Giải bài tập hóa lớp 8 trong sách giáo khoa

Bài 8: Giải Bài 2, 3, 4, 5 trang 31 Hóa học lớp 8: Bài luyện tập 1 chương 1.

Đề làm các bài tập ở bài luyện này, các em cần nhớ lại các kiến thức sau:

1. Các vật thể: (tự nhiên cũng như nhân tạo): đều được tạo nên từ chất (hay  từ những nguyên tố hóa hoc).

2. Chất gồm có hai loại: đơn chất (tạo nên từ một nguyên tố) và hợp chất (tạo nên tử hai hay nhiều nguyên tố trở lên).

3. Đơn chất có hai loại: đơn chất kim loại và đơn chất phi kim (hạt hợp thành là nguyên tử, phân tử).

4. Hợp chất cũng chia làm hai loại: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ (hạt hợp thành là phân tử).

Hướng dẫn giải bài 2, 3, 4, 5 trang 31 bài 8 Hóa 8

Bài 2. Cho biết sơ đồ nguyên tử magie như hình bên:

Giải bài tập hóa lớp 8 trong sách giáo khoa

a) Hãy chỉ ra: số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài

b) Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (Xem sơ đồ nguyên tử ở bài 5, bài 4 – Nguyên tử trang 16 sgk).

Hướng dẫn:

a)  + Số p  = 12

+ Số e = 12;

+ Số e lớp ngoài cùng = 2

b) Giống nhau: số electron lớp ngoài cùng đều bằng 2;

Khác nhau: số proton và số electron của canxi là 20 trong khi số proton và số electron của magie là 12. Số lớp e của canxi là 4, của magie là 3.

Bài 3: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 31 lần.

a) Tính phân tử khối của hợp chất

b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu củ nguyên tố (xem bảng 1 trang 42).

Giải bài tập hóa lớp 8 trong sách giáo khoa

a) 

Giải bài tập hóa lớp 8 trong sách giáo khoa
⇒ Phân tử khối của hợp chất = 62 đvC.

(hc là hớp chất chứa X va O công thức là  X2O mà hợp chất này nặng hơn H2 31 lan nen lay hc :H2=31)

b) Ta có : 2X  + O  = 62  => X = 23 đvC.

vậy X là nguyên tố natri (23)

Kí hiệu hóa học là Na.

Bài 4. Chép các câu sau đây với đầy đủ các cụm từ thích hợp :

a) Những chất tạo nên từ hai… trở lên được gọi là…

b) Những chất có… gồm những nguyên tử cùng loại …được gọi là…

c) … là những chất tạo nên từ một…

d) …là những chất có…gồm những nguyên tử khác loại…

e) Hầu hết các …có phân tử là hạt hợp thành, còn… là hạt hợp thành của…kim loại.

Đáp án:

a) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học  trở lên được gọi là hợp chất.

b) Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất

c) Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

d) Hợp chất là những chất có phân tử gồm những nguyên tử khác loại liên kết với nhau.

e) Hầu hết các  chất có phân tử là hạt hợp thành, còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.

Bài 5. Câu sau đây gồm hai phần : Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi đúng 1000C.

Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau :

A. Ý trong phần I đúng, ý trong phần II sai.

B. Ý trong phần I sai, ý trong phần II đúng.

C. Cả hai ý đều đúng và ý ở phần II giải thích ý ở phần I.

D. Cả hai ý đều đúng và ý ở phần II không giải thích ý ở phần I.

E. Cả hai ý  đều sai.

Câu trả lời D đúng ( cả hai ý đều đúng và ý ở phần II không giải thích ý ở phần I).

Bài 12 Hóa học 8 – bài 1,2,3 trang 46 SGK Hóa lớp 8: Sự biến đổi chất .

1) Hiện tượng vật lí: là hiện tượng khi chất biến đổi về trạng thái hay hình dạng.

2) Hiện tượng hóa học: là hiện tượng khi có biến đổi từ chất này sang chất khác.

Trả lời câu hỏi và giải bài tập SGK Hóa lớp 8 trang 46:

Bài 1: Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí?

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí là sự xuất hiện chất mới.

