Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

22/07/2016 | 09:41

Vừa qua, tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận Lễ hội Nghinh Ông, xã Bình Thắng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên ở Bến Tre.

Lễ hội Nghinh Ông xã Bình Thắng được tổ chức từ ngày 15 - 17/6 âm lịch hàng năm, bao gồm các nghi thức: túc yết, Nghinh Ông, tế tiền hiền và hậu hiền, lễ chánh tế và xây chầu - đại bội. Trong đó nghi thức Nghinh Ông được xem là hoạt động quan trọng nhất của lễ hội, thu hút sự tham gia của rất nhiều ngư dân. Tại lễ hội, gần 20 tàu cá hộ tống tàu Cái ra cửa biển thỉnh cá ông trong tiếng trống kèn nổi lên sôi động và cờ hoa trang hoàng rực rỡ.

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Lễ hội Nghinh Ông là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội Nghinh Ông là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân vùng biển. Đây là dịp để người dân làm nghề biển tỏ lòng biết ơn đối với Ông cá voi, gửi gắm niềm tin và hi vọng vào vị thần hộ mạng sẵn sàng cứu giúp họ trong những lúc hiểm nguy giữa biển khơi đầy sóng gió; đồng thời cầu mong biển lặng, gió hòa, giúp người dân có được một mùa đánh bắt thuận lợi, bình an. Lễ hội cũng phản ánh ước mơ chính đáng của ngư dân như một sự tri ân đối với biển cả bởi họ mong muốn được “ăn nên làm ra” thuận buồm khi ra biển và không quên ơn nghĩa công đức Tổ nghiệp. Do vậy, lễ hội Nghinh Ông ở xã Bình Thắng đã được gìn giữ và lưu truyền từ hàng trăm năm qua. Ngày 10/3/2016, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL chính thức ghi nhận Lễ hội Nghinh Ông, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trịnh Thủy (tổng hợp)

Khám phá lễ hội Nghinh Ông nổi tiếng ở Cần Giờ

Cá Ông hay cá Voi là một linh vật, một vị thần phù trợ hết sức linh thiêng đối với người đi biển. Mỗi khi cá Ông gặp nạn, xác trôi dạt vào bờ đều được những ngư dân tổ chức an táng thật trang trọng và tổ chức thờ cúng. Niềm tin này đã lớn dần và trở thành tín ngưỡng phổ biến của ngư dân, cầu mưa thuận gió hòa, cầu quốc thái dân an, đặc biệt cầu mong sự an toàn cho những người đi biển…Hằng năm cứ đến rằm tháng tám, nhân dân khắp huyện Cần Giờ lại tưng bừng tổ chức lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng với phong tục truyền thống.

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Dù ngày lễ chính của hội là ngày 16-8 (âm lịch), nhưng dọc theo vùng biển Cần Giờ, công tác chuẩn bị đã được tổ chức, khắp nơi tập trung trang hoàng rực rỡ cho lễ Nghinh Ông. Đường xá, công viên, chợ, đình, đền, miếu… được sửa chữa khang trang, sạch đẹp, băng rôn, khẩu hiệu, cờ hội được trang hoàng nghiêm túc, lộng lẫy…

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Diễn trình Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh gồm có hai phần: phần lễ và phần hội đan xen nhau nhưng thời gian, địa điểm tổ chức lễ và hội khác nhau.

Phần lễ được tổ chức trang nghiêm và long trọng tại di tích Lăng Ông Thủy Tướng và vùng biển thuộc thị trấn Cần Thạnh. Lễ hội bắt đầu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch và kết thúc vào ngày 17 tháng 8 âm lịch với những lễ như: Lễ Thượng Kỳ, Lễ mừng công ngư dân Cần Giờ, Lễ Cúng bạn cũ lái xưa, Lễ Cầu An,…

Song song với phần lễ là phần hội gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí như: thả chài, bắt vịt trên biển, trói cua, đá bóng cà kheo diễn ra sôi nổi từ bãi biển chợ Cần Giờ kéo dài đến bãi biển Công viên Cần Thạnh suốt từ ngày 15 đến 17 tháng 8 âm lịch, nhằm tạo cho mọi người tham dự được thưởng thức một không khí vui tươi, hạnh phúc và an lành sau những ngày lao động vất vả trong năm.

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Thời gian gần đây, lễ hội được tổ chức thêm một số hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh như: đánh bi sắt, chạy marathon, cờ tướng, bóng chuyền bãi biển, triễn lãm thành tựu nghề biển và các ngành nghề khác của địa phương, qua đó tạo điều kiện cho khách tham dự giao lưu với ngư dân.

