Hàng hóa và dịch vụ trong đấu thầu là gì

Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật. Vậy, khi tham gia đấu thầu phải tuân theo trình tự, thủ tục như thế nào? Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có những đặc điểm gì?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đấu thầu 2013
  • Luật thương mại 2005

Nội dung tư vấn

Khoản 1 Điều 214 Luật thương mại năm 2005 quy định về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ như sau:

“1. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại,;theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu); nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra; và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).”

Khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 quy định về đấu thầu như sau:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết; và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết; và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch; và hiệu quả kinh tế.”

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có những đặc điểm gì?

Thứ nhất, về đối tượng của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Là các loại hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường; và dịch vụ thương mại được phép thực hiện theo quy định pháp luật.

Thứ hai, đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Mục đích của hoạt động này là giúp bên mời thầu có thể tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hó;, dịch vụ có chất lượng tốt nhất; với giá cả họp lý nhất. Sau khi chọn lựa được đối tác, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.

Thứ ba, về chủ thể tham gia. Bao gồm: một bên mời thầu và bên nhà thầu.

Thứ tư, về hình thức pháp lý. Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu; và hồ sơ dự thầu.

– Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó thể hiện đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật; tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm; dịch vụ cần sử dụng và những điều kiện khác của gói thầu.

– Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực và mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Những hồ sơ này là căn cứ pháp lý để xác lập; thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Có những hình thức đấu thầu nào?

Theo quy định tại Điều 215 Luật thương mại 2005, Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:

– Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu;

– Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.

Việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế do bên mời thầu quyết định.

Trình tự, thủ tục đấu thầu hàng hóa. dịch vụ

Bước 1: Mời thầu

Để tiến hành thủ tục mở thầu, bên mời thầu phải chuẩn bị các công việc sau:

  • Sơ tuyển nhà thầu
  • Chuẩn bị hồ sơ mời thầu.
  • Thông báo mời thầu.

Bước 2: Dự thầu

Sau khi thông báo mời thầu, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu. Nhà thầu là những thương nhân có khả năng cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho gói thầu.

Hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng dấu.

Bước 3: Mở thầu

Mở thầu là việc tổ chức mở hồ sơ dự thầu tại thời điểm đã được ấn định; hoặc trong trường hợp không có thời điểm được ấn định trước; thì thời điểm mở thầu là ngay sau khi đóng thầu.

Bước 4: Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu được đánh giá và so sánh theo từng tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá toàn diện. Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu do bên mời thầu quy định.

Bước 5: Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu

Căn cứ vào kết quả đánh gá hồ sơ dự thầu; bên mời thầu phải xếp hạng và lựa chọn các bên dự thầu theo phương pháp đã được ấn định. Trong trường hợp có nhiều bên tham gia dự thầu có số điểm; tiêu chuẩn trúng thầu ngang nhau thì bên mời thầu có quyền lựa chọn nhà thầu.

Bước 6: Thông báo kết quả thầu và kí kết hợp đồng

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Những điều kiện để được tham gia tổ chuyên gia đấu thầu
  • Không đăng tải kết quả đấu thầu bị xử phạt như thế nào?

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ có những đặc điểm gì?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Có những phương thức đấu thầu nào?

Điều 216 Luật Thương mại 2005, bao gồm 2 phương thức: – Đấu thầu một túi hồ sơ; – Đấu thầu hai túi hồ sơ.

Bên trúng thầu có cần đặt cọc không?

Các bên có thể thỏa thuận bên trúng thầu phải dặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Số tiền này do bên mời thầu quy định nhưng không quá 10% giá trị hợp đồng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên trúng thầu không được nhận lại tiền ký quỹ, đặt cọc nếu từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng được giao kết.

Đấu thầu có giống đấu giá không?

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa đều là những hoạt động thương mại, tức là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Cũng như các hoạt động mua bán thông thường, các bên trong hai hoạt động này luôn tồn tại bên mua và bên bán, trong đó bên mua là cá nhân hoặc tổ chức có thể là thương nhân hoặc không. Đối tượng của hai hoạt động này đều có thể là hàng hóa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật. Hai hoạt động này đều được điều chỉnh thống nhất bởi Luật thương mại 2005. Bên cạnh những điểm tương đồng, giữa đấu giá hàng hóa và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cũng có những điểm khác biệt khá rõ ràng.