Công chứng ở đâu

Trong tất cả các thủ tục giấy tờ thì CMND, Căn cước công dân chắc là loại giấy tờ có nhu cầu công chứng nhiều nhất. Giấy CMND, CCCD hay mọi loại giấy tờ khác thực ra đều có thể công chứng ở rất nhiều địa điểm. Tuy nhiên với những người không quen làm thủ tục giấy tờ thì nhiều khi không biết công chứng CMND ở đâu.

Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn và giải đáp những câu hỏi như công chứng CMND, CCCD ở đâu? Có cần bản gốc không? Cần mang theo những gì? Làm ở đâu thì nhanh nhất? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn làm công chứng CMND một cách nhanh và thuận tiện nhất.

Công chứng CMND, CCCD ở đâu?

Theo quy định tại luật công chứng 2014 ban hành bởi Quốc Hội thì các loại giấy tờ tùy thân như CMND [Căn cước công dân] có thể được công chứng ở nhiều địa điểm khác nhau. Các đơn vị có thể công chứng CMND, CCCD chúng tôi sẽ liệt kê dưới đây:

  • Phòng công chứng thuộc các phường, xã, thị trấn, quận, huyện… thuộc các tỉnh, thành toàn quốc.
  • Văn phòng công chứng tư nhân trên toàn quốc.

Tuy nhiên nếu như CMND của bạn cần phải dịch thuật sang tiếng nước ngoài thì chỉ có thể công chứng ở 2 cơ quan dưới đây:

  • Phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện.
  • Văn phòng công chứng tư nhân trên toàn quốc.

Xem thêm: Văn Phòng Công Chứng có Dịch Thuật không? | Hỏi đáp FAQ

Công chứng CMND có thể làm ở rất nhiều địa chỉ khác nhau

Công chứng CMND, CCCD cần gì? Thủ tục thế nào?

Thủ tục công chứng CMND, Căn cước công dân hay các loại giấy tờ khác được quy định tại nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Quy định về công chứng, sao y Chứng minh nhân dân và các giấy tờ khác được quy định dưới đây.

  1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính CMND, CCCD làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
  2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
  3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Lưu ý:

  • Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Công chứng CMND chỉ cần mang CMND là được, nếu có cả bản photo thì càng tốt

Công chứng CMND, CCCD có cần bản gốc không?

Bản chất của công chứng là xác thực sự chính xác, tránh giả mạo giấy tờ. Chính vì vậy theo luật công chứng thì chắc chắn khi công chứng tất cả mọi loại tài liệu giấy tờ thì đều cần có bản gốc. Việc công chứng CMND, CCCD không cần bản gốc chỉ là lách luật của các đơn vị làm dịch vụ công chứng.

Thường công chứng CMND không có bản gốc là trái luật và các đơn vị làm công chứng sẽ rất ngại làm dịch vụ này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp như đang bị thất lạc bản gốc, đang chờ cấp lại thì có thể liên hệ các văn phòng công chứng tư nhân để hỏi thêm nhé.

Công chứng CMND, CCCD ở đâu nhanh nhất?

Công chứng CMND, CCCD là một thủ tục rất đơn giản chỉ vì giấy tờ chỉ có ít trang. Chính vì vậy công chứng nhanh hay chậm tùy thuộc vào đơn vị thực hiện công chứng.

Thường thì công chứng CMND, Căn cước công dân ở các cơ quan nhà nước sẽ lâu hơn so với công chứng tại các văn phòng công chứng. Tuy nhiên nếu đơn vị nhận hồ sơ giấy tờ của bạn yêu cầu phải công chứng tư pháp thì cần công chứng tại các cơ quan nhà nước.

Như vậy để có thể công chứng Chứng Minh Thư, CCCD một cách nhanh nhất thì nên làm tại các văn phòng công chứng tư nhân. Để tìm được địa chỉ văn phòng công chứng vui lòng tìm từ khóa “Văn phòng công chứng + Địa chỉ của bạn”. Ví dụ: Văn phòng công chứng ở Hà Nội, văn phòng công chứng ở tp HCM…

Dịch thuật công chứng CMND, CCCD ở đâu?

Nếu bạn muốn dịch thuật và công chứng chứng minh nhân dân, căn cước công dân thì có thể làm ở các văn phòng công chứng tư nhân hoặc phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện ở địa phương của bạn. Tuy nhiên với CMND, CCCD dịch thuật ra tiếng nước ngoài thì không công chứng được tại phòng công chứng các phường, xã.

Bản dịch sang tiếng nước ngoài của CMND, CCCD cần được công chứng tại các văn phòng công chứng hay phòng công chứng thuộc sở tư pháp các quận huyện. Các công ty dịch thuật có nhận làm dịch vụ dịch thuật công chứng trọn gói có thể lấy ngay trong ngày.

Câu hỏi thường gặp FAQ

Công chứng CMND ở nơi khác được không?

Bạn có thể công chứng CMND ở nơi khác chứ không cần phải ở địa phương của mình.

Văn phòng công chứng có công chứng CMND không?

Văn phòng công chứng tư nhân có hỗ trợ công chứng CMND.

Công chứng CMND có cần hộ khẩu không?

Công chứng CMND không cần hộ khẩu? Chỉ cần CMND bản gốc là công chứng được rồi.

Công chứng CMND bao nhiêu tiền?

Phí công chứng CMND tùy thuộc vào đơn vị làm. Dao động khoảng 2.000 -10.000 VNĐ

Bản sao công chứng CMND có thời hạn bao lâu?

Bản sao công chứng CMND có thời hạn bằng với CMND được công chứng.

Công chứng CMND có cần bản gốc không?

Theo luật thì công chứng CMND cần bản gốc. Tuy nhiên trường hợp thiếu cũng có đơn vị chấp nhận được.

Công chứng CMND dùm được không?

Bạn có thể công chứng CMND hộ người khác được. Cần mang theo CMND gốc của người đó.

Công chứng giấy tờ bản sao là giấy tờ bắt buộc trong nhiều thủ tục hành chính. Cá nhân khi làm hồ sơ đi làm, đi học,… cũng phải bắt buộc cần bản sao giấy tờ công chứng để hoàn thành thủ tục. Tuy nhiên, đi đâu để công chứng, chứng thực giấy tờ bản sao là một câu hỏi rất nhiều người thắc mắc.
Để biết rõ công chứng giấy tờ bản sao ở đâu thì hãy cùng Dotary tìm hiểu câu trả lời trên cơ sở quy định của pháp luật nhé!

Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính được quy định tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp] có thẩm quyền và trách nhiệm:

a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c] Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ] Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã] có thẩm quyền và trách nhiệm:

a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

d] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ] Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e] Chứng thực di chúc;

g] Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h] Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài [sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện] có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng [sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng].

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được những nơi có thể công chứng giấy tờ bản sao theo quy định pháp luật. Hoạt động công chứng là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong giao dịch, làm chứng cứ pháp luật.

Thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng truy cập nguồn tin khi sử dụng trong trích dẫn pháp lý.

Công ty cổ phần giải pháp công nghệ số DOTARY

Địa chỉ: Tầng trệt Trung tâm Việc làm Thanh niên, số 41 Cách Mạng Tháng 8 , Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Phone: 0907765235 [Hotline]

Email:

Website: //dotary.vn/

Fanpage: //www.facebook.com/dotary.vn

Video liên quan

Chủ Đề