Khoảng cách từ tâm đến dây là gì

Định lý 1:

Trong một đường tròn:

  • Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm.
  • Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.

Định lý 2:

Trong hai dây của một đường tròn:

  • Dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.
  • Dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn.

Bài tập vận dụng:

Bài 1:Cho hình vẽ sau, trong đó \[MN=PQ.\] Chứng minh rằng:

a, \[AE=AF\]

b, \[AN=AQ.\]

Khoảng cách từ tâm đến dây là gì

Giải.

a) Vì \[MN=PQ\] nên \[OE=OF\] ( theo định lý liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây)

Xét tam giác vuông \[AOE\] và tam giác vuông \[AOF\] có:

\[OE=OF\]( chứng minh trên).

\[AO\] chung.

Suy ra \[\Delta AOE=\Delta AOF\] ( cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\[\Rightarrow AE=AF\](1).

b) Vì \[OE\bot MN\] nên \[ME=NE\] (tính chất đường kính và dây cung)

Mà \[MN=PQ\] suy ra \[ME=NE=PF=QF.\](2)

Từ (1) và (2) suy ra \[AN=AQ.\]

Bài 2:Cho đường tròn (O), dây AB và dây CD, ABK của các đường thẳng AB, CD nằm ngoài đường tròn. Đường tròn (O;OK) cắt KA và KC tại M và N.Chứng minh KN>KM

Giải.

Khoảng cách từ tâm đến dây là gì

Kẻ \[OI\bot AB,\text{ }OE\bot CD.\]

Xét đường tròn \[\left( O;OA \right)\] có: \[AB\] và \[CD\] là dây cung, CD>AB suy ra OI>OE.

Xét đường tròn \[\left( O;OK \right)\] có \[KN\] và \[KM\] là hai dây cung và \[OI>OE\] \[\Rightarrow ~KM\text{ }<\text{ }KN.\]

Bài viết gợi ý:

1. Góc ở tâm, số đo cung tròn

2. Vị trí tương đối của hai đường tròn

3. Một số tính chất hai của tiếp tuyến cắt nhau

4. Bài toán dựng tiếp tuyến của đường tròn

5. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn

6. Đường kính và dây cung của đường tròn

7. Đường tròn và tính chất của đường tròn