Đo độ loãng xương ở đâu

Loãng xương là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về cơ xương khớp và đang ngày càng trẻ hóa. Cách phát hiện loãng xương sớm và chính xác nhất chính là đo loãng xương. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn đo loãng xương là gì và thực hiện khi nào thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Đo loãng xương là gì

Đo loãng xương còn được gọi là đo mật độ xương, là tập hợp các xét nghiệm giúp kiểm tra mật độ khoáng chất có trong xương [chủ yếu là canxi]. Dựa vào kết quả đo được, bác sĩ có thể xác định tình trạng loãng xương của người bệnh, nguy cơ bị gãy xương trong tương lai hoặc tỷ lệ điều trị thành công loãng xương là bao nhiêu.

Đo mật độ xương có thể giúp chẩn đoán và phòng ngừa loãng xương

2. Khi nào thì cần đo loãng xương?

2.1. Chỉ định đo loãng xương

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị loãng xương, tuy nhiên đối tượng dễ mắc loãng xương nhất là người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Dưới đây là những trường hợp được khuyến khích nên kiểm tra mật độ xương để phát hiện bệnh sớm:

– Phụ nữ trên 65 tuổi

– Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và đã qua thời kỳ mãn kinh

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt dù không mang thai hoặc mãn kinh

– Tiền sử gia đình có người thân bị loãng xương hoặc gãy xương

– Bị gãy xương dù chỉ hơn 50 tuổi

– Đau lưng không rõ nguyên nhân

– Có sự thay đổi về hormone

– Từng được cấy ghép nội tạng

– Chiều cao giảm đột ngột khoảng 4 cm

– Thường xuyên sử dụng đồ có chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Ít vận động, ít tham gia hoạt động ngoài trời, bất động lâu ngày do bệnh tật hoặc nghề nghiệp

2.2. Chống chỉ định đo loãng xương

Đo loãng xương là kỹ thuật chẩn đoán an toàn, tuy nhiên vẫn có những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối, điển hình là các đối tượng sau đây:

– Phụ nữ mang thai

– Người được cấy ghép kim loại tại vị trí cần đo

– Người vừa uống/tiêm tĩnh mạch thuốc cản quang trong vòng 2 tuần

3. Cách đo loãng xương

3.1. Các loại xét nghiệm mật độ xương

Có rất nhiều loại xét nghiệm có thể dùng để đo loãng xương, điển hình như sau:

– DXA: Đo hấp thụ năng lượng tia X kép

– SXA: Đo hấp thụ năng lượng tia X đơn

– DPA: Đo hấp thụ Photon kép

– SPA: Đo hấp thụ Photon đơn

– QCT: Chụp cắt lớp vi tính định lượng

– QUS: Siêu âm định lượng

Trong những loại xét nghiệm được nêu tên, DXA [hay còn được gọi là DEXA] là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và được coi như tiêu chuẩn vàng để kiểm tra mật độ xương. Phương pháp này sử dụng tia X để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương; thường được đo ở vùng gót chân, cột sống, hông, tay hoặc cổ tay.

Tùy theo vị trí cần đo loãng xương, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện nhiều hơn một xét nghiệm để có thể thu được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

3.2. Quy trình đo loãng xương

– Chuẩn bị trước khi đo: Người bệnh được đo chiều cao, cân nặng, kiểm tra các thông tin liên quan về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý,…

– Người bệnh tháo bỏ tất cả những vật dụng, trang sức bằng kim loại ra khỏi cơ thể [thắt lưng, chìa khóa, đồng hồ, điện thoại di động,…]

– Người bệnh được mời nằm lên giường đo, tùy theo vị trí cần kiểm tra mà người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các tư thế khác nhau.

Thời gian cho mỗi lần đo loãng xương là từ 10 – 30 phút. Trong suốt quá trình này, người bệnh cần phải giữ nguyên tư thế cơ thể theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên để thu được kết quả chính xác nhất.

Sau khi hoàn thành toàn bộ các thao tác, người bệnh sẽ được trả kết quả và giải thích kết quả sau khoảng 15 phút.

Tùy thuộc từng vị trí cần kiểm tra, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện một số tư thế để thu được kết quả chính xác nhất

3.3. Ý nghĩa kết quả

Kết quả đo mật độ xương được biểu thị bằng các chỉ số T [T-score]. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe, nguy cơ gãy xương càng thấp và ngược lại.

Theo đó, chỉ số T càng nhỏ có nghĩa là nguy cơ mắc loãng xương của bạn càng cao:

– T-score từ -1 đến +1: Xương bình thường

– T-score từ -1 đến -2.5: Mật độ xương thấp nhưng chưa đến mức bị loãng xương

– T-score dưới -2.5: Loãng xương

4. Ưu điểm của đo loãng xương là gì?

– Thao tác đơn giản, không xâm lấn và diễn ra nhanh chóng.

– Người bệnh không cần gây mê.

– Sử dụng lượng phóng xạ cực kỳ nhỏ, ít hơn cả lượng bức xạ tự nhiên mà con người thường tiếp xúc trong một ngày.