Bài 2: Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học. Giải thích?

a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra mùi hắc (khí lưu huỳnh dioxit).

b) Thủy tinh nóng chảy được đổi thành bình cầu.

c) Trong là nung vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon dioxit thoát ra ngoài.

d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

Giải :+ Câu a là hiện tượng hóa học vì lưu huỳnh được biến đổi thành lưu huỳnh dioxit.

+ Câu b là hiện tượng vật lí vì khi thủy tinh nóng chảy bị biến dạng (do tác dụng của nhiệt) nhưng thủy tinh vẫn không đổi về chất.

+ Câu c là hiện tượng hóa học vì từ canxi cacbonat dưới tác dụng của nhiệt độ biến đổi thành canxi oxit bay hơi.

+ Câu d là hiện tượng vật lí, vì cồn bị bốc hơi ra khỏi lọ do tính chất vật lí chứ không tác dụng với một chất nào khác.

Bài 3: Khi đốt nén (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc; sau đó nến lỏng biến thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon dioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. cho biết: trong không khí có khí oxi và nến cháy là do chất này tham gia.

Đáp án: “ Khi đốt nến cháy lỏng thấm vào bấc” thì xảy ra hiện tượng vật lí vì nến bị biến dạng thành dạng hơi.

Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon dioxit và hơi nước xảy ra hiện tượng hóa học vì ở đây nến (làm bằng paraffin) cháy trong không khí tạo ra hai chất khác là cacbon dioxit và hơi nước

Bài 1 trang 125 sgk Hóa học lớp 8

Dùng từ, cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Giải bài tập hóa lớp 8 trong sách giáo khoa

Nước là hợp chất tạo bởi hai…………là ………….và ……………..Nước tác dụng với một số …………….ở nhiệt độ thường  và một số ……………tạo ra bazơ; tác dụng với nhiều …………..tạo ra axit.

Hướng dẫn giải:

Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hidro và oxi. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường và một số oxit bazơ tạo ra bazơ, tác dụng với một số oxit axit tạo ra axit…

Bài 2 trang 125 sgk Hóa học lớp 8

Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra?

Hướng dẫn giải:

Bằng phương pháp hóa học (dùng dòng điện tách nước, đốt bằng tia lửa điện, hay tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường) hay phương pháp vật lí (nhiệt độ sôi, hóa rắn thành đá và tuyết), ta có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước. Phương trình hóa học:

2H2O  \(\overset{dp}{\rightarrow}\) 2H2  +  O2

2Na+ 2H2O  →  2NaOH + H2↑

Bài 3 trang 125 sgk Hóa học lớp 8

Tính thể tích khí hidro và khí oxi (ở đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8 g nước.

Hướng dẫn giải:

Số mol nước tạo thành là:

\(n_{H_{2}O}\) = \(\frac{1,8}{18}\) = 0,1 (mol)

 Phương trình phản ứng:

2H2  +      O2  →             2H2O

2 mol        1 mol                 2 mol

0,1 mol   0,05 mol      0,1 mol

Thể tích khí hidro tham gia phản ứng:

V = 22,4 x 0,1 = 2,24 (lít)

Thể tích khí oxi tham gia phản ứng:

V = 22,4 x 0,05 = 1,12 (lít)

Bài 4 trang 125 sgk Hóa học lớp 8

Tính khối lượng nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được khi đốt cháy hoàn toàn 112 lít khí hidro (ở đktc) với khí oxi.

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

2H2  + O2 → 2H2O

2 mol  1 mol    2 mol

5 mol  2,5 mol  5mol

Số mol khí hidro tham gia phản ứng là:

\(n_{H_{2}}\) = \(\frac{112}{22,4}\) = 5(mol) 

Khối lượng nước thu được là:

\(m_{H_{2}O}\) = 18 x 5 = 90 (g)

Khối lượng riêng của nước là 1 g/ml, suy ra thể tích nước (ở dạng lỏng) thu được là:

 V = \(\frac{m}{d}\)  = \(\frac{90}{1}\) = 90 (ml)

Bài 5 trang 125 sgk Hóa học 8

Viết các phương trình phản ứng hóa học tạo ra bazơ và axit. Làm thế nào để nhận biết được dung dịch axit và dung dịch bazơ ?

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

CaO + H2O   →  Ca(OH)2

P2O5  + 3H2O → 2H3PO4

Nhận biết dung dịch axit bằng cách nhúng quỳ tím vào làm đổi màu quỳ tím thành đỏ, dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh

Bài 6 trang 125 sgk Hóa học lớp 8

Hãy kể những dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống và sản xuất mà em nhìn thấy trực tiếp? Nêu những biện pháp chống ô nhiễm ở địa phương em?

