Kinh nghiệm làm giá dự thầu

Việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu nên được coi là một việc làm vừa mang tính kỹ thuật lại vừa mang tính “nghệ thuật”. Chúng ta sẽ bàn về câu hỏi của bạn theo 2 khía cạnh vừa nêu và có lẽ nên gọi vấn đề mà bạn nêu là những lưu ý khi chuẩn bị HSDT.

Download Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

Kinh nghiệm làm giá dự thầu

Mật khẩu : Cuối bài viết

>>>>>>Xem thêm : Mẫu hồ sơ dự thầu dân dụng, công nghiệp

>>>>>>Xem thêm : Những lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

>>>>>>Xem thêm : Báo giá lập hồ sơ dự thầu

1. Về nội dung kỹ thuật:

Trước tiên, cần thống nhất về sản phẩm HSDT. Trong đấu thầu nếu hồ sơ mời thầu (HSMT) được coi là đầu bài thi thì HSDT được coi là bài dự thi. Bài dự thi không được đánh giá cao (hoặc bị loại) nếu không theo đúng hoặc không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong đầu bài thi. Trong lúc chuẩn bị HSDT thường có những sai sót (hoặc sơ suất) như sau:

a) Chưa đọc kỹ HSMT

Khi làm bài thi mà không đọc kỹ đầu bài thì hậu quả là khôn lường, có thể dẫn đến lạc đề, hiểu sai do suy đoán, thậm chí rơi vào “bẫy” vô tình hay hữu ý của đầu bài thi là HSMT. Khi chuẩn bị HSDT cần hiểu rõ các nội dung sau trong HSMT:

– Yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà thầu: Nội dung này đòi hỏi nhà thầu phải được hình thành theo luật pháp, có đủ trách nhiệm về các hoạt động của mình như Điều 7 Luật Đấu thầu đối với nhà thầu là một tổ chức.

– Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm: Thường trong HSMT đưa ra mức yêu cầu tối thiểu, ví dụ: doanh thu trung bình trong 2 – 3 năm gần nhất, số công trình tương tự (về quy mô, tính chất).

– Yêu cầu chi tiết về mặt kỹ thuật: Tùy theo lĩnh vực là mua sắm hàng hóa (MSHH), xây lắp hay dịch vụ tư vấn (DVTV) mà các yêu cầu về mặt kỹ thuật được cụ thể hóa đối với từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, trong MSHH thì đó là yêu cầu về số lượng và chất lượng thiết bị (đặc tính kỹ thuật, thông số kỹ thuật, hiệu suất, công suất, tiêu hao năng lượng…). Đối với gói DVTV thì đó là yêu cầu về tư vấn trưởng, cơ cấu và chất lượng của từng thành viên tư vấn…

– Về tiêu chuẩn đánh giá (TCĐG), đây là một nội dung luôn song hành với các yêu cầu của HSMT. Nó là công cụ (như một thước đo, cái cân) để đánh giá sự đáp ứng của HSDT so với yêu cầu của HSMT. Trong một số trường hợp, TCĐG là ở mức trung bình (bình thường), song ở một số trường hợp đặc biệt yêu cầu kỹ thuật cao thì TCĐG lại đưa ra ở mức cao. Có trường hợp sử dụng thang điểm (100, 1000…) nhưng cũng có trường hợp sử dụng tiêu chí đạt/không đạt. Cũng có TCĐG thì sự không đáp ứng ở nội dung này sẽ được bù ở nội dung khác, nhưng có TCĐG quy định khi nhà thầu không đáp ứng đối với yêu cầu tối thiểu chỉ ở một trong nhiều nội dung thì sẽ được coi là không đáp ứng HSMT.

– Về dự thảo hợp đồng, tuy là dự thảo nhưng trong HSMT đã công bố một số tiêu chí để nhà thầu nắm bắt khi chuẩn bị HSDT, ví dụ: tỷ lệ tiền tạm ứng, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo hành, các điều khoản thưởng phạt, chấm dứt hợp đồng, xử lý tranh chấp…

– Các biểu mẫu dự thầu, đây không phải là các nội dung có tính hướng dẫn để tham khảo mà khi chuẩn bị HSDT nhà thầu phải thực hiện theo. Chỉ cần sơ suất một chút ở một nội dung nào đó là có thể dẫn đến HSDT bị loại. Ví dụ, mẫu số 1 về Đơn dự thầu. Theo đó, trong Mẫu này các nội dung yêu cầu không thể không đáp ứng gồm:

+ Thẩm quyền của người ký.

+ Giá dự thầu.

+ Thời gian có hiệu lực của HSDT.

+ Thời gian thực hiện hợp đồng.

+ Cam kết đáp ứng các yêu cầu của HSMT.

+ Tên đúng của gói thầu và bên mời thầu.

