Chính sách đổi trả hàng hóa luat viet nam

Nhập lại là việc CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TTS VIỆT NAM nhận lại hàng hóa đã bán cho khách hàng và thanh toán tiền hoặc đổi hàng hóa khác có giá trị tương đương hoặc có giá trị chênh lệch cho khách hàng đó.

2. ĐIỀU KIỆN NHẬP LẠI HÀNG:

Chính sách đổi trả hàng hóa luat viet nam

  • Hàng hóa đã mua trong vòng 03 ngày tại https://toavietnam.net (trừ chủ Nhật - ngày lễ) tính đến thời điểm nhập lại của khách hàng, khi nhập lại khách hàng được hoàn trả lại tiền.
  • Chính sách đổi trả chỉ áp dụng với các sản phẩm phổ thông như Loa, Micro, Tăng âm ... cụ thể liên hệ với hotline (0944750037) để được tư vấn trực tiếp. Không đổi trả các sản phẩm sau: Bộ lưu bản tin ghi âm sẵn, thẻ nhớ, các sản phẩm thuộc dự án...
  • Sau 03 ngày, khách hàng chỉ được trả lại hàng hoặc đổi sang mặt hàng khác khi:

+ Đối với các sản phẩm đã mua trong vòng 15 ngày: Hàng bị lỗi không phải nguyên nhân từ phía khách hàng, đã được Công ty khắc phục nhưng không có kết quả hoặc được nhận bảo hành với thời gian quá với quy chế được Bộ phận kỹ thuật – bảo hành của Công ty xác nhận.

+ Đối với các sản phẩm đã mua ngoài thời hạn 15 ngày sẽ theo chính sách bảo hành của Công ty.

  • Hàng nhập lại và quà khuyến mại đi kèm phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Hàng nhập lại phải sạch sẽ, còn nguyên tem, Serial, phiếu bảo hành, nguyên hình dạng, không xước, biến dạng, cháy nổ…

+ Hàng phải còn đầy đủ vỏ hộp, sách hướng dẫn, đĩa cài đặt (nếu có) và các phụ kiện đi kèm.

  • Nếu sản phẩm thuộc trường hợp hiếm, đặt riêng, đặc biệt đã thông báo trước, chúng tôi xin phép từ chối nhận lại sản phẩm, chỉ hỗ trợ bán hộ nếu quý khách có nhu cầu.

Ghi chú: Khách hàng vui lòng mang sản phẩm cần nhập lại qua nơi mua để được giải quyết theo quy định.

Chính sách đổi trả hàng hóa luat viet nam

3. GIÁ NHẬP LẠI HOẶC ĐỔI TRẢ:

  • Hàng mua trong vòng 03 ngày kể từ ngày mua hàng sẽ được nhập lại theo giá tại thời điểm trả lại hàng (tính theo báo giá linh kiện của Công ty). Trường hợp giá tại thời điểm nhập lại cao hơn giá thời điểm khách mua hàng thì giá nhập lại được căn cứ vào giá tại thời điểm mua hàng.
  • Giá hàng hóa nhập đổi cũng được tính theo nguyên tắc nêu trên.
  • Trường hợp tại thời điểm nhập lại hàng mà loại hàng đó không có trên thị trường hoặc không định được giá của mặt hàng đó thì sẽ cùng thỏa thuận một mức giá hợp lý, cùng căn cứ mức giá này để tính toán.
  • Những trường hợp đặc biệt về nhập lại hàng hóa mà Trưởng phòng kỹ thuật – bảo hành không quyết định được sẽ do Tổng Giám đốc quyết định.
  • Giá cuối cùng tính theo nguyên tắc trên và:

+ Trừ chi phí vận chuyển: đơn giá 10.000 VNĐ/Km

+ Trừ chi phí tài chính, vận hành, kiểm tra thiết bị: 10% tổng giá trị hoàn lại

+ Trường hợp đổi sang sản phẩm có giá trị tương đương hoặc cao hơn: Tại Showroom- kho (không tính bất cứ phí nào), tại địa chỉ khách hàng (tính phí vận chuyển 10.000 VNĐ/Km).

+ Trường hợp đổi sang sản phẩm thấp hơn. Theo nguyên tắc trên, phần chênh sẽ tính 10% chi phí tài chính.

4. THỦ TỤC NHẬP LẠI

Bắt buộc khách hàng phải xuất trình phiếu xuất kho tại Kho và hóa đơn tài chính (nếu có) của mặt hàng cần nhập lại.

Nếu công ty và người mua hàng không tự thỏa thuận hình thức đổi trả hàng hóa và hoàn tiền. Khi đó căn cứ hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng hoặc các thỏa thuận.... bên mua có thể kiếu kiện lên cơ quan chức năng để giải quyết. Quyết định của Cơ quan chức năng là chung thẩm vì bên thua phải chịu các chi phí do kiếu kiện mà có.

