Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính? Đó là những bộ phận nào và chức năng ra sao? Tuy là thiết bị rất quen thuộc nhưng chắc hẳn có rất ít người nắm rõ được cấu tạo của dòng sản phẩm này. Vậy máy tính để bàn gồm những bộ phận nào? Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo các bộ phận chính trong máy tính để bàn với từng chức năng cụ thể trong bài viết dưới đây của Ben Computer nhé!

I. Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính?

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

Máy tính để bàn có 6 bộ phận chính

Máy tính được cấu tạo từ rất nhiều các bộ phận khác nhau. Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính là một câu hỏi khá phổ biến, nhiều người còn chưa nắm rõ.

Trên thực tế, máy tính để bàn sẽ có 6 bộ phận chính là: bo mạch chủ, chip xử lý trung tâm (CPU), Bộ nhớ RAM, Card màn hình, Ổ cứng và nguồn. Mỗi bộ phận này sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau, cấu thành một chiếc máy tính đặt bàn hoàn chỉnh.

Tham khảo một số mẫu máy tính để bàn đang được ưu đãi và giảm giá chiết khấu tại Ben Computer!

II. Chức năng từng bộ phận của máy tính để bàn

Sau khi đã biết được máy tính để bàn có mấy bộ phận chính, chắc hẳn bạn sẽ tò mò chức năng của từng bộ phận này. Dưới đây là thông tin về nhiệm vụ của từng bộ phận cấu tạo nên máy tính:

1. Chức năng của bo mạch chủ

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

Bo mạch chính máy tính

Bo mạch chủ (main board) là nơi để kết nối toàn bộ các linh kiện phần cứng của một chiếc máy tính để bàn. Bao gồm: CPU, RAM, ổ đĩa cứng, card VGA… tất cả đều được kết nối trên bo mạch chính.

Chức năng của bo mạch chủ là để điểu khiển tốc độ và luồng dữ liệu của các thiết bị ngoại vi. Đồng thời, nó cũng là nơi cung cấp điện áp lên các linh kiện phần cứng để cho máy tính hoạt động.

2. Chức năng của CPU

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

CPU đóng vai trò xử lý dữ liệu máy

CPU là chip xử lý trung tâm, nó được coi như là bộ não của hệ thống máy tính. Bởi CPU là nơi xử lý mọi thông tin và hành động. Bộ CPU sẽ xử lý mọi dữ liệu, thông tin và hành động trước khi nó được thực hiện ra bên ngoài, hiển thị lên trên màn hình máy tính.

Độ mạnh hay yếu của CPU sẽ phụ thuộc vào nhân (core) và số luồng (threads), đơn vị GHz. Các hệ số này càng cao thì tốc độ xử lý của CPU càng nhanh.

3. Bộ nhớ RAM

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

Bộ nhớ Ram cũng có nhiệm vụ xử lý dữ liệu

Bộ nhớ RAM cũng là bộ phận có ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy tính. RAM là nơi mà mọi dữ liệu sẽ biến mất khi có hành động khởi động lại máy tính.

Hiểu một cách đơn giản, RAM có vai trò chia sẻ một phần công việc cho CPU. Dữ liệu về tất cả các hoạt động mà bạn thực hiện sẽ được RAM ghi nhớ. Sau đó, RAM mới đẩy các dữ lieju đó để cho CPU hoạt động. Dung lượng của RAM càng lớn thì tốc độ xử lý càng nhanh chóng và đa nhiệm hơn.

4. Card màn hình

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

Card màn hình máy tính để bàn để xử lý hình ảnh, video

Về cơ bản, card màn hình có nhiệm vụ về xử lý hình ảnh, video và xuất lên trên màn hình. Card màn hình VGA có 2 loại: kết nối vào khe cắm PCI-EX hoặc tích hợp sẵn trên CPU. Với loại VGA tích hợp sẵn chỉ thực hiện với các công việc nhẹ nhàng, ít sử dụng đồ họa. Còn VGA rời sẽ được sử dụng cho những công việc đòi hỏi đồ họa cao.

5. Ổ cứng

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

Ổ cứng để lưu dữ liệu máy tính

Ổ ứng chính là nơi để lưu dữ liệu. Nơi đây để lưu hệ điều hành, các phần mềm và ứng dụng trên máy tính. Hiện tại có 2 loại ổ cứng là SDD và HDD. Ổ cứng HDD sử dụng công nghệ cũ nên sẽ chậm hơn so với ổ SDD.

