Cuộc thi giải toán bằng bàn tính tay năm 2024

Bà Vương Thị Hiên - Giám đốc Hệ thống giáo dục Vina Soroban (bên phải) trao thưởng cho các thí sinh

Bà Vương Thị Hiên - Giám đốc Hệ thống giáo dục Vina Soroban – cho hay: sau 3 lần tổ chức ở các vùng miền, đây là lần đầu tiên Hệ thống tổ chức cuộc thi toàn quốc. Kết quả cho thấy, sau khi học từ 6 tháng trở lên, các con đều thích thú học toán tư duy, tăng khả năng ghi nhớ, tăng khả năng tập trung và kĩ năng giải quyết vấn đề.

Tại Cuộc thi, thí sinh phải trải qua các phần thi: nhìn tính, nghe tính cùng công cụ là đôi tay và bàn tính. Các thí sinh đã cùng đua tài vượt qua 3 vòng thi để chọn ra quán quân.

Em Phan Nguyễn Đăng Khôi và mẹ của mình là chị Nguyễn Thị Triều Tuyên

Thí sinh Phan Nguyễn Đăng Khôi (11 tuổi) đến từ Quảng Nam đã xuất sắc giành ngôi vị quán quân Cuộc thi Toán tư duy “Siêu nhí đấu trí” ở phần thi khó nhất là “nghe tính”.

Theo các chuyên gia, Toán tư duy còn được gọi là Finger Maths, sử dụng đôi bàn tay để tính kết hợp với tính nhẩm. Đây là phương thức học Toán còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã rất phổ biến ở nhiều nước như: Nhật Bản, Trung Quốc.

Nghiên cứu của Đại học Shinshu (Nhật Bản) đã chỉ ra rằng, việc kết hợp giữa tay (bàn tính) và não (tính nhẩm) giúp cho não bộ của trẻ được kích thích đều hơn, phát triển cân bằng 2 bán cầu não.

Các thí sinh cùng đua tài

Theo GS Shizuko Amaiwa - ĐH Shinshu, nghiên cứu bàn tính không chỉ cải thiện khả năng tính toán trên cả bàn tính và tính nhẩm, mà còn mang lại hiệu ứng gợn sóng có lợi trong não cho các bộ môn khác.

Với nhiều phụ huynh, cho con học Toán tư duy là giải pháp giúp con tập trung và sáng tạo hơn. Khi trẻ hiểu biết, vui với việc học thì các em cũng ngoan hơn. Chị Nguyễn Thị Triều Tuyên – phụ huynh em Phan Nguyễn Đăng Khôi, huyện Núi Thành (Quảng Nam) – bày tỏ: Trước khi học Toán tư duy Soroban, Đăng Khôi làm toán còn chậm. Khi học Toán tư duy, con cảm thấy vui, làm nhanh hơn và học tốt hơn.

“Giờ đây, con không chỉ học tốt về Toán học, mà còn phát triển tư duy ở các môn học khác. Điều mừng hơn là, con tự giác học tập và ít xem tivi hơn trước rất nhiều” – chị Tuyên cho biết.

Tham gia cuộc thi, các em có thêm bạn bè và học hỏi được nhiều kỹ năng

Cuộc thi toàn quốc Toán tư duy “Siêu nhí đấu trí” do Hệ thống giáo dục Vina Soroban kết hợp với các đối tác tại 16 tỉnh, thành tổ chức. Mô hình các cuộc thi Toán tư duy cũng là dịp để các “học viên nhí” cọ sát với môi trường thi sôi động, giúp trẻ tăng tự tin và thích ứng với sự giao tiếp, hội nhập.

