Công nghiệp hóa chất việt nam thế giới năm 2024

(ANTV) - Xác định bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là nghĩa vụ, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang không ngừng nâng cao nhận thức, ưu tiên ứng dụng các đề tài, sáng kiến mới. các công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn, Quận 7, TP. HCM; Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Doanh nghiệp TP. HCM phối hợp với Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam –VIETFAIR tổ chức “Triển lãm Quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp tại TP. HCM – VINAMAC EXPO 2023. Với quy mô gần 1.000 gian hàng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong khuôn khổ chương trình còn có Ngày hội Tự động hóa TP.HCM: Chuyển đổi số hướng đến phát triển bền vững...tọa đàm về “Ngành công nghiệp hóa chất, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật” hướng tới tăng trưởng xanh.

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoài Quốc, Chủ tịch Hội Tự động hóa TP. HCM cho biết: Năm nay hội giới thiệu công nghệ robot, tức là phối hợp giữa người với máy trong một cái hệ thống ta gọi là Crobot Palestine Zing, tức là nó sắp xếp các cái kiện hàng lên trên cái Palet có sự phối hợp giữa người và robot. Đây là một cái công nghệ mà tôi cho rằng nó hết sức là hữu ích. Bởi vì các cái nhà máy sản xuất thì đều rất cần.

Ông Vũ Anh Tuấn, Tổng Thư ký Hội Tin học TP. HCM cho rằng: Đưa trí tuệ nhân tạo vào trong các ứng dụng phần mềm cũng như các điều khiển tự động như robot và các thiết bị khác. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có các hội thảo để chia sẻ cho các doanh nghiệp sản xuất về những ứng dụng để làm sao chúng ta nâng cao cái năng lực sản xuất cũng như tối ưu hóa dây chuyền bằng cách là đưa công nghệ tự động vào.

Các hoạt động hội thảo – tọa đàm, giao thương B2B, hội thi tay nghề... diễn ra đã giúp các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. tăng cường công tác tiếp thị, góp phần giúp nhà đầu tư quốc tế nắm bắt được nhu cầu, thông tin về tình hình đầu tư tại Việt Nam, tiếp cận với các bạn hàng trực tiếp, giảm dần các khâu trung gian. tối đa hóa hiệu quả và cơ hội kinh doanh cho các đơn vị. trong đó có các doanh nghiệp ngành hóa chất.

Ông Nguyễn Văn Ngân, Giám đốc Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam cho biết: Kết nối giao thương với với với thế giới và thế giới tới Việt Nam là một trong những yếu tố rất quan trọng để cho ngành công nghiệp hóa chất nói chung và ngành là phân bón, thuốc trừ sâu rồi là hóa chất cơ bản cũng như là sơn vật liệu phủ hay là máy móc thiết bị, ngành hóa chất hay là keo, băng keo, chất kết dính cũng như là cao su, nhựa thì một trong những thứ mà cái yếu tố giao thương với với quốc tế là nó mang một cái động lực là mang tính thúc đẩy cái ngành công nghiệp hoạt chất phát triển.

Ngày 16-6-2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 với quan điểm phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp hóa chất, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn…

Ông Phùng Mạnh Ngọc, Cục Trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công thương cho biết: Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Công thương cũng được đã được Chính phủ giao và sắp tới sẽ trình ra Thường vụ Quốc hội, đó là việc sửa đổi Luật hoá chất. Đây là cái việc rất quan trọng trong những năm tới. Việc đòi này cũng giúp chúng ta làm căn cứ để có thể thúc đẩy việc phát triển nền công nghiệp hóa chất Việt Nam là nền công nghiệp hiện đại.

Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó tổng Giám đốc, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chia sẻ: Chúng tôi có những cái định hướng để đổi mới công nghệ sản xuất và đảm bảo các cái quy định về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ và các sản phẩm của chúng tôi làm ra đều là thân thiện với môi trường và đảm bảo cái sự tăng trưởng xanh, bền vững.

Chiến lược của Chính phủ đề ra mục tiêu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm và tỷ trọng ngành công nghiệp hóa chất so với toàn ngành công nghiệp đạt khoảng 4-5% vào năm 2030. Bên cạnh đó, chuyển mạnh chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất từ số lượng sang chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm, khuyến khích các dự án FDI đầu tư vào các lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên. các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao./.

Công nghiệp hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và là ngành sản xuất lớn thứ 5 toàn cầu. Theo báo cáo “Ngành công nghiệp hóa chất toàn cầu: Thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết các thách thức về tính bền vững của thế giới” của Hiệp hội Hóa chất quốc tế, ngành này đóng góp ước tính 5.700 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới thông qua các tác động trực tiếp, gián tiếp tương đương với 7% GDP của thế giới và hỗ trợ 120 triệu việc làm trên toàn thế giới.

