà T] – Chủ tịch Hội đồng thành viên – người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Đầu tư thương mại TĐ [Công ty TĐ].

Vào tháng 12 năm 2016, bà T cho biết công ty TĐ đã có quan hệ làm ăn uy tín với Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng DH [Công ty DH] và đang được mua ưu đãi nhiều xuất đất thuộc Dự án đô thị AT tại huyện H, thành phố HN [Dự án do công ty DH làm chủ đầu tư.

Nếu Công ty NH muốn đầu tư, Công ty TĐ sẽ đứng ra mua hộ sau đó chuyển nhượng lại. Nếu công ty NH trực tiếp mua thì công ty DH sẽ không bán với giá 22 triệu đồng/m². Bà T. có cam kết bằng lời nói, sau đó được ghi nhận tại Bản Cam kết để 27/12/2016 như sau:

Phần chủ thể có thể ghi thông tin hai bên là Công ty NH và Công ty TĐ và chức danh của bà T là Chủ tịch Hội đồng thành viên – người đại diện theo pháp luật của Công ty TD,

– Công ty TĐ sẽ nhận chuyển nhượng giúp Công ty NH 4.468m² đất ở liền kề thuộc Dự án từ Công ty DH với giá 20.000.000 đồng/m². Mỗi ô có diện tích từ 80m² đến 156m² [±10%] và đều nằm trên mặt đường 32m hoặc mặt đường 34m. Nếu không, thực hiện được theo đúng thỏa thuận, sẽ bồi thường cho Công ty NH số tiền chênh lệch theo giá thị trường giữa ô đất nằm trên mặt đường lớn 32m hoặc mặt đường 34m với ô đất nằm trên đường nhỏ tại thời điểm NH được bàn giao đất. .

– Công ty NH sẽ chuyển tiền trực tiếp cho bà T. Công ty TĐ sẽ ký hợp đồng với Công ty NH sau đó chuyển nhượng lại cho Công ty NH.

– Bản cam kết này có ghi tên và chữ ký của bà T. Tuy nhiên, phần ký không ghi tên Công ty TĐ và không đóng dấu Công ty.
Thực hiện thỏa thuận, Công ty NH thông qua người đại diện theo | pháp luật là bà Lê N đã chuyển tiền cho bà T số tiền cụ thể như sau:

Lần Ngày nhận tiền Tổng số tiền [VND]
Lần 1 12/01/2017 2.500.000.000
Lần 2 10/02/2017 6.000.000.000
Lần 3 14/3/2017 5.000.000.000
Lần 4 19/3/2017 5.000.000.000
Lần 5 12/4/2017 9.000.000.000
Tổng cộng 27.500.000.000

Trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến nay, nhận thấy Công ty TĐ và bà T không xuất trình được hợp đồng chuyển nhượng dụng ký với Công ty DH nên Công ty NH đã nhiều lần liên T và Công ty TĐ. Tuy nhiên, bà T chỉ đưa ra các cam kết bằng xong không thực hiện.

Tính đến nay đã quá thời hạn cam kết nhưng bà T và Công ty TĐ vẫn chưa thực hiện công việc đã cam kết với Công ty NH cũng không hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào trong tổng số tiền 27.500.000.000 đồng [hai mươi bảy tỷ năm trăm triệu đồng] đã nhận từ Công ty NH. Đặc biệt, Công ty NH và bà Lê N không tìm được và cũng không thể liên hệ được với bà T bằng bất kỳ hình thức nào. Mặt khác, Dự án không khả thi, thua lỗ nên đã ngừng thì công và triển khai 06 tháng nay.

Bà Lê N đã đến Công ty TĐ tìm hiểu thông tin thì được biết bà T đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty cho nhiều cá nhân và hiện không còn gì liên quan đến Công ty TĐ.

Bà Lê N đến gặp luật sư đề nghị tư vấn để yêu cầu Công ty TĐ thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc bà T – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TĐ nhận số tiền 27,5 tỷ đồng theo Bản cam kết đề ngày 27/12/2016

– Để xác định nghĩa vụ của Công ty TĐ trong vụ việc này, vấn đề pháp lý mấu chốt cần phải xác định là: Bà T giao dịch với Công ty NH với tư cách gì?

– Để xác định được vấn đề nêu trên, cần thiết tìm hiểu thêm các thông tin và đặt ra các câu hỏi và tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Ngoài Bản cam kết đề ngày 27/12/2016, Công ty NH và Công – TĐ có ký thỏa thuận, hợp đồng nào khác hay không?
  • Phương thức chuyển tiền bằng tiền mặt hay chuyển khoản?
  • Nếu tiền mặt thì việc ký nhận như thế nào?
  • Nếu được chuyển khoản thì được chuyển khoản đến tài khoản Công ty TĐ hay tài khoản cá nhân của bà T?
  • Nếu được chuyển vào tài khoản cá nhân của bà T thì sau đó bà T có nộp vào Công ty TĐ hay không?
  • Công ty TĐ đã có những giao dịch gì với Công ty DH liên quan đến việc nhận chuyển nhượng 4.468m² đất tại Dự án Khu đô thị AT hay không?

Quy trình nghiên cứu hồ sơ nêu trên là những gợi ý để luật sư tham khảo, áp dụng trong quá trình tư vấn pháp luật cho khách hàng. Mỗi vụ việc cụ thể có những loại tài liệu, nhóm tài liệu với những yêu cầu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu khách nhau [xem thêm kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án lao động, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính trong các giáo trình khác của Học viện Tư pháp để có thêm thông tin cho phần kỹ năng này]. [ Có thể bạn cũng đang quan tâm dịch vụ soạn thảo đơn ly hôn của Luật Everest ]

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề