Hệ tiêu hóa của châu chấu có thêm ............................. tiết dịch vị (enzim) vào dạ dày.

Hệ tiêu hóa ở châu chấu có điểm khác so với tôm sông là

A. Thức ăn được đi vào từ lỗ miệng

B. Có thêm ruột tịt tiết dịch vị

C. Có thêm hầu

D. Có thêm dạ dày

Lời giải

Ở châu chấu, chúng có thêm ruột tịt [5] để tiết dịch vị vào dạ dày giúp châu chấu tiêu hóa thức ăn.

A là đặc điểm chung của châu chấu và tôm.

C, D sai, tôm và châu chấu đều có hầu và dạ dày.

Đáp án B

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm:Ruột tịt của châu chấu có vai trò gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Ruột tịt của châu chấu có vai trò gì?

A. Hấp thụ chất dinh dưỡng

B. Nghiền nát thức ăn

C. Nhào trộn thức ăn

D. Tiết dịch vị vào dạ dày

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Tiết dịch vị vào dạ dày

Ruột tịt của châu chấu có vai trò:  tiết dịch vị vào dạ dày.

Giải thích:

Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về châu chấu dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về châu chấu

1. Châu chấu là gì?

- Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

- Khi di chuyển, chúng có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau hoặc nhảy rồi bay lên không trung bằng cánh.

- Tên thường gọi: Châu chấu

- Tên khoa học: Caelifera

- Ngành: Động vật chân khớp

- Lớp: Côn trùng

- Bộ: Bộ cánh thẳng

- Thức ăn: Gặm chồi và ăn lá cây

- Kích thước: 40 - 45mm ở con trưởng thành

- Đặc tính: Di chuyển thành bầy đàn

2. Môi trường sống

- Môi trường sống lý tưởng nhất của châu chấu là trên những cánh đồng lúa rộng lớn. Theo ước tính, hiện có khoảng 2.400 chi và khoảng 11.000 loài hợp lệ, phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới, tập trung chủ yếu tại khu vực nhiệt đới.

3. Các loại châu chấu

- Một số tài liệu phân loại: châu chấu ma, châu chấu tre, châu chấu voi, châu chấu khỉ,…với đặc điểm đầu bằng, cánh cứng; và gọi là tanh tách với những con đầu nhọn, cánh dai.Căn cứ theo cấu tạo của tấm bụng đốt ngực trước, trán và đỉnh đầu, châu chấu được phân thành 4 phân họ: châu chấu-cào cào [Acridinae]; châu chấu di cư; châu chấu gai; châu chấu.

Tại Việt Nam, châu chấu thường có 2 loại: châu chấu lúa [Oxya chinensis] và châu chấu tre.

4. Cấu tạo cơ thể

Cơ thể châu chấu gồm 3 phần:

- Đầu: gồm râu, mắt kép, cơ quan miệng

- Ngực: gồm 3 đôi chân, 2 đôi cánh

- Bụng: gồm nhiều đốt, mỗi đốt có 1 lỗ thở

5. Đặc điểm, hình dáng

Châu chấu có 2 râu, ngắn hơn phần thân, đôi khi có nhiều sợi nhỏ

- Loài côn trùng này phát ra âm thanh bằng cách cọ xát các xương đùi sau vào các cánh trước hay bụng, hoặc bằng các bật tanh tách các cánh khi bay.

- Các màng thính giác của châu chấu nằm ở các bên của đoạn bụng thứ nhất

- Các xương đùi sau dài, to khỏe, để thực hiện các động tác nhảy

- Có cánh, nhưng các cánh sau giống như màng; các cánh trước thì dai nên không được dùng để bay

- Châu chấu cái to hơn châu chấu đực, cơ quan đẻ trứng ngắn

6. Khả năng di chuyển linh hoạt

So với các loài sâu bọ khác như: bọ ngựa, cánh cam, kiến mối, bọ hung,… khả năng di chuyển của châu chấu có phần linh hoạt hơn nhờ đôi càng do hai chân sau phát triển thành giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi khác rất nhanh chóng. Trường hợp muốn đi xa, chúng chỉ cần nhảy lên rồi giương đôi cánh ra và bay tự do từ nơi này đến nơi khác. Ngoài ra, châu chấu cũng có thể bò chậm rãi bằng cả 3 đôi chân.

7. Cơ chế hô hấp

Châu chấu hô hấp bằng cách “hít-thở” qua bụng. Khi châu chấu còn sống, bụng của chúng luôn phập phồng để thực hiện động tác hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.

8. Cơ chế tiêu hóa thức ăn

Với đặc trưng cơ quan miệng khỏe, sắc; châu chắn dễ dàng lấy thức ăn, tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, sau đó thức ăn được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

9. Đặc tính sinh sản và phát triển

- Châu chấu phân tính, có tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống. Khi giao phối, châu chấu đực cưỡi lên người con cái, mở nắp phần sau của mình, rồi đẩy toàn bộ cấu trúc dương vật phức hợp ra khỏi cơ thể; sau đó, nó làm phình cấu trúc dương vật lên như một quả bóng rồi móc nối với cơ quan sinh dục của con cái để bắt đầu quá trình giao phối.

