Kinh nghiệm cai sữa cho bé 1 tuổi

Cai sữa là việc mẹ ngừng cho trẻ bú trực tiếp, có thể được coi là một bước ngoặt phát triển của bé. Mọi người mẹ sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ đều phải trải qua giai đoạn này. 

1. Nên cai sữa cho bé khi nào?

Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như nhiều yếu tố sinh học như kháng thể, các men và bạch cầu. Vì thế, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới luôn khuyến cáo nên cho trẻ bú bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho đến khi 2 tuổi.

Tuy nhiên, cũng không có một thời điểm cụ thể nào quy định về việc cai sữa cho trẻ. Tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau mà người mẹ có thể quyết định cai sữa, có thể là do công việc, khó khăn với việc vắt sữa, căng thẳng, áp lực hoặc gặp vấn đề về sức khỏe….

Cha mẹ có thể cho trẻ cai sữa nếu bé bắt đầu có những dấu hiệu sau:

- Đã có thể tự ngồi thẳng, lăn trái bóng ra trước chứng tỏ hệ thần kinh và hệ vận động của bé phát triển tương đối tốt, cứng cáp, có khả năng tự đề kháng kể cả khi thiếu sữa mẹ.

- Ngoài những từ như bà, bố, mẹ thì trẻ có thể nói được thêm 2-3 từ hoặc một câu ngắn. Lúc này, có thể để trẻ cai sữa, kết hợp với việc cho bé ăn dặm và bổ sung sữa ngoài. 

- Bé ăn được cháo, cơm nhão: trẻ có khả năng nhai, nuốt chửng khi được 18-24 tháng tuổi. Đây là thời gian lý tưởng để cai sữa mẹ cho bé vì trẻ đã có thể ngồi vào bàn ăn cùng gia đình.

- Có thể nhận biết và có ấn tượng với màu sắc.

- Trẻ đã biết leo lên, leo xuống cầu thang: ở thời điểm này, bé đã trên 24 tháng - độ tuổi các bác sĩ khuyên nên cai sữa mẹ.

- Khi mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh liên quan tới bầu vú thì cần cai sữa ngay.

Kinh nghiệm cai sữa cho bé 1 tuổi

Không có thời điểm cụ thể nào quy định về việc cai sữa cho trẻ

2. Cách cai sữa cho bé hiệu quả

Dùng thuốc mắc cỡ

Mẹ có thể nghiền thuốc với một chút nước thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó dùng để xoa quanh bầu ngực. Điều này sẽ làm màu sắc núm vú hoặc mùi vị có sự thay đổi, trẻ sẽ không bú nữa. Lúc này, mẹ cần phải kiên trì và không cho bé bú. Nếu trẻ đói thì cho bé ăn đồ ăn dặm với uống sữa ngoài.

Hóa trang bầu ngực của mẹ

Nếu trẻ đã có khả năng nhận biết về màu sắc thì có thể áp dụng cách này. Cụ thể như sau: dùng son, màu của nghệ, củ dền hoặc dán băng dính vào đầu ti để hóa trang cho bầu ngực mẹ. Khi thấy ngực mẹ có sự thay đổi thì trẻ sẽ không còn đòi bú nữa. 

Dùng thuốc đắng cloxit

Vì đây là loại thuốc rất an toàn nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Nghiền nát thuốc với nước rồi bôi lên ti mẹ. Khi ngậm vào thấy đắng thì trẻ sẽ nhả ra, không còn muốn ti mẹ nữa.

Làm mất sữa

Mẹ có thể dùng thuốc hoặc một số loại thực phẩm như: hoa lài, lá bạc hà, lá lốt, lá dâu... để làm mất sữa. Trẻ bú mẹ không còn thấy sữa nữa thì một thời gian sẽ không bú nữa. Tuy nhiên, áp dụng cách này thì mẹ sẽ có cảm giác đau rát đầu ti vì lúc mới đầu, trẻ sẽ cắn và cố kéo để bú sữa.

Tách xa bé vài ngày

Khi không thấy mẹ thì có thể trẻ sẽ khóc. Nhưng bé sẽ dần quen với việc thiếu hơi mẹ sau 2-3 ngày. Lúc này, bố sẽ là người cho con ăn dặm và ti bình để bé không đòi bú mẹ nữa. Để tránh tình trạng mẹ nhớ và không thể xa trẻ được, mẹ có thể đi làm từ sáng sớm và về nhà khi bé đã ngủ.

