Giống gà đông tảo bán ở đâu singapore

Nghe danh “vua gà” Đông Tảo Lê Quang Thắng [ở xóm Đoàn Kết, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên], tôi tìm đến cơ sở chăn nuôi của anh để mục sở thị đàn gà trứ danh. Với hầu hết các vật nuôi quý hiếm, giá trị cao chỉ được vài năm sẽ đến thời kỳ rớt giá, nhưng riêng gà Đông Tảo luôn giữ được giá bán cao “ngất ngưởng” suốt 10 năm qua, giúp nhiều nông dân ở đây “hốt bạc”.

Cặp gà Đông Tảo giá 100 triệu

Gà Đông Tảo chân to kỷ lục 1kg/chiếc giá 50 triệu chưa bán

Giám đốc 9X lái Camry bán gà Đông Tảo

Thương lái lạ săn gà Đông Tảo

Anh Thắng cũng là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn.

“Còn da lông mọc…”

Bước vào gia trại của anh Thắng là lọt vào vườn cây ăn quả xanh mướt, các ô chuồng được bố trí hài hòa dưới tán cây râm mát. Thời trẻ, vợ chồng anh vất vả xoay đủ thứ nghề, kinh doanh buôn bán đều không thành công. Đến năm 2000, vườn táo rộng một sào cho thu hoạch, bán được 1,1 triệu đồng. Số tiền này anh Thắng “dốc” 900.000 đồng mua 10 con gà Đông Tảo thuần chủng từ một cụ ông 80 tuổi trong xã.

“Thời điểm ấy, nhiều người bảo tôi là hâm, là rồ bởi những con gà Đông Tảo thuần chủng đem ra chợ bán rẻ cũng chẳng ai mua. Rất ít người biết về giống gà Đông Tảo và chưa có cảm nhận riêng biệt về loại thịt gà này. Tôi tiếp cận một số cụ cao tuổi trong làng, được nghe các cụ kể về giống gà cổ truyền của địa phương xưa dùng để tiến vua, về nỗi lo lắng giống gà đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì không còn ai muốn nuôi. Nghe các cụ nói, tôi nảy sinh ý định nuôi gà Đông Tảo từ đó” - anh Thắng chia sẻ.

“Rước” 10 con gà về, chỉ 2 tháng sau bỗng lăn ra chết hết, không còn một mống. Vợ chồng anh lại vay tiền tiếp tục đi mua gà của một số cụ cao tuổi để gây giống. 3 năm sau nhân đàn lên được 200 con, ở thời điểm đó đã được coi là chăn nuôi lớn. Nhưng năm 2004, dịch cúm gia cầm xảy ra, xóa sổ luôn đàn gà bạc triệu của vợ chồng anh. Họ hàng, người thân đến động viên, và khuyên rằng không nên nuôi nữa. Thất bại, nhưng anh Thắng đọc được bài ca dao: “Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn/Đi vay đi dạm, được một quan tiền/Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái/Về nuôi ba tháng, đẻ ra mười trứng/Một trứng ung, hai trứng ung, ba trứng ung/ Bốn, năm, sáu, bảy trứng ung/ Còn ba trứng nở ra ba con/Con diều tha, con quạ quắp, con mặt cắt xơi/Chớ than phận khó ai ơi! Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Hiện gia trại chăn nuôi gà Đông Tảo của anh Lê Quang Thắng đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng/năm, cho lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/năm; tạo công ăn việc làm cho 17 lao động thường xuyên và 23 -28 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 4 – 4,5 triệu/người/tháng. Với các thành tích trên, anh Thắng vừa được bình chọn là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017.

Cảm nhận câu ca dao “vận” vào mình, anh Thắng thêm quyết tâm gây dựng lại từ đầu, vay mượn tiền người thân để mua hẳn 500 con gà giống Đông Tảo và đầu tư xây chuồng trại. Để khai thông đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi, Thắng ôm gà lặn lội vào miền Nam, đến Sài Gòn, các vùng Đông Nam Bộ và cả ĐBSCL để chào hàng. Đôi chân to khủng, xù xì lạ mắt của gà Đông Tảo đã chinh phục giới thương nhân kinh doanh gà phương Nam. Những đơn hàng từ miền Nam liên tiếp được gửi đến Hưng Yên. Gà nuôi không đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng, và gia đình anh Thắng khấm khá từ đó.