Cũng dễ hiểu, bởi vì nếu Đơn dự thầu chỉ cần không nêu hoặc không đáp ứng một trong các nội dung nêu trên thì làm gì còn giá trị nữa, làm gì có cơ sở để gắn trách nhiệm của nhà thầu đối với gói thầu nhằm đảm bảo khả thi trong thực hiện.

Như vậy, những sơ suất xảy ra khi chuẩn bị HSDT thường là do không nghiên cứu, chủ quan, không hiểu, không chịu tìm các giải pháp, biện pháp để đáp ứng các yêu cầu của HSMT. Nhà thầu muốn khắc phục thì phải đọc kỹ, đọc rất kỹ HSMT trước khi lập HSDT. Và một điều cần lưu ý rằng khi đã nắm chắc các mẫu HSMT (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo các Thông tư) thì việc đọc HSMT cho một gói thầu cụ thể sẽ có nhiều thuận lợi, hiệu quả. Thậm chí trong một vài trường hợp nhà thầu có thể phát hiện ra các sai sót, sơ suất, định hướng trong HSMT để có biện pháp đối ứng phù hợp.

Việc lập HSDT thường không phải chỉ do một người thực hiện nên việc đọc kỹ HSMT thuộc trách nhiệm đối với từng người dù chỉ đảm trách một nội dung của HSDT. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp, phía nhà thầu nên cử một “tổng chỉ huy” để điều phối các chuyên gia/nhóm chuyên gia tham gia lập HSDT nhằm đảm bảo tính thống nhất trong HSDT, tránh chồng chéo, mâu thuẫn hoặc bỏ sót nội dung.

b) Lỗi do vô tình

Kinh nghiệm lập HSDT là một câu chuyện dài. Những sơ suất nêu trên mới chỉ là những vấn đề cơ bản. Khi lập HSDT đôi khi lại có những lỗi đơn giản, vô tình nhưng lại có thể dẫn đến HSDT bị loại bỏ. Ví dụ, đối với gói thầu không phải DVTV mà trong HSDT có lỗi số học (lỗi của các phép tính :cộng, trừ, nhân, chia) vượt quá 10% giá dự thầu hoặc có sai lệch (chào thừa hoặc chào thiếu so với yêu cầu của HSMT) lớn hơn 10% giá dự thầu thì HSDT cũng bị loại. Điều này đòi hỏi người tham gia lập HSDT phải bình tĩnh, cẩn thận và có đủ thời gian, không chịu các áp lực trong công việc và cuộc sống.

2. Về nội dung mang tính nghệ thuật:

Ngoài việc cần đưa ra các giải pháp đáp ứng yêu cầu của HSMT (bao gồm TCĐG) thì một vấn đề quan trọng là cách trình bày trong HSDT. Ngoài những khuôn mẫu mà nhà thầu chỉ có trách nhiệm điền thông tin thì trong khá nhiều nội dung của HSDT, nhà thầu được phép trình bày theo sự hiểu biết, khả năng và kinh nghiệm của mình.

Vậy thì trình bày (viết) thế nào để người đọc (người chấm thầu, người đánh giá HSDT) hiểu đúng nội dung do mình trình bày? Muốn vậy, việc chuẩn bị HSDT nên được coi là công việc mang tính nghệ thuật, không để xảy ra trường hợp “tình ngay” mà “lý gian”, phải làm chủ những nội dung nhạy cảm như: “thư giảm giá”, “giá dự thầu”.

Việc quyết định những vấn đề vừa nêu có tính chất sống còn (thắng thua) đối với nhà thầu. Việc này đòi hỏi cách làm việc khoa học, nhanh nhạy và quyết đoán của người có trọng trách của nhà thầu. Sự quan tâm của người lãnh đạo, với cách làm việc hợp lý, chuẩn bị hồ sơ dự thầu theo nhóm với sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng có lẽ là những biện pháp thích hợp để đảm bảo sự chiến thắng khi tham gia đấu thầu

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : Nhà máy Cammsys Việt Nam


Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Kinh nghiệm làm giá dự thầu
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải

►Group Facebook Hồ Sơ Xây dựng : https://bit.ly/hosoxd

►Group Facebook Thư viện xây dựng : https://bit.ly/thuvienhsxd

►Link nhóm Zalo Hồ Sơ Xây Dựng :  https://bit.ly/zalohosoxd

►Link nhóm Zalo Tài liệu Xây dựng :  https://bit.ly/zalotaileuxd

►Link nhóm Zalo Nhà thầu xây dựng: https://bit.ly/zalonhathauvn

Kinh nghiệm làm giá dự thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Hệ thống đấu thầu quốc gia tại địa chỉ: http://muasamcong.mpi.gov.vn/ bao trùm tất cả các gói thầu thuộc nguồn vốn nhà nước và vốn khác (Vốn vay ưu đãi, vốn tư nhân, vốn doanh nghiệp ngoài nhà nước...)
 

