Hỏa lực tập trung là như thế nào

Câu hỏi 1.Trình bày tác dụng, tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK và chuyển động của súng khi bắn?  Súng tiểu liên AK:- Súng tiểu liên AK trang bị cho một người sử dụng dùng hỏa lự, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có cấu tạo gọn nhẹ, bắn được liên thanh và phát một.- Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô và kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam gọi là đạn K56. Đạn K56 có các loại đầu đạn: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên.    - Tầm ngắm ghi trên thước ngắm từ 100m đến 800m, AKM và AKMS đến 1000m, vạch “ï” tương ứng vạch thước ngắm 3.- Tầm bắn hiệu quả: 400m. Hỏa lực tập trung đến 800m, bắn máy bay, quan dù đến 500m.- Tầm bắn thẳng: với mục tiêu cao 0,5m : 350m, với mục tiêu cao 1,5m : 525m.- Tốc độ đầu của đầu đạn: AK là 710m/s; AK cải tiến: 715m/s.- Tốc độ bắn: lí thuyết khoảng 600phát/phút. Chiến đấu: khi bắn liên thanh: 100phát/phút, khi bắn phát một 40phát/phút.- Khối lượng của súng AK: 3,8kg; AKM: 3,1kg; AKMS: 3,3kg. Khi lắp đủ 30 viên đạn khối lượng súng tăng 0,5kg.*Chuyển động cuả  súng AK:a.Chuyển động trước khi lên đạn:- Đầu thoi đẩy nằm trong khâu truyền khí thuốc.- Cần định bắn và khóa an toàn ở vị trí trên cùng.- Lò xo họp tiếp đạn đẩy bàn nâng đạn lên sát gờ giữ đạn.- Khóa nòng nằm sát mặt cắt sau sung.b.Chuyển động khi lên đạn:- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay cò bệ khóa nòng.- Thả tay kéo bệ khóa nòng. Mấu đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn.- Ngoàm móc đạn vào gờ đáy vỏ đạn,đẩy đầu kim hỏa về sau.Búa được nhấc lên và được giữ ở thế.c.Chuyển động các bộ phận khi bắn:- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn liên thanh.- Bóp cò, ngoàm giữ búa rời tai búa, nhờ tác dụng lò xo đập vào đuôi kim hỏa. Kim hỏa chọc vào hạt lửa, lửa đốt cháy thuốc phóng sinh ra áp lực cho đạn chuyển động. Một phần khí thuốc được trích lại để lên đạn, cứ thế bắn cho hết đạn.- Nếu bắn từng viên thi gạt cần dịnh cách bắn về vị trí bắn từng viên. Quá trình như trên xảy ra.Câu hỏi 2.Súng trường CKC:- Súng trường CKC trang bị cho từng người sử dụng dùng hỏa lực, lưỡi lê, báng súng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng cấu tạo gọn nhẹ, súng chỉ bắn phát một.- Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô và kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất. Việt Nam gọi là đạn K56. Đạn K56 có các loại đầu đạn: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 10 viên.- Tầm bắn ghi trên thước ngắm từ 100m đến 1000m, vạch “ï” tương ứng vạch thước ngắm 3.- Tầm bắn hiệu quả: 400m; hỏa lực tập trung: 800m; bắn máy bay, quân dù: 500m.- Tầm bắn thẳng: với mục tiêu cao 0,5m: 350; với mục tiêu cao 1,5m: 525m- Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s- Tốc độ bắn chiến đấu: từ 35 đến 40 phát/phút- Khối lượng của súng: 3,75kg, có đủ 10 viên đạn: 3,9kg.    Chuyển động của các bộ phận súng khi bắn.-Mở khóa an toàn -Bóp cò lò xo búa bung ra đẩy búa về phía trước ,búa đập vào đuôi kim hỏa kim hỏa đập vào hạt lửa gây cháy.áp suật khí làm đạn bay đi.Một phần khí bị trích lại để lên đạn tiếp theo bóp cò cứ như thế bắn hết đạn.Câu hỏi 3-Vũ khí sinh học là vũ khí hủy diệt lớn dựa vào đặc tính gây bệnh của vi sinh vật như vi khuẩn vi rút nấm đơn bào hoặc độc tốdo vi sinh vật tiết ra để giết hại hoặc gây bệnh cho hàng loạt người và động  thực vật.Các bệnh :dịch tả, Đậu mùa, Sốt phát ban, Thương hàn, Than, cúm*phòng chống:a.Vệ sinh phòng dịch thường xuyên-Thực hiện nếp sống vệ sinh-Tiêm chủng choi người và vật nuôi-Diệt côn trùng gây bệnh cho ngườib.Đè phòng khi địch dùng vũ khí sinh học:-Sử dụng khí tài phòng hóa và vũ khí phòng dịch-Uống thuốc phòng dịchc.khắc phục hậu quả:-Nhanh chóng thông báo cho mọi người.Đánh dấu khoanh vùng khu vực lây bệnh-Diệt trùng khu vực nhiễm-Tiêu hủy cac nguồn bệnh-Tổ chức cấp cưu cho người bệnh kịp thời.Câu hỏi 4VKHN là loại vũ khí hủy diệt lớn dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng rất lớn được giải phóng từ phản ứng phân hạch dây truyền và phản ứng tổng hợp hạt nhân để tiêu diệt mục tiêu.* Các nhân tố sát thương, phá hoại và cách phòng chống VKHN: a. Sóng xung kích [dồn, nén lớp không khí bao quanh, tâm nổ hình thành sóng, còn gọi là sóng xung kích].- Cách phòng chống:+ Nhanh chóng và triệt để lợi dụng địa hình, hầm hào, công sự…+ Nếu ở địa hình bằng phẳng, thấy chớp nổ hạt nhân, phải lập tức nằm sấp xuống mặt đất, chân quay về hướng tâm nổ, hai cánh tay bắt chéo trước ngực, bịt tai nhắm mắt, há miệng, thở đều.+ Hầm hào xây dựng kiên cố, vững chắc. b. Bức xạ quang [dòng ánh sáng có nhiệt độ cao] - Cách phòng chống [như sóng xung kích], chỉ khác: dập cháy cho người, vũ khí, kho tàng…+ Bức xạ xuyên.+ Chất phóng xạ.+ Hiệu ứng điện từ.Tác nhân tổn thương: gồm 5 nhân tố sát thương trên do VKHN, có sức phá hoại lớn đến con người,VKTB, và cả một vùng rộng lớn.Câu 5 chất độc thần kinh là gì? Cho biết triệu chứng chất độc thần kinh, cách phòng chống!chất độc thần kinh là chất độc có độc tính cao dùng trong quân sự để sát thương sinh lực hoặc làm nhiễm độc môi trường, trang bị và vật chất của đối phương. Chất độc thần kinh tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của người bị đính, binh lính trên chiến trường khiến họ không thể điều khiển hành vi, nhanh chóng tử vong, thậm chí còn quay súng bắn chết chỉ huy, đồng đội.Câu 6 Vũ khí hóa học là gì, cách nhận biết từng loại chất độc [ có 6 loại ]? Cách phân biệt chất độc theo đặc điểm, tác hại! Vũ khí hóa họclà loại vũ khí sử dụng chất hóa học [thường là chất độc quân sự] gây tổn thương, nguy hại trực tiếp cho người, động vật và cây cỏ. Vũ khí hóa học là một trong những loại vũ khí hủy diệt lớn gây chết người hàng loạt. Vũ khí hóa học dựa trên đặc điểm độc tính cao và gây tác dụng nhanh của chất độc quân sự để gây tổn thất lớn cho đối phương.