Tăng số bữa ăn trong ngày của trẻ

Cha mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa ăn phụ với những món ăn ngon, bổ dưỡng để trẻ không còn cảm giác đói, giảm bớt việc đòi bú mẹ. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn những món ăn dễ tiêu, thanh đạm, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Bôi dầu gió xung quanh ngực mẹ

Đây là cách tương đối đơn giản, thông dụng và cũng có hiệu quả. Khi bú mẹ, trẻ sẽ thấy vị hắc và cay của dầu gió nên không dám đòi ti nữa.

Sử dụng tỏi

Nếu mẹ ăn nhiều tỏi sẽ làm cho hơi thở của mẹ có mùi và sữa tiết ra cũng có mùi khó chịu đối với bé. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng cách này để trẻ sợ mùi tỏi mà không muốn bú mẹ nữa.

Tập cho trẻ ngậm ti giả từ nhỏ

Mẹ có thể cho bé tập ngậm ti giả từ khi được 3 tháng tuổi. Điều này sẽ giúp bé có thể quen hơn với việc rời bầu vú mẹ, từ đó làm quen với việc bú bình và cai sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là có thể mẹ sẽ mất thời gian cai ti giả cho bé.

Kinh nghiệm cai sữa cho bé 1 tuổi

Cho trẻ ngậm ti giả từ nhỏ sẽ giúp bé quen với việc bú bình

Bình giả, sữa thật

Mẹ có thể vắt sữa vào bình, bảo quản trong tủ lạnh. Khi nào trẻ đói thì cho bé bú bình thay vì bú mẹ. Trẻ sẽ cảm nhận được vị thật của sữa mẹ và dần quen với việc bú bình.

Bỏ một cữ bú của bé

Khi bỏ một cữ bú, mẹ có thể dùng sữa mẹ vắt ra (hoặc sữa công thức, sữa bò) để cho trẻ bú. Lặp đi lặp lại trong vòng 1-2 tuần để bé có thể thích nghi. Điều này cũng sẽ tốt cho mẹ vì việc tiết sữa cũng sẽ được điều chỉnh giảm, tránh được nguy cơ căng cứng hay viêm tuyến vú.

Giảm thời gian cho trẻ bú

Nếu không muốn bỏ cữ bú của bé thì mẹ có thể rút ngắn thời gian mỗi cữ bú của bé. Nên bổ sung lượng sữa bị thiếu cho bé bằng các loại thực phẩm ăn dặm hay sữa công thức. Có thể trẻ sẽ không ngủ yên nếu cữ bú buổi tối không được bú đủ nên mẹ cần phải kiên nhẫn.

3. Những lưu ý khi cai sữa cho trẻ

- Khi trẻ đang trong tình trạng sức khỏe không tốt, bị ốm thì không nên cai sữa vì có thể làm cho bé biếng ăn dẫn đến còi xương. Không cai sữa nếu bé bị suy dinh dưỡng.

- Không nên để trẻ cai sữa trong thời tiết nắng nóng hoặc thời điểm giao mùa...

- Chú ý nhiều hơn để bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt cho bé trong giai đoạn cai sữa.

- Khi cai sữa cho bé thì mẹ cần phải kiên trì để đạt được kết quả nhanh chóng.

- Nên cho trẻ ngừng bú mẹ một cách từ từ để tránh việc bé cảm thấy sốc, lạ lẫm và trở nên biếng ăn.

4. Chăm sóc bé sau khi cai sữa

Thay thế bằng sữa công thức

Một việc quan trọng sau khi trẻ cai sữa là phải bổ sung sữa công thức phù hợp để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nếu bé trong giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng đến 2 tuổi) thì ngoài việc cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất thì sữa vẫn là nguồn cung cấp quan trọng nhất để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng.   

Bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

- Hàng ngày, thực đơn của trẻ phải cân đối, đa dạng với nhiều loại thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch như: sữa, sữa chua, thịt, cá, trứng, rau củ quả (khoai lang, cà rốt, súp lơ, bí xanh…), trái cây (táo, chuối…)

- Nên cho trẻ ăn dặm vào 6 tháng tuổi. Có thể ăn loãng dần dần đến đặc hơn, ăn từ ít đến nhiều hơn và đa dạng các loại thực phẩm. 

Kinh nghiệm cai sữa cho bé 1 tuổi

Sau khi cai sữa, trẻ phải được bổ sung nguồn thực phẩm đa dạng

Theo dõi cân nặng của trẻ

Việc thường xuyên theo dõi cân nặng của con sẽ giúp mẹ có thể xem xét thêm về chế độ ăn uống và khả năng hấp thụ của bé nếu trẻ chậm tăng cân.

Không ép trẻ ăn

- Không nên bắt ép trẻ ăn nhiều, dễ tạo cho bé có tâm lý sợ ăn, khó chịu, nôn trớ.