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Lễ hội Nghinh Ông mang đậm bản sắc văn hóa của người dân miền biển, được tổ chức mỗi năm 1 lần với mong ước: mưa thuận, gió hòa, làm ăn phát đạt. Đây cũng là dịp để ngư dân tỏ lòng biết ơn của mình và là dịp để vui chơi giải trí sau một năm làm lụng vất vả. Nếu bạn có dịp đến thì đừng bỏ lỡ lễ hội này nhé!

Nếu bạn có ý định đi du lịch Sài Gòn hay tham gia lễ hội Nghinh Ông tự túc thì nhất định phải đọc bài viết này!

Cám ơn bạn đã theo dõi. Nếu có gì góp ý hay cần bổ sung thêm hãy để lại comment và bình chọn cho bài viết này nhé!

Theo dõi chúng mình ở đây nhé :

Nguồn: Tổng hợp Internet

Lễ túc yết của lễ hội nghinh ông cần giờ diễn ra ở đâu

Hầu hết các làng xã dọc theo ven biển Quảng Ngãi đều có lăng (hoặc miếu) thờ Cá Ông. Ở những vạn chài có đông đảo cư dân làm nghề đánh cá thì thường mỗi vạn có một lăng Ông. Lăng Ông là nơi thờ Cá Ông, tức cá voi, được ngư dân gọi bằng nhiều danh xưng như Nam Hải Cự tộc Ngọc lân thượng đẳng thần, Nam Hải Đại tướng quân, Đức Ngư Ông, Ông Lộng, Ông Sanh... Trong mỗi lăng Ông còn thờ các thủy thần khác, các vị tiền hiền, hậu hiền, những người chết sông, chết biển...
Hàng năm, ngư dân tổ chức lễ hội tế Cá Ông 2 lần vào mùa xuân và mùa thu, gọi là "xuân thu nhị kỳ". Kỳ xuân vào tháng Giêng hoặc tháng Hai, kỳ thu vào tháng Bảy hoặc tháng Tám âm lịch. Thông thường vào dịp tế thu, ngư dân làm lễ tế lớn hơn kỳ xuân, vì đây là dịp họ đền ơn Đức Ngư Ông đã phù hộ cho họ sau một mùa lênh đênh trên biển, có đông đảo các thành viên trong làng, vạn và các vạn chài lân cận cùng tham gia.

Trình thức một lễ hội cúng Cá Ông thông thường ở ven biển Quảng Ngãi (được miêu tả chủ yếu qua lễ hội lăng vạn Đông Yên, lăng Cù Lao và lăng Thạch Bi) bao gồm các nghi lễ: lễ túc yết, lễ nghinh Ông, chánh lễ, các trò diễn.


Lễ túc yết (hay gọi tắt là lễ yết) là lễ hiến cáo, tiến hành vào chiều tối ngày chánh tế, bao gồm các bước từ sơ hiến, á hiến đến chung hiến. Thường là lễ cúng chay, nhằm cầu siêu tế độ cho những người bị rủi ro chết trên sông biển, cung thỉnh thần Nam Hải và các vị thủy thần, thành hoàng, thổ thần, các vị tiền hiền, hậu hiền, tiền vãng, hậu vãng về dự lễ.

Lễ nghinh Ông thường diễn ra vào khoảng 3 - 4 giờ sáng của ngày chánh tế, là lễ rước thần Nam Hải và các vị thần về dự lễ hội. Đoàn thuyền nghinh Ông thường có 3 chiếc được trang trí cờ hoa rực rỡ, có bày hương án, bài vị, lễ vật... Những người tham gia lễ nghinh Ông có chánh tế, các bồi tế, tư văn, hành nghi, học trò gia lễ, các thầy chùa, ban nhạc lễ. Có nơi còn có đội chèo bả trạo và đội gươm theo hầu (như ở vạn Cù Lao - Mỹ Tân, Bình Chánh, và vạn Đông Yên, Bình Dương, Bình Sơn). Đoàn thuyền nghinh Ông thường ra cách bờ chừng 2 - 3km rồi thực hành các nghi lễ thỉnh Ông và các vị thần. Sau khi thực hành nghi lễ, đoàn thuyền rước vong Ông về chánh điện để làm lễ chánh tế.