Tập trung lực lượng là hoạt động của quân đội tiến hành tập trung các đơn vị quân đội thành một đơn vị lớn hơn tại một địa điểm để chiến đấu. Việc tập trung này là bước chuẩn bị triển khai lực lượng, một phần của việc điều hành chỉ huy đơn vị quân sự.

Đồng thời, trong nhiều tình huống chiến đấu, khi xem xét vai trò trái ngược với phân tán lực lượng, đây là hoạt động của chiến thuật cơ động quân sự trong việc chủ động tấn công vào địa điểm mục tiêu bất kỳ, nơi mà quân thù không thể phán đoán kịp thời để sẵn sàng chiến đấu. Do đó, hoạt động này tạo nên lợi thế trong chiến tranh.

Tập trung lực lượng cũng đề cập đến việc tập hợp quân số đông đảo tại một chiến trường, dẫn đến áp đảo lực lượng về quân số và từ đó dẫn đến áp đảo về hỏa lực. Sự chênh lệnh này tạo nên lợi thế cho phe tấn công chủ động tập trung lực lượng.[1][2]

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Lý luận
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
    • 4.1 Thư mục

Lịch sửSửa đổi

Việc tập trung lực lượng với quân số áp đảo để tạo lợi thế đã được biết đến và sử dụng từ rất sớm trong lịch sử chiến tranh. Các ghi chép về những cuộc xâm lược Hy Lạp của Ba Tư đã sử dụng những đội quân đông đảo. Ở Trung Quốc, việc phao tin giả phóng đại quân số để gây hoang mang cho đối phương đã được sử dụng.

Nhà lý luận quân sự người Phổ Carl von Clausewitz [1780-1831] sau khi tiến hành một cuộc kiểm tra thực nghiệm về các trận chiến trong quá khứ đã kết luận tính ưu thế của quân số.[3]

Trong chiến tranh Đông Dương, quân đội Việt Minh ban đầu duy trì tình trạng phân tán lực lượng để tránh mưu đồ đánh nhanh thắng nhanh của quân Pháp. Không để quân chủ lực phải giao chiến trong một cuộc chiến quy ước thông thường trong tình trạng bất lợi khi quân Pháp mạnh hơn. Đồng thời tác chiến cường độ thấp chủ yếu bằng chiến thuật đánh du kích. Việc tập trung lực lượng trong chiến tranh diễn ra ở những địa điểm cố định trong tình trạng phòng thủ như tại Việt Bắc, hầu hết tập trung lực lượng thành các đơn vị lớn của Việt Minh chỉ triển khai khi địa điểm và tình huống họ cảm thấy có lợi cho họ.