Bạn đang xem: THÔNG BÁO Tổ chức Thi Đấu Toán Bàn Tính – Soroban Competition Giải đấu mở rộng toàn hệ thống

Nhằm đánh giá tốt nhất năng lực giải toán bàn tính Soroban của học viên, đồng thời tạo sân chơi trí tuệ cho bé, Trung tâm Giáo dục Nhật Bản IZUMI tổ chức Giải Thi Đấu Toán bàn tính Soroban Mở Rộng Toàn Hệ Thống IZUMI. Đây là giải đấu hàng năm của IZUMI giúp các học viên có thêm động lực học tập và phấn đấu vượt qua chính mình, cải thiện khả năng tính toán và tập trung. Chi tiết của giải đấu như sau:

  1. Đối tượng: Là học viên môn Magic Cube của IZUMI, chia làm 2 nhóm đối tượng:
  2. Nhóm trung cấp (cấp 8 – cấp 3): thi cá nhân, thi tính đọc, thi ảo tính đọc.
  3. Nhóm sơ cấp (cấp 20 – cấp 9): thi cá nhân
  4. Thời gian:
  5. Nhận đăng ký từ 15/10/2019 đến hết ngày 30/10/2019
  6. Vòng chung khảo (dự kiến) vào lúc 8:30 – 12:00 Sáng Chủ Nhật, 17/11/2019
  7. Địa điểm: Địa điểm tổ chức sẽ được thông báo sau.
  8. Cách thức đăng ký: Phụ huynh cho bé tham gia điền vào phiếu đăng ký và gửi lại tại quầy tư vấn.

Tất cả các thí sinh tham dự đều sẽ được nhận chứng chỉ của IZUMI. Các thí sinh xuất sắc sẽ được nhận Cúp và Bằng khen danh dự của Ban tổ chức.

Chi tiết thể lệ cuộc thi sẽ được giáo viên thông báo đến học viên các lớp Magic Cube của Trung tâm Giáo dục Nhật Bản IZUMI.

Mới đây, một số video ghi lại cảnh bạn em nhỏ tính nhẩm bằng cách giơ 2 tay lên múa đồng thời người lắc theo điên đảo. Được biết, các em đang tham gia cuộc thi tính nhẩm nhanh có tên gọi là tiểu thần toán. Với phương pháp này, dù không cần đặt tính nhưng những em học sinh này vẫn có thể cộng trừ và điền kết quả vô cùng nhanh chóng. Không ít người bất ngờ với cách tính nhẩm siêu tốc này của học sinh.

Video học sinh làm toán siêu tốc.

Trên thực tế, hiện thị trường có rất nhiều kiểu toán dạy tính nhẩm nhanh được gọi tên chung là "Toán tư duy". Khi tính toán bằng phương pháp này, bé sẽ phải sử dụng các ngón tay nên sẽ phát triển khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa cơ thể và tư duy. Cũng có phương pháp giúp trẻ tính toán bằng cách sử dụng bàn tính và thực hiện các phép Toán đơn giản. Khi đã sử dụng thành thạo bàn tính, trẻ có thể dễ dàng chuyển sang một kỹ thuật hình dung đơn giản, đó là giả định bàn tính trong tâm trí và thực hiện các phép tính ảo.

Những phương pháp này đều được quảng cáo là giúp trẻ tăng cường tư duy, thúc đẩy kỹ năng tập trung của trẻ lên một tầm cao hơn; phát triển đồng đều bán cầu não trái và phải, phát triển kỹ năng phân tích, vận động tổng thể.

Tuy nhiên, khi xem video, nhiều người đã chỉ trích nặng nề rằng phương pháp này... không giống ai. Một số phụ huynh cho con theo học cũng nhận xét thời gian đầu con tính nhẩm nhanh hơn nhưng sau đó vẫn như cũ. Ngoài ra, dù bây giờ học nhẩm nhanh nhưng khi lên lớp lớn hơn vẫn học lại kiến thức đó. Họ cho rằng, trẻ tính toán theo cách này chỉ ra kết quả mà hoàn toàn không hiểu về bản chất phép tính.

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, Thạc sĩ Toán học Phạm Phúc Thịnh cho hay: "Học sinh sử dụng bất kỳ công cụ nào để hỗ trợ cho việc tính toán nhanh đều tốt. Vì vậy, các em lắc tay, lắc chân, lắc người, thậm chí vừa làm vừa nhảy nhót là không sai. Chỉ có điều mọi người đừng thần thánh hóa hay chỉ trích nặng nề phương pháp này".

