Có nên cho be bú nhiều loại bình

Có nên cho trẻ bú bình không có sữa? Nhiều bà mẹ thường để con bú bình mà không có sữa vì nhiều lý do khác nhau như không muốn bé ăn quá no, chiều theo sở thích của bé… Tuy nhiên, liệu cách làm này có đúng không và cho em bé bú bình đúng cách như thế nào? Tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây để biết cách cho con bú sữa bình sao cho hợp lý.

1/ Có nên cho trẻ bú bình không có sữa không?

Trước nỗi băn khoăn có nên cho trẻ sơ sinh bú bình mà không có sữa không, các chuyên gia cho rằng không nên. Rất nhiều em bé thích ngậm núm ti ở bình sữa nhưng ba mẹ không nên chiều theo ý con. Việc bú bình không có sữa sẽ khiến con dễ bị đầy hơi và chướng bụng. Sau đó, con sẽ biếng ăn và tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé chậm tăng cân, chậm lớn.

Có nên cho be bú nhiều loại bình

Biết được có nên cho trẻ bú bình không có sữa không, ba mẹ cũng cần lưu ý khi cho trẻ bú bình có sữa. Để tránh không khí lọt vào khiến bé đầy hơi, hãy cầm ngang bình sữa cho bé ăn. Sau khi con ăn xong, ba mẹ có thể vỗ ợ hơi cho bé trước khi để con thoải mái chơi đùa hoặc ngủ.

2/ Những lời khuyên khi cho bé bú bình

Cho bé bú sữa bình đúng cách là điều mà ba mẹ nên làm để vừa giúp bé ăn đủ no, vừa không gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ. Cho dù mẹ cho con bú bình bằng sữa mẹ hay sữa công thức, đều cần chú ý một số điều dưới đây để không mắc phải sai lầm trong cách cho bé bú sữa bình.

Chú ý tư thế cho bé nằm

Nên cho bé bú bình hay bú trực tiếp? Dù là cách cho bú nào, mẹ cũng cần chú ý không nên để bé nằm duỗi thẳng vì bé rất dễ bị ọc sữa.Tốt nhất là bạn nên đặt đầu của bé cao hơn và để con hơi nằm ngửa. Sau khi bé ăn xong, bế cao đầu con để bé ợ hơi trước khi cho bé ngủ hoặc chơi đùa.

Đảm bảo lỗ ở núm ti không quá to

Có nên cho trẻ bú bình nhưng mẹ cần nhớ chọn bình có kích thước lỗ núm ti không quá to. Nếu lỗ to, sữa chảy ra sẽ nhiều khiến bé dễ bị sặc. Trong khi đó, lỗ quá nhỏ lại khiến con bú được ít và khó chịu. Ngoài chú ý việc có nên cho trẻ bú bình không có sữa không, bạn cũng cần đảm bảo chất liệu an toàn của núm ti để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Có nên cho be bú nhiều loại bình

Hạn chế đi lại khi cho bú

Nhiều bà mẹ có thói quen đi lại khi cho bé bú vì con không chịu bú. Thế nhưng, việc đi lại và đổi nhiều tư thế như vậy sẽ càng khiến bé dễ bị đầy hơi và chướng bụng. Bởi vậy, nên cho con bú bình hay bú mẹ thì mẹ cần nhớ ngồi một chỗ trong cả hai quá trình này.

Cầm bình sữa ngang khi cho bé bú

Bình sữa giúp bé bú nhanh có thể phụ thuộc vào sự kiểm soát của mẹ. Khi cho con bú, hãy cầm bình sữa ngang để hạn chế nguy cơ không khí lọt vào núm ti và khiến bé bị đầy hơi.

Trông trẻ khi con đang bú

 Nhiều bà mẹ băn khoăn có nên vắt sữa cho bé bú bình không vì thời gian bận rộn không cho phép. Tất nhiên là mẹ có thể vắt sữa ra bình rồi cho bé uống nhưng hãy nhờ ai đó trông trẻ khi con đang bú bình để đảm bảo con không bị sặc do sữa chảy ra quá nhiều. Ngoài ra, cũng cần chú ý cho bé bú bình bao nhiêu là đủ để con không bị quá no, gây khó chịu.

Có nên cho be bú nhiều loại bình

Không nên ép bé ăn thêm

Nên cho con bú bình hay bú trực tiếp? Thực ra, mỗi cách đều sẽ có ưu điểm riêng, chẳng hạn bú bình sẽ giúp mẹ biết được con bú được bao nhiêu, nhiều hay ít. Tuy nhiên, nếu thấy bé ăn được ít hoặc chưa đủ no, cũng không nên ép bé ăn thêm. Hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé không chịu ăn hoặc ăn ít đi để biết được tình trạng cơ thể con.

Không nên để bé thật đói mới cho ăn

Ngoài vấn đề có nên cho trẻ bú bình không có sữa không, các mẹ cũng cần chú ý không nên để bé thật đói mới cho bé bú. Bởi lẽ, khi đói, con sẽ nhắm chặt mắt và khóc, nên rất khó để đưa bình sữa vào miệng bé. Ngoài ra, cho bé bú lúc đói cũng dễ khiến con bị sặc sữa vì con bú quá nhanh. Bởi vậy, các mẹ nên phân bổ các lần bú đều đặn trong ngày cho con.

Không nên để bé ngậm bình sữa khi ngủ

Có nên cho con bú bình nhưng ba mẹ cần chú ý không để bé ngậm bình sữa khi ngủ. Theo phản xạ, bé có thể dễ bị sặc sữa do vẫn ti khi ngậm bình. Hơn nữa, con cũng có nguy cơ bị sâu răng do ngậm ti như vậy, nhất là với các bé lớn tuổi hơn.

Có nên cho be bú nhiều loại bình

Kiểm tra nhiệt độ sữa

Khi mẹ đã cai sữa cho bé, có nên cho bé bú bình hoàn toàn nhưng cần chú ý kiểm tra nhiệt độ sữa trong bình pha. Tùy từng loại sữa mà nhiệt độ pha sẽ thích hợp khác nhau, từ 40-60 độ C. Trước khi cho con bú bình, hãy dốc sữa ra xem có quá nóng không nhé.

Nhìn chung, có nên cho trẻ bú bình không có sữa không thì câu trả lời là không. Ba mẹ cần chú ý không để con ngậm núm ti mà không có sữa vì sẽ khiến con đầy hơi và biếng ăn hơn. Ngoài ra, hãy lưu ý không mắc phải những sai lầm khi cho trẻ bú bình để đảm bảo con nhận đủ dinh dưỡng và bú bình đúng cách, an toàn.

Có nên cho be bú nhiều loại bình
Có nên cho be bú nhiều loại bình

Cho con bú nhiều hơn luôn là mong muốn của không ít ông bố bà mẹ vì lo sợ bé gầy, ốm yếu hoặc cân nặng thua kém các bé cùng tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận với ý định trên khi cho trẻ sơ sinh bú nhiều hơn mức cần thiết. Vậy trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh không thể nói được khi nào bé đã no và muốn ngừng lại cữ bú. Nhưng có nhiều cách để biết liệu trẻ có nhận được lượng sữa thích hợp đồng thời liệu bạn có cho con bú nhiều quá mức không. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bú quá nhiều, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh tình trạng này nhé!

Những lý do thường khiến nhiều bố mẹ để bé bú lượng sữa nhiều hơn mức cần thiết bao gồm:

  • Cho bé bú bằng bình: Trẻ nhỏ bú sữa công thức có nguy cơ bị bố mẹ cho bú nhiều hơn so với bú mẹ bởi các bình sữa thường có cơ chế đẩy sữa ra liên tục, do đó dù cho con đã no thì bé vẫn có thể tiếp tục nhận được sữa nếu bạn để núm vú trong miệng con quá lâu.
  • Bình sữa lớn: Một nghiên cứu đưa ra nhận định rằng trẻ sơ sinh bú từ các bình bú có kích thước lớn thường bị quá tải so với dạ dày. Do đó, trẻ dễ có xu hướng trở nên thừa cân. Ngoài ra, nếu bạn dỗ dành con để bé uống hết sữa trong bình, bất kể kích thước ra sao cũng không tốt bởi điều này hoàn toàn có thể dẫn đến việc cho con bú nhiều hơn định mức.
  • Ép bé bú: Khi trẻ bú quá no, bé sẽ đưa ra các dấu hiệu cho bạn, bao gồm quay mặt đi hoặc ngừng ngậm núm vú. Do tâm lý sợ bé không đủ sữa, một số bố mẹ sẽ dỗ bé bằng cách đặt núm vú liên tục vào miệng con, khiến trẻ phải miễn cưỡng nhận thêm lượng sữa không cần thiết.
  • Sử dụng bình sữa sai cách: Bố mẹ đôi lúc sử dụng bình sữa như một cách để làm dịu em bé mỗi khi trẻ quấy khóc, do vậy dẫn đến hành động cho con bú nhiều nhưng không cần thiết. Để tránh điều đó, hãy sử dụng núm vú giả cho bé thay vì bình sữa nhằm dỗ dành con.
  • Cho con ăn bột hoặc cháo sớm: Bạn tránh cho bé ăn các thức ăn dặm sau khi trẻ được bốn tháng tuổi. Bắt đầu tiếp nhận những thực phẩm mới quá sớm có thể làm cho bé ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể và điều đó chẳng khác gì hành động cho con bú nhiều quá mức.

Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không? Dấu hiệu bạn cho con bú nhiều quá mức

Đôi khi bạn có thể cho con bú quá nhiều mà không biết, nhưng Hello Bacsi sẽ mách bạn các dấu hiệu để bạn nhận biết:

1. Liên tục nhổ sữa

Dấu hiệu này hơi rắc rối bởi vì đôi khi trẻ sơ sinh có thể bị trào ngược do một thứ khác gây ra. Nếu bạn nhận thấy rằng em bé quay mặt đi khỏi bình một vài lần trong khi đang cho bú. bé không chịu bú mẹ và sau đó phun sữa ra có thể là dấu hiệu cho thấy người lớn để trẻ bú quá nhiều.

2. Hay quấy khóc

Hãy liên tưởng một chút đến bản thân, khi ăn quá no, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau dạ dày và không thoải mái. Trẻ sơ sinh cũng có cảm giác tương tự nếu người lớn cho con bú nhiều hơn lượng sữa bé cần, từ đó dẫn đến hiện tượng bé cáu gắt, quấy khóc để thể hiện sự khó chịu. Thêm vào đó, bé có khả năng nôn ói khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các thói quen đi ngoài của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi liên tục trong năm đầu tiên của cuộc đời. Theo các chuyên gia, nếu muốn xác định xem con có bú đủ sữa hay không thì hãy quan sát số lượng tã bé sử dụng mỗi ngày, con số ước lượng thông thường khoảng 8 cái. Điều này áp dụng cho hầu hết các bé lớn hơn 6 tuần tuổi. Nếu bạn thay tã lên đến 12–14 lần một ngày, có thể đây là dấu hiệu bé bú khá nhiều sữa. Tuy nhiên, vẫn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định tình trạng này là bình thường và sức khỏe con vẫn ổn định.

4. Phân quá lỏng

Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không? Một phần trong quá trình phân tích sức khỏe của con là hành động kiểm tra phân thải ra. Các em bé bú sữa bột sẽ có phân màu bơ đậu phộng, kết cấu lớn, khá mềm. Thỉnh thoảng, phân cũng sẽ chuyển sang màu vàng hoặc nâu xen lẫn màu xanh. Khi nhận thấy thiên thần nhỏ thường xuyên đi ngoài ra phân rất lỏng, đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang cho con bú nhiều sữa quá mức.

5. Ợ hơi nhiều

Nếu em bé ợ hoặc bé xì hơi rất nhiều, đây có thể là lúc bạn nên ước lượng lại lượng sữa bé đang được hấp thu mỗi ngày. Việc cho con bú nhiều quá mức cũng sẽ khiến trẻ bị quá tải lactose và dạ dày không đủ enzyme để tiêu hóa hết, từ đó bé cần phải ợ hay xì hơi nhằm cảm thấy dễ chịu hơn.

6. Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không? Bé ngủ khó hơn

Uống nhiều nước trước lúc lên giường ít nhiều đều khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Đối với người lớn, bạn sẽ cần đi vệ sinh từ 2–3 lần hoặc cảm thấy đầy bụng và không thực sự thoải mái. Đối với trẻ sơ sinh, các chuyên gia nói rằng trong trường hợp nếu con thường xuyên ngủ không ngon, thường xuyên thức giấc vào lúc nửa đêm thì bạn nên xem xét lại khẩu phần sữa bé uống bởi đây có thể là nguyên nhân.

7. Tăng cân nhiều hơn chuẩn trung bình

Cho đến tận bây giờ, có không ít bố mẹ, ông bà thích những em bé bụ bẫm và có phần mập mạp vì nghĩ rằng điều này chứng tỏ các con đang phát triển ổn định, có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, sự thật đôi khi lại trái ngược.

Bạn hãy theo dõi cân nặng của con thường xuyên, nếu bé tăng cân đều đặn và nằm trong phạm vi được cho phép, thiên thần nhỏ đang có chiều hướng phát triển tốt. Mặt khác, trong trường hợp bác sĩ ghi nhận quá trình tăng cân bất thường cùng quan ngại bé bị béo phì, bố mẹ có thể giảm lượng sữa của con.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mẹ nên cho bé bú bao nhiêu lần một ngày?

Trẻ sơ sinh bú nhiều có sao không? Hậu quả khi cho con bú quá nhiều

Trẻ sơ sinh uống nhiều sữa có tốt không? Nhận được lượng sữa nhiều hơn nhu cầu thực sự của cơ thể có khả năng khiến con yêu gặp phải một trong các tình trạng như:

  • Thừa cân và béo phì: Vì trẻ sơ sinh liên tục tiếp nhận sữa, bé cũng đồng thời hấp thụ một lượng lớn calo và dần tích lũy trong cơ thể nhưng lại không được đào thải đúng cách, từ đó tạo nên hiện tượng thừa cân.
  • Trào ngược dạ dày: Nếu em bé mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản, cho con bú nhiều hơn có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng vì những triệu chứng sẽ khiến con vô cùng khó chịu.
  • Nôn mửa: Khi quá no, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầy nôn nửa, nôn liên tục trong thời gian dài có thể khiến dạ dày tiêu hóa kém, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.

Hello Bacsi xin chia sẻ một số biện pháp giúp con yêu tránh gặp phải các vấn đề được đề cập bên trên:

Cho con bú mẹ

Bạn sẽ hạn chế được hành động vô tình cho con bú nhiều khi bé được bú sữa mẹ. Dù cho em bé ngậm núm vú lâu sau khi đã hết cữ bú, con cũng sẽ không nhận được nguồn sữa liên tục như bú sữa bình.

Sử dụng bình sữa đặc biệt

Bạn hãy tìm hiểu các loại bình sữa được thiết kế điều chỉnh áp suất không khí bên trong bình sữa và điều tiết lượng sữa chảy ra theo đúng nhịp điệu mà bé bú sữa mẹ.

Cho con bú theo cữ

Bạn nên duy trì lịch trình cho bú cố định và con sẽ dần làm quen với điều này. Nếu con thường đói quen cử, hãy cố gắng cho trẻ được bú đúng giờ để tránh việc người lớn bù đắp bằng cách cho con bú nhiều hơn vào cữ sau.

Đợi đến khi con đói

Hãy quan sát các dấu hiệu đói ở bé yêu như việc bé mút ngón tay hoặc di chuyển môi khi ai đó chạm vào miệng con. Trẻ sơ sinh nếu đói sẽ ngậm núm vú ngay lập tức và dĩ nhiên là hãy cho con ăn ngay trong thời điểm này.

>>> Bạn có thể quan tâm: Có nên cho trẻ bú đêm? Khi nào nên tập cho trẻ bỏ bú đêm?

Cho con bú nhiều hơn mức cần thiết là một vấn đề có thể phòng tránh dễ dàng bằng cách tuân theo các phương pháp cho ăn phù hợp. Ngoài ra, hãy lưu ý đến các dấu hiệu trẻ sơ sinh đã bú vượt mức cần thiết và cách điều chỉnh lại để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.