- Nếu muốn giúp bé ăn ngon miệng hơn, có thể cho bé ăn nhiều bữa trong ngày thay đổi thực đơn thường xuyên và chế biến theo khẩu vị của trẻ. 

Chú ý tới sự phát triển xương và răng

Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần phải lưu ý nấu nhừ, chín kỹ hoặc xay nhuyễn. Vì chức năng tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên cách chế biến như vậy sẽ giúp bé không bị hóc, hấp thụ tốt và dễ tiêu hóa.

Theo Dương Dương (Khám phá)

Khi bé đã bước vào độ tuổi thích hợp, bạn có thể tiến hành cai sữa cho con. Với 10 bước dưới đây, bạn sẽ có một cách cai sữa cho bé hiệu quả và đem lại sự thoải mái cao nhất cho cả mẹ và bé.

1. Chỉ đáp ứng bé khi bé muốn

Nếu bạn đang duy trì việc cho con bú mỗi ngày theo thời gian biểu, việc đầu tiên cần thực hiện chính là thay đổi cách cho bé bú. Bạn sẽ không cho bé bú nếu như bé không muốn. Đây là một trong những cách cai sữa cho bé tự nhiên nhất.

2. Thay thế sữa mẹ bằng thức ăn

Cho bé ăn những bữa ăn thật ngon lành trước khi bé đòi bú. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo đã chuẩn bị thức ăn và đồ uống sẵn, như vậy bé sẽ không phải vừa chờ thức ăn vừa không được bú mẹ. Giảm dần vai trò của sữa mẹ trong chế độ dinh dưỡng của bé là một cách cai sữa cho bé rất hiệu quả đấy nhé!

3. Cách cai sữa cho bé: Nắm rõ thói quen của con

Bé thường đòi ti mẹ khi buồn ngủ và mệt mỏi, vì vậy, xen giữa những giờ hoạt động, bạn nhớ cho bé ngủ một giấc ngắn hay đi ngủ trước khi con bạn quá mệt mỏi nhé.

4. Đánh lạc hướng bé bằng những hoạt động thay thế cho việc bú mẹ

Áp dụng một “chiến thuật” đơn lẻ không phải là cách cai sữa cho bé hiệu quả. Bạn cần phải linh hoạt và phối hợp rất nhiều ý tưởng như:

– Cho bé chơi những trò vận động, sáng tạo, giao lưu với mọi người: đọc sách, tham gia các ngày hội vui chơi, các hoạt động thể chất, các hoạt động nghệ thuật, chơi đồ hàng…

– Cho bé giúp mẹ làm việc nhà, giúp bé cảm thấy mình có ích hơn.

– Ở nhà nhiều sẽ làm bé cảm thấy sợ hãi khi ra thế giới bên ngoài. Điều này sẽ khiến bé cần được an ủi bằng cách bú mẹ. Vì thế, bạn có thể ra ngoài để thay đổi không khí nếu bé sẵn sàng.

– Tìm những cách khác để âu yếm con: ôm bé, xoa bóp cho bé, nắm tay, xoa lưng, vẽ lên lưng bé, chơi các trò chơi vui nhộn như: chơi máy bay, cù lét, nhào lộn, đặt bé ngồi vào lòng bạn, lưng dựa vào ngực bạn trong khi bạn đang đọc sách là những mẹo cai sữa cho bé.

Kinh nghiệm cai sữa cho bé 1 tuổi
Cách cai sữa cho bé nhanh nhất là cho con chơi các đồ chơi mới giúp bé quên việc bú mẹ

5. Trì hoãn việc cho bé bú lại

Mẹ chỉ đơn giản thực hiện cách cai sữa cho bé bằng câu nói: “Ừ, để sau nha con”.

6. Cách cai sữa cho bé: Nhờ sự giúp đỡ từ bố

Bố có thể để ý đến bé nhiều hơn vào ban ngày, hoặc chăm bé hoàn toàn vào ban đêm, là người cho bé đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé chóng quên thói quen bú mẹ trước khi đi ngủ. Đây là một cách cai sữa cho bé rất dễ áp dụng và gây ít áp lực cho mẹ.

7. Đứng liên tục

Đừng đủ lâu để bé tránh đòi bú. Đây cũng là cách sai sữa cho bé được khá nhiều mẹ áp dụng.

8. Thay đổi thói quen

Vào buổi sáng, bạn nên ngủ dậy sớm hơn bé, cất chiếc ghế bạn vẫn thường ngồi cho bé bú đi, nghỉ phép để đi chơi hoặc mời bạn bè tới chơi. Lịch trình bận rộn sẽ khiến bé quên mất việc bú mẹ.

