Dây thần kinh nằm ở đâu

Khai thác bệnh sử nên tập trung vào loại triệu chứng, khởi phát, tiến triển và vị trí, cũng như thông tin về các nguyên nhân tiềm ẩn [ví dụ như tiền sử gia đình, nhiễm độc, tiền sử bênh].

Các bác sĩ nên nghi ngờ bệnh lý hệ thống thần kinh ngoại biên dựa trên kiểu và loại khiếm khuyết thần kinh, đặc biệt là nếu khiếm khuyết tập trung đến các rễ thần kinh cụ thể, các dây thần kinh sống, đám rối, dây thần kinh ngoại biên cụ thể, hoặc phối hợp. Nghi ngờ bệnh lý này ở những bệnh nhân có giảm cảm giác và vận động hỗn hợp, nhiều vị trí, hoặc với một vị trí không tương thích với vùng giải phẫu duy nhất trong hệ thần kinh trung ương.

Nghi ngờ bệnh lý hệ thần kinh ngoại biên ở những bệnh nhân có yếu cơ toàn thể hoặc lan tỏa mà không có rối loạn cảm giác; trong những trường hợp này, bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể bị bỏ qua vì chúng thường không phải là nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng như vậy.

Các bằng chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể là nguyên nhân gây ra sự yếu cơ toàn thể bao gồm:

Các bằng chứng mà nguyên nhân có thể không phải là bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm

Đánh giá lâm sàng giúp thu hẹp những chẩn đoán nghi ngờ và hướng tới những thăm dò xa hơn.

Dây thần kinh là đường cung cấp các xung điện thần kinh được truyền dọc sợi trục thần kinh tới các cơ quan ngoại biên. Các bước thực hiện bao gồm:

Bước 1 Tạo xung: Khi một tế bào thần kinh muốn báo hiệu cho một tế bào thần kinh khác, sẽ tạo ra xung điện được gửi theo chiều dài của sợi trục.

Bước 2 Đổi dạng tín hiệu: Ở cuối sợi trục, tín hiệu điện được chuyển thành tín hiệu hóa học. Điều này dẫn đến việc giải phóng các phân tử được gọi là dẫn truyền thần kinh.

Bước 3 Thu hẹp khoảng cách: Các chất dẫn truyền thần kinh bắt đầu thu hẹp khoảng cách khớp nối thần kinh đặc biệt [còn được gọi là synapse], nằm giữa sợi trục và sợi nhánh của tế bào thần kinh tiếp theo.

Bước 4 Nhận tín hiệu: Khi các chất dẫn truyền thần kinh liên kết với sợi nhánh của tế bào thần kinh tiếp theo, tín hiệu hóa học lại được chuyển đổi thành tín hiệu điện và truyền theo chiều dài của tế bào thần kinh.

Các dây thần kinh được tạo thành từ các bó sợi trục hoạt động cùng nhau để tạo điều kiện giao tiếp giữa hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.

Chiều dài của một sợi trục thần kinh có thể khác nhau. Một số có thể khá ngắn trong khi một số khác có thể dài tới một mét. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể bạn, bắt đầu ở lưng dưới và đi hết xuống gót chân. Do đó khi bị đè nén sẽ gây tình trạng đau dây thần kinh tọa [cảm giác đau đớn tỏa ra từ lưng dưới và chân].

Cách phòng ngừa tổn thương dây thần kinh

Khi dây thần kinh bị tổn thương hoặc không phát tín hiệu đúng, sẽ xảy ra tình trạng rối loạn thần kinh. Có rất nhiều loại rối loạn thần kinh với nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:

  • Động kinh
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer

Bên cạnh vấn đề lão hóa, bạn cần phòng ngừa một số thói quen xấu làm tổn hại đến dây thần kinh, gây rối loạn, suy giảm trí nhớ bao gồm:

  • Stress: Áp lực, căng thẳng sẽ kích thích sản sinh hormone cortisol. Nồng độ hormone này tăng cao có thể khiến não giảm sản sinh tế bào thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về thần kinh.
  • Thiếu ngủ: Mất ngủ kéo dài sẽ làm giảm sản sinh các tế bào thần kinh, khiến cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, làm việc và học tập kém hiệu quả.
  • Sử dụng ma túy: Ma túy làm kích thích não giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hưng phấn. Nhưng đồng thời làm tổn thương tế bào giải phóng các chất này, gây tổn hại đến não bộ.
  • Uống rượu bia: Việc dùng quá mức thức uống có cồn có thể gây tác hại vĩnh viễn đối với hệ thần kinh. Đồng thời, đây còn là rủi ro khiến cơ thể mất nước, gây phù não và vỡ tế bào thần kinh.
  • Hút thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy khói thuốc lá có khả năng tiêu diệt các tế bào thần kinh, đồng thời kích thích tế bào bạch cầu của não tấn công cả những tế bào thần kinh khỏe mạnh.

Những thông tin trên đây không những giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống dây thần kinh mà còn biết cách phòng ngừa những yếu tố có thể gây tổn thương hệ thống này. Bạn hãy xây dựng lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh để hệ thống thần kinh khỏe mạnh và đầu óc luôn minh mẫn nhé!

Nhiều người bệnh được cảnh báo nguy cơ liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm lạnh, bệnh về tim mạch, chấn thương. Tuy nhiên bản thân họ không biết dây thần kinh số 7 nằm ở đâu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích bạn đọc nên tham khảo để biết thêm chi tiết.

1. Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu?

Dây thần kinh số VII là một dây hỗn hợp có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi [vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ].

Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu: Dây thần kinh số VII phụ trách vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa [dây VII]. Dây VII đi qua xương đá nhận thêm sợi phó giao cảm dây VII’ chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi và cũng nhận thêm vị giác ở hai phần ba trước lưỡi và cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và vùng da nhỏ phía sau vành tai [dây VII’].

2. 5 nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7

2.1. Bị nhiễm lạnh đột ngột

Như đã giới thiệu, dây thần kinh ngoại biên số 7 chia thành 3 đoạn nằm ở 3 vị trí khác nhau, và trong đó vị trí xương đá là lạnh nhất. Khi bị lạnh đột ngột phần dây thần kinh ở dây rất dễ bị ảnh hưởng bởi các mạch máu co thắt gây phù, chèn ép dây thần kinh đến một mức độ vào đó sẽ gây liệt.

2.2. Bị nhiễm virus Zona

Ở giai đoạn đầu của bệnh Zona thần kinh, nếu mụn nước xuất hiện ở vùng tai thì khả năng gây đau liệt viêm dây thần kinh số 7 là rất lớn.

2.3. Do chấn thương, hậu quả sau phẫu thuật

Những chấn thương hay biến chứng sau phẫu thuật tại khu vực tai có thể để lại những di chứng mang biểu hiện của đau liệt viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Thăm khám kiểm soát tốt nguy cơ gây liệt dây thần kinh số 7

2.4. Nhiễm virus cảm cúm

Khi bị tấn công bởi virus cảm cúm, độc tố của một số loại virus sẽ ảnh hưởng khiến cho dây thần kinh số 7 bị sưng phù, dần dần tới liệt. Nhất là những trường hợp người bệnh bị sốt cao, co giật…

2.5. Do những bệnh lý khác biến chứng sang

Có một số loại bệnh khác có thể gây ảnh hưởng và gây đau liệt viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên như: Tụ máu nền sọ, u dây thần kinh ngoại biên số 7, u vòm họng… hoặc các bệnh liên quan tới hệ tim mạch như đái tháo đường, viêm quanh động mạch…

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu và những nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7.Liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và việc điều trị, mất một khoảng thời gian nhất định và bệnh cũng có thể tái phát nếu không được điều trị hiệu quả.

Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần nâng cao sức đề kháng. Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý nhiều rau xanh, vitamin. Khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Vào mùa nắng nóng sử dụng quạt, điều hòa không nên để luồng khí lạnh trực tiếp vào người, nhất là sau gáy.

Video liên quan

Chủ Đề