– Là phương pháp hiện đại, chính xác nhất để chẩn đoán loãng xương và nguy cơ gãy xương.

– Góp phần quyết định có cần điều trị loãng xương hay không, có thể sử dụng để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị.

– Sử dụng các thiết bị đo phổ biến, giúp việc kiểm tra diễn ra thuận tiện và dễ dàng cho cả người bệnh và bác sĩ.

– Không để lại bức xạ trong cơ thể người bệnh sau khi đo.

– X-quang thường không gây ra tác dụng phụ trong kỹ thuật này.

5. Phương pháp phòng ngừa loãng xương

Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm kiểm tra mật độ xương theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể chủ động phòng tránh loãng xương bằng một số cách sau:

5.1. Luyện tập thể thao đều đặn

Ít vận động là một trong những nguyên nhân khiến mật độ xương giảm nhanh hơn. Vì vậy mỗi ngày bạn nên dành một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện những bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng của bản thân.

Những môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… có tác dụng rất tốt trong việc rèn luyện sức bền và tái tạo tế bào xương nhanh hơn, giúp làm chậm quá trình loãng xương.

Đạp xe là bài tập hoàn toàn phù hợp giúp ngăn ngừa loãng xương

5.2. Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Thiếu cân hay béo phì đều không tốt cho hệ xương khớp, bạn nên duy trì cân nặng ở một mức hợp lý và ổn định.

Nếu muốn giảm cân, bạn nên giảm một cách từ từ và tham khảo ý kiến chuyên gia để không gây hại đến sức khỏe và khiến cơ thể bị suy nhược do thiếu chất.

5.3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất

Để có thể phòng ngừa loãng xương, bạn cần bổ sung đủ các chất đạm, canxi và vitamin D thông qua những bữa ăn hàng ngày hoặc dùng thuốc dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể nói, đo loãng xương là phương pháp rất dễ thực hiện, không đau, không gây hại và diễn ra rất nhanh chóng. Do đó, bạn có thể đến các bệnh viện uy tín đo mật độ xương để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh loãng xương hoặc đo mật độ xương định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm nếu đang điều trị loãng xương.

Loãng xương là một bệnh phổ biến nhưng rất khó phát hiện cho đến khi tình trạng gãy xương xảy ra. Bên cạnh chế độ sống lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thực hiện các xét nghiệm để đo loãng xương thường xuyên cũng là cách hữu hiệu để phòng tránh bệnh lý này. Tại phòng khám ACC, bệnh nhân bị loãng xương sẽ được điều trị bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống nhằm lấy lại khả năng di chuyển cũng như tăng khả năng hồi phục tốt hơn.

Tổng quan về các xét nghiệm đo loãng xương

Đo loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý xảy ra khi xương trở nên yếu và mỏng. Lúc này, xương sẽ vô cùng dễ vỡ hơn bao giờ hết. Bệnh thường diễn biến âm thầm và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Nếu không có xét nghiệm đo loãng xương, người bệnh khó có thể nhận ra mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương.

Loãng xương khiến xương trở nên giòn và xốp hơn

Đo loãng xương là tập hợp các xét nghiệm có tác dụng kiểm tra mật độ khoáng xương [Bone Mineral Density – BMD]. Dựa vào kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định rằng bạn hiện đang có bị loãng xương hay không, nguy cơ bị gãy xương trong tương lai hoặc tỷ lệ thành công của bạn trong việc điều trị loãng xương.

Các loại xét nghiệm cần thiết

Chụp X-quang thông thường chỉ có thể phát hiện vị trí bị gãy xương hoặc loãng xương khi bệnh đã khá nghiêm trọng. Thay vào đó, để biết được nguy cơ bị loãng xương của người bệnh, bác sĩ cần phải sử dụng những loại xét nghiệm chuyên biệt hơn. Cụ thể:

Xét nghiệmVị trí đo khối lượng xương
DXA [Đo hấp thụ năng lượng tia X kép]Cẳng tay, ngón tay và gót chân.
SXA [Đo hấp thụ tia X năng lượng đơn]Gót chân hoặc cổ tay.
DPA [Đo hấp thụ Photon kép]Cột sống, hông hoặc toàn bộ cơ thể.
SPA [Đo hấp thụ Photon đơn]Cổ tay
QCT [Chụp cắt lớp vi tính định lượng]Cẳng tay
QUS [ Siêu âm định lượng]Gót chân hoặc ngón tay

Trong các xét nghiệm trên, DXA là loại xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên mật độ xương ở mỗi vị trí trên cơ thể là khác nhau nên bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện nhiều hơn 1 xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.

Ý nghĩa kết quả:

Kết quả đo độ loãng xương được biểu thị bằng các chỉ số T [T-score]. Theo đó, chỉ số T càng nhỏ cho thấy nguy cơ bị loãng xương của bạn càng cao:

T-scoreÝ nghĩa
-1 đến +1Xương bình thường
-1 đến -2.5Mật độ xương thấp nhưng chưa đến mức bị loãng xương
-2.5 trở xuốngBạn đã bị loãng xương

Khi nào cần đo loãng xương?

Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương. Tuy nhiên, vấn đề này xuất hiện phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Vì thế theo các chuyên gia, các xét nghiệm đo loãng xương nên được thực hiện khi:

  • Phụ nữ từ 65 tuổi trở lên.
  • Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và đã qua giai đoạn mãn kinh.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh nhưng gia đình có tiền sử bị loãng xương.
  • Xuất hiện những cơn đau lưng không rõ nguyên nhân.
  • Bị gãy xương khi mới hơn 50 tuổi.
  • Chu kỳ kinh nguyệt dừng bất thường, không đều dù phụ nữ đang không trong giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh.
  • Từng được cấy ghép nội tạng.
  • Tư thế của người bệnh ngày càng xấu đi, ví dụ lưng bị gù.
  • Có sự thay đổi về hormone.
  • Chiều cao bị giảm đi khoảng 4 cm.

Loãng xương thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi

Làm thế nào để điều trị loãng xương an toàn, hiệu quả?

Loãng xương gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Lúc này, các cơn đau sẽ thường xuyên xuất hiện và trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh vận động. Bên cạnh đó, loãng xương còn làm giảm chiều cao, biến dạng cột sống, và khiến xương dễ gãy. Về lâu dài, những bệnh nhân loãng xương sẽ có xu hướng bị suy giảm chức năng vận động.

Trước đây có rất nhiều bác sĩ cho rằng bệnh loãng xương dẫn đến thoái hóa xương khớp, hoặc đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Ngày nay, các bác sĩ lại đồng ý rằng bệnh loãng xương và thoái hóa là hai vấn đề khác nhau. Bệnh loãng xương có thể không khiến thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh loãng xương thường bị thoái hóa xương khớp do khó khăn trong việc di chuyển, nên hai chứng bệnh này thường diễn ra cùng nhau. Nhưng chúng tôi không nghĩ rằng loãng xương là nguyên nhân gây đau của thoái hóa. Loãng xương chỉ có ảnh hưởng nghiêm trọng duy nhất là khiến xương dễ gãy hơn mà thôi.

Mặc dù không thể điều trị dứt điểm loãng xương, tuy nhiên bệnh nhân, đặc biệt là những người lớn tuổi vẫn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả bằng nhiều cách. Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Giám đốc của phòng khám ACC, cách tốt nhất để kiểm soát và tránh những biến chứng do bệnh loãng xương gây ra là tích cực tập luyện thể thao và bổ sung những dưỡng chất có lợi cho xương [đạm, canxi, vitamin D]. Lúc này các tế bào xương mới sẽ được sản sinh nhanh hơn, nhờ đó giúp tăng mật độ xương nhiều hơn. Tuy nhiên do cấu trúc xương của người bệnh lúc này khá yếu nên để đảm bảo an toàn, tránh khiến cho bệnh loãng xương trầm trọng hơn, bệnh nhân nên luyện tập cũng như bổ sung dưỡng chất dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống giúp đỡ người bệnh có khả năng đi lại, làm giảm nguy cơ chấn thương, bị ngã và gãy xương. Người bệnh loãng xương được trị liệu thần kinh cột sống sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn so với những người không sử dụng phương pháp này.

Bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống kiểm tra tình trạng cột sống của bệnh nhân

Xem thêm: Những chia sẻ của bác sĩ Wade Brackenbury về chứng loãng xương ở người cao tuổi.

Những cách giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương

Bên cạnh chủ động thực hiện các xét nghiệm đo mức độ loãng xương theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng những cách sau đây:

Thường xuyên tập thể thao

Ít vận động là nguyên nhân khiến mật độ xương giảm nhanh hơn. Vì thế mỗi ngày bạn nên dành một ít thời gian để thực hiện những bài tập đơn giản, phù hợp với bản thân.

Những bài tập như đi bộ, chạy bộ, đạp xe… rất tốt trong việc rèn luyện sức bền, đồng thời tái tạo tế bào xương nhanh hơn, nhờ đó làm chậm quá trình loãng xương.

Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Suy dinh dưỡng hay béo phì đều không tốt cho xương của bạn. Thay vì cố gắng giảm cân một cách đột ngột, bạn hãy giảm cân một cách từ từ. Nếu muốn giảm cân an toàn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh việc bị loãng xương và suy nhược cơ thể do hấp thụ không đủ dưỡng chất.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Đạm, canxi và vitamin D là những loại dưỡng chất cần thiết trong việc phòng chống loãng xương. Tùy theo thể trạng bản thân, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất trên thông qua các thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa,… hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh loãng xương xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là ở những phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình loãng xương bằng cách điều chỉnh lối sống lành mạnh khoa học hơn. Đồng thời, việc chủ động thực hiện các xét nghiệm đo mức độ loãng xương cũng giúp bác sĩ biết được các yếu tố nguy cơ của bạn, từ đó có phương án ngăn ngừa và khắc phục kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề