Hướng dẫn sử dụng atlat địa lý việt nam

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Bản đồ Hành Chính thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời rộng lớn. Với những nội dung cụ thể là:

– Vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Trong bản đồ phụ, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia và vùng biển thuộc vịnh Thái Lan, phía đông và đông nam mở ra vùng biển Đông rộng lớn với chiều dài đường bờ biển khoảng 3260 km.

– Các đơn vị hành chính của Việt Nam bao gồm 63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích là 331.212 km2 [Niên giám thống kê 2006]. Mỗi tỉnh trên bản đồ được thể bằng một màu sắc riêng với kí hiệu tỉnh lị và tên tỉnh hoặc thành phố tương ứng.

– Hệ thống các điểm có chức năng hành chính bao gồm thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã…và các điểm dân cư khác.

– Trên bản đồ hành chính Việt Nam còn thể hiện hệ thống quốc lộ [quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 5, 7, 8, 9, 14, 22, 51…], cùng các sông ngòi lớn [hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Cửu Long…tạo nên mối liên hệ giữa các tỉnh và khu vực trên phạm vi cả nước.

– Bản đồ phụ [Việt Nam trong Đông Nam Á] và bảng diện tích, dân số của 63 tỉnh, thành.

           – Xác định vị trí các tỉnh [nằm trong vùng, miền nào], ranh giới, diện tích, dân số và bộ phận lãnh thổ nằm ngoài tỉnh.

            – Xác định vị trí địa lí của Việt Nam trong khu vưc ĐNA, đặc biệt mối quan hệ của nước ta với các nước láng giềng.

            – Xác định các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây và tọa độ địa lí các điểm này, qua đó thấy được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên và phát triển nền kinh tế nước ta.

            – Tìm các sông chảy qua các tỉnh nào ?

            – Kể tên các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia ? Tỉnh nào có đường biên giới giáp với 3 nước ? Chiều dài đường biên giới với các nước ?

            – Kể tên các tỉnh có đường bờ biển, đảo và quần đảo ?

            – Kể tên các tỉnh có số dân trên 1 triệu người ? Tỉnh đông dân nhất, ít dân nhất ?

            – Kể tên tỉnh có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất ?

            – Tỉnh nào có mật độ dân số đông nhất, thưa nhất, bao nhiêu ?

            – Tên các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương ?

            – Kể tên các tỉnh thuộc ĐBSH, ĐBSCL, TDMNBB…?

            – Kể tên các nước và thủ đô của các nước trong khu vực ? Các nước quần đảo ? Các nước bán đảo ?

            – Đường quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh đi qua các tỉnh nào ?

Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn tri thức và phương tiện quan trọng trong giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí. Atlat Địa lí Việt Nam thể hiện nội dung khá chi tiết và có sự kết hợp giữa bản đồ và biểu đồ giúp học sinh  nắm được tình hình phát triển, phân bố đối tượng địa lí. Cung cấp thông tin tổng hợp và hệ thống về địa lí Việt Nam. Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học tự nghiên cứu. Atlat được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau của THPT [đặc biệt trong Địa lí lớp 12].

BẢNG: PHÂN TÍCH ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QG 2020 MÔN ĐỊA LÍ

 Ma trận đề thi

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TỔNG

ĐL 11

2 câu

Biểu đồ

1

[76]

1

Bảng số liệu

1

[68]

1

Địa lí 12

38 câu

Tự nhiên

2

[41,42]

2

[69,70]

2

[78,79]

[71, 77]

8

Dân cư

2

[72,73]

1

 [74]

3

Ngành KT

2

[43, 44 ]

3 [57,58,59]

1

[65]

[75]

7

Vùng kinh tế

1

[45]

5

 [60-64]

6

Atlat

11

[46-56]

1

[66]

12

Biểu đồ

1

 [67]

1

Bảng số liệu

1

[80]

1

Số câu

16

12

8

4

40

Tỉ lệ [%]

40

30

20

10

100

70

30

Qua ma trận đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2020 có thể thấy khi các bạn học sinh sử dụng Atlat Địa lí 12 làm bài, nếu các bạn nắm được các sử dụng Atlat một cách hiệu quả là các bạn có thể đạt tối đa 3 điểm.