Vườn gia trại nuôi gà của anh Thắng rộng 4.000m2. Cách thiết kế ở đây không giống các chuồng, trại chăn nuôi gà truyền thống khác, mà cứ như khu biệt thự sinh thái, với những cây bưởi diễn, nhãn lồng trĩu quả che bóng lên các ô chuồng. Hiện tại gia trại có 300 gà bố mẹ Đông Tảo sinh sản và hàng nghìn con gà thương phẩm. Ông Thắng cho hay, gà Đông Tảo sinh sản rất kém, mỗi mái thuần chỉ đẻ được 70 quả trứng trong một năm, tỷ lệ ấp nở chỉ đạt 65%. Gà con thuần 1 ngày tuổi để nhân đàn bố mẹ giá 120.000 đồng/con, gà con dùng để nuôi thương phẩm có giá 60.000 đồng/con. Đối với gà thịt thương phẩm, đạt loại 1 sẽ có giá bán 300.000 đồng/kg; loại 2 bán giá 180.000-200.000 đồng/kg. Những con gà đẹp mã để khách mua chọn làm quà biếu sẽ được trả giá lên tới cả chục triệu đồng.

Thời gian gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của Sở NNPTNT và Sở KHCN tỉnh Phú Thọ, khoa chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đến hỗ trợ gia trại của anh Thắng triển khai mô hình thụ tinh nhân tạo cho gà. Đặc tính của gà Đông tảo là con trống to nặng nề, chân to nhưng ngắn và yếu, nên nhảy mái rất kém. Nuôi bầy đàn thì tỷ lệ cận huyết cao, dễ dẫn đến thoái hóa đàn giống. Chính vì vậy, thụ tinh nhân tạo là giải pháp để nâng cao chất lượng cho giống gà quý. So với tỷ lệ ấp nở thường chỉ đạt khoảng 50%, phương pháp sinh sản vô tính đã giúp tỷ lệ thành công lên đến 70-80%.

Anh Thắng lúc nào cũng mê gà Đông Tảo.

Bí quyết giữ giá bán cao

Trong khi hầu hết các vật nuôi quý hiếm, giá trị cao chỉ được vài năm rồi sẽ đến thời kỳ rớt giá, nhưng riêng gà Đông Tảo luôn giữ được giá bán cao “ngất ngưởng” suốt 10 năm qua, và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Thống kê ước tính ở xã Đông Tảo, mỗi năm có khoảng 700 con gà bán được với giá 10 triệu đồng/con trở lên; gà bán được giá 5 - 10 triệu đồng thì có khoảng 4.000 con; những con phổ thông thương phẩm giá 300.000 đồng/kg [tương đương 1,2 – 1,5 triệu đồng/con] thì mỗi năm cả xã xuất bán 30.000-40.000 con.

Anh Thắng cho hay, giữ được giá cao là bởi giống gà này sinh sản kém, chăn nuôi rất khó nên không thể nhân đàn nhanh. Gà Đông Tảo không biết tự kiếm ăn, vụng ấp trứng, dễ nhiễm bệnh nên chi phí nuôi khá tốn kém.

Theo anh Thắng, chăn nuôi và làm giàu từ gà Đông Tảo điều quan trọng đầu tiên là phải chọn đúng giống gà thuần chủng: Đầu to hình củ tre, dáng thanh thoát, cổ ngắn, mã đẹp. Đặc biệt, gà Đông Tảo giá trị nhất là ở đôi chân: Chân to, vảy xù xì, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngón chân ngắn… Trong số hàng nghìn con giống chỉ chọn nuôi được khoảng 80-100 con có ngoại hình đạt chuẩn như vậy.

