Dị ứng mực xăm bao lâu thì khỏi

Một phản ứng dị ứng nhẹ có thể gây ra những tình trạng như:

  • Ngứa
  • Đỏ da
  • Nổi các nốt như mụn
  • Da bị phồng rộp
  • Đóng vảy và bong da
  • Hình xăm chảy dịch

Trường hợp dị ứng nhẹ, các triệu chứng sẽ hết dần. Ngược lại, nếu bạn không thấy đỡ hơn sau vài ngày, hãy đến bệnh viện da liễu để kiểm tra. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Hãy ngay lập tức gọi cấp cứu nếu bạn thấy có các triệu chứng như:

  • Nổi mề đay
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh
  • Tức ngực
  • Da sưng tấy nặng…

4. Dị ứng ánh nắng

Một số người cảm thấy hình xăm bị ngứa thực tế có thể đang bị dị ứng với ánh sáng mặt trời. Phản ứng này xảy ra ngay sau khi xăm hoặc trong vòng vài giờ. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Nổi các nốt nhỏ, ngứa
  • Mề đay
  • Da bị đỏ
  • Da bị sưng, phồng rộp

Nếu bị dị ứng dạng này, bạn cần tránh để hình xăm trực tiếp tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sau khi xăm, hình xăm sẽ thường được bọc 1 lớp màng bảo vệ. Hãy giữ nguyên lớp bảo vệ này trong vài giờ hoặc theo khoảng thời gian mà thợ xăm khuyến cáo, đặc biệt với các hình xăm ở vị trí dễ nhìn thấy bên ngoài áo quần bình thường hay hình xăm kích thước lớn. Ngoài ra, hãy đảm bảo lớp màng bảo vệ được thay mới thường xuyên. Bạn cũng nên chọn mặc các loại quần áo có chỉ số chống nắng UPF cao khi ra ngoài trời.

Khi hình xăm đã lành hoàn toàn, bạn có thể thoa kem chống nắng kháng nước có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn mỗi khi đi nắng. Một điều nên lưu ý là đừng tự thoa kem chống nắng nếu chưa hỏi qua ý kiến của thợ xăm. Các thợ xăm sẽ cho bạn lời khuyên về loại kem chống nắng phù hợp.

5. Bệnh chàm

Bệnh chàm là tình trạng gây ra viêm, đỏ, ngứa hoặc nứt nẻ da. Có rất nhiều yếu tố có thể gây phát chàm như dị ứng, khô da hoặc những chất kích ứng, chẳng hạn như nước hoa. Hình xăm không hẳn là tác nhân gây ra bệnh chàm. Tuy nhiên, chàm có thể bùng phát tại khu vực da có hình xăm sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Những người bị bệnh chàm cần cân nhắc ý kiến của bác sĩ trước khi có dự định xăm. Ngoài ra, hãy bàn với thợ xăm về việc sử dụng loại mực dành cho da nhạy cảm. Những tiệm xăm uy tín có thể cung cấp hướng dẫn chăm sóc sau xăm, cũng như thuốc mỡ hỗ trợ quá trình lành thương trên da.

Nếu bệnh chàm phát triển trên hoặc xung quanh một hình xăm mới, hãy hỏi thợ xăm về các loại kem dưỡng ẩm cho da có hình xăm để màu mực không bị ảnh hưởng. Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc chứa cồn, vì những loại này có thể làm cho bệnh chàm nặng hơn.

Nếu các triệu chứng chàm không cải thiện trong vòng vài ngày, bạn cần đi khám da liễu ngay.

6. Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Điều này khiến các tế bào da tái tạo quá nhanh, hình thành các mảng đỏ và có vảy trên da. Chúng thường gây ngứa và đau cho người bệnh.

Một trong những tác nhân được biết đến của bệnh vảy nến là chấn thương da. Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ [National Psoriasis Foundation] cho biết: ngay cả những vết thương nhỏ như mũi kim tiêm vắc-xin cũng có thể kích thích bệnh vảy nến ở một số người quá mẫn. Do đó, việc xăm hình cũng có thể khiến bệnh vảy nến xuất hiện, vì phải dùng kim xăm tác động trực tiếp vào da.

7. Ung thư da

Một điều quan trọng cần lưu ý là hiện vẫn không có bằng chứng nào cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa hình xăm và ung thư da. Do đó, việc hình xăm bị ngứa có liên quan đến ung thư da là cực kỳ thấp. Tuy nhiên, ung thư da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da, bao gồm cả những vùng có hình xăm. Việc hình thành mảng ngứa, đỏ trên da cũng là một triệu chứng của ung thư da.

Nếu như gặp phải trường hợp dị ứng mực xăm môi thì phương pháp hiệu quả nhất để điều trị là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây từ chuyên gia tại Miss Tram Natural Beauty Center nhé!