Hướng dẫn giải:

Vai trò: Nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống. Nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông  vận tải….

Biện pháp chống ô nhiễm: học sinh tự nêu (có thể nêu là  tiết kiệm nước….)

 Giaibaitap.me


Page 2

Bài 1 trang 130 sgk Hóa học lớp 8

Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp:

Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều …………liên kết với ………….. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng…………… Bazơ là hợp chất mà phân tử có một…………liên kết với một hay nhiều nhóm……………

Hướng dẫn giải:

Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit. Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit- OH

Bài 2 trang 130 sgk Hóa học lớp 8

Hãy viết công thức hóa học của các axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:

-Cl, =SO3, = SO4, -HSO4, = CO3,  PO4, =S, -Br, -NO3

Hướng dẫn giải:

Công thức hóa học:

+ HCl (axit clohiđric);

+ H2SO3 (axit sunfurơ);

+ H2SO4 (axit sunfuric);

+ NaHSO4 (natri hiriđosunfat);

+ H2CO3  (axit cacbonic);

+ H3PO4 (axit phophoric)

+ H2S (axit sunfurhidric)

+ HBr (axit bromhidric)

+ HNO3 (axit nitric)

Bài 3 trang 130 sgk Hóa học lớp 8

Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau:

H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.

Hướng dẫn giải:

Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit:

+ H2SO4 : SO2

+ H2SO3: SO2

+ H2CO3: CO2

+ HNO3: N2O5

+ H3PO4: P2O5

Bài 4 trang 130 sgk Hóa học lớp 8

Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

Hướng dẫn giải:

Công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit trên lần lượt là:

NAOH, LiOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3

Bài 5 trang 130 sgk Hóa học 8

Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây:

Ca(OH)2, Mg (OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2

Hướng dẫn giải:

công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ:

+ Ca(OH)2: CaO

+ Mg (OH)2: MgO

+ Zn(OH)2: ZnO

+  Fe(OH)2: FeO

Bài 6 trang 130 sgk Hóa học lớp 8

Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

a)      HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

b)      Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2

c)       Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4

Hướng dẫn giải:

a. HBr (axit bromhiđric); H2SO3 (axit sunfurơ); H3PO4( axit photphoric); H2SO4(axit sunfuric)

b. Mg(OH)2(magie hiđroxit); Fe(OH)3 (sắt III hiđroxit); Cu(OH)2 (đồng II hidroxit)

c. Ba(NO3)2 (Bari nitrat) ; Al2(SO4)3 (nhôm sunfat); Na2SO3( natri sunfit); ZnS (kẽm sunfua); Na2HPO4 (natri hiđrophotphat);  NaH2PO4 (natri đihiđroophotphat)

Giaibaitap.me


Page 3

Bài 1 trang 131 sgk Hóa học lớp 8

Tương tự như natri, các kim loại kali K và canxi C cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng hidro.

a)      Hãy viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b)      Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

2K + 2H2O   →  2KOH + H2↑

Ca + 2H2O   → Ca(OH)2  + H2 ↑

Phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng thế.

Bài 2 trang 132 sgk Hóa học lớp 8

Hãy lập các phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ sau đây:

a)     Na2O   +  H2O   ---> NaOH

K2O      +  H2O  ---> KOH

b)    SO2      +  H2O  ---> H2SO3

SO3      + H2O  ---> H2SO4

N2O5    + H2O  ---> HNO3

c)     NaOH +  HCl ---> NaCl + H2O

Al(OH)3 +  H2SO4 ---> Al2(SO4) + H2O

d)     Chỉ ra sản phẩm ở a,b,c thuộc loại hợp chất nào? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp chất của các sản phẩm ở đây a) b) ?

e)    Gọi tên các sản phẩm

Hướng dẫn giải:

a)     Na2O   +  H2O   → 2NaOH

K2O      +  H2O  → 2KOH

b)    SO2      +  H2O  → H2SO3

SO3      + H2O  → H2SO4

N2O5    + H2O  → 2HNO3

c)     NaOH +  HCl → NaCl + H2O

      2Al(OH)3 +  3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O

d)    Loại chất tạo ra ở câu a gồm NaOH, KOH là bazơ kiềm; loại chất tạo ra ở câu b gồm H2SO3, H2SO4, H2SO4 là axit, loại chất tạo ra ở câu c gồm NaCl, Al2(SO4)3 là muối.