- Trứng sẽ được đẻ dưới đất thành ổ, khoảng vài chục quả kết dính với nhau bởi một lớp bọt dính bao bọc bên ngoài giúp trứng không bị khô. Châu chấu non nở ra đã giống châu chấu trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh nên phải trải qua nhiều lần lột xác mới được gọi là chấu chấu trưởng thành.

60 điểm

NguyenChiHieu

Ruột tịt của châu chấu có vai trò gì a. Hấp thu chất dinh dưỡng b. Nghiền nát thức ăn c. Nhào trộn thức ăn

d. Tiết dịch vị vào dạ dày

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án d. Tiết dịch vị vào dạ dày Giải thích: Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Động vật phân bố ở khắp mọi nơi là do
  • Trùng roi nhận biết được ánh sáng là nhờ a. Có không bào co bóp b. Có điểm mắt c. Có lông, roi d. Có hạt diệp lục
  • Bọ ngựa có lối sống và tập tính a. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ b. Kí sinh, hút máu người và động vật c. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi d. Ăn thực vật, tập tính ngụy trang
  • Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và thích nghi vớiđời sống ở cạn?
  • Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển dễ dàng trong môi trường kí sinh a. Ruột thẳng b. Có hậu môn c. Có lớp vỏ cutin d. Có lớp cơ dọc
  • Tốc độ tiêu hóa thức ăn của giun đũa so với giun dẹp a. Lớn hơn b. Nhỏ hơn c. Ngang bằng nhau
  • Động vật được chia làm mấy ngành a. 6 b. 7 c. 8 d. 9
  • Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm: a. Dưới nước và trên cạn b. Dưới nước và trên không c. Trên cạn và trên không d. Dưới nước, trên cạn và trên không
  • Cơ thể giun đất phân hóa, có các hệ cơ quan a. Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp b. Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh c. Hệ hô hấp, hệ thần kinh d. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa
  • Vỏ đá vôi của thân mềm được tạo thành từ a. lớp sừng b. thân c. chân d. cơ khép vỏ

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

xem thêm

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 15: Tiêu hóa ở động vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 15 trang 62: Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:

1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

3. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizoxom vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

Trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào:

1 → 2 → 3.
2 → 3 → 1.
2 → 1 → 3.
3 → 2 → 1.

Lời giải:

Trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 15 trang 63:

– Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa.

– Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?

Lời giải:

– Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa:

Túi tiêu hóa có hình túi và được tạo thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn, nghĩa là thức ăn đi qua lỗ thông để vào túi tiêu hóa, đồng thời các chất thải cũng đi qua lỗ thông đó ra ngoài.

Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng ống tiêu hóa.

Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào [tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào] và tiêu hóa nội bào [tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa].

– Trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào để trở thành dạng các chất hữu cơ đơn giản để cơ thể có thể sử dụng được.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 15 trang 64:

– Hãy kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người?

– Điền vào bảng 15 quá trình tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người [trả lời bằng cách đánh dấu X vào các cột tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học].

Lời giải:

– Các bộ phận của ống tiêu hóa ở người: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

STT Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học
1 Miệng x x
2 Thực quản x
3 Dạ dày x x
4 Ruột non x
5 Ruột già x

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 15 trang 65: Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim [hình 15.3 → hình 15.5] có bộ phận nào khác với ống tiêu hóa của người? Các bộ phận đó có chức năng gì?

Lời giải:

Ở ống tiêu hóa của một số động vật như giun đát, châu chấu, chim khác với ống tiêu hóa của người do có thêm các bộ phận là diều, dạ dày cơ [ở chim]. Diều là nơi chứa thức ăn và tiết ra các dịch làm mềm thức ăn. Dạ dày cơ rất khỏe có chức năng nghiền nát thức ăn dạng hạt.

Lời giải:

Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào:

   * Tiêu hóa nội bào là tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim của lizôxôm.

   * Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa.

Lời giải:

      Ống tiêu hóa phân thành các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng nhất định, sự chuyên hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao.

      Ví dụ: Ở khoang miệng có răng, cơ nhai tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học, làm thức ăn nhỏ lại, làm tăng diện tích tác dụng của các enzim tiêu hóa lên thức ăn; dạ dày có các cơ khỏenghiền ép thức ăn; ruột non có các lông ruột để tăng diện tích tiếp xúc hấp thu các chất dinh dưỡng, …

Lời giải:

   Nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào vì thức ăn được tiêu hóa hóa học và cơ học ở trong lòng của ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa diễn ra ở bên ngoài tế bào.

Lời giải:

   Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.

   – Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước. Do vậy tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ nhanh chóng và lượng chất dinh dưỡng tạo ra được nhiều hơn.

   – Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn giúp cơ thể hấp thu được nhiều loại chất dinh dưỡng hơn. Trong khi đó túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa như trong ống tiêu hóa.

Video liên quan

Chủ Đề