[Hỏi – Đáp] Cách Điều Trị Dị Ứng Mực Xăm Môi Hiện Nay

Câu hỏi:

Em bị dị ứng mực phun môi. Môi em thường xuyên bị bong tróc da non khi gặp nước như đánh răng, ăn đồ nóng hoặc khi vừa tắm gội,… Em đã đến chỗ phun môi để điều trị 1 tháng nay nhưng vẫn không khỏi. Thật sự em rất sợ và lo lắng cho đôi môi của em hiện tại. Mong Miss Tram – Natural Beauty Center giúp em cách điều trị. Em xin cảm ơn ạ!

[Phương Dung – 24 tuổi – Tiền Giang]

Trả lời:

Chào bạn Phương Dung, sau khi nghe chia sẻ của bạn chúng tôi rất hy vọng bạn có thể dành chút thời gian để đến Miss Tram – Natural Beauty Center để thăm khám và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Trường hợp của bạn được gọi là viêm da do tiếp xúc, trong đó viêm da gây dị ứng là thành phần có trong mực phun môi. Để điều trị phải loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng da [điều này khó thực hiện tại các cơ sở nhỏ, trang thiết bị kém hiện đại vì thành phần của mực phun môi vẫn còn tồn tại trên môi của bạn].

Nhìn chung, việc điều trị trong trường hợp này của bạn, có thể trung tậm hiện tại chỉ giới hạn ở mức độ là xoa dịu triệu chứng bằng các thuốc bôi tại chỗ hoặc uống. Theo kinh nghiệm của Miss Tram, bạn nên sử dụng thường xuyên các chất giữ ẩm cho môi giúp hạn chế tình trạng bong tróc, khô môi. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần an toàn không gây kích ứng da như vitamin E, axit hyaluronic, glycerine…

Nguyên nhân dẫn đến việc dị ứng mực xăm môi

Nhiễm trùng da thường xuất hiện do tình trạng dụng cụ mực xăm không được vô trùng, quá trình xăm không đảm bảo vệ sinh y tế, sử dụng kim xăm cho người trước đó, da bị dị ứng với dụng cụ xăm hoặc có thể do chất lượng mực xăm không được đảm bảo.

Trên thực tế, đảm bảo vô trùng mực xăm thường ít được lưu ý nhất. Mọi công đoạn trong quy trình sản xuất mực đều có thể bị nhiễm bẩn: sản xuất không vô trùng, nhiễm bẩn các thành phần bao gồm nước, glycerin, các chất phẩm màu.

Nước dùng pha mực [thường là nước cất hay nước nấu sôi để nguội] một khi nhiễm bẩn sẽ làm mực xăm bị nhiễm. Mực cũng có thể nhiễm ngay từ khâu phân phối. Mực xăm được xếp vào nhóm sản phẩm làm đẹp [mỹ phẩm] trong khi phẩm màu dùng trong mực lại là phụ gia có màu cần phải được phê duyệt trước khi tung ra thị trường.

Cơ quan quản lý các sản phẩm làm đẹp yêu cầu thành phần của chúng không được chứa độc chất, được sản xuất theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bảo quản trong điều kiện vệ sinh.

Vì thế, dù đi phun xăm ở một nơi đảm bảo vệ sinh nhưng chưa chắc chắn bạn không bị nhiễm trùng da sau xăm. Nếu có những mẩn đỏ xuất hiện nơi xăm cần đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra ngay. Khách hàng đi phun xăm môi nên yêu cầu kỹ thuật viên đảm bảo đúng quy trình, cho khách kiểm tra dụng cụ, mực sử dụng. Ngoài ta, nhất thiết phải tuân thủ những quy định vô trùng và thao tác đúng kỹ thuật để kết quả đẹp và an toàn như mong muốn.

>>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách giảm đau cho khách khi phun môi các KTV Spa cần nắm rõ.

Đề phòng nguy cơ dị ứng da khi đi phun xăm

Để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da khi đi phun xăm, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tốt nhất chỉ nên lựa chọn thực hiện ở những địa chỉ, cơ sở thẩm mỹ uy tín. Đừng ham rẻ mà chọn những nơi kém chất lượng, không được đảm bảo kẻo “tiền mất tật mang”.
  • Đảm bảo nơi phun xăm phải vệ sinh dụng cụ, khử trùng và làm sạch da trước khi xăm.
  • Sau khi phun xăm nên có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để tránh vi khuẩn xâm nhập trong quá tình da phục hồi.
  • Nếu da dễ mẫn cảm hoặc dị ứng với hóa chất thì nên được sự cho phép của bác sĩ trước khi quyết định đi phun xăm.

Dị ứng mực xăm nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và để lại các biến chứng về sau. Vì thế đừng ngần ngại mà hãy đến ngay với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị thích hợp nhất nhé!

Xem Thêm Về Giải Đáp Thắc Mắc Khác Của Miss Tram – Natural Beauty Center:

Điêu Khắc Chân Mày Sau Khi Phun Xăm Có Được Không

Điêu Khắc Môi Đã Từng Phun Có Cần Xóa Màu Cũ Không

Làm Sao Để Khắc Phục Chân Mày Bị Trổ Xanh An Toàn

Review Top Sản Phẩm Chăm Sóc, Dưỡng Da

Video liên quan

Chủ Đề