Anh Thắng chia sẻ: “Gà Đông Tảo thuần chủng thuộc hàng “vương giả” được trả giá cao thường có 2 dòng: Dòng chân thịt đỏ được người ta ưa chuộng nhất, sau đó đến dòng chân vảy rồng. Trên thị trường hiện nay đang quảng cáo những con gà có chân xù xì nổi đỏ, đó là gà bị nấm chân, tức là mắc bệnh, chứ không phải là bản chất ngoại hình gà Đông Tảo”.

Thành lập hiệp hội giúp dân cùng làm giàu

Từ mô hình nuôi gà vườn của gia đình anh Thắng, những năm gần đây giống gà quý đã được đông đảo người dân tại xã Đông Tảo phát triển chăn nuôi hàng hóa, với 2.200 hộ nuôi. Trong đó, có khoảng trên 50 hộ có thu nhập “khủng” tiền tỷ trở lên. Anh Thắng đứng ra làm đầu mối thu mua gà của bà con trong xã, ký hợp đồng tiêu thụ với nhà hàng lớn ở các thành phố phía Nam. Hàng tháng anh thuê xe vận chuyển hàng vào miền Nam.

Để tạo điều kiện cho những hộ nuôi gà trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, anh Thắng đã đứng ra thành lập và làm Chủ tịch Hội kinh doanh và nuôi gà Đông Tảo. Từ năm 2015, gà Đông tảo đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, Hội kinh doanh và nuôi gà Đông Tảo được giao quản lý và phân phối nhãn hiệu cho các hội viên. Nhãn hiệu tập thể được Hội quản lý rất chặt. Chỉ những hộ chăn nuôi nào coi trọng quy chế hoạt động, đảm bảo được chất lượng sản phẩm gà mới được cấp nhãn mác.

Tháng 10.2016, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh gà Đông Tảo ra đời. Anh Lê Quang Thắng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc hợp tác xã. Hợp tác xã lo đầu vào cho các hộ xã viên, đứng ra ký hợp đồng với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thú y để đảm bảo thức ăn chất lượng và phù hợp với con gà Đông Tảo. Đồng thời, nhờ mua chung và ký hợp đồng trực tiếp với công ty, nên giá thức ăn giảm so với thị trường 25.000 - 30.000 đồng/bao cám.

Hiện gia trại chăn nuôi gà Đông Tảo của anh Lê Quang Thắng đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng/năm, cho lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/năm.

[Theo Dân Việt]

.

Cập nhật lúc: 20:55, 14/02/2020 [GMT+7]

Trong chuyến đi thực tế về xây dựng nông thôn mới ở xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom, chúng tôi rong ruổi khắp các nẻo đường đến những mô hình kinh tế hiệu quả của xã.

* “Gà Đông Tảo, Tuấn Đồng Nai”

Xe dừng trước một con hẻm có tấm biển gỗ đã cũ mờ bụi đất đóng trên một  thân cây, có hàng chữ: “Gà Đông Tảo, Tuấn Đồng Nai”. Khác hẳn với hình dung thông thường về dáng vẻ bên ngoài của những doanh nghiệp nổi tiếng. Vẻ ngoài của Trang trại gà Đông Tảo đã nức tiếng mười mấy năm trên đất Trảng Bom, Đồng Nai lại xuềnh xoàng, giản dị như thế này ư? Tôi thoáng nghĩ. Đi tiếp vào con hẻm theo tấm bảng chỉ đường, một trang trại - vườn đã hiện ra. Chủ trang trại là một người đàn ông dáng mập, đậm, sức vóc, vẻ ngoài có phần bụi bặm với cái đầu trọc, áo pull, quần soóc
ka-ki, nhưng nụ cười rất cởi mở, vồn vã. Trang trại đang trong thời kỳ tiếp tục mở rộng sản xuất nên ngổn ngang gạch, sắt, xi măng. Gà theo các độ tuổi được nuôi trong những gian chuồng kề nhau. Những chú gà Đông Tảo với cặp chân khủng bệ vệ đặc trưng, nhưng lại rất nhạy cảm với bước chân người lạ tới gần. Có lẽ như vậy cũng làm cho các cơ thịt ở đôi chân thêm chắc khỏe, hấp dẫn màu ẩm thực.

