Lèn hai vai gắn liền với nhân vật lịch sử nào

EmailPrintTwitter  Facebook

Lèn hai vai gắn liền với nhân vật lịch sử nào

Anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi - biểu tượng sáng ngời cho tài năng, cốt cách người xứ Thanh trong
lịch sử dân tộc.

Người ta là hoa của đất”! Nói như thế để thấy rằng: Những tinh hoa, mạch nguồn của đất như dòng sữa ngọt lành góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách con người. Ở chiều ngược lại, chính những con người ấy, bằng tài năng, trí tuệ, cốt cách đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu tô đậm thêm truyền thống, danh giá cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Cốt cách người xứ Thanh tựu chung ở một số điểm nổi bật là: Can trường, mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm, xả thân vì nghiệp lớn, trọng nghĩa, tự tin, hào sảng, nhạy bén, bộc trực, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, thông minh, hiếu học, sáng tạo, lòng tự hào, tự tôn cao... Cuộc đời và sự nghiệp của một số nhân vật tiêu biểu của xứ Thanh tự cổ chí kim như là những minh chứng sinh động, thuyết phục về cốt cách của con người nơi đây, đúng như học giả Phan Huy Chú nhận định: “Vẻ non sông tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho... Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường; vượng khí chung đúc nên xứng đáng đứng đầu cả nước...”.

Về số lượng và tầm vóc ảnh hưởng, xứ Thanh là một trong những địa phương thuộc top đầu cả nước về nhân vật chí. Người xứ Thanh ghi danh đông đảo trong tiến trình lịch sử dân tộc. Người tài thời nào cũng có, nhiều thế kỷ người xứ Thanh đứng chật cả sân rồng. Sách Địa chí Thanh Hóa, tập IV - Nhân vật chí nhận định: “Gần nửa thiên niên kỷ, hầu hết các vương triều ở Đại Việt đều có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Từ thế kỷ XV và kéo dài liên tục sau đó đến thế kỷ XIX, người Thanh Hóa gần như chiếm trọn vũ đài vương quyền ở Đại Việt, với sự xuất hiện liên tiếp của các vương triều cùng chung một địa bàn phát tích”. Đó là các nhân vật: Hồ Qúy Ly với triều đại nhà Hồ (1400–1407), Lê Lợi (Lê Thái tổ), người sáng lập vương triều Lê Sơ (1428–1527), được coi là “Tổ Trung hưng” thứ hai của quốc gia Đại Việt (sau Ngô Quyền); Trịnh Kiểm với vai trò là người khai cơ lập nghiệp cho các chúa Trịnh - lực lượng nắm quyền trên thực tế ở Đàng Ngoài từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII; Nguyễn Hoàng với vai trò là người mở cõi cho các chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ cuối thế kỷ XVI, về sau này là các vua nhà Nguyễn...

Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả được xây dựng nên từ 3 yếu tố: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Trong đó, yếu tố nhân hòa đóng vai trò rất quan trọng. Thiên thời, địa lợi sẽ không thể phát huy được nếu như không có yếu tố con người tác động vào đó - những con người nuôi chí lớn, kiệt xuất về tài năng, trí tuệ, tầm nhìn, sự nhạy bén, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Người sáng lập nên một vương triều, người thống lĩnh thiên hạ, người hiệu triệu ngàn binh, người ghi tạc tên mình vào lịch sử... không thể là những con người tầm thường. Cùng với vị trí địa – chính trị đặc biệt kết hợp với cốt cách con người nơi đây khiến xứ Thanh trở thành cái nôi nuôi dưỡng, vùng đất hứa, nơi dấy nghiệp, dấy nghĩa của nhiều thủ lĩnh kiệt xuất như: Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh, Lê Lợi - khởi nghĩa Lam Sơn, Tống Duy Tân - khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Phạm Bành - khởi nghĩa Ba Đình... Hầu hết những biến cố chính trị của nước nhà đều ít nhiều gắn liền với vùng đất này và các vương triều phong kiến trong quá trình giữ nước hay trị nước cũng đều phải nhờ cậy hoặc lưu tâm đến con người và vùng đất xứ Thanh. Cả ba cuộc cải cách lớn nhất, nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam đều gắn liền với nhân vật người xứ Thanh như: Cải cách của Hồ Qúy Ly và nhà Hồ cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV; cuộc cải cách của Lê Thánh tông nửa sau thế kỷ XV và cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỷ XIX.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng xứ Thanh luôn là một trong những địa phương hăng hái tham gia, đóng góp quan trọng về cả nhân lực và vật lực cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc. Người xứ Thanh có mặt ở khắp mọi nơi, xông pha trên những trận tuyến đầu đầy cam go, khốc liệt. Hình ảnh những đoàn xe đạp thồ mang theo lương thực, thực phẩm hiên ngang tiến về phía trước, vượt đèo cao, núi dựng, băng qua bom đạn quân thù phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ được xem như kỳ tích. Những cái tên anh hùng, liệt sĩ như: Trần Đức, Lê Công Khai, Trương Công Man, Lò Văn Bường, Tô Vĩnh Diện... Những địa danh: Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép, Đảo Mê... gắn với chiến công của Trung đội lão dân quân Hoằng Trường (Hoằng Hóa) - đơn vị lão dân quân đầu tiên của miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc (Hậu Lộc) - đơn vị nữ đầu tiên của miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh... và biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống cùng thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, tinh thần cách mạng sáng ngời, anh dũng, kiên trung, của người xứ Thanh.

Người xứ Thanh “lên ngựa cầm cương, buông cương cầm bút”, chuộng võ, yêu văn chương, nghệ thuật. Bởi vậy, đời nào cũng thế, xứ Thanh không chỉ có các vị vua anh minh, tướng giỏi, bề tôi trung thành, nghĩa tiết mà còn là quê hương của nhiều tác giả, học giả nổi tiếng với những tác phẩm có giá trị trong kho tàng văn hóa, văn học - nghệ thuật dân tộc. Có thể kể đến một số tác giả - tác phẩm nổi tiếng trên các lĩnh vực như: “Bạch vân chiếu xuân hải” - Khương Công Phụ, “Nam ông mộng lục” - Hồ Nguyên Trừng, “Phi Điểu nguyên âm” - Nhữ Bá Sỹ, “Đại Việt sử ký” - Lê Văn Hưu, các công trình nghiên cứu, dịch thuật, khảo cứu của học giả Đào Duy Anh... Thời kỳ hiện đại có các nhà văn, nhà thơ như: Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Hồ DZếnh, Hữu Loan, Đái Đức Tuấn, Nguyễn Duy,...

Khơi dậy tiềm năng, phát huy truyền thống cha ông, dẫu qua bao năm tháng, qua nhiều chông gai, thử thách, biến đổi, người xứ Thanh hôm nay vẫn giữ được tinh thần, cốt cách của cha ông trong lịch sử, từng bước hoàn thiện mình nhằm đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu của quê hương, đất nước trong tình hình mới. Giữa thời bình, những anh hùng vẫn thường xuất hiện. Đó là những cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội hy sinh trong cuộc chiến với tội phạm ma túy, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; là những đoàn cán bộ y, bác sĩ sẵn sàng đi vào “tâm dịch” cứu chữa bệnh nhân, chung tay góp sức đẩy lùi đại dịch COVID-19; là em nhỏ dũng cảm lao mình xuống dòng nước xoáy cứu bạn... Truyền thống hiếu học luôn được vun đắp, tô thắm thêm bởi những con số, thành tích đạt được trong các kỳ thi THPT quốc gia, các kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế... Đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng hoạt động, có tầm ảnh hưởng, đóng góp lớn cho nước nhà. Người xứ Thanh tỏa sáng trên vũ đài chính trị, đăng quang trên đấu trường nhan sắc Việt...