6. Nguồn

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

Nguồn cung cấp điện áp, công suất điện cho máy

Một bộ phận tưởng chừng đơn giản nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong máy tính để bàn là nguồn. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp điện áp, công suất cho máy. Bộ nguồn tốt sẽ cung cấp đầy đủ điện áp ổn định cho toàn bộ thiết bị.

Ngoài ra, máy tính để bàn còn có các phụ kiện đi kèm để có thể thực hiện các thao tác là bàn phím và chuột. Các phụ kiện cũng có vai trò quan trọng nên không thể thiếu khi sử dụng.

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính. Cùng với đó là chức năng chi tiết của từng bộ phận. Hy vọng qua những thông tin mà Ben Computer đã chia sẻ sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Xem thêm: Máy tính để bàn cho học sinh

Một chiếc máy tính chúng ta đang sử dụng được cấu thành từ các linh kiện, thiết bị thế nào. Có thể bạn đã biết nhưng có nhiều người chưa biết vậy nên hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp và giới thiệu cho bạn. Các thành phần cơ bản cấu tạo lên một chiếc máy bao gồm bộ xử lý trung tâm CPU (chíp) , RAM, ổ cứng, Mainboard, Nguồn và Card màn hình. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua về các thành phần này nhé.

1. CPU (Central Processing Unit)

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính,thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

Nó được ví như bộ não của con người, là một bộ phận quan trọng trong máy tính và quyết định phần lớn độ mạnh của máy tính.

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

2. RAM (Random Access Memory)

RAM viết tắt của từ Random Access Memory là một loại bộ nhớ khả biến cho phép truy xuất đọc ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ.

RAM hay còn gọi là bộ nhớ tạm thời, tức là mọi dữ liệu trên đây sẽ biến mất sau khi bạn Restart lại máy. RAM cũng là một trong những bộ phận rất quan trọng trong máy tính và nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và hiệu suất làm việc của máy tính.

Trong quá trình máy tính làm việc, CPU sẽ không thể xử lý toàn bộ các tiến trình, công việc được mà cần RAM để lưu lại tạm thời những thông tin mà bạn vừa thao tác trên máy tính. Tránh việc CPU xử lý quá nhiều và không bị quá tải.

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

3. Ổ cứng (HDD hoặc SSD)

Ổ cứng là bộ nhớ của máy tính chứa toàn bộ dữ liệu của bạn, từ ổ hệ điều hành cho đến các chương trình, phần mềm, file văn bản… nói chung là nó sẽ lưu lại tất cả dữ liệu.

Có 2 loại ổ cứng thông dụng mà chúng ta thường sử dụng cho các máy tính Laptop và máy tính PC hiện nay đó là ổ HDD và ổ cứng SSD.

Ổ HDD thì được sử dụng rộng rãi và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với ổ SSD nhưng tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin chậm hơn nhiều so với ổ SSD.

Thông thường ổ cứng SSD được sử dụng để cài đặt hệ điều hành cho máy tính và lưu trữ các chương trình phần mềm cần tốc độ nhanh để chạy.

4. Bộ nguồn (Power Supply hay PSU)

Nguồn máy tính (tiếng Anh: Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp năng lượng cho bo mạch chủ, ổ cứng, ổ quang và các thiết bị khác…, đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động.

Bộ nguồn sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều để sử dụng.

Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hoặc không ổn định sẽ có thể gây nên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị (nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức).

5. Card đồ họa (Graphics Card)

Card đồ họa hay còn gọi là card màn hình là một loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh.

Bộ phận quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ hoạ chính là bộ xử lý đồ họa (Graphic Processing Unit) hay còn gọi tắt là GPU có nhiệm vụ riêng biệt là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh của máy tính.

Tóm tắt gọn hơn thì card đồ họa sẽ quyết định việc chơi game, xem video, học tập về đồ họa trên máy tính đó là tốt hoặc kém.

6. Mainboard (Bo mạch chủ)

Có bao nhiều thiết bị quan trọng của máy tính

Bo mạch chủ hay còn gọi là mainboard/ Motherboard (hay còn được gọi tắt là Mobo hoặc Main) là một bảng mạch in đóng vai trò liên kết các thiết bị thông qua các đầu cắm hoặc dây dẫn phù hợp. Nhờ có bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và phát huy tối đa công năng đạt tới hiệu quả như mong muốn của chiếc máy tính.

Nó được ví như bộ xương của con người, nó là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất.

Tất cả các linh kiện từ RAM, CPU, ổ cứng, card âm thanh, card đồ họa, Pin,..đều được gắn lên Mainboard để máy tính có thể hoạt động được.