Tuấn Đồng Nai - Vũ Ngọc Tuấn là tên đầy đủ của chủ trang trại. Anh sinh năm 1970 - Canh Tuất. Tuấn kể, anh vốn là dân buôn hàng chuyến xuôi ngược Bắc - Nam, đọc báo thấy nói về giống gà Đông Tảo của tỉnh Hưng Yên nặng ký, thịt rất ngon, ngày xưa dùng để tiến vua. Năm 2002, nhân chuyến ra Bắc, anh tìm đến mua 10 con về nuôi thử. Năm đầu chết mất 6, còn 4 con. Gà rất to, thịt dai, giòn, rất ngon. Tết năm ấy, gia đình anh có thêm món ngon ăn Tết và biếu người thân. Những năm sau, anh mua giống gà nuôi tiếp, bán dần ra thị trường và mở rộng cơ sở sản xuất. Có một chuyện ngộ nghĩnh là năm nuôi thử đầu tiên, mọi người trong nhà chưa dám ăn phần thịt khủng, dày ở đôi cựa gà. Sau mới biết đấy là phần thịt ngon nhất của giống gà này và tất nhiên là… bao nhiêu cũng hết. Gà Đông Tảo giá trị kinh tế rất cao. Gà trống trung bình từ 4-4,5kg, có con lớn khủng đến 5-6kg. Con lớn nhất đã nuôi ở đây nặng đến 6,1kg. Giá thị trường hiện tại là 350 ngàn đồng/kg. Đấy là nuôi bán theo giá đại trà, lai rai cả năm. Trang trại của Tuấn Đồng Nai còn nuôi gà để dùng làm quà biếu Tết, gọi là “gà tuyển”. Những con gà này được chọn lọc kỹ, bộ dáng cũng đẹp hơn, “nặng ký” hơn. Gà tuyển biếu Tết giá khác, mỗi con tới 3-4 triệu đồng. Hiện  tại, hàng năm trang trại bán ra mỗi Tết từ 500-700 con gà cho khách hàng làm quà biếu và 300-500 con gà cân ký bán đại trà lai rai trong năm cho các nhà hàng. Làm một phép tính là biết thu về bao nhiêu mỗi năm. Tuấn còn ươm và bán gà giống, 120 ngàn đồng/con mới nở. Riêng năm 2016, trung bình một ngày trang trại bán ra 17 con gà, tổng một năm bán trên 6.200 con gà các loại.

Anh Vũ Ngọc Tuấn

Gần đây, trang trại đầu tư mở rộng sản xuất sang một lĩnh vực hoàn toàn khác: ươm lan siêu cấp. Giống lan này miền Bắc gọi là Phi Điệp, miền Nam gọi là Giả Hạc. Cùng với chăn nuôi giống gà Đông Tảo đã trở thành thương hiệu, Tuấn Đồng Nai đang âm thầm chuẩn bị cho “một trận đánh lớn” hiệu quả, bội thu nữa trong sản xuất kinh doanh. Tuấn hẹn: “Hai tháng nữa anh trở lại nhé, lúc ấy sẽ có thêm nhiều chuyện để kể với anh...”.

* Mê nuôi gà, trồng lan…

Phải đến hơn 1 năm sau tôi mới trở lại với Trang trại “Gà Đông Tảo - Tuấn Đồng Nai”. Vẫn bức tường xây bao quanh trang trại nhưng nơi ở đã rộng rãi khang trang hơn, nội thất nhiều trang bị hiện đại mà giản dị, hợp lý. Và lan, những giò lan đủ loại, treo thành giàn giăng hàng thẳng lối nơi trang trại. Lan kề ngay nơi ở, phòng tiếp khách, nhà bếp, phòng ngủ của hai vợ chồng trang chủ. Khu nuôi gà Đông Tảo lùi về phía sau. Cả khu trang trại 2 ngàn m2, được dành 1/10 diện tích là nơi ở, nơi giao dịch; còn lại là 2 dãy vườn lan liền kề, phía sau là 4 dãy chuồng gà.