Anh A mua một cái máy vi tính xách tay của cửa hàng X. Khi mua hàng nhân viên bán hàng hỏi anh có muốn sử dụng dịch vụ bảo hành không, nếu có thì phải trả thêm 2 triệu đồng cho thời gian bảo hành 1 năm. Còn nếu không, thì anh A không được sử dụng dịch vụ bảo hành miễn phí và dĩ nhiên phải trả phí dịch vụ khi cần sửa chữa. Sau khi nghe nhân viên bán hàng tư vấn, anh A quyết định không sử dụng dịch vụ bảo hành để tiết kiệm 2 triệu đồng.

Chính sách đổi trả hàng hóa luat viet nam
Nhà sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa có nghĩa vụ thu hồi hàng hóa có khuyết tật (ảnh minh họa).

Chỉ hỗ trợ chi phí sửa chữa, chứ không nhận lại máy hư

Sau khi kiểm tra máy tính ở cửa hàng, anh A thấy bình thường nên trả tiền và nhận máy về nhà. Nhưng khi về nhà, anh A mở máy thì máy không hoạt động mà cứ liên tục báo lỗi ổ cứng. Ngay lập tức anh A đem máy tính đến cửa hàng, yêu cầu đổi chiếc máy khác, nhưng bị nhân viên cửa hàng khước từ vì lý do anh A không chịu sử dụng gói bảo hành nên không thể đổi máy tính.

Anh A rất bực mình vì cho rằng mình mới mua máy, chưa sử dụng lần nào mà máy tính đã bị hư, như vậy chiếc máy này bị lỗi ngay từ đầu, nên cửa hàng phải có nghĩa vụ đổi máy tính mới cho anh. Mặc cho anh A phân tích lý lẽ rất nhiều, nhân viên cửa hàng vẫn khăng khăng giữ quan điểm và nói rằng đây là chính sách của công ty và mong anh thông cảm.

Thuyết phục nhân viên không được, anh A đề nghị gặp người quản lý. Sau khi lắng nghe anh A phản ánh, chị quản lý vẫn cho rằng anh A không thể đổi lại máy tính vì không sử dụng gói bảo hành. Chị còn phân tích, trước khi anh A mang máy về nhà, cửa hàng đã kiểm tra máy với sự chứng kiến của anh A và không phát hiện lỗi.

Do đó, anh A đã đồng ý trả tiền và cầm máy về nhà, nên không thể buộc cửa hàng đổi lại máy tính mới cho anh được. Cửa hàng chỉ hỗ trợ sửa chữa máy tính cho anh với mức giảm 50% chi phí. Không đồng ý với cách giải quyết của cửa hàng X, anh A nhờ luật sư tư vấn cách giải quyết trường hợp của anh thế nào.

Điều 447 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền yêu cầu bảo hành như sau: “Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền”. Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện, cụ thể: Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm: 1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; 2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành.

Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới;

3. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;

4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi.

5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;

6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;

7. Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.

Phải thu hồi, nếu hàng hoá bị khuyết tật

Tuy nhiên, trong trường hợp của anh A, do anh đã thỏa thuận với cửa hàng không mua gói bảo hành, như vậy anh không có quyền yêu cầu cửa hàng X, nơi anh mua máy tính thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với chiếc máy đã mua.

Mặc dù vậy, nếu anh A chứng minh được chiếc máy tính mà anh đã mua bị khuyết tật thì anh hoàn toàn có thể yêu cầu nhà sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa có nghĩa vụ thu hồi hàng hóa theo quy định của điều 22 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và bồi thường thiệt hại do hàng hoá có khuyết tật gây ra theo điều 23 của luật này.

Theo đó: 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại điều 24 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 điều này bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa; b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;

  1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 3. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Do đó, nếu anh A chứng minh được chiếc máy tính anh mua có khuyết tật thì anh có quyền yêu cầu nhà sản xuất và đơn vị kinh doanh phải có nghĩa vụ thu hồi lại sản phẩm và bồi thường thiệt hại cho anh. Nếu họ không thực hiện, anh A có quyền khởi kiện các đơn vị này ra tòa án có thẩm quyền.

Từ vụ việc trên cho thấy, khi người tiêu dùng mua bất kỳ sản phẩm nào thì cũng nên kiểm tra kỹ về chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách bảo hành, đồng thời phải lưu giữ kỹ những giấy tờ liên quan đến việc mua sản phẩm như biên lai, phiếu thanh toán, phiếu bảo hành… để có cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tốt nhất cho bản thân nếu có sự cố xảy ra.