Cuộc đấu thầu giữa Bên mời thầu và các nhà thầu, trên cơ sở hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu do bên mời thầu phát hành, các nhà thầu phải chuẩn bị các hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất để có thể nộp thầu. Một cuộc đấu thầu thành công với nhà thầu là có kết quả trúng thầu, để đạt được điều đó việc đầu tiên cần thiết là phải chuẩn bị hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất bao gồm các yếu tố hành chính, năng lực, kinh nghệm, giải pháp công nghệ, kỹ thuật và giá dự thầu cạnh tranh. Chính vì lẽ đó việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu để tham dự thầu là rất quan trọng, ảnh hưởng tiên quyết đến kết quả được chọn hay không.
 

2.1. Các thủ tục về hành chính

Phần này chúng ta cần cung cấp các thông tin về doanh nghiệp:

  • Đăng ký kinh doanh
  • Báo cáo tài chính các năm gần nhất, nếu có báo cáo đã kiểm toán là tốt nhất, không có thì cung cấp các giấy tờ khác tương đương như hướng dẫn tại bài viết của chúng tôi tại đây.
  • Các giấy phép (nếu có), chứng chỉ năng lực hoạt động (thường là các gói thầu xây lắp, tư vấn)
  • Các chứng nhận (ví dụ ISO...)

2.2. Các yêu cầu quan trọng bắt buộc về thủ tục đấu thầu:
Phần này chúng ta cần phải đọc kỹ Bảng dữ liệu đấu thầu (Thường là Chương II Hồ sơ mời thầu), trong đó lưu ý:

  • Tên gói thầu, tên bên mời thầu, tên dự án: Các nội dung này cần nhớ chính xác để không có những nhầm lẫn đáng tiếc.
  • Bảo đảm/bảo lãnh dự thầu: Yêu cầu về số tiền bảo đảm đảm, thời hạn bảo đảm dự thầu, quy định cụ thể đặc biệt (nếu có).
  • Thời gian đóng thầu, mở thầu, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (lưu ý thời gian này có liên hệ mật thiết với thời gian bảo lãnh dự thầu).
  • Thời gian thực hiện hợp đồng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, có thể hồ sơ nêu rõ, có thể hồ sơ để ở mức điểm, khi đó cần đọc ở Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá, hoặc ở Chương VII - Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

2.3. Các yêu cầu hợp lệ khác:

  • Ủy quyền: Trong trường hợp ủy quyền thì cần có giấy ủy quyền hợp lệ kèm theo.
  • Liên danh: Trong trường hợp liên danh thì các bên cần có thỏa thuận liên danh được các bên ký, đóng dấu gửi kèm theo.
  • Chứng chỉ năng lực: Thông thường là chứng chỉ năng lực hoạt động tương ứng với cấp công trình và loại công trình mà bên mời thầu đang mời thầu.

2.4. Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cụ thể:
Phần này chúng ta tìm hiểu tại Chương III, theo đó lưu ý:

  • Năng lực tài chính trong những năm gần đây, thường là 03-05 năm, điều này đồng nghĩa với số năm hoat động của doanh nghiệp bạn cũng phải tương ứng. Đọc kỹ yêu cầu về DOANH THU, lợi nhuận thì chắc chắn > 0, do đó khi lập báo cáo tài chính hàng năm chúng ta lưu ý kế toán bằng mọi cách không để lỗ. Chuẩn bị báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc các giấy tờ khác tương đương như hướng dẫn tại bài viết:https://dauthau.info/Báo cáo tài chính được kiểm toán
  • Yêu cầu về nguồn lực tài chính để thực hiện hợp đồng, cách làm thông thường hiện nay là sử dụng một thư cam kết cấp tín dụng của ngân hàng phát hành cho nhà thầu, mức cam kết cao hơn yêu cầu trong hồ sơ mời thầu là đạt yêu cầu.
  • Kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng tương tự, đây là nội dung rất quan trọng và cần đọc kỹ, chúng tôi đã có bài viết riêng về vấn đề này, độc giả và nhà thầu có thể tham khảo bài viết tại đây.
  • Năng lực và kinh nghiệm nhân sự chủ chốt: Phần này chúng ta cần lưu ý hồ sơ mời thầu yêu cầu như thế nào thì cần kê khai nhân sự đáp ứng đúng hoặc hơn như vậy, đặc biệt lưu ý đến các nhân sự kê khai phải thực hiện tham gia các công việc tương tự gói thầu đang xét để tránh mất thời gian làm rõ hồ sơ rồi đôi khi lại thành bất lợi.
  • Năng lực về thiết bị thi công: Cần kê khai các thiết bị tối thiểu theo yêu cầu hồ sơ mời thầu, nếu là tài sản của doanh nghiệp thì cần có tài liệu chứng minh (Hóa đơn VAT, đăng ký, đăng kiểm...), nếu là tài sản huy động thì cũng cần có hợp đồng và phía cung cấp thiết bị cũng cần có tài liệu chúng minh sở hữu.
  • Đánh giá chi tiết về phần kỹ thuật (giải pháp và phương pháp luận): Đây là phần tốn kém "giấy mực" nhất, nghĩ thì đơn giản tuy nhiên rất nhiều nhà thầu bị loại ở bước này, một là do làm ẩu thường lấy của hồ sơ trước rồi bê nguyên copy sang hồ sơ đang chuẩn bị hoặc là copy chỗ này một đoạn, chỗ kia một đoạn. Nội dung này cần phải đọc kỹ và lưu ý nhưng bước sau:
    • Đọc kỹ yêu cầu từng mục
    • Đọc kỹ bản vẽ, nếu có điều kiện cần phải khảo sát hiện trường, xem điểm cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông ra vào và các vị trí dự kiến xây dựng công trình. Tổng mặt bằng thì công cần xem xét và bố trí phù hợp với các điều kiện khảo sát đó, bố trí không phù hợp có thể không đạt điểm hoặc đạt điểm không đáp ứng yêu cầu tối thiểu là bị loại.
    • Đối với giải pháp và phương pháp luận khi đọc yêu cầu cần bám sát vào nội dung yêu cầu, từng câu, từng dòng hồ sơ yêu cầu viết gì thì giải pháp đưa ra cũng phải có cho từng nội dung, nhân sự, thiết bị và tiến độ thi công cũng cần khớp và nhịp nhàng với những đề xuất trước đó.
    • Đề xuất về biện pháp thi công cần nghiên cứu kỹ đặc thù công trình, tránh trường hợp rất nhiều nhà thầu sao chép từ công trình này sang công trình khác dẫn đến mất điểm, bản vẽ biện pháp thi công cũng cần phải khớp với bản vẽ công trình, tránh thói quen sao chép.
    • Tiến độ thi công cần phù hợp với tiến độ đề xuất trong đơn dự thầu và các biện pháp thi công viết trước đó.
2.5 Lập giá dự thầu Để lập được giá dự thầu thì cần có bộ phận chuyên lập giá, các bước lập giá dự thầu và những vấn đề cần lưu ý chúng tôi sẽ có bài viết cụ thể và viết riêng thành bài viết sau, trong khuôn khổ giới hạn bài viết này xin phép chưa đề cập đến. Chúng ta chỉ cần lưu ý khi bộ phận làm giá dự thầu thì chúng ta tổng hợp lấy bản in, trình ký đồng thời đưa giá dự thầu vào đơn dự thầu.

Ở bước này thông thường các đơn vị thường chuẩn bị sẵn 01 thư giảm giá, để đảm bảo an toàn và bí mật, thư giảm giá có thể được chuẩn bị trước, ký đóng dấu nhưng có thể chưa vội ghi giá trị giảm giá. Người quyết định cuộc thầu sẽ là người đưa ra con số giảm giá vào thời điểm thích hợp để đảm bảo thông tin được bí mật tới cùng.

3. Hoàn thiện hồ sơ dự thầu

  • Tiến hành in ấn toàn bộ hồ sơ, sau đó tập hợp thành 01 file (cặp hồ sơ) bản gốc, đánh dấu vào những trang cần ký, đóng dấu để trình ký.
  • Sau khi ký xong, tiến hành đóng dấu, lưu ý đóng dấu vào từng trang hồ sơ dự thầu (hoặc đóng dấu giáp lai), đánh số thứ tự từng trang. Như vậy là đã được 01 bản gốc hoàn chỉnh, từ đó bạn có thể cho xuất bản (phô tô) thành các bản chụp theo số lượng mà hồ sơ mời thầu yêu cầu.
  • Copy các dữ liệu vào 01 USB (hoặc CD), file giá nên copy file exel cho tổ chuyên gia dễ dàng thao tác, tạo "thiện cảm hơn" khi chấm thầu.
  • Sau khi kiểm tra một lần nữa hồ sơ thì chúng ta có thể đóng thùng hồ sơ, thực hiện niêm phong. Trong trường hợp hồ sơ phải di chuyển xa, để đảm bảo niêm phong các bạn nên chuẩn bị thêm một số niêm phong dự phòng, trước khi nộp ta có thể tiến hành niêm phong bổ sung.
  • Cuối cùng là đi nộp hồ sơ đúng thời điểm và địa điểm yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Toàn bộ bài viết các bạn có thể xem tại: https://dauthau.info/Hướng dẫn làm hồ sơ dự thầu (P1)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Kinh nghiệm làm giá dự thầu

  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay212
  • Tháng hiện tại17,738
  • Tổng lượt truy cập290,191