Đánh giá tác động của thuốc trừ sâu năm 2024

Sử dụng thuốc trừ sâu là một phương pháp được người nông dân áp dụng để phòng tránh sâu bệnh cho cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng nguồn nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm.

Vì sao thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm môi trường?

Thuốc trừ sâu là thàm phẩm bao gồm nhiều hợp chất hóa học độc hại, vì thế nó được xem là thuốc độc dùng để tiêu diệt những loài sâu bệnh, sinh vật có hại cho cây trồng. Môi trường sử dụng thuốc trừ sâu là môi trường tự nhiên, ở những cánh đồng hay vườn cây ăn trái vì thế cho nên thuốc trừ sâu không chỉ có tác động đến cây trồng, sâu bệnh mà còn ảnh hưởng cả đến các môi trường xung quanh như nước, đất, không khí…

Xem thêm: Nguồn nước nhiễm sắt ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

Đánh giá tác động của thuốc trừ sâu năm 2024

Thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm nguồn nước

Lượng thuốc trừ sâu được phun ra chỉ được cây trồng hấp thụ một phần để diệt sâu bệnh. Phần còn lại sẽ lan truyền sang các môi trường xung quanh như môi trường đất, nước và được phân giải dần dưới tác động của môi trường. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu thường bao gồm các chất độc khó phân hủy và với tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan như hiện nay thì các chất độc ngày càng tích tụ lại nhiều hơn, khó phân hủy hơn gấp nhiều lần.

Các chất độc này tích tụ trong đất, thẩm thấu vào nguồn nước ngầm, gây nên tình trạng ô nhiễm cho nguồn nước. Trong khi đó, việc sử dụng thuốc trừ sâu và vứt các phế thải thuốc trừ sâu trực tiếp ra môi trường cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt.

Nước sinh hoạt ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của con người?

Ở nước ta, tỷ lệ người dân dùng nước giếng khá cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, vì vậy nguy cơ nước sinh hoạt nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu là rất lớn. Trong khi đó số hộ gia đình sử dụng máy lọc nước Nano Geyser mới chỉ có ở một số khu vực. Khi con người sử dụng nguồn nước nhiễm độc thuốc trừ sâu để ăn uống hàng ngày thì các chất độc theo đó tích tụ trong cơ thể, gây nên những bệnh tật nguy hại ở người. Điển hình là đã có rất nhiều “làng ung thư” mà nguyên nhân là do nguồn nước nhiễm hóa chất độc hại mà nguyên nhân sâu xa chính là từ việc sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều quanh khu vực.

Đánh giá tác động của thuốc trừ sâu năm 2024

Sử dụng máy lọc Geyser lọc sạch các thành phần ô nhiễm

Như đã nói ở trên thì thuốc trừ sâu là chất rất độc, nhưng việc sử dụng nước bị ô nhiễm bởi ở thuốc trừ sâu không biểu hiện mức độ cấp tính đến sức khỏe mà nó gây ảnh hưởng mãn tính bởi các chất độc dần tích tụ trong cơ thể. Theo đó, nước sinh hoạt bị ô nhiễm có thể gây các bệnh về da, khi đi vào cơ thể thì nó làm suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể (như gan, thận), suy giảm các hệ thống miễn dịch, gây rối loạn hệ thần kinh, đột biến gen dẫn đến khiếm khuyết về sinh sản và hoặc gây ung thư …

Với sự ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức độ nguy hiểm như vậy thì các gia đình cần phải có những biện pháp xử lý nước ô nhiễm trước khi đưa vào sử dụng.

Vậy giải pháp nào có thể xử lý triệt để nước sinh hoạt bị ô nhiễm?