9. Giảm dần việc cho bé bú

  • Hạn chế số lần cho con bú.
  • Không cho bé bú ở nơi công cộng.
  • Canh thời gian cho bé bú bằng cách đếm đến 10 hoặc cho bé bú trong thời gian bạn hát một bài hát.
  • Cách cai sữa cho bé: Chỉ cho con bú ở vài nơi nhất định trong nhà như phòng ngủ.
  • Giảm số lần cho bú lại: Những lần cho bé bú trước khi đi ngủ, trước khi thức dậy, trước khi ngủ trưa sẽ được cắt giảm dần dần.
  • Mỗi lần không cho bé bú, mẹ nên dành sự chú ý cho bé suốt 15 phút liên tục.
  • Một cách cai sữa cho bé mà mẹ có thể áp dụng đối với những bé lớn, đó là không cho bé bú vào giấc ngủ trưa, như vậy có thể khiến bé không có nhu cầu đòi bú trước giấc ngủ nữa.

10. Nói với bé rằng bầu ngực của mẹ không còn tiết sữa nữa

Bạn có thể dùng ngôn ngữ của trẻ con để nói về sự thay đổi của bầu sữa mẹ “chúng đang nghỉ hưu, sữa sẽ không còn được sản xuất nữa”.


Page 2

Với các bé từ 6 tháng trở lên, mẹ đã có thể cho bé làm quen với các thức ăn dặm song song với việc uống sữa công thức dành cho độ tuổi của bé. Khi bé được hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa bò, sữa tươi rồi nhé.

Chọn bình sữa cho bé

Có nhiều chủng loại và nhãn hiệu bình sữa khác nhau trên thị trường nên mẹ sẽ mất chút ít thời gian để chọn được loại tốt nhất và phù hợp nhất với con. Các bé có nhu cầu bú mẹ khác nhau nên sở thích với bình sữa cũng khác nhau. Khi chọn bình sữa, nhớ chú ý đến núm vú của bình sữa. Nếu bạn dốc ngược bình xuống mà sữa chảy thành dòng có nghĩa là lỗ trên núm vú quá lớn và không phù hợp để cho bé bú, bạn cần thay núm vú khác sao cho sữa chỉ nhỏ giọt khi bạn dốc ngược bình.

Theo Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ nhỏ nên được bỏ bú bình trước khi được 18 tháng tuổi để không ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển răng miệng. Các bé trên 1 tuổi có thể làm quen với cốc mỏ vịt (sippy cup) sau khi cai sữa mẹ. Loại cốc này còn có tác dụng tốt trong việc phát triển kỹ năng vận động thô cho trẻ cũng như hành vi đưa tay lên miệng khi ăn uống. Điều này sẽ giúp mẹ thuận lợi về sau khi muốn tập cho bé tự bốc thức ăn và ăn.

Chuẩn bị cho bé ăn dặm

Nếu muốn cho bé làm quen với thức ăn dặm đồng thời với quá trình cai sữa mẹ, bạn có thể sẽ vất vả hơn một chút. Bạn dự định tập cho bé ăn dặm theo phương pháp nào? Bạn đã biết những loại thực phẩm nào nên và không nên dùng cho bé khi ăn dặm chưa? Hãy tìm hiểu những kiến thức và kinh nghiệm cho bé ăn dặm, không cần quá nhiều để trở thành chuyên gia mà chỉ cần vừa đủ để sẵn sàng cho những tình huống có thể xảy ra và cách ứng phó.

Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị các vật dụng cho bé ăn dặm nữa chứ. Nếu con thích thú với việc thử các thực phẩm mới, bạn quả là may mắn đấy. Còn nếu con tỏ ra kén chọn thì cũng đừng vội nản nhé. Tích cực giới thiệu cho bé nhiều món mới rồi bạn sẽ biết bé thích những loại mùi vị nào.

Kinh nghiệm cai sữa cho bé 1 tuổi
Khi cai sữa cho bé, cần ôm ấp, vỗ về và dành thời gian cho bé nhiều hơn

Vỗ về con nhiều hơn

Khi cai sữa cho bé, mẹ có thể cảm thấy thật buồn vì không được ôm con vào lòng cho bé ti mẹ. Điều này cũng xảy ra tương tự với bé vì bé không chỉ nhớ sữa mẹ mà còn nhớ cảm giác được ôm ấp, nhớ cảm giác ấm áp trong vòng tay mẹ, nhớ mùi của mẹ và tất cả những điều ngọt ngào khác khi bé được mẹ cho bú. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé không muốn xa rời bầu vú mẹ. Do đó, trong giai đoạn cai sữa cho con, mẹ cần ôm ấp và vỗ về con nhiều hơn để “bù đắp” cho bé nhé. Điều này có thể có ích cho quá trình cai sữa đấy.