Con người là nguồn lực quan trọng trong xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Nhằm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghị quyết 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chăm lo xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Trọng tâm là xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, chủ động hội nhập quốc tế, với các đặc tính cơ bản là: Yêu quê hương, đất nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; sống có tự trọng, tự chủ, thượng tôn pháp luật; có ý thức cộng đồng, quan hệ hài hòa trong gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, đóng góp sức lực, trí tuệ, tư duy đổi mới sáng tạo, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ... Tựa như viên ngọc quý được gọt giũa qua năm tháng, cốt cách người xứ Thanh là niềm tự hào, nền tảng vững bền, động lực thôi thúc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng “giàu - đẹp - văn minh - hiện đại”, đưa “Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.

                                                                       (Baothanhhoa.vn) 


Kỳ 1: Thắng cảnh đẹp của miền Trung

Cùng với con sông Bùng thơ mộng, lèn Hai Vai đã tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Lèn nằm trên địa phận của ba xã Diễn Minh, Diễn Thắng và Diễn Bình của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Ước tính nó có chiều dài hơn 800m, rộng 120m, cao141m. Theo lý giải của người dân địa phương sở dĩ lèn có tên như vậy là do nhìn từ xa giống hình người cụt đầu có hai vai nhô lên.

Được sự giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm gặp ông Lê Đình Minh (65 tuổi, ngụ xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) một người rất am hiểu về lịch sử lèn Hai Vai.

Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về danh lam thắng cảnh của quê hương mình, khuôn mặt ông ánh lên vẻ rạng ngời. Ông tâm sự: Bản thân vốn là một thầy giáo dạy sử nên ông luôn đau đáu về việc lưu giữ những di tích lịch sử của quê nhà, do đó khi có ai muốn tìm hiều về các di tích ông cảm thấy rất vui.

Vừa dứt lời ông vội đi vào nhà mở tủ lấy ra một tập tài liệu về lèn Hai Vai. “Trong quá trình giảng dạy tôi đã sưu tầm nhiều tài liệu về các di tích và danh thắng của quê hương nhằm mục đích truyền dạy cho thế sau biết về lịch sử”.

Vừa lật giở các trang sách ông Minh vừa chia sẻ: Trong cuốn du lịch Đông Dương của một tác giả người Pháp đã xếp lèn Hai Vai là một trong những danh thắng đẹp của miền Trung đất Việt. Trước đây lèn Hai Vai có rừng cây rậm rạp với nhiều chim muông, thú rừng. Mùa xuân khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi, muôn hoa khoe sắc. Ngoài ra thấp thoáng dưới những tán cây xanh là những hang động có cấu trúc độc đáo gắn liền với những truyền thuyết ly kỳ. 

Hướng về phía Đông Nam lèn có hang Thắt Cổ. Hang nằm ở độ cao 30m so với mặt đất. Trong hang có nhiều tảng đá với hình thù kỳ dị. Đặc biệt có khối thạch nhũ mang hình người tựa lưng vào vách đá, phía trên cổ có vân đá nổi lên, vì vậy hang có tên là hang thắt cổ. Ở độ cao 15m so với mặt đất có hang Đa. Dưới đáy hang có một mạch nước mát không bao giờ cạn. 

Nằm cách hang thắt cổ và hang Đa không xa là hang Khỏm. Hang nằm cách mặt đất khoảng 15km, cửa vào hẹp. Tại đây người ta đã tìm thấy một số bằng chứng chứng tỏ lèn Hai Vai từng là mái nhà của người nguyên thủy. Vào năm 1964, một đoàn nghiên cứu đã tìm thấy rìu đá, thực vật, xương động vật trong đó có xương người hóa thạch. Năm 1971, Ty văn hóa Nghệ An phối hợp với Trường Đại học tổng hợp và viện khảo cổ về đây và tìm thấy 1 sọ người nguyên thủy, mảnh sành, mảnh sứ và một số dụng cụ bằng đồ đá cổ…

Phía trong hang Khỏm còn có nhiều thạch nhũ, ngũ sắc long lanh đẹp mắt. Đặc biệt từ xưa người dân trong vùng thường vào hang để lấy phân về bón ruộng rất tốt.