Do đó, kinh tế tuần hoàn không chỉ là chiến lược quan trọng đối với toàn cầu, đối với từng quốc gia mà còn đối với từng doanh nghiệp; và chính vì vậy các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và doanh nghiệp hóa chất phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn cũng chính là đã góp phần cho cả nền kinh tế của quốc gia phát triển theo xu thế kinh tế tuần hoàn.

Nhìn nhận về kinh tế tuần hoàn, nhiều chuyên gia cho rằng, thực tế, có rất nhiều nước đang theo đuổi và đã luật hóa các quy định liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn. Đáng chú ý, ngành công nghiệp hóa chất là ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên (quặng apatit, than đá, dầu mỏ…), đồng thời cũng là ngành phát sinh ra nhiều chất thải nguy hại. Nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hiện nay chưa được sử dụng hiệu quả hoặc chưa được xử lý triệt để.

Liên quan đến nội dung này ông Nguyễn Hoài Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dow Việt Nam - cho hay, hiện Dow đã và đang thực hiện 4 dự án về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Trong đó có dự án tiêu biểu như trải 1,4 km đường tại Khu công nghiệp DEEP C (Hải Phòng) từ nhựa tái chế. Tại dự án này, Dow Việt Nam đã kết hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hải Phòng (URENCO Hải Phòng) thu gom bao bì nhựa dẻo để tái chế. Rác thải nhựa này được làm sạch, phơi khô và nghiền nhỏ trước khi trộn với nhựa đường asphalt ở nhiệt độ từ 1.500-18.000 độ C.

Với Dự án làm đường từ rác thải nhựa ở DEEP C Hải Phòng là một ví dụ điên hình cho sự đồng hành giữa doanh nghiệp và Chính phủ trong chiến lược phát triển bền vững nói chung và hưởng ứng kịp thời lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về chống rác thải nhựa nói riêng.

Phâ tích rõ hơn, TS. Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cho hay: Xuất phát từ nhu cầu tự thân, cũng như xu hướng chung của thế giới về việc định hướng hóa học thành hóa học xanh, ưu tiên thúc đẩy các dự án về hydro xanh, amoniac xanh, ngành phân bón của Việt Nam thời gian qua cũng tích cực triển khai các dự án xanh, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Điển hình là một số nhà máy ure đã triển khai thành công quá trình thu hồi CO2 trong sản xuất, để tái tổng hợp thành phân ure như: Nhà máy Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ, Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc....

Cần xây dựng chiến lược phù hợp theo hướng xanh, thân thiện với môi trường

Việc phát công nghiệp hoá chất theo mô hình của kinh tế tuần hoàn hiện vẫn còn nhiều rào cản và cần sự chung tay của các Bộ, ngành để có cơ chế khuyến khích kịp thời. Cụ thể vẫn còn nhiều rào cản về công nghệ, vốn, cơ chế, chính sách.

Hiện ngành hóa chất trong nước ngày càng phải thích ứng, đổi mới công nghệ để đáp ứng những yêu cầu của quốc tế trong nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, để đổi mới công nghệ đòi hỏi tiềm lực tài chính. Trong khi đó, ngành hóa chất của Việt Nam vẫn còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn khiêm tốn. Việc phát triển ngành đặc thù này đòi hỏi thời gian dài, vốn đầu tư lớn, trong khi thu hồi vốn chậm... và cần có một cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp khuyến khích đầu tư.

Trao đổi thêm về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hóa chất, TS. Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho biết, hiện Bộ đang xây dựng dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ về dự án xanh, chuyển đổi xanh... Trong thời gian tới, sẽ có những cơ chế tài chính riêng của Nhà nước hỗ trợ cho những dự án xanh, thương mại xanh để góp phần khuyến khích nền kinh tế tuần hoàn.

Một số chuyên gia cũng đưa khuyến nghị, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu, ban hành và “luật hóa” hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn cho việc sử dụng, tái chế chất thải trong ngành hóa chất. Từ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn này, các đơn vị mới có cơ sở để có thể phát triển và thương mại hóa được các sản phẩm tái chế.

Các chuyên gia cũng nhận định, phát triển công nghiệp hóa chất theo hướng tuần hoàn, bền vững là một xu hướng tất yếu. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất cần xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp; ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng xanh, thân thiện với môi trường. Bên cạnh sự chủ động, nỗ lực của các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng cũng cần có những hỗ trợ ưu đãi về tài chính, tìm đầu ra cho các sản phẩm được tái chế cho các doanh nghiệp

Theo Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) thời gian tới việc sửa đổi Luật Hoá chất sẽ giúp hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý chặt chẽ hoạt động hóa chất hướng tới tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo vệ con người, môi trường trước những tác động nguy hại của hóa chất; thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, an toàn, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng của thế giới về kinh tế tuần hoàn, hóa học xanh.