Cuộc thi giải toán bằng bàn tính tay năm 2024

Học sinh tham gia cuộc thi tính toán nhanh. Ảnh cắt từ clip

Trước băn khoăn việc học các phương pháp giải toán ảnh hưởng đến việc học của học sinh trong chương trình phổ thông, Thạc sĩ Thịnh cho rằng: Việc học sinh tính nhanh là kỹ năng cần thiết. Nhưng đó chỉ là công cụ hỗ trợ. Chúng ta phải hiểu bản chất vấn đề.

Đơn giản như việc các em tính 3 + 7, có thể sử dụng tay, đếm que tính, quả cam, đếm người thì đó chỉ là công cụ. Chúng ta cần cho các em hiểu 3+7 bằng 10 chứ không phải con số khác. Hay việc đi từ Hà Nội vào TP.HCM, chúng ta có thể đi bằng máy bay, tàu hỏa, ô tô hay xe máy, xe đạp, đi bộ. Có những phương tiện giúp chúng ta đi nhanh hơn nhưng vấn đề không phải chúng ta đi nhanh hay chậm mà quan trọng là chúng ta tới đích".

Nhiều quảng cáo cho biết đây là phương pháp toán tư duy, giúp học sinh thông minh hơn, Thạc sĩ Thịnh phủ nhận: "Với tôi, không có toán tư duy mà khi học toán hay bất kỳ môn nào khác, chúng ta phải có tư duy. Chỉ có toán tính toán đơn thuần và toán cần hỗ trợ bằng công cụ. Mọi người hay thần thánh hóa việc làm toán nhanh. Tôi không đánh giá cao việc này. Có ai chứng minh được học sinh học toán tư duy sẽ thông minh hơn các em không học không? Không có mà chỉ chứng minh là các em học thì biết tính nhanh hơn thôi".

Một giáo viên dạy Toán ở Hà Nội cũng đánh giá, những phương pháp dạy tính nhẩm giúp trẻ được rèn luyện và phát huy hết khả năng tính toán nhanh nhẹn chính xác, giúp khả năng ghi nhớ tập trung cao. Tuy nhiên, nếu đồng nhất dạy "tính nhẩm, tính nhanh" là dạy "Toán tư duy" sẽ không chính xác. Nếu đúng là dạy tư duy thì học sinh được dạy suy nghĩ để giải quyết vấn đề chứ không chỉ đến lớp ngồi làm bài tập. Khi ta đưa ra cho đứa trẻ một bài Toán là phải cho nó thời gian để trẻ xoay xở giải quyết vấn đề, như thế mới kích thích não trẻ.

Ví dụ như các dạng Toán nhận dạng hình; đếm hình; nối số, các bài Toán áp dụng trong thực tế… giúp cho trẻ có khả năng quan sát, phân tích, tưởng tượng, sáng tạo… Với học sinh lớn hơn đó là tư duy phản biện, khả năng linh hoạt ứng phó với tình huống, giải quyết vấn đề. Trẻ được tương tác, trao đổi, thảo luận, vấn đáp, trình bày với giáo viên càng nhiều càng tốt; được học và làm các bài tập có tính tư duy và theo cách có tư duy - chứ không chỉ là tính toán cho ra kết quả.

Trong khi đó, bản thân tính nhẩm không quá quan trọng. Người ta chỉ thực hiện phép tính khi đã nghĩ ra cách giải bài Toán. Tư duy để nghĩ ra cách giải bài Toán mới là điều cần thiết. Ở lớp 1, hiện tại, khi cần dạy những phép tính đơn giản chỉ cần dùng những que tính. Rồi sau đó, các em sẽ được hướng dẫn chuyển sang dùng các máy cầm tay. Các phương pháp nói trên nặng về kỹ năng ngón tay chứ không phải tư duy trí tuệ. Cũng như, có người gõ văn bản rất nhanh nhưng không hiểu gì văn bản. Còn để các cháu luyện khả năng tập trung, không nhất thiết phải tính nhẩm như vậy. Hơn thế, để rèn luyện khả năng tập trung mà để các cháu phải "đánh vật" với các con số và hàng loạt phép tính như vậy là không có lợi. Nó chỉ làm các cháu thêm rối đầu.