Có một điều đặc biệt là vào khu nuôi gà mà tịnh không ngửi thấy những mùi “đặc trưng” của gà như mùi phân gà, mùi thức ăn cho gà và mùi của hàng chục, hàng trăm con gà lớn bé. Tuấn hỏi: “Anh có ngửi thấy mùi gì không?”. Tôi lắc đầu. Tuấn nói: “Gà Đông Tảo là giống ưa sạch sẽ. Môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, hợp vệ sinh là khâu đầu tiên đảm bảo cho gà mau lớn, có sức đề kháng, không bị bệnh tật tấn công.  Đến nay [ngày 6-1-2020] là 1 năm 2 tháng trang trại chưa phải dùng đến thuốc kháng sinh. Anh thấy đấy, môi trường luôn thoáng mát, luôn được quét dọn, lau rửa, giữ vệ sinh “cực kỳ” luôn. Ngày xưa em là khách hàng thường xuyên của trạm thú y. Đợt này, cả năm người ta không thấy em đến mua thuốc, còn tưởng em đã nghỉ nuôi gà luôn. Có một ông Việt kiều gọi điện, nói 25 Tết sẽ đến mua gà làm quà. Ông ấy nhờ người họ hàng xuống tìm hiểu trước. Người họ hàng đến thăm và bấm máy gọi ngay tại chuồng: “Anh về xuống ngay trại gà, khung cảnh cực đẹp, cực sạch sẽ, gà cực đẹp, tha hồ lựa”. Ôi trời! - Em cười, nói với người “đi tiền trạm”: Sao anh không kệ, cho ông ấy xuống nhìn tận mắt, báo trước làm gì. Vườn lan của em là vườn lan sinh học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Em dùng thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường, gà sống bên lan không bị ảnh hưởng. Anh thấy đấy - Tuấn cười - ở đây người - lan - gà sống bên nhau rất thân thiện, đoàn kết mà chẳng phải va chạm, điều tiếng, mùi mè khó chịu gì”. Tôi cười: Có chăng lại dễ chịu, mát mắt thêm vì sắc đẹp, hương thơm của lan ấy chứ!

Anh Tuấn bên vườn lan

* Và hiệu quả kinh tế

Sẽ trở lại chuyện kinh doanh lan khá nhiều thú vị và thành công ở đây vào một dịp gần nhất, tôi xin trở lại chuyện gà. Tuấn cho biết, năm nay dù thị trường có lắng xuống nhưng tình hình kinh doanh năm 2019 của trang trại vẫn tốt. Do dịch tả heo châu Phi, lượng thịt heo cung ứng cho thị trường sút giảm nghiêm trọng, trang trại đã chủ động tăng thêm số lượng gà xuất chuồng chừng hơn trăm ký. Vậy thôi! Bởi gà Đông Tảo là thực phẩm chất lượng cao, dùng để ăn chơi, làm quà biếu, kén khách hàng, không phải thực phẩm dùng đại trà. 

Tính trung bình mấy năm nay, mỗi năm trang trại nuôi khoảng 4 ngàn con gà lớn nhỏ, từ gà mới nở ươm giống đến gà thịt. Năm 2019, tổng đàn gà trong chuồng thường xuyên dao động từ 500-700 con. Hiện tại, trang trại ở đây có 300 con gà xuất chuồng [200 gà trống, 100 gà mái]. Đều đều gà trống từ 4-5kg, gà mái từ 3-3,5kg. Ở khu trang trại xóm trên [cũng của gia đình] đang có 400 con chờ xuất chuồng như thế nữa. Khách hàng đã đặt trước 30%, còn 70% bán cho khách bất kỳ, lai rai. Tiêu thụ gà rộ nhất là từ ngày 20 tháng Chạp trở đi. Ước tính kết quả sản xuất kinh doanh năm nay bằng mức năm ngoái. Như vậy là đã mừng, chưa kể kết quả của việc ươm lan.

Ghi chép của Đàm Chu Văn

Video liên quan

Chủ Đề