Trước mắt, để xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm thì các gia đình cần phải có giải pháp lọc nước tối ưu nhất. Hiện nay, các gia đình đang sử dụng máy lọc nước Nano Geyser chính hãng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Sản phẩm này có thể loại bỏ hoàn toàn được các tạp chất độc hại như sắt, chì, thủy ngân, asen, dioxin, nitrit… ra khỏi nguồn nước, cung cấp nước đầu ra đạt tiêu chuẩn nước sạch có thể uống ngay.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước do thuốc trừ sâu thì mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng thuốc trừ sâu đúng quy cách, tránh vứt vỏ, bao bì thuốc trừ sâu bừa bãi, luôn tuân thủ quy định khi sử dụng thuốc để đem lại hiệu quả cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thuốc trừ sâu thường được sử dụng trong sản xuất thực phẩm và để chống lại sự phá hoại của sâu bọ. Muỗi, ve, chuột cống và chuột nhắt có thể mang mầm bệnh và có thể sử dụng thuốc trừ sâu để giảm thiểu sự tiếp xúc của con người với những loài gây hại này ().

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Rất khó để đánh giá mức độ tiếp xúc với thuốc trừ sâu, do đó không thể tiến hành các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên. Hầu hết các trường hợp tiếp xúc với thuốc trừ sâu có khả năng liên quan đến nguy cơ mắc ung thư có thể đã xảy ra từ lâu, và một người gần như không thể mô tả lại một cách chính xác hoạt động tiếp xúc đã xảy ra với họ từ nhiều năm trước. Các nghiên cứu về nghề nghiệp cho đến nay là hữu ích nhất trong việc tìm hiểu tác động của thuốc trừ sâu tại nơi làm việc (ví dụ: ở những người làm nông nghiệp). Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng việc tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư ở não, vú, thận, phổi, buồng trứng, tuyến tụy và tuyến tiền liệt (Bassil và cộng sự).

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/ Bằng Chứng Hỗ Trợ

Một số nghiên cứu về chất độc đã cho thấy thuốc trừ sâu có thể gây ung thư. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy thuốc trừ sâu DDT là nguyên nhân gây ra các khối u trong gan ở chuột cống và chuột nhắt.

Lindane đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư nhưng cần thêm dữ liệu để đánh giá thêm. Thuốc này đã được chứng minh là gây ra các khối u ở phổi (Burns và cộng sự)

Glyphosate

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học và các bằng chứng dịch tễ học đã chỉ ra rằng glyphosate, một loại thuốc trừ sâu phổ biến được sử dụng để diệt cỏ dại, không gây ung thư cho người. (). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về những phát hiện này và một số người cho rằng vẫn chưa thể đưa ra kết luận về khả năng gây ung thư của glyphosate ở mức độ tiếp xúc thông thường của con người.

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/ Bằng Chứng Hỗ Trợ

Các bằng chứng từ phòng thí nghiệm cũng như các bằng chứng dịch tễ học đều chỉ ra rằng việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu chứa glyphosate nhìn chung là an toàn với động vật ().

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: 2A (Có khả năng gây ung thư cho người: Glyphosate)

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Quý vị có thể hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng các phương pháp thay thế không sử dụng hóa chất để tiêu diệt các sâu bọ gây hại trong vườn. Quý vị có thể dùng bẫy cơ học để bắt các loại côn trùng không mong muốn cũng như đưa các loài côn trùng có ích vào vườn để tiêu diệt các loại rệp cây. Bọ rùa sẽ làm giảm số lượng rệp cây.

Nếu quý vị sử dụng thuốc trừ sâu, hãy đảm bảo làm theo các hướng dẫn trên lọ đựng và mặc trang phục bảo hộ khi phun thuốc. Đeo găng tay, kính bảo vệ mắt và đảm bảo quý vị ở trong khu vực có lưu thông không khí tốt. Không để trẻ em, vật nuôi và các đồ chơi ở gần các khu vực phun thuốc ().

Kết luận

IARC và EPA coi một số loại thuốc trừ sâu là có hại và có thể gây ung thư. Mặc dù một số loại thuốc trừ sâu như glyphosate được EPA coi là an toàn, nhưng vẫn cần thêm nghiên cứu để đánh giá mức độ gây hại của những loại thuốc trừ sâu khác.