Việc tập trung lực lượng cũng đồng nghĩa việc gắn kết các đơn vị lại thành một khối lớn, và như thế chiến đấu với hình thức thông thường của chiến tranh quy ước. Do đó tập trung lực lượng để gây áp đảo phải từ một bên mạnh hơn hoặc nếu bên yếu hơn thì việc tạo ưu thế áp đảo phải từ việc dồn quân vào một khu vực phòng thủ duy nhất của quân đối phương. Điển hình của tập trung để áp đảo, là việc tập trung đông đảo quân Bắc Việt vào khu vực phía bắc của Nam Việt Nam trong Chiến cục năm 1972, trái ngược với chiến lược chiến đấu tràn ngập trên khắp miền Nam Việt Nam như trong Tết Mậu Thân năm 1968.

Lý luậnSửa đổi

Trọng tâm của Tập trung lực lượng là gây áp đảo, vì vậy tấn công phải bất ngờ, do đó để triển khai nhanh phe tấn công phải xây dựng quân đội cơ động, tác chiến theo hình thức chiến thuật cơ động. Áp đảo chỉ đạt lợi thế cao nhất khi bất ngờ, xây dựng và huấn luyện lực lượng cơ động nhanh sẽ khiến việc tập trung lực lượng nhanh hơn. Ngược lại, đối với bên phòng thủ, để đối phó hiệu quả sự tập trung lực lượng của đối phương đòi hỏi họ cũng có các đơn vị cơ động tương ứng, để tập trung quân phối hợp trên nhiều khu vực, ứng cứu tức thì điểm cần chi viện.

Đối với phe yếu hơn việc tập trung lực lượng xảy ra trong các trường hợp, như khi họ bị bắt buộc phòng thủ không thể lùi tại căn cứ đầu não quân sự, khi tấn công, việc chủ động tập trung lực lượng tấn công trong ngắn hạn tại một khu vực giới hạn sẽ tạo lợi thế. Khi quân thù tăng cường chi viện, quân tấn công sẽ mau chóng phân tán lực lượng và rút lui. Như thế tập trung lực lượng có lợi cho một phe yếu hơn khi gây áp lực cho một khu vực, nhưng vẫn đòi hỏi tính cơ động để rời khỏi chiến trường khi thời điểm trở nên bất lợi.

Như vậy, tập trung lực lượng phải cân nhắc lực lượng, địa điểm, thời gian và tình huống chiến thuật, trong đó cân nhắc các yếu tố bất ngờ để gây áp đảo bên cạnh yếu tố quân số đông.

Tập trung lực lượng gây áp đảo nhưng thiếu tính cơ động cũng là tình trạng phổ biến trong chiến tranh, do không có tính cơ động, không có yếu tố bất ngờ, vì vậy áp đảo liên quan đến các yếu tố chính là quân số và hỏa lực. Hệ lụy là các bên sẽ tấn công trực diện vào nhau với mọi khả năng áp lực mà họ huy động mạnh nhất, sử dụng tất cả nguồn nhân lực, vật chất,...thông thường làm gia tăng thương vong, thiệt hại khủng khiếp của các bên.

Để phá vỡ Tập trung lực lượng, tránh đối đầu với một đạo quân lớn, nhiều lãnh đạo quân sự đã thực hiện chiến thuật tấn công từng phần, chặn đánh từng cánh quân một của quân thù khi họ di chuyển, ngăn đối phương hội quân. Hoặc chủ động hơn, tấn công từ cứ điểm quân sự rời rạc của đối phương. Chiến thuật yêu thích khác là đánh du kích vào cơ sở hậu cần như xăng, dầu,...tại các kho tàng. Khi hậu cần quân sự không đảm bảo, đối phương khó lòng khởi động một chiến dịch quân sự, do quân đội với đông đảo lính không có đủ nguồn lực chiến đấu.

Xem thêmSửa đổi

  • Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung
  • Chiến tranh chớp nhoáng
  • Kế hoạch Schlieffen
  • Chiến thuật biển người
  • Phân tán lực lượng

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Vom Kriege, 1832, trang 177-204
  2. ^ Vom Kriege, 1832, trang 577-627
  3. ^ von Clausewitz, Karl [1909]. “Book 3 [Of strategy in general]: Superiority_of_numbers”. Vom Kriege [On War]. London. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2016.

Thư mụcSửa đổi

  • Vom Kriege, Dummlers Verlag, Berlin, 1832

Video liên quan

Chủ Đề