Để thực hiện điều đó, là giáo viên bộ môn Địa lí tôi chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm sau:

* Trước hết các bạn cần biết Atlat Địa lí Việt Nam chia thành:

- Phần 1: Địa lí tự nhiên [từ trang 4 đến trang 14].

- Phần 2: Địa lý dân cư [từ trang 15 đến trang 16].

- Phần 3: Địa lý các ngành kinh tế [từ trang 17 đến trang 25].

- Phần 4: Địa lý các vùng kinh tế [từ trang 26 đến trang 30].

* Phương pháp khai thác Atlat:

- Tìm hiểu cấu trúc của Atlat:

+ Xem bảng chú giải để biết các kí hiệu cơ bản được sử dụng trong Atlat. [trang 3]

+ Xem yêu cầu của đề bài và thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

- Sử dụng Atlat thông qua các kĩ năng:

+ Kĩ năng nhận biết

+ Kĩ năng xác định vị trí, giới hạn, xác định phương hướng.

+ Kĩ năng mô tả, nêu các đặc điểm của đối tượng địa lí

+ Trình bày được sự phân bố các đối tượng địa lí.

- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để phân tích cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+Sử dụng những bản đồ trong Atlat phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu trong bài hay theo yêu cầu.

Ví dụ:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây ở trạm khí tượng Sa Pa có lượng mưa lớn nhất?

A. Tháng VIII.

B. Tháng X.

C. Tháng XI.

D. Tháng IX.

Dựa vào yêu cầu của câu hỏi các bạn học sinh mở trang 9 của Atlat Địa lí Việt  Nam, tìm vị trí của trạm khí tượng Sa Pa và xác định tháng có lượng mưa lớn nhất – Đáp án: A. Tháng VIII

+ Khi phân tích bản đồ trong Atlat cần phải chú ý đọc đúng các ước hiệu, kí hiệu, mầu sắc và hình dáng kích thước để phân tích mới đảm bảo chính xác, khoa học.

Ví dụ:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ngành đóng tàu?

A. Hưng Yên.

B. Phúc Yên.

C. Hạ Long.

D. Bắc Ninh.

Dựa vào yêu cầu của câu hỏi các bạn học sinh mở trang 30 của Atlat Địa lí Việt  Nam, dựa vào hình ảnh về Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc xác định các trung tâm công nghiệp và dựa vào kí hiệu về ngành đóng tàu – Đáp án: C. Hạ Long

+ Khi phân tích bản đồ trong Atlat cần phải tìm tòi các chi tiết, không bỏ sót một dữ kiện nào trên bản đồ. Cần chú ý nghiên cứu các biểu đồ và các chú thích kèm theo để nắm vững cả những chi tiết nhỏ nhất.

Ví dụ: Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2017

Quốc gia

In-đô-nê-xi-a

Cam-pu-chia

Ma-lai-xi-a

Phi-líp-pin

Diện tích[nghìn km²]

1910,9

181,0

330,8

300,0

Dân số[ triệu người]

264,0

15,9

31,6

105,0

[Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018]

Theo bảng số liệu nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2017 của một số quốc gia?

A. Cam-pu-chia cao hơn Ma-lai-xi-a.

B. Phi-líp-pin cao hơn Cam-pu-chia.

C. In-đô-nê-xi-a cao hơn Phi-líp-pin.

D. Ma-lai-xi-a cao hơn In- đô-nê-xi-a.

Dựa vào yêu cầu của câu hỏi các bạn học sinh cần xác định yêu cầu của câu hỏi: so sánh mật độ dân số của một số quốc gia, mà trên bảng số liệu không có.

Để trả lời được câu hỏi này các bạn cần xử lí số liệu: tính mật độ dân số năm 2017 của các quốc gia:

 [người/km2]

- Đáp án: B. Phi – líp – pin cao hơn Cam – pu - chia

Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm về cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Mong các bạn học sinh lớp 12 vận dụng tốt để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia.

                                                          Tin bài: Long Thị Ánh Nguyệt

Video liên quan

Chủ Đề