Sự khác nhau giữa câu a và câu b là oxit của kim loại Na2O, K2O tác dụng với nước tạo thành bazơ, còn oxit của phi kim SO2, SO3, N2O5 tác dụng với nước tạo thành axit.

Bài 3 trang 132 sgk Hóa học lớp 8

Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây:

Đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt (III) sufat, magie hiđrocacbonat, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Hướng dẫn giải:

Đồng (II) clorua: CuCl2

Kẽm sunfat: ZnSO4

Sắt (III) sufat: Fe2(SO4)3

Magie hiđrocacbonat : Mg(HCO3)2

Natri hiđrophotphat: Na2PO4

Natri đihiđrophotphat: NaH2PO4

Bài 4 trang 132 sgk Hóa học lớp 8

Cho biết khối lượng mol của một oxit của kim loại là 160 g/mol, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit đó.

Hướng dẫn giải:

Khối lượng của kim loại có trong oxit kim loại:

MKL = 112 g

Khối lượng nguyên tố oxi: mO = 160 – 112 = 48g

Đặt công thức hóa học của oxit kim loại là MxOy, ta có:

MKL. x = 112 => nếu x = 2 thì M = 56. Vậy M là Fe

16y = 48 => y = 3

Vậy CTHH: Fe2O3, đó là sắt (III) oxit

Bài 5 trang 132 sgk Hóa học lớp 8

Nhôm oxit tác dụng với axit sunfuric theo phương trình hóa học như sau:

Al2O3  +  3H2SO4  →   Al2(SO4) + 3H2O

Tính khối lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử dụng 49 gam axit sunfuric nguyên chất tác dụng với 60 gam nhôm oxit. Sau phản ứng, chất nào còn dư? Khối lượng dư của chất đó là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng hóa học:

Al2O3  +  3H2SO4  →   Al2(SO4) + 3H2O

102 g      3. 98 = 294 g

Theo phương trình phản ứng ta thấy, khối lượng axit sunfuric nguyên chất tiêu thụ lớn gấp hơn hai lần khối lượng oxit. Vì vậy, 49 gam H2SO4 nguyên chất sẽ tác dụng với lượng nhôm (III) oxi nhỏ hơn 60gam

Vật chất Al2O3 sẽ còn dư và axit sunfuric phản ứng hết.

102 g Al2O3 →  294 g H2SO4

X g Al2O3 →  49g H2SO4

Lượng chất Al2O3 còn dư là: 60 – x = 60 - \(\frac{102 . 49}{294}\) = 43 g

Giaibaitap.me


Page 4

Bài 1 trang 138 sgk hóa học 8

Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa ? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.

Bài giải:

Dung dịch là hỗn hợp đồng chất của dung môi và chất tan. Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

(Học sinh tự cho ví dụ)

Bài 2 trang 138 sgk hóa học 8

Em hãy mô tả những thí nghiệm chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn những biện pháp: nghiền nhỏ chất rắn, đun nóng, khuấy dung dịch.

Bài giải:

+ Trong thí nghiệm, cho một ít muối ăn (sử dụng muối đã nghiền nhỏ) vào dung dịch nước, ta sẽ thấy muối được nghiền nhỏ sẽ tan nhanh hơn so với loại chưa được nghiền.

+ Trong thí nghiệm, cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước nóng, đường sẽ tan mạnh hơn so với cho vào cốc nước lạnh vì ở nhiệt độ càng cao, phân tử nước chuyển động càng mạnh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.

+ Cũng với thí nghiệm trên nhưng khi cho chất tan vào dung dịch, ta khuấy dung dịch lên thì tốc độ hòa tan cũng sẽ tăng lên.

Bài 3 trang 138 sgk hóa học 8

 Em hãy mô tả cách tiến hành những thí nghệm sau:

a) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

b) Chuyển đổi từ một dung dịch NaCl chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).