Phía trên đỉnh Hai Vai còn có hang Tiên Động hay còn gọi là hang Thần Đồng, biểu tượng về tinh thần hiếu học của người dân huyện Diễn Châu. Hang nằm ở địa hình hiểm trở khó đi lại. Tuy nhiên bên trong lại rộng rãi thoáng mát với diện tích lên tới 30m2. Theo truyền thuyết ngoài cửa hang Thần Đồng có một tảng đá hình tháp bút. Tháp hướng về đâu thì nơi đó có nhiều người tài giỏi đỗ đạt cao. Ngày xưa tháp bút hướng về làng Văn Tập (xã Diễn Bình ngày nay) nên trong làng có rất nhiều người học giỏi đỗ đạt. Thấy vậy làng Trung Phường (xã Diễn Minh) đã lên yểm tháp bút khiến nó quay về phía làng mình. Nhờ vậy từ đó làng Trung Phường cũng có nhiều người đậu cao trong các kì thi và làm quan to trong triều. Tuy đó chỉ là những lời đồn đại của người xưa nhưng trên thực tế hai làng Trung Phường và Văn Tập cũng nổi tiếng có số lượng người tài giỏi và đỗ đạt cao nhất trong vùng.

Theo thống kê ở làng Trung Phường ngày xưa có tới 2 người đậu tiến sỹ, 44 người đậu hương cống, cử nhân, 116 vị tú tài. Còn làng Văn Tập cũng có gần 100 vị đậu cử nhân, tú tài và 2 tiến sỹ. Hiện nay truyền thống hiếu học của hai làng vẫn còn được thế hệ sau tiếp nối. Đây là hai mảnh đất có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ và đậu đại học cao nhất huyện.

Ngoài ra người dân địa phương vẫn còn kể cho con cháu nghe câu chuyện độc đáo nhưng có thực về hang Tiên Động. Theo sử sách kể lại ngày xưa ở làng Văn Tập (Xã Diễn Bình ngày nay) có ông Nguyễn Trung Ý gia nhập vào đội quân thần tốc của vua Quang Trung đại phá quân Thanh ở Thăng Long. Sau khi vua Quang Trung mất triều đình Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long (1802), đã thực hiện chính sách trả thù khốc liệt đối với hậu duệ và tướng lĩnh từng đi theo Hoàng đế Quang Trung. Nguyễn Trung Ý phải trốn vào ở trong lèn Hai Vai. Nhận thấy hang Tiên Động là nơi có linh khí khác thường nên ông đưa con trai Nguyễn Trung Mậu lúc đó mới 10 tuổi vào ở trong hang để dạy dỗ, nuôi chí phục thù. Nguyễn Trung Mậu thông minh nên sớm nổi tiếng là thần đồng, năm 22 tuổi đã đậu cử nhân được triều đình cử đi làm quan.

Nhờ có tài năng nhiều mặt, ông Nguyễn Trung Mậu được triều đình giao phó nhiều chức vụ quan trọng và đứng đầu tới 5/6 bộ, viện nhà Nguyễn. Suốt cuộc đời làm quan ông đã có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực như: giáo dục, lịch sử, cách quản lý cai trị đất nước…Ông là một vị quan có đạo đức trong sáng, thanh liêm, là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo. 

Do vậy người dân địa phương cho rằng nhờ linh khí trong hang Tiên Động nên Nguyễn Trung Mậu mới trở thành một người “kinh bang tế thế” như vậy. Do đó người dân gọi hang Tiên Động là hang Thần Đồng và lập một đền thờ ông Mậu ngay tại quê hương.

Cũng từ đây hằng năm cứ đến mùa thi cử học sinh khắp vùng lại vào hang Thần Đồng thắp hương cầu xin thần linh phù hộ làm bài tốt. Điều lạ hầu như học sinh nào vào hang thắp hương đều thi đậu.

Ngoài ra trên lèn Hai Vai còn có rất nhiều hang động khác như hang Gươm, hang Cô Tú, hang Khản…

Còn tiếp...