Chủ sở hữu top công ty việt nam năm 2024

Năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) được thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ nhằm thực hiện chủ trương tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, khắc phục tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong quản lý doanh nghiệp nhà nước của các bộ, địa phương.

Sau khi được chuyển giao từ các bộ về Ủy ban, 19 tập đoàn, tổng công ty đều sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển liên tục, ổn định. So với năm 2018, đến nay, tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất của 19 doanh nghiệp đã tăng thêm hơn 150 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản tăng hơn 130 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của các đơn vị thuộc Ủy ban đạt 1 triệu 871 nghìn tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 103 nghìn 310 tỷ đồng; tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước hợp nhất đạt 227 nghìn 990 tỷ đồng, tăng cao so với các năm trước.

Lễ ra mắt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018. Nguồn: Ủy ban quản lý vốn nhà nước

Lễ ra mắt Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2018. Nguồn: Ủy ban quản lý vốn nhà nước

Ủy ban đã hoàn thành xử lý hầu hết công việc chuyển giao từ các bộ còn xử lý dở dang, phức tạp, vướng mắc, tồn đọng qua nhiều thời kỳ.

Tiếp nhận vai trò Cơ quan Thường trực và Chủ tịch Ủy ban làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Đến nay, công tác xử lý các tồn tại, yếu kém của nhiều dự án, doanh nghiệp đã có những tiến triển quan trọng và đạt nhiều kết quả tích cực.

Ủy ban cũng đã tăng cường kiểm tra, giám sát về tài chính doanh nghiệp; đốc thúc doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư lớn, quan trọng; chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. (Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. (Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp)

Ủy ban còn làm đầu mối tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp về đầu tư; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước; sắp xếp lại, xử lý đất đai; quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chủ động đề xuất và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ nhiều năm để thúc đẩy tiến độ nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Ủy ban còn chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty chủ động triển khai chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp; thực hiện vai trò dẫn dắt trong xây dựng hạ tầng số, phát triển kinh tế số.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, những kết quả nêu trên đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của việc thành lập Ủy ban là cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiến trình đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà nước.

TTO - Theo bảng xếp hạng Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam được tạp chí Tri Thức Trẻ cập nhật, công bố, tính tới thời điểm hiện tại, 10 tỉ phú giàu nhất sàn chứng khoán đang sở hữu lượng vốn hóa khoảng 377.913 tỉ đồng.

Chủ sở hữu top công ty việt nam năm 2024

Ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, đang bỏ xa nhóm còn lại về quy mô tài sản vốn hóa - Ảnh: TT

Theo danh sách được cập nhật ngày 5-10, tỉ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup - CTCP, tiếp tục dẫn đầu nhóm 200 tỉ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam thời điểm hiện tại. Ông Vượng sở hữu khối tài sản khoảng 156.519 tỉ đồng, bỏ xa nhóm còn lại.

Chín người còn lại trong nhóm 10 tỉ phú dẫn đầu Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam xếp theo thứ tự giá trị tài sản vốn hóa còn có những cái tên quen thuộc như ông Đỗ Anh Tuấn, chủ tịch HĐQT CTCP phát triển Sunshine Homes, có tài sản vốn hóa khoảng 34.523 tỉ đồng.

Ông Hồ Hùng Anh, chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 34.124 tỉ đồng.

Ông Trần Đình Long, chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 33.966 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Đăng Quang, cổ đông lớn tại Công ty CP Masan, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 33.696 tỉ đồng.

Năm người còn lại trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán theo danh sách vừa công bố còn có bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tổng giám đốc CTCP Hàng không Vietjet, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 33.176 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Đạt, chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 17.405 tỉ đồng.

Ông Bùi Thành Nhơn, Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va, sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 12.611 tỉ đồng.

Bà Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng, phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup - CTCP - sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 12.338 tỉ đồng.

Bà Vũ Thị Hiền - vợ ông Trần Đình Long, cổ đông lớn của Tập đoàn Hòa Phát - sở hữu tài sản vốn hóa khoảng 9.555 tỉ đồng.

Danh sách 10 người dẫn đầu về mức độ giàu có trên sàn chứng khoán Việt Nam được tạp chí Tri Thức Trẻ cập nhật, công bố đến thời điểm hiện tại có những khác biệt so với danh sách tỉ phú USD của Việt Nam do tạp chí Forbes (Mỹ) cập nhật đến hết 6 tháng đầu năm nay.

Trong danh sách tỉ phú USD được tạp chí Forbes công bố, Việt Nam hiện có 7 tỉ phú USD, xếp theo thứ tự tài sản gồm ông Phạm Nhật Vượng, ông Bùi Thành Nhơn, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Hồ Hùng Anh, ông Trần Đình Long, ông Trần Bá Dương, và ông Nguyễn Đăng Quang.