Bài giải:

a) Ta có dung dịch NaCl đã bão hòa trong ống nghiệm, ta cho thêm vào ống nghiệm một lượng nước nữa và có được dung dịch NaCl chưa bão hòa.

b) Thêm NaCl vào dung dịch NaCl chưa bão hòa khuấy kĩ tới khi dung dịch không hòa tan thêm được NaCl. Lọc qua giấy lọc. Nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.

Hoặc có thể đun nóng dung dịch NaCl chưa bão hòa cho đến khi có muối NaCl kết tinh ở đáy cốc. Để cốc này trở lại nhiệt độ phòng rồi lọc qua giấy lọc. Nước lọc là dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng.

Bài 4 trang 138 sgk hóa học 8

 Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 200C), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường; 3,6 gam muối ăn.

a) Em hãy dẫn ra những thí dụ về khối lượng của đường, muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

b) Em có nhận xét gì nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước; 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước (nhiệt độ phòng thí nghiệm) ?

Bài giải:

a) Hòa tan một lượng đường dưới 20 gam; hay một lượng muối ăn dưới 3,6 gam trong 10 gam nước ở nhiệt độ phòng thí nghiệm ta được dung dịch chưa bão hòa.

b) Nếu người ta khuấy 25 gam đường vào 10 gam nước thì chắc chắn rằng lượng đường sẽ không hòa tan hết sẽ còn lại 25 - 20 = 5 g;

Hòa tan 3,5 gam muối ăn vào 10 gam nước ta sẽ được dung dịch chưa bão hòa vì dung dịch còn có thể hòa tan thêm một lượng muối ăn nữa (3,6 - 3,5 = 0,1 g)

Bài 5 trang 138 sgk hóa học 8

Trộn 1 ml rượu etylic (cồn) với 10 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:

A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.

B. Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic.

C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.

D. Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan, vừa là dung môi.

Bài giải:

Vì rượu etylic tan vô hạn trong nước, hay nước tan vô hạn trong rượu etylic. Ta có thể tích rượu etylic (1 ml) ít hơn thể tích nước (10 ml) nên câu a đúng.

Bài 6 trang 138 sgk hóa học 8

Hãy chọn câu trả lời đúng:

Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất rắn trong chất lỏng.

B. Của chất khí trong chất lỏng

C. Đồng nhất của chất rắn và dung môi

D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

Bài giải:

Câu D đúng (đồng nhất của dung môi và chất tan)

Giaibaitap.me


Page 5

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 149 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 145 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 142 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 138 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 132 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 130 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 125 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 118, 119 Sách...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 117 Sách giáo khoa...


Page 6

Bài 1 trang 145 sgk hóa học 8

Bằng cách nào có được 200 g dung dịch BaCl2 5% ?

A. Hòa tan 190 g BaCl2 trong 10 g nước.

B. Hòa tan 10 g BaCl2 trong 190 g nước.

C. Hòa tan 200 g BaCl2 trong 10 g nước.

D. Hòa tan 10 g BaCl2 trong 200 g nước.

Tìm kết quả đúng.

Câu B đúng 

Bài 2 trang 145 sgk hóa học 8

 Tìm nồng độ mol của 850 ml dung dịch có hòa tan 20 g KNO3. Kết qủa sẽ là:

A. 0,233 M;              B. 23,3 M;                  C. 2,33 M;                   D. 233M

Tìm đáp số đúng.

Bài giải:

Câu A đúng.

Bài 3 trang 146 sgk hóa học 8

Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750 ml dung dịch.

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch

c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500 ml dung dịch

Bài giải:

Nồng độ mol của dung dịch:

a. CM = \(\frac{1000.1}{750}\) = 1,33 mol/l

b. CM = \(\frac{0,5}{1,5}\) = 0,33 mol/l

c. Số mol CuSO4 : n = \(\frac{m}{M}\) = \(\frac{400}{160}\) = 2,5 mol

Nồng độ mol: CM = \(\frac{2,5}{4}\) = 0,625 mol/l

d. CM = \(\frac{1000.0,06}{1500}\) = 0,04 mol/l

Bài 4 trang 146 sgk hóa học 8

Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a. 1 lít dung dịch NaCl 0,5 M

b. 500 mol dung dịch KNO3 2 M.