Chánh tế là buổi lễ thường diễn ra vào khoảng 5 - 6 giờ sáng. Lễ vật hiến tế trong lễ chánh tế thường phải là tam sanh, trong đó có 1 - 2 con heo sống (đã cạo sạch lông nhưng chưa xẻ thịt) đặt quay đầu về chánh điện. Thành viên ban tế tự giống như các thành viên tham gia lễ nghinh Ông. Lễ chánh tế cũng diễn ra các bước: sơ hiến, á hiến, chung hiến như lễ yết, nhưng lễ chánh tế còn có múa gươm, có hát bả trạo. Đội gươm múa hầu thần theo các bước hiến tế, còn đội bả trạo múa sau khi các bước hiến tế đã kết thúc, vừa có ý nghĩa hầu thần vừa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho nhân dân trong làng, trong vạn .

Trước năm 1945, vào dịp tổ chức lễ hội tế Cá Ông, trong làng, vạn còn tổ chức các hình thức vui chơi như đua thuyền, lắc thúng, kéo co, hát bội, hát đối đáp, đua cà kheo, đấu vật…, nhưng ngày nay các trò diễn này đã thiếu vắng, thi thoảng mới có một số trò diễn như đua thuyền, lắc thúng, hát bội...

Ngoài các hình thức phổ biến vào các dịp lễ xuân thu nhị kỳ, còn có các nghi lễ liên quan đến việc cúng tế Cá Ông, tuy không thường xuyên nhưng cũng hết sức thiêng liêng của cư dân vùng sông nước, như lễ tang Cá Ông và lễ Thượng ngọc cốt.

Cá voi chết ngư dân gọi là Ông bị "lụy", hoặc "đi tu". Khi xác cá voi trôi dạt vào bờ biển của làng, vạn nào thì phải lo làm lễ tang cho Ông. Họ rất vui mừng khi được Ông "lụy" vào bờ biển của làng mình, vì cho rằng đó là phúc lớn của làng, nên lễ tang cho Cá Ông được tiến hành hết sức thiêng liêng và trang trọng. Người trông thấy Ông luỵ đầu tiên sẽ làm trưởng nam, chịu tang Ông trong 3 năm, như đối với cha mẹ mình. Sau khi làm lễ tế Ông tại lăng, dân làng làm lễ tế Ông tại bờ biển - nơi Ông lụy. Lễ tang Cá Ông cũng diễn ra các bước như lễ tang người chết. Có nơi cũng có đội bả trạo hát chèo hầu nhằm kể công ơn Cá Ông đã cứu mạng những ngư dân không may gặp nạn trên biển do phong ba, bão tố. Ngoài ban tế tự và nhân dân trong làng, vạn còn có đại diện các vạn chài khác đến tham gia lễ tang và phúng điếu.

Sau 3 năm, kể từ lúc làm lễ tang Cá Ông, ngư dân làm lễ Thượng ngọc cốt. Lễ Thượng ngọc cốt là lễ rước cốt Ông đưa vào trong lăng thờ. Họ rửa sạch từng bộ phận của xương Cá Ông bằng nước, rượu, nước ngũ vị trước khi đưa vào trong điện thờ. Có những nơi có cả nghĩa địa cá voi như ở Thạch Bi, Lệ Thủy...

Hiện nay, nhiều nơi trong tỉnh hàng năm còn tổ chức lễ hội cúng Cá Ông, nhưng tiêu biểu nhất là lễ hội cúng Cá Ông của các vạn chài: Cù Lao - Mỹ Tân, Đông Yên (Bình Sơn), Thạch Bi (Sa Huỳnh, Đức Phổ), lăng Chánh, lăng Thứ, lăng Tân... (Lý Sơn), lăng Cổ Luỹ Nam (Nghĩa Phú, Tư Nghĩa). Nhiều lăng Cá Ông ở Quảng Ngãi hiện còn giữ khá nguyên vẻ đẹp kiến trúc cổ cách đây vài trăm năm trước, như lăng Cồn (Lý Sơn), lăng Đông Yên, lăng Mỹ Huệ, lăng Cù Lao, lăng Thanh Thủy (Bình Sơn), lăng An Chuẩn (Mộ Đức). Lăng Ông lớn nhất là lăng Thạch Bi - Sa Huỳnh (Đức Phổ, được tôn tạo năm 2002). Lăng còn giữ được sắc phong thần (từ Minh Mạng đến Khải Định) là lăng Thanh Thủy (6 đạo), lăng An Chuẩn (4 đạo), lăng Cổ Luỹ Nam (1 đạo) ...

(Nguồn: quangngai.gov.vn)