c. 250 ml dung dịch CaCl2 0,1 M

d. 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3 M

Bài giải:

a) Số mol NaCl: nNaCl = \(\frac{1000.0,5}{1000}\) = 0,5 mol

Khối lượng NaCl: mNaCl = 0,5(23 + 35,5) = 29,25 g

b. Số mol KNO3: \(n_{KNO_{3}}\) = \(\frac{500.2}{1000}\) = 1 mol

Khối lượng KNO3: \(m_{KNO_{3}}\) = 1(39 + 14 + 48) = 101 g

c) Số mol CaCl2: \(n_{CaCl_{2}}\) = \(\frac{250.0,1}{1000}\) = 0,025 mol

Khối lượng CaCl2:  \(m_{CaCl_{2}}\) = 0,025(40 + 71) = 2,775 g

d) Số mol Na2SO4: \(n_{Na_{2}SO_{4}}\) = \(\frac{2000.0,3}{1000}\) = 0,6 mol

Khối lượng Na2SO4: \(m_{Na_{2}SO_{4}}\) = 0,6 . 142 = 85,2 g

Bài 5 trang 146 sgk hóa học 8

Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:

a) 20 g KCl trong 600 g dung dịch

b) 32 g NaNO3 trong 2 kg dung dịch

c) 75 g K2SO4 trong 1500 g dung dịch.

Bài giải:

Nồng độ phần trăm của dung dịch

a) C% = \(\frac{m_{ct}}{m_{dd}}\) . 100% = \(\frac{20}{600}\) . 100% = 3,33%

b) C% = \(\frac{m_{ct}}{m_{dd}}\) . 100% = \(\frac{32}{2000}\) . 100% = 1,6%

c) C% = \(\frac{m_{ct}}{m_{dd}}\) . 100% = \(\frac{75}{1500}\) . 100% = 5%

Bài 6 trang 146 sgk hóa học 8

Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:

a) 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9 M

b) 50 g dung dịch MgCl2 4%

c) 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M

Bài giải:

Số gam chất tan cần dùng:

a. mNaCl = \(\frac{C_{M}. V}{1000}\) . MNaCl =  \(\frac{2500.0,9}{1000}\) . (23 + 35,5) = 131,625 g

b. \(m_{MgCl_{2}}\) = \(\frac{m_{dd}. C}{100}\) . \(M_{MgCl_{2}}\) = \(\frac{50.4}{100}\) = 2 g

c. \(m_{MgSO_{4}}\) = \(\frac{C_{M}. V}{1000}\) . \(M_{MgSO_{4}}\) = \(\frac{250.0,1}{1000}\) . (24 + 64 + 32) = 3 g

Bài 7 trang 146 sgk hóa học 8

 Ở nhiệt độ 250C độ tan của muối ăn là 36 g, của đường là 204 g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên.

Bài giải:

Nồng độ phần trăm của dung dịch muối:

C% = \(\frac{m_{ct}}{m_{dd}}\) . 100% = \(\frac{36}{(36+100)}\) . 100% = 26,47%

Nồng độ phần trăm của dung dịch đường:

C% = \(\frac{m_{ct}}{m_{dd}}\) . 100% = \(\frac{204}{(204+100)}\) . 100% = 67,1%

Giaibaitap.me


Page 7

  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 151 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 149 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 145 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 142 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 138 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 132 Sách giáo khoa...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 130 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 125 Sách giáo...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 118, 119 Sách...
  • Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 117 Sách giáo khoa...


Page 8

Bài 1 trang 151 sgk hóa học 8

Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì ?

a) \(S_{KNO_{3}(20^{0}C)}\)  = 31,6 g;          \(S_{KNO_{3}(100^{0}C)}\) = 246 g

    \(S_{CuSO_{4}(20^{0}C)}\) = 20,7 g;            \(S_{CuSO_{4}(100^{0}C)}\) = 75,4 g

b) \(S_{CO_{2}(20^{0}C, 1 atm)}\) = 1,73 g;        \(S_{CO_{2}(60^{0}C, 1 atm)}\) = 0,07 g

Bài giải:

a) + Ở 200C độ tan của KNO3 là 31,6 g; Ở 1000C độ tan của KNO3 là 246 g

+ Ở 200C độ tan của CuSO4 là 20,7 g; Ở 1000C độ tan của CuSO4 là 75,4 g

b) Ở 200C và 1 atm độ tan của khí cacbonic là 1,73 g; Ở 600C và 1atm độ tan của khí cacbonic là 0,07 g

Bài 2 trang 151 sgk hóa học 8

Bạn em đã pha loãng axit bằng cách rót từ từ 20 g dung dịch H2SO4 50% vào nước và sau đó thu được 50 g dung dịch H2SO4

a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng

b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng, biết dung dịch này có khối lượng riêng là 1,1 g/cm3.

Bài giải:

a) Khối lượng H2SO4 là: m = 10 g

Nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng là:

C% = \(\frac{10}{50}\) . 100% = 20%

b) Thể tích dung dịch H2SO4 là: V = 45,45 ml

Số mol của H2SO4 là: n = 0,102 mol

Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng:

CM =  \(\frac{100.0,102}{45,45}\) = 2,24 (mol/lít)

Bài 3 trang 151 sgk hóa học 8

Biết \(S_{K_{2}SO_{4}(_{20^{0}C})}\) = 11,1 g. Hãy tính nồng độ phẩn trăm của dung dịch K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ này.

Bài giải:

Nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ 200C là:

C% = \(\frac{11,1}{111,1}\) . 100% = 9,99%

Bài 4 trang 151 sgk hóa học 8

Trong 800 ml của một dung dịch có chứa 8 g NaOH.

a) Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này.

b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200 ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1 M ?

Bài giải:

a) Số mol của NaOH là:

n = 0,2 mol

Nồng độ mol của dung dịch là:

CM = \(\frac{0,2.1000}{800}\) = 0,25 M

b. Thể tích nước cần dùng:

- Số mol NaOH có trong 200 ml dung dịch NaOH 0,25 M:

 nNaOH = \(\frac{0,25.200}{1000}\) = 0,05 mol

Thể tích dung dịch NaOH 0,1 M có chứa 0,05 NaOH

Vdd = \(\frac{0,05.1000}{0,1}\) = 500 ml

Vậy thể tích nước phải thêm là:

\(V_{H_{2}O}\) = 500 – 200 = 300 ml

Bài 5 trang 151 sgk hóa học 8

Hãy trình bày cách pha chế:

a) 400 g dung dịch CuSO4 4%.

b) 300 ml dung dịch NaCl 3M.

Bài giải:

a) Khối lượng chất tan là:

m = \(\frac{4.400}{100}\) = 16 g

Khối lượng dung môi:

mdm = mdd – mct = 400 – 16 = 384 g

Cách pha chế: Cần lấy 16 g CuSO4 khan (màu trắng) cho vào cốc có dung tích 100 ml. Cần lấy 384 g nước cất rồi đổ dần dần vào cốc và khuấy kĩ cho CuSO4 tan hết. Ta được 400 g dung dịch CuSO4 4%

b) Số mol chất tan:

n = \(\frac{300.3}{1000}\) = 0,9 mol

Khối lượng của 0,9 mol NaCl

m = 58,5 x 52,65 (g)

Cách pha chế:

Cân lấy 52,65 g NaCl cho vào cốc thủy tinh. Đổ dần dần nước cất vào và khuấy nhẹ đủ 300 ml. Ta được 300 ml dung dịch CuSO4 3M

Bài 6 trang 151 sgk hóa học 8

Hãy trình bãy cách pha chế:

a) 150 g dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20%

b) 250 ml dung dịch NaOH 0,5 M từ dung dịch NaOH 2M

Bài giải:

a) Khối lượng chất tan có trong 150 g dung dịch CuSO4 2%:

m = \(\frac{2.150}{1000}\) = 3 g

Khối lượng dung dịch CuSO4 ban đầu có chứa 3 g CuSO4:

mdd = \(\frac{100.3}{20}\) = 15 g

Khối lượng nước cần pha chế là: mnước = 150 – 15 = 135 g

Pha chế: lấy 15 g dung dịch CuSO4 20% vào cốc thêm 135 g H2O vào và khuấy đều, được 150 g dung dịch CuSO4 2%

b) Số mol chất tan trong 250 ml dung dịch NaOH 0,5M

n = \(\frac{0,5.250}{100}\) = 0,125 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M có chứa 0,125 mol NaOH là:

V = \(\frac{1000.0,125}{2}\) = 62,5 ml

Pha chế: Đong lấy 62,5 ml dung dịch NaOH 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 500ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 250 ml và khuấy đểu ta được 250 ml dung dịch